Những quan niệm sai lầm khi ăn chay phổ biến
Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 6 phút đọc.
Để hình thành lên một thói quen tốt, ta cần rất nhiều thời gian. Trong thực hành ăn uống, nhiều người hay nhắc đến ăn chay để sống thân thiện hơn với môi trường. Khi điều này vẫn còn đang mới mẻ, thì vẫn còn những định kiến đang tồn tại. Hôm nay, hãy cùng @nhavantuonglai làm rõ liệu những định kiến này có đúng đắn và phù hợp không nhé.
Đồ chay thiếu chất chất, thiếu đạm
Nguồn đạm phổ biến và dễ tìm nhất trong đời sống hiện nay đó là từ thịt, cá. Bởi chính sự thông dụng và gần như bất biến trong các loại thực phẩm tươi sống, nên nhiều người cảm thấy rằng những sản phẩm thực vật khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu đạm của mỗi người. Thực tế suy nghĩ như vậy là sai lầm. Có rất nhiều loại thực vật chứa hàm lượng đạm cao, có khi đầy đủ và hơn các loại thịt cá thông thường. Đặc biệt là với các loại đậu:
– Đậu xanh: 24.2g đạm / 100g đậu xanh.
– Đậu nành: 22.2g đạm / 100g đậu nành.
– Đậu đen: 23.4g đạm / 100g đậu đen.
Trong điều kiện thể chất bình thường, con người cần khoảng 46g đạm mỗi ngày. Chỉ chừng nhiêu đó thôi thì việc sử dụng các loại đậu trong bữa ăn hằng ngày cũng đáp ứng đầy đủ năng lượng cần.
Đồng thời, việc ý thức được giá trị dinh dưỡng của từng sản phẩm để cân đối và phối phù hợp từng thực phẩm để đảm bảo rằng bản thân không bị thiếu chất. Trong thực tế, giá trị dinh dưỡng của các loài thực vật tương đối đa dạng và phong phú. Đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu và xoay vòng nhằm thử sức được đa dạng của từng cá nhân.
Ăn đồ chay giả mặn là không phạm giới luật
Nhiều người nghĩ rằng, đồ chay giả mặn là không phải từ sát sinh mà có. Nên nếu có sử dụng cũng không phạm phải giới luật sát sinh. Kỳ thực điều này nếu chỉ nghĩ đơn giản vậy thì chưa chuẩn xác lắm, mà phải làm rõ các quan điểm sau:
Thứ nhất, Đức Phật không chủ trương sát sinh. Khi ngày xưa khi khất thực, không thể từ chối và vứt bỏ những thực phẩm thịt cá mà người dân cúng dường. Cũng phải hiểu rằng thức ăn là để nuôi mình sống, không nên có sự phân biệt. Sau này Phật giáo Bắc tông chủ trương không sát sinh, còn Nam vẫn ăn mặn như bình thường nhưng có 3 nguyên tắc: không trực tiếp sát sinh, không nghe thấy tiếng kêu la của súc sinh ấy khi bị giết mổ, và sự sát sinh không nhằm mục đích cung cấp thức ăn cho chính mình. Cho nên, việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm hay hay mặn hoàn toàn phụ thuộc vào đức tin mình theo đuổi.
Thứ hai, nguyên tắc cốt lõi khi tâm hướng về Đức Phật đó chính là Phật tại tâm. Tức rằng ý niệm về sự hướng Phật xuất phát từ tâm thức chứ không phải là hành động. Như vậy ta cần phải làm rõ là, nên phân biệt rạch ròi giữa thực phẩm chay và thực phẩm giả mặn. Bởi nếu ta một lòng hướng về Phật, thì việc sử dụng thực phẩm nào cũng chẳng lo phạm giới. Nhưng tâm ngộ sát, nảy sinh nhiều tác ý thì dù có hành chay trường vẫn chẳng thể nào an lạc trong tâm.
Ăn thực phẩm chay nhanh đói
Thực ra quan điểm này là một ngộ nhận, bởi khẩu phần phục vụ trong các quán cơm chay không đáp ứng cơ bản nhu cầu của mỗi người mỗi ngày. Thường để đảm bảo, mỗi khẩu phần như vậy phải gấp từ 1.5 – 2 lần suất bình thường. Đó là trong điều kiện thực phẩm chay được phục vụ ngoài quán. Còn trong điều kiện tự chuẩn bị ta có thể cân đối và sắp xếp các loại thực phẩm được tốt hơn.
Một khía cạnh khác, ta cũng nên biết rằng trong các loại thực phẩm thì hàm lượng chất xơ chiếm tương đối cao. Chất này sẽ giúp chúng ta no bền, hạn chế cơn thèm đồ ăn sau khi ăn xong. Chưa kể trong các loại đậu, quả cũng chiếm phần lớn chất đạm đủ trong việc chống lại cơn đói.
Cho nên, để không đói khi ăn chay, ta cần hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của từng sản phẩm. Cân đối phù hợp và đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn dinh dưỡng nhằm hạn chế những tác động xấu đến cơ thể.
Con người là động vật ăn thịt, không phải ăn chay
Đây là một ngộ nhận khá thú vị, bởi có lẽ ta cảm thấy việc ăn thịt tương đối phổ biến và ta có cảm giác ngon miệng hơn là ăn chay.
Xét về mặt lịch sử, phát minh ra lửa là một ý tưởng không tồi cho việc ăn thịt. Lửa giúp ích trong việc nấu, nướng chín các loại thực phẩm. Từ đó giúp con người cảm thấy ngon miệng và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong thực phẩm hơn. Chính điều này đã đẩy nhanh quá trình phát triển và tiến hóa, cũng là một dấu mốc không nhỏ để tạo nên khoảng cách giữa loài người và các loài vật còn lại.
Tuy nhiên, xét về mặt sinh học ta có nhiều vấn đề để nói. Cấu tạo răng của động vật ăn thịt là răng sắc nhọn để cào xé tốt các loại thịt. Cấu tạo răng của động vật ăn cỏ là răng to, bè để nghiền nát cỏ cây. Răng của con người có 36 chiếc, trong đó có 4 chiếc răng nanh, 8 răng cửa để đáp ứng nhu cầu ăn thịt. 24 răng hàm to bè còn lại để đáp ứng nhu cầu ăn thực vật. Xét theo tỉ lệ răng thì tỉ lệ ăn thịt – ăn chay đúng là 1 – 2.
Chưa kể, nếu xét trên phương diện y học, nếu con người tiến hóa và phù hợp với việc ăn thịt thì các bệnh về xương khớp, tim mạch, gout sẽ không xuất hiện. Đây chính là những bệnh mà nguồn cơn chính là lượng đạm quá tải trong các sản phẩm từ thịt và cá.
Hy vọng trong bài viết trên đây. Các bạn đã có được một cái nhìn tổng quan, không còn ngộ nhận hay đánh giá sai lệch về thực phẩm chay. @nhavantuonglai không khuyến khích, cũng chẳng bài trừ việc ăn chay hay ăn mặn. Bởi lẽ đấy là nhu cầu thực tế của mọi người. Chỉ mong mọi người nắm được thông điệp rằng Phật tại tâm, rằng mọi điều xuất phát từ tâm quý giá hơn là hành động.