Giá trị của Thiền Trúc Lâm đến đời sống tinh thần
Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 7 phút đọc · lượt xem.
Phật giáo Việt Nam trong quá khứ hưng thịnh nhất là các thời vua Lý, Trần. Lúc bấy giờ, vua Trần Nhân Tông sau một thời gian dài tại vị đã truyền ngôi lại cho con rồi lên núi Yên Tử xuất gia, lập nên dòng Thiền Trúc Lâm. Cũng kể từ ấy, các đời vua nhà Trần sau cứ có truyền thống đời trước truyền ngôi lại cho đời sau để lên núi tu tập. Hôm nay @nhavantuonglai sẽ đem đến cho các bạn đọc những thông tin về dòng Thiền này.
Cuộc đời của vị vua sáng lập nên dòng Thiền Trúc Lâm
Tuổi thơ là con cờ chính trị
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, Thiền học là một nhánh mà ở đấy những dấu ấn về lịch sử hiển hiện rất rõ. Khởi nguồn chính là sự kiện Phật hoàng Trần Thái Tông lên núi Yên Tử, sáng lập nên nhánh Thiền Trúc Lâm. Cũng kể từ đó, nhà Trần được nhắc đến với những triết lý điều hành và câu chuyện gắn liền với Thiền tông.
Nói về Trần Thái Tông, ông không là một sản phẩm của lịch sử loạn lạc, khi từ năm 7 tuổi đã vào hầu công chúa Lý Chiêu Hoàng. Hai năm sau ông cưới Lý Chiêu Hoàng do sự sắp xếp của Trần Thủ Độ và lên ngôi hoàng đế khi chưa được 10 tuổi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Chiêu Thánh Hoàng Hậu. Ông cùng với cha ruột là Trần Thừa, cùng chú họ Trần Thủ Độ tiến hành những cải tổ mang tính lịch sử, định hình lại sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội và trị an cho đất nước. Ông cũng xây dựng nên một đội quân vệ quốc hùng mạnh và trực tiếp lãnh đạo kháng chiến chống lại thành công Cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Đây là một chiến thắng mang tính biểu tượng bởi đối trọng với nhà Trần lúc ấy là đội quân hùng mạnh bậc nhất lịch sử cận đại, khi mà nơi nào đội quân ấy đi qua đều thành sa mạc và phải chịu quỳ gối đầu hàng.
Những biến cố thay đổi cuộc đời
Trong giai đoạn tại vị, do Hoàng hậu không sinh được con nối dõi. Lại có Thuận thiên công chúa là vợ của anh trai ông đang mang thai được ba tháng nên bị Trần Thủ Độ ép gả cho Thái Tông. Anh trai ông lúc ấy là Trần Liễu vì tức giận, không chịu mất vợ mà tập hợp quân ở sông Cái chuẩn bị nổi dậy. Tình huống đẩy Thái Tông vào tình huống khó vẹn toàn và cũng chẳng phải điều cầu mong. Trong một đêm mưa gió, ông rời Thăng Long mà lên Yên Tử cầu theo sư Đạo Viên. Lúc ấy sư có hỏi Vua đang mưu cầu điều gì?
Thái Tông bèn trả lời, Trẫm còn thơ ấu vội mất hai thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân không chỗ nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước, thịnh suy không thường, cho nên Trẫm đến núi này chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.
Sư Đạo Viên nghe vậy thì khuyên, Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm.
Sau đấy Trần Thủ Độ đưa các quan lên núi khuyên, mời Thái Tông về. Sư Đào Viên lại căn dặn tiếp, Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Song phần nghiên cứu nội điển, mong Bệ hạ đừng xao lãng.
Thái Tông xuống núi rồi nhưng vẫn không quên lời dặn của Sư Đạo Viên, từ ấy mà chuyên tu tập theo Thiền tông Phật giáo. Năm 1258, ông truyền lại ngôi cho Trần Hoảng để lên làm Thái Thượng Hoàng, tập trung nghiên cứu tu tập Thiền tông và sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm tại chùa Yên Tử.
Hiểu hơn về dòng Thiền Trúc Lâm
Sự ra đời dòng thiền Trúc Lâm
Sau khi vị vua Trần Thái Tông lui lại chính trường để sống an lạc, giúp dân khai khẩn lập ấp. Ông cũng tiến hành tu tập và đặt nền móng cho sự phát triển dòng Thiền Trúc Lâm mà sau này cháu nội của ông là vị tổ sư đầu tiên. Trước khi có sự ra đời của Thiền Trúc Lâm, ở nước ta trong giai đoạn trước đó có 3 dòng Thiền tiêu biểu: Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Cả 3 dòng Thiền này tuy gốc tích phát triển và du nhập có hơi hướng khác nhau, nhưng cũng đều do những vị tu sĩ, Thiền sư người Hoa truyền bá. Cả ba dòng thiền này Vua Nhân Tông lúc bấy giờ nhập nhất, chưa rõ thì chưa làm ba giáo, hiểu rồi thì cùng ngộ một tâm…
Sức ảnh hưởng của Thiền Trúc Lâm
Thiền Trúc Lâm có một vị trí hết sức đặc biệt, khi đây là dòng Thiền sinh ra nhằm củng cố và nâng cao sự đoàn kết trong nhân dân. Điều này tạo nên một khối thống nhất vững chắc, để phát triển quốc gia bằng từ bi, trí tuệ và đạo đức của Phật giáo. Nền tư tưởng và triết lý của Thiền Trúc Lâm đã phát huy và tạo nên sức ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, ăn sâu trong đời sống văn hóa xã hội. Từ những thứ gần gũi như thơ ca cho đến sâu sắc là học thuật đều có sắc màu của Thiền Trúc Lâm.
Bởi sự gần gũi, Bụt ở trong nhà, chẳng phải ta, nên ta có thể thấy rõ rằng Thiền Trúc Lâm vừa dung hòa giữa những yếu tố dân gian và tính bác học, vừa cực kỳ thông tuệ nhưng cũng rất đời thường. Chính vì vậy mà có thể nói rằng Thiền Trúc Lâm mang đậm tính dân tộc và truyền thống của Việt Nam
Giá trị của Thiền Trúc Lâm
Đầu tiên, Thiền Trúc Lâm không chỉ nhờ thần Phật – những hình dáng mang nặng yếu tố tâm linh. Còn còn thờ cả những nhân vật lịch sử, kiến tạo và định hình đất nước như Trần Nhân Tông, Pháp Loa, sư Huyền Quang… Chính vì điều này mà khi ta tiếp xúc với dòng Thiền Trúc Lâm, ta có thể cảm nhận tính hữu hình, và dòng chảy lịch sử xuyên suốt mà soi chiếu rõ ràng trong từng hình tượng thờ cúng của dòng.
Thứ hai, những Thiền viện của dòng Thiền Trúc Lâm là những công trình kiến trúc cực kỳ đẹp mắt và có nhiều giá trị về mặt mỹ quan, du lịch. Chính sự đầu tư và phát triển kiến trúc có chọn lọc, đồng hành giữa thiên nhiên và tính hữu dụng mà những Thiền viện đã trở thành điểm quan quan, thu hút lượng lớn khách du lịch ghé qua. Tiêu biểu gồm có: Yên Tử, Bạch Mã, Phổ Minh…
Có thể nói rằng, Thiền Trúc Lâm là một hệ phái tôn giáo mang yếu tố văn hóa lịch sử đặc biệt quan trọng trong đời sống của Việt Nam. Bởi không chỉ tính lịch sử, mà còn là tính văn hóa nghệ thuật của dòng Thiền đã sớm đi sâu vào đời sống tinh thần. Nếu có dịp thì các bạn hãy ghé thăm những Thiền viện của Trúc Lâm trên khắp cả nước để chiêm nghiệm và cảm nhận được thêm rõ ràng.