Các khách sạn xoay sở như thế nào trong thời kỳ dịch bệnh?
Tìm hiểu chiến lược tiếp thị và khai thác bán phòng khách sạn hiệu quả trong chuỗi bài viết của nhavantuonglai để áp dụng và đạt hiệu quả thực tế.
· 4 phút đọc.
Chỉ tháng trước thôi, nhiều công ty du lịch, khách sạn đang tất bật bán tour nghỉ lễ, thì nay lại tập trung hủy tour, xoay tour để thích ứng với tình hình dịch bệnh mới.
Các khách sạn đang dần khôi phục sau dịch
Các khách sạn đón đợi thời gian này như dịp để hỗ trợ khôi phục, đem lại nguồn thu ổn định và bù đắp khoản tiêu hao của giai đoạn trước đó. Điều này xét về mặt thực tế là hoàn toàn có cơ sở, khi dịp lễ, giai đoạn hè được xem là thời điểm vàng của du lịch vì nhu cầu đi lại tăng mạnh. Các khách sạn cũng tuyển lại nhân viên, củng cố lại bộ máy nhân sự, đầu tư lại hệ thống PMS để hỗ trợ vận hành.
Nhưng với bối cảnh hiện tại, sự chuẩn bị đã sẵn sàng nay là đổ xuống sông xuống biển. Khi mà dịch đang quay trở lại, nhiều biến chủng mới hơn, lây lan nhanh và mạnh mẽ hơn, các chính sách phong tỏa cũng dần được triển khai. Dù xác định sống chung với dịch từ lâu, nhưng trong tình cảnh hiện tại, nhiều công ty lữ hành, khách sạn đang trong tâm thế không thể chịu đựng được thêm nữa. Sức chịu đựng của mỗi giải pháp là luôn có hạn, do vậy mà trạng thái dịch bệnh kéo dài, thường xuyên quay trở lại như hiện tại luôn là vết thương sâu sắc, tác động vô cùng tiêu cực đến các giải pháp đang vận hành.
Rõ ràng, như các đợt dịch trước đây và cả hiện tại, mảng du lịch, lữ hành vẫn chịu nhiều tổn thất, vết thương nghiêm trọng từ dịch bệnh gây ra. Nếu tình trạng này duy trì đủ lâu, sẽ đủ mạnh mẽ để phát sản, hủy hoại các giải pháp vừa và nhỏ.
Giải pháp ứng phó, xoay chiều theo Covid 19 để tồn tại
Để không bị gián đoạn và đứng trước nguy cơ phá sản, các khách sạn đang tính đến những kế hoạch dài hơi, tạm thời ngưng hoạt động hay vay tiền để cầm cự trong giai đoạn này.
Một số kế hoạch ngắn hạn được đưa ra là nhân sự luân phiên, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, hạn chế làm việc tại khách sạn mà quản lý từ xa bằng Giải pháp được nhiều khách sạn tính đến, lựa chọn triển khai. Xét về tính hiệu quả, những giải pháp này không thật sự đem lại hiệu quả được đo lường bằng lợi nhuận, mà giúp giảm đi chi phí vận hành, tối ưu nguồn lực hiện có.
Song song với đó, nhiều kế hoạch dài hạn được đưa ra, như bán phòng dài hạn, chính sách hoàn hủy linh hoạt, cung ứng dịch vụ khác để xoay chuyển, điều phối nhân viên hoạt động, tạo ra doanh thu. Những kế hoạch này tất nhiên sẽ có tiềm ẩn rủi ro, nhưng là rủi ro chấp nhận được trong mùa dịch. Vấn đề dịch bệnh đặt ra thách thức cho các khách sạn, công ty lữ hành không chỉ ở cách ứng phó, mà còn là tiềm lực nội tại có đủ mạnh mẽ để đối phó hay không.
Tất nhiên rằng, xét về mặt hiệu quả, những kế hoạch này sẽ phù hợp riêng với từng giải pháp, việc lựa chọn lối đi nào sẽ là sự cân nhắc, tính toán của riêng từng người quản lý. Nhưng nếu rằng thụ động ngồi đợi dịch kết thúc, bị động khi ra tình huống thì không sớm cũng muộn, giải pháp ấy sẽ không thể vượt qua những thách thức, khó khăn khắc nghiệt hơn.
Chính vì thế, hãy xem như giai đoạn hiện tại là phép thử quan trọng, để đánh giá mức độ hiệu quả của trình độ vận hành, quản lý khách sạn; từ đó sẽ cung ứng những giải pháp phù hợp, giải quyết linh hoạt và xoay chiều theo Covid 19 để tồn tại.