Cung và cầu – nền tảng quan trọng của một nền kinh tế

Chuỗi bài viết về kiến thức kinh doanh vàng bạc đá quý, quỹ ủy thác đầu tư do nhavantuonglai chia sẻ sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp các nhà đầu tư biết nên bắt đầu thế nào để khởi nghiệp hiệu quả.

 · 7 phút đọc.

Chuỗi bài viết về kiến thức kinh doanh vàng bạc đá quý, quỹ ủy thác đầu tư do nhavantuonglai chia sẻ sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp các nhà đầu tư biết nên bắt đầu thế nào để khởi nghiệp hiệu quả.

Cung – cầu được xem là nền tảng quan trọng của một nền kinh tế. Nó đại diện cho sự lưu thông hàng hóa, tiền tệ và phản ánh vấn đề của người tiêu dùng.

Cung là gì?

Cung (supply) phản ánh số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán cả khả năng cung cấp.

Đặc trưng của cung chính là khả năng, ý muốn cung ứng sản phẩm. Khả năng cung ứng thể hiện qua nguồn dự trữ, hàng hóa dịch vụ. Ý muốn cung ứng phản ánh mong muốn cung cấp, điều tiết hàng hóa dịch vụ.

Ví dụ: Khi dịch Covid 19 đang bùng phát, nhiều nhà thuốc tuy còn nhưng gim hàng (khả năng). Họ không bán khẩu trang hoặc bán với giá rất cao (ý định). Hành vi này nhằm đẩy giá khẩu trang trên thị trường tăng cao, qua đó thu lợi bất chính.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cung

Có 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nguồn cung, bao gồm:

Giá cả của hàng hóa, dịch vụ

Giá cả hàng hóa dịch vụ quyết định đến số lượng sản phẩm, doanh thu của người bán. Giá cả thường không đứng yên mà biến động theo thị trường.

Ví dụ: Nhãn lồng lên khi mất mùa, nguồn cung hạn chế; Và giá sẽ thấp nếu người nông dân được mùa, nguồn cung dồi dào.

Giá cả của nguyên liệu đầu vào

Giá cả nguyên liệu đầu vào quyết định chi phí sản xuất ra một sản phẩm. Nguyên liệu đầu vào thông thường bao gồm: nhà xưởng, máy móc, nhân công, nguyên vật liệu… Theo đó, giá nguyên liệu đầu vào cứ tăng từng ngày thì giá cả hàng hóa cũng tương ứng.

Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất càng hiện đại thì năng suất cung ứng càng tăng. Chi phí, nhân công theo đó cũng sẽ ít đi mà chất lượng vẫn đảm bảo. Khi đó, người bán có thể tối ưu lợi nhuận tốt hơn, có lợi cao hơn.

Kỳ vọng vào thị trường

Số lượng sản phẩm, giá cả hàng hóa có thể được quyết định bởi kỳ vọng vào thị trường. Trong từng thời điểm nhất định, số lượng hàng hóa, giá cả có thể thay đổi để đảm bảo lợi nhuận thu về.

Ví dụ: Airbnb giảm giá phòng cho thuê vào mùa thấp điểm, đưa giá về ban đầu vào mùa cao điểm để thu lợi tối đa.

Chính sách thị trường

Mức thuế với các sản phẩm gây hại (rượu, bia, thuốc lá…) khiến nguồn cung hạn chế, giá trị trường tăng cao.

Cầu là gì?

Cầu (demand) là nhu cầu về một loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ phản ánh mong muốn của người dùng.

Đặc trưng của cầu là khả năng, ý muốn có được sản phẩm. Khả năng mong muốn phản ánh qua tiềm lực (tài chính) của người mua. Ý muốn về sản phẩm phản ánh sự cấp thiết, quan trọng của sản phẩm đó với người dùng.

Ví dụ: Khi dịch Covid 19 chưa bùng phát, nhu cầu với nước rửa tay sát khuẩn không cao. Khi dịch Covid 19 bùng phát, nhu cầu với nước rửa tay sát khuẩn tăng mạnh và được quan tâm, tìm mua nhiều.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu

Cũng tương tự như cung, cầu cũng có những yếu tố ảnh hưởng quan trọng, bao gồm:

Tiềm lực tài chính của người mua

Tài chính quyết định trực tiếp đến khả năng mua sắm và lựa chọn hàng hóa phù hợp.

Ví dụ: iPhone các đời có nhiều mức giá, đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của nhiều đối tượng người dùng.

Theo đó, cùng dòng sản phẩm sẽ có nhiều phân khúc giá, đáp ứng cho nhu cầu khác nhau. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu, khả năng mua sắm của người dùng cũng tăng, và ngược lại.

Ví dụ: Trước khi dịch Covid 19 diễn ra, bạn kiếm được 15 triệu, mức chi tiêu trong tháng dao động khoảng 12 triệu. Khi dịch Covid 19 diễn ra, bạn chỉ kiếm được 10 triệu, buộc bạn phải cắt giảm chi tiêu.

Giá cả hàng hóa liên quan

Nhu cầu hàng hóa không chỉ chịu ảnh hưởng bởi bản thân nó, mà còn của những hàng hóa liên quan.

Khi giảm giá ở sản phẩm A làm giảm cầu ở sản phẩm B, ta gọi B là sản phẩm thay thế. Hàng hóa thay thế thường là một cặp hàng hóa và cùng đáp ứng một nhu cầu.

Khi giảm giá ở sản phẩm A làm tăng cầu ở sản phẩm B, ta gọi A và B là hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ bung thường là một cặp giúp phát huy giá trị sử dụng.

Ví dụ: kem và sữa chua là hàng hóa thay thế, xăng và vé xe khách là hàng hóa bổ sung.

Tâm lý, thị hiếu của người dùng

Tâm lý phản ánh mong muốn, yêu thích với một sản phẩm hàng hóa. Thị hiếu phản ánh thói quen lựa chọn một sản phẩm hàng hóa. Tâm lý, thị hiếu có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên hay mong muốn cá nhân.

Ví dụ: Khi bạn thích ăn sữa chua, bạn sẽ dành nhiều tiền để mua nó hơn thứ khác.

Kỳ vọng

Kỳ vọng phản ánh dự định cá nhân vào tương lai, từ đó quyết định có chi tiền mua sản phẩm hay không.

Ví dụ: Bạn mua bảo hiểm nhân thọ nhằm phòng trừ trường hợp rủi ro không có ai chăm sóc người thân.

Dân số

Trong một khu vực, nếu nhiều dần thì tần suất có nhu cầu với một mặt hàng sẽ tăng. Nếu trong khu vực đó có thể đáp ứng đủ, thì nhu cầu của người dân với hàng hóa đó ở mức vừa phải. Nếu trong khu vực đó mà việc đáp ứng không đảm bảo, thiếu hụt sản phẩm khiến nhu cầu tăng, đẩy giá cả tăng theo.

Ví dụ: Nhu cầu tiêu thụ gạo ở Thành phố Đà Nẵng khác với Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính sách thị trường

Trong từng giai đoạn, thị trường có những chính sách tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ một sản phẩm.

Ví dụ: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt khi uống rượu bia mà lái xe khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này giảm mạnh.

Nền tảng của nền kinh tế là cung và cầu

Một nền kinh tế được xác lập thông qua lượng cung và lượng cầu. Đây là 2 lượng giúp hàng hóa trên thị trường được giao thương, nền kinh tế được vận hành.

Khi lượng cung và cầu được đảm bảo, giá cả thị trường không biến động và phản ánh đúng giá thực. Thông qua sự điều tiết của thị trường, mà lượng cung và cầu sẽ có sự biến động, thay đổi.

Nếu nhu cầu tăng, lượng cung không đổi thì dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản phẩm. Kết quả là giá trị sản phẩm sẽ cao hơn giá trị thị trường.

Nếu nhu cầu giảm, lượng cung không đổi thì dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm. Kết quả là giá trị sản phẩm sẽ thấp hơn giá trị thị trường.

Nếu nhu cầu không đổi, lượng cung tăng thì dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm. Kết quả là giá trị sản phẩm sẽ thấp hơn giá trị thị trường.

Nếu nhu cầu không đổi, lượng cung giảm thì dẫn đến tình trạng thiếu sản phẩm. Kết quả là giá trị sản phẩm sẽ cao hơn giá trị thị trường.

Như vậy, thị trường kinh tế vận hành qua việc cung – cầu thay đổi trên thị trường. Nắm rõ điều này, chúng ta sẽ nhận diện được sự thay đổi của thị trường sẽ diễn ra như thế nào.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.