Thể hiện tâm hướng Phật thì đừng cầu danh lợi
Thực hành tôn giáo hiệu quả giúp đời sống thêm an lành và hạnh phúc, giác ngộ nhiều điều hữu ích để đem lại năng lượng tích cực cho bản thân, và giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 5 phút đọc.
Phần lớn thời gian trong cuộc sống này ta dành để suy nghĩ về những mối bận tâm. Và khi những nỗi muộn phiền dâng trào quá sức ta lại tìm đến một chốn để an trú tâm hồn. Bởi thế, dù thế giới ngày càng hiện đại và sức hiểu biết càng mở rộng, thì tôn giáo và những niềm tin tâm linh vẫn giữ nguyên vai trò của nó. Nhưng liệu có thật lòng thành khi ta hướng về một tôn giáo nhưng lòng lại mưu cầu những tư lợi cá nhân? Hôm nay, hãy cùng @nhavantuonglai tìm hiểu về điều này qua bài viết sau.
Niềm tin vào thần Phật để làm gì?
Ngày trước, khi người ta không thể giải thích được những hiện tượng xảy ra xung quanh, như sấm chớp hay nguyệt thực, lân tinh… thì họ lại gán cho một thế lực siêu nhiên nào đó. Cũng khi người ta tin vào những điều ấy thì bắt đầu cúng thân linh rồi thổ địa, niềm tin ấy không phải vì mù quáng hay không hiểu được hết những điều trong cuộc sống. Mà bởi vì họ cần một chỗ dựa về mặt tinh thần để nương theo, có khi ấy mọi thứ người ta làm mới đem lại cảm giác chắc chắn và tin tưởng.
Ngày nay, khi người ta biết được sấm sét sinh ra từ việc cọ xát các đám mây trước khi mưa; Nguyệt thực là do mặt trời, mặt trăng và Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự; Và lân tinh do phốt pho từ xác chết tỏa ra… thì vẫn còn đó những điều chưa thể giải thích triệt để bằng khoa học, và lúc ấy. Vai trò giải thích thuộc về tôn giáo. Thực ra mà nói, tôn giáo xuất hiện và tồn tại không phải để truyền bá những kiến thức mê tín dị đoan, niềm tin mù quáng. Bản chất cuối cùng của tôn giáo, đó là sự hướng thiện – mong muốn khi người ta nương theo đó là thực hành và chia sẻ những điều thiện lành với nhau. Chính vì vậy dù rằng thế giới hiện đại tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức của nhiều người, nhưng niềm tin vào tâm giáo vẫn còn rất vững chãi.
Bởi rõ ràng rằng, cuộc sống hiện đại với đầy đủ tiện nghi chỉ có thế đáp ứng được những nhu cầu về mặt vật chất. Còn đời sống tinh thần đang dần trở nên mờ nhạt. Người ta trở nên điên cuồng mưu cầu tư lợi cho cá nhân mình hơn, và cả khi đang sống giữa một thành phố đông đúc cũng không cứu được cảm giác cô đơn lạc lõng. Người ta cảm thấy cuộc sống càng ngày càng khó khăn, luôn mong rằng mình bé lại để vui chơi trước hiên nhà. Nhưng mong ước vẫn chỉ mong ước bởi thực tại sao có thể quay trở lại quá khứ? Thì khi ấy, vai trò của tôn giáo xuất hiện, sự xuất hiện này nhằm che chở và bảo bọc con người ta giữa cuộc đời đầy náo nhiệt. Nương vào tôn giáo, là nương vào sự an lành và chân phương, để biết rằng mình không cô đơn lạc lõng giữa dòng đời này.
Chân phương thế nào trước thần Phật?
Trong nhà Phật có một khái niệm là tham, sân si. Trong đó tham chính là sự tham lam, mưu cầu lợi ích cá nhân. Nhiều người khi tìm đến cõi Phật không phải vì mong lòng được an lạc, sống một cuộc đời đúng đắn mà chỉ mưu cầu sự sẻ chia tài lộc từ thần Phật. Họ đem đến chùa thật là niềm tin để mưu cầu Phật chú ý mà ban thêm tài lộc cho. Họ đến chùa để nói rằng đang mình thật bất hạnh nếu không đạt được tước vị như mong cầu. Nhưng thực lòng, liệu thần Phật có để tâm, và ban phát mọi điều như họ muốn? Thật ra là không! Niềm tin rằng thần Phật đang phù hộ, không gì ngoài sự tốt đẹp hơn đó là để họ tin và nương theo những điều đúng đắn, tránh làm những điều sai lệch.
Tiền tài danh vọng, nó đến với ta không phải vì người khác ban phát. Mà nó xuất phát từ sự cố gắng và nỗ lực của chính bản thân, bằng sức mạnh và ý chí của mình mình. Thần Phật không quan tâm, và không thể nào đáp ứng hết mọi mong cầu của người khác, để đem cái sự vật chất ấy đến với từng người. Thần Phật chỉ có sự an lành, và tĩnh tại trong tâm hồn, để hòa nhịp với những người luôn tin vào sự đúng đắn trong hành động.
Bởi vì thế, nếu ta tin vào Phật, tâm luôn hướng về Phật thì đừng mưu cầu danh lợi nơi cửa Phật. Nó vừa làm tâm ta sinh ý niệm tiêu cực, lại xa rời bản chất hướng về Phật. Nếu có mưu cầu, hãy dành nó cho sự nỗ lực và cố gắng của chính mình, và đến với cửa Phật để mong cầu sự cân bằng thư thái.
Hãy hiểu rằng sự thiện lương trong tầm hồn không nên bị những tạp niệm của thế giới vật chất chi phối. Và những thành công của bản thân hãy xuất phát từ nội tại của chính mình chứ chẳng phải thần Phật nào ban phát. Khi bạn hiểu được những điều đó, tự khắc cái niềm tin bạn đang thực hành sẽ khiến chính mình trở nên thông tuệ và sâu sắc hơn.