Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì trong biểu đồ giá vàng?
Chuỗi bài viết về kiến thức kinh doanh vàng bạc đá quý, quỹ ủy thác đầu tư do nhavantuonglai chia sẻ sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp các nhà đầu tư biết nên bắt đầu thế nào để khởi nghiệp hiệu quả.
· 9 phút đọc.
Quan hệ cung – cầu phản ánh chính xác ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong biểu đồ giá vàng. Vậy hai khái niệm này mang thông điệp gì, ý nghĩa và cách đọc – hiểu đúng về nó ra sao. Hãy cùng tìm hiểu những điều này trong bài viết sau.
Quan hệ cung – cầu trên thị trường tài chính
Hiểu cách đơn giản nhất, cung và cầu là hình ảnh dòng chảy của một lĩnh vực đầu tư, sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Trong đó, cung phản ánh nguồn cung cấp, có sẵn trên thị trường. Cung thường đại diện cho nhà sản xuất, nhà phân phối hay đơn vị giao dịch. Những đại diện này sẽ quyết định số lượng, tần suất xuất hiện của một sản phẩm trên thị trường.
Cầu phản ánh nhu cầu, mong muốn thực tế với mỗi một sản phẩm trên thị trường. Cầu là hình ảnh đại diện cho người tiêu dùng, nhà đầu tư, đơn vị tiêu thụ sản phẩm. Những đại diện này quyết định sức hấp dẫn, giá trị của mỗi một sản phẩm.
Trong thị trường tài chính, đặc biệt là đầu tư thì cung – cầu chính là cầu nối và chìa khóa mở ra sự hấp dẫn của thị trường. Cụ thể, cung lớn hơn cầu sẽ kìm hãm giá của sản phẩm xuống, cầu lớn hơn cung sẽ đẩy giá sản phẩm tăng.
Tuy rằng sự biến động đến từ rất nhiều yếu tố, nhưng cung – cầu vẫn duy trì vai trò then chốt. Trong lĩnh vực đầu tư vàng, cung – cầu là trạng thái thể hiện sức hấp dẫn của vàng.
Đặt trong bối cảnh hiện tại, khi có rất nhiều lĩnh vực đầu tư khác trở nên bất ổn. Thì những gì mà vàng thể hiện đang chứng minh một điều cực kỳ chắc chắn rằng: vàng vẫn là lựa chọn đầy an toàn và chắc chắn.
Ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự là gì?
Ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cực là 2 trạng thái biến động trên biểu đồ giá vàng thông thường. Quan sát 2 trạng thái này và ra quyết định cụ thể, sẽ giúp các nhà đầu tư chốt lời hiệu quả, chắc chắn hơn.
Ngưỡng hỗ trợ là ngưỡng giá vàng đủ hấp dẫn để hút nhu cầu đầu tư, chặn việc giá giảm thêm. Ngưỡng hỗ trợ là trạng thái phản ánh nguồn cung lớn hơn nguồn cầu. Tuy nhiên, nguồn cung cũng sẽ giới hạn giá trần thông qua ngưỡng hỗ trợ. Ngưỡng hỗ trợ thường xuất hiện đáy giá trong phiên giao dịch, không thể giảm thêm được nữa. Xác định ngưỡng hỗ trợ là giải pháp hữu hiệu để tối ưu việc mua vào.
Ngưỡng kháng cực là ngưỡng giá vàng đủ hấp dẫn để hút nhu cầu chốt lời, chặn việc giá tăng thêm. Ngưỡng kháng cực là trạng thái phản ánh nguồn cầu lớn hơn nguồn cung. Cũng chính nguồn cung sẽ tạo nên giới hạn cho đỉnh giá. Ngưỡng kháng cự thường xuất hiện ở đỉnh giá trong phiên giao dịch, giá lúc này không tăng được nữa. Xác định ngưỡng kháng cự đúng sẽ giúp nhà đầu tư chối lời hiệu quả hơn.
2 trạng thái này phản ánh những biến động trên biểu đồ giá vàng. Tuy nhiên, chúng không phải là những khái niệm bất biến. Bởi rằng tùy tình huống cụ thể, mà ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi chỗ cho nhau. Sự đổi chỗ này sẽ linh động tùy thuộc vào từng tình huống, từng biến động của giá vàng.
Cách xác định ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ
Xác định thông qua biến động của quá khứ
Thông thường, biến động trên biểu đồ giá vàng có xu hướng lặp lại theo chu kỳ. Nếu ở đáy của biến động, giá vàng sẽ có xu hướng dừng đà giảm. Nếu đang ở trên đỉnh, giá vàng cũng có xu hướng dừng tăng. Thông thường lúc này giá hoặc sẽ đứng yên hoặc sẽ quay đầu.
Điều này đến từ mối quan hệ cung – cầu của thị trừng như bên trên. Bởi rằng khi giá vàng đang ở đáy, cũng sẽ là lúc nhà đầu tư quan tâm đến nó nhiều hơn. Và khi giá vàng đang cao dần, chạm đến đỉnh thì cũng là lúc mà nhà đầu tư quyết định sẽ chốt lời nhiều hơn.
Đây là biến động mang xu hướng chung và có tính lặp lại, do đó nhà đầu tư có thể quan sát và đánh giá thị trường tốt hơn. Để xác định được ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ, chúng ta cần lưu ý sau:
– Số liệu biến động trên biểu đồ giá vàng càng rộng, thì tỉ lệ chính xác càng cao.
– Ngoài cung – cầu tác động trực tiếp đến biến động, nhà đầu tư cũng cần xét thêm nhiều yếu tố khác. Ví dụ như những chính sách của chính phủ các nước, biến độ chứng khoán, lượng vàng của ETF…
– Tuy có tính chu kỳ, nhưng ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự vẫn có tỷ lệ rủi ro và tính đảo chiều lẫn nhau. Chính vì thế, nhà đầu tư cần thận trọng và ra quyết định thông minh để tránh hối tiếc.
Xác định qua điểm giá tâm lý
Tâm lý học chỉ ra rằng, con người có xu hướng lựa chọn, thích những điểm làm tròn hơn là số lẻ. Những con số như 10, 15, 20… thường gây chú ý hơn là 19, 23, 81… Điều này xuất phát từ cảm giác tròn vẹn, đủ đầy và đầu óc dễ xử lý hơn.
Thống kê cho thấy, trong những giai đoạn mà giá vàng đạt đỉnh, đạt tròn số… là những lúc có lệch giao dịch được thực hiện nhiều nhất. Xét điều này tương ứng với quy luật cung – cầu, chúng ta sẽ có cho mình ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ phù hợp.
Do vậy, khi giá vàng đang có xu hướng đi xuống, giá trị gần chạm một ngưỡng nhất định. Thì lúc này đây, là thời điểm phù hợp để tìm ngưỡng tương ứng. Giá vàng lúc này hoặc sẽ có xu hướng đứng yên, hoặc đảo chiều nhiều hơn là tiếp tục.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vài điều, để bạn có thể tránh những rủi ro đáng tiếc khi quyết định. Cụ thể như sau:
– Ngoài đạt đỉnh, giá tròn số… thì những yếu tố ngoại lai như ngày tháng hợp phong thủy, ngày vía… cũng là những yếu tố thúc đẩy điểm hỗ trợ. Những ngày như một chính sách, co thắt xuất nhập khẩu vàng miếng… cũng là những yếu tố thúc đẩy điểm kháng cự.
– Nếu bối cảnh chung của thị trường tài chính là yếu tố quyết định cho dòng chảy giá vàng. Thì điểm giá tâm lý sẽ trở nên thiếu chắc chắn để lựa chọn.
Xác định qua đường, kênh xu hướng
Đường xu hướng được xác lập khi có 2 đỉnh hoặc 2 đáy liên tiếp trên biểu đồ giá vàng. Lúc này đây, 2 đáy liên tiếp tăng sẽ trở thành đường hỗ trợ, giá vàng theo đó sẽ tăng. Còn nếu 2 đáy liên tiếp giảm thì sẽ thành được kháng cự, giá vàng theo đó sẽ giảm.
Kênh xu hướng được xác lập khi đường phía trên và dưới của giá song song với nhau. Lúc này đây, đường phía trên sẽ thành kênh hỗ trợ, đường phía dưới thành kênh kháng cự. Kênh xu hướng cho thấy biến động trên thị trường đang diễn ra như thế nào.
Điểm giống nhau của đường, kênh xu hướng chính là xu hướng lặp lại theo thời gian. Điểm khác nhau là đường xu hướng có tính chất liên tiếp, kênh xu hướng lại có tính chất đối xứng theo thời gian.
Kênh, đường xu hướng là 2 nhận định chuẩn mực cho trạng thái xuất hiện của biến động giá. Bởi thông qua những đường, kênh xu hướng mà nhà đầu tư dễ dàng nhận định thị trường hơn.
Tuy nhiên, nếu đường xu hướng mang tính chất thú đẩy biến động giá trong từng thời điểm. Nếu giá vàng đang tăng thì sẽ tiếp tục tăng nếu xuất hiện đường xu hướng, và ngược lại. Thì ở kênh xu hướng, điều này bị thay đổi tính đối xứng mà kênh đem lại.
Phương pháp giao dịch dựa trên ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ
Có 2 phương pháp mà nhà đầu tư cần quan tâm khi lựa chọn ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ để giao dịch. Cụ thể như sau
Giao dịch khi giá vàng bật lại – Bounce
Phương pháp này đánh giá biến động ngay sau mỗi ngưỡng để quyết định giao dịch. Nhiều nhà đầu tư quyết định chốt lệch giao dịch ngay tại vùng ngưỡng, tuy nhiên đây không phải là điều đúng đắn. Bởi rằng, ngay sau đó giá vàng sẽ có sác xuất biến động.
Quan sát biến động ngay sau đó, sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư. Đó chính là trạng thái giá bật lại – giá quay đầu trong biểu đồ giá vàng. Điều này giúp nhà đầu tư tránh bắt dao rơi (catch a falling knife) là chốt lệch khi giao dịch khi giá chưa tối ưu nhất.
Giao dịch khi giá vàng phá vỡ – Break
2 ngưỡng kháng cự và hỗ trợ không bao giờ duy trì mãi mãi, mà sẽ có thể quay đầu như trên hoặc phá vỡ vượt lên. Với phương pháp giao dịch khi giá vàng bị phá vỡ ngưỡng, chúng ta có 2 cách, một là hung hăng, hai là dè dặt.
– Giao dịch vàng theo cách hung hăng (Aggressive): Thực hiện giao dịch ngay lập tức gia giá vàng vưỡng ngưỡng.
– Giao dịch vàng theo cách dè dặt (Conservative): Thực hiện giao dịch khi ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại.
2 cách giao dịch khi giá vàng bật lại hay phá vỡ là tùy trường hợp cụ thể để thực hiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tránh phức tạp hóa đánh giá, như thế sẽ có nhiều hơn những rủi ro. Bên cạnh đó, 2 ngưỡng này không có giá trị tuyệt đối mà có thể thay thế, đảo chiều với nhau. Chính vì thế, khi quyết định giao dịch thì nhà đầu tư cần cẩn trọng và đánh giá toàn diện biểu đồ giá vàng. Để có cho mình những quyết định đúng đắn, hợp lý và chắc chắn nhất có thể.