Haruki Murakami | Biên niên ký chim vặn dây cót (Chương 04)

Biên niên ký chim vặn dây cót với tiếng hót của con chim vặn dây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kín.

 · 29 phút đọc.

Biên niên ký chim vặn dây cót với tiếng hót của con chim vặn dây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kín.

Kumiko về nhà trong tâm trạng vui vẻ. Quá vui là khác. Gặp Kano Malta xong, tôi về tới nhà thì đã gần sáu giờ chiều nên không còn đủ thì giờ làm bữa tối cho ra hồn trước khi vợ đi làm về. Đành phải làm một bữa ăn quấy quá bằng những gì có trong tủ lạnh. Hai chúng tôi ăn tối uống bia. Kumiko kể chuyện về công việc. Nàng luôn luôn kể về công việc những khi tâm trạng vui vẻ: nào là nàng gặp ai ở cơ quan, nàng đã làm gì, đồng nghiệp nàng ai có năng lực, ai không. Đại loại thế.

Tôi lắng nghe, thỉnh thoảng gật đầu hoặc thốt vài câu lấy lệ. Tôi chỉ nghe thấy không quá một nửa những gì nàng nói. Chẳng phải vì tôi không thích nghe nàng nói những chuyện ấy. Không kể nội dung câu chuyện, tôi thích ngắm nàng ngồi bên bàn ăn say sưa nói về công việc của mình. Đây chính là gia đình, tôi tự nhủ. Ở đây mỗi người đang làm đúng phận sự đã được phân công trong gia đình. Nàng nói về công việc của mình, còn tôi, làm bữa tối xong thì giờ lắng nghe nàng nói. Cảnh này rất khác với hình ảnh gia đình mà tôi từng hình dung trước khi lấy vợ. Nhưng đây là cái gia đình chính tôi đã chọn. Dĩ nhiên, tôi từng có gia đình, khi còn bé. Nhưng đó không phải cái gia đình mà tôi tự chọn cho mình. Tôi đã sinh ra trong gia đình đó, nhận lấy gia đình đó như một sự đã rồi. Còn nay tôi sống trong một thế giới do mình chọn bằng ý chí. Đó là gia đình tôi. Nó có thể không hoàn hảo, nhưng nguyên tắc của tôi về gia đình của mình là hãy chấp nhận nó cùng với mọi vấn đề nảy sinh từ đó. Bởi nó là lựa chọn của tôi, và nếu có những vấn đề này nọ nảy sinh thì hầu như chắc chắn phải tìm cội rễ sâu xa của chúng ở trong chính tôi.

– Thế con mèo thì sao? – nàng hỏi.

Tôi tóm tắt cho nàng nghe cuộc gặp với Kano Malta tại khách sạn ở Shinagawa, Tôi kể với nàng về cái cà vạt chấm hạt đỗ; rằng chả thấy nó đâu trong tủ quần áo. Rằng dẫu vậy Kano Malta vẫn nhận ra tôi trong quán cà phê đông nghẹt khách. Rằng cô ta ăn mặc và nói năng khác người, và khác người ra sao. Kumiko tỏ vẻ thích thú nghe về chiếc mũ bằng vải vinyl màu đỏ, nhưng khi tôi không thể nói rõ về tung tích của con mèo đi lạc thì nàng hết sức thất vọng.

– Vậy ra cô ta cũng không biết con mèo ở đâu?

– Kumiko hỏi gặng.

– Chỉ nói được mỗi một điều là nó không còn quanh quẩn bên hàng xóm nữa?

– Thì thế, – tôi nói. Tôi quyết định không đả động gì đến cái dòng chảy bị ngăn của nơi vợ chồng tôi đang sống hay về chuyện điều đó có thể liên quan tới chuyện con mèo bỏ nhà đi. Tôi biết điều đó sẽ khiến Kumiko lo lắng, mà chúng tôi đã có quá nhiều chuyện phải lo rồi. Nếu biết mình đang sống ở một nơi không tốt, Kumiko sẽ nằng nặc đòi dọn đi nơi khác. Mà với tình hình tài chính hiện nay của chúng tôi thì dọn nhà là chuyện ngoài tầm tay? – cô ấy bảo anh thế, – tôi nói.

– Con mèo không còn ở quanh đây nữa.

– Nghĩa là nó sẽ không bao giờ về nữa?

– Anh không biết. Cô ta nói gì cũng mơ hồ, không rõ ràng. Toàn bóng gió, gợi ý thôi. Tuy nhiên cô ta bảo nếu tìm được gì mới thì sẽ báo cho mình hay.

– Anh có tin cô ta không?

– Ai mà biết được? Anh có biết mô tê gì về những chuyện này đâu.

Tôi rót cho mình thêm ít bia rồi nhìn bọt lắng xuống. Kumiko chống cùi chỏ lên bàn, tựa cằm lên lòng bàn tay? – cô ta ắt có nói với anh rằng cô ta không nhận tiền thù lao hay quà cáp gì hết. – nàng nói.

– Ờ, ít ra cũng được điểm ấy, – tôi nói.

– Đã vậy thì có vấn đề gì nào? Cô ta không lấy tiền chúng mình, không đánh cắp linh hồn chúng mình, không nhốt nàng công chúa trong lâu đài. Chúng mình chả mất gì cả.

– Anh phải hiểu một điều. Con mèo rất quan trọng đối với em. Nói đúng hơn là với cả em và anh. Chúng mình cũng tìm thấy nó chỉ một tuần sau ngày cưới. Anh còn nhớ chứ?

– Dĩ nhiên anh nhớ.

– Nó bé tí, ướt như chuột lột dưới trời mưa tầm tã. Em đội ô ra ga đón anh.

Chú nhóc tội nghiệp. Chúng mình gặp nó trên đường về nhà. Ai đó đã vứt nó vào một thùng bia ở quán rượu. Nó là con mèo đầu tiên em nuôi. Nó rất quan trọng đối với em, nó như một thứ biểu tượng vậy. Em không thể mất nó được.

– Anh hiểu mà, – tôi nói.

– Vậy nó đâu? Nó đi mất mười hôm nay rồi. Chính vì vậy mà em gọi cho ông anh trai. Em nghĩ anh ấy có thể biết một người lên đồng hay một nhà ngoại cảm, ai đó có thể tìm ra một con mèo đi lạc. Em biết anh không muốn hỏi han anh trai em bất cứ chuyện gì, nhưng anh ấy học cha em, anh ấy rất rành những chuyện như vậy.

– À phải, truyền thống của gia đình Wataya, – tôi nó, lạnh tanh như cơn gió chiều lùa qua eo biển.

– Nhưng Wataya Noboru có quan hệ thế nào với người đàn bà đó?

Kumiko nhún vai.

– Hẳn anh ấy tình cờ gặp cô ta ở đâu đó. Dạo sau này anh ấy có rất nhiều mối quan hệ.

– Chuyện đó thì khỏi bàn.

– Anh ấy bảo cô ta có những năng lực khác thường, song cô ta khá kỳ lạ.

– Kumiko lấy nĩa chọc chọc một cách máy móc vào món macaroni.

– Tên cô ta là gì ấy nhỉ?

– Kano Malta. Cô ta từng theo một kiểu tôn giáo khắc kỷ để tự hoàn thiện mình ở đảo Malta.

– Ra thế. Kano Malta. Anh nghĩ sao về cô ta?

– Khó nói. – tôi nhìn hai bàn tay mình đang đặt trên bàn.

– Ít nhất là cô ta không làm mình chán. Đó là điều tốt. Ý anh là trên đời đã có quá nhiều chuyện không thể giải thích, nên phải có ai đó lấp đầy cái khoảng trống này. Giao du với người không làm mình chán vẫn hơn với người làm mình chán. Đúng không nào? Như ông Honda chẳng hạn.

Kumiko phá lên cười khi nghe nhắc tới ông Honda.

– Ông già ấy thật tuyệt phải không anh? Em thích ông ấy lắm.

– Anh cũng thế, – tôi nói.

Từ khoảng một năm sau khi cưới nhau, tôi và Kumiko bắt đầu đến thăm ông Honda mỗi tháng một lần. Ông là người chuyên lên đồng, một trong những kiểu nhà ngoại cảm mà dòng họ Wataya coi là của quý, nhưng ông cực kỳ nặng tai. Thậm chí dù có mang máy trợ thính ông cũng chỉ nghe câu được câu chăng những gì chúng tôi nói. Chúng tôi phải hét to đến nỗi những tấm vách ngăn phòng bằng giấy shoji muốn bục cả ra. Tôi thường tự hỏi, đã nặng tai đến cỡ đó thì liệu ông có nghe các linh hồn nói gì không.

Nhưng có khi ngược lại không chừng: càng nặng tai, người ta càng có khả năng nghe thấy lời của các linh hồn. Ông bị mất thính giác từ hồi chiến tranh. Là một sĩ quan phi tác chiến đóng tại doanh trại Mãn Châu của đạo quân Quan Đông, ông bị vỡ màng nhĩ khi một vỏ đạn đại bác, quả lựu đạn hay một cái gì đó nổ ngay bên cạnh ông trong một trận đánh với một đơn vị hỗn hợp Hồng quân Liên Xô – Ngoại Mông ở Nomonhan trên biên giới Ngoại Mông và Mãn Châu.

Chúng tôi hay đến thăm ông Honda chẳng phải vì tin ở năng lực tâm linh của ông. Tôi chả bao giờ quan tâm đến những chuyện như thế, còn ở Kumiko, khuynh hướng tin vào những điều siêu nhiên cũng ít hơn nhiều so với cha mẹ và anh trai. Nàng cũng có chút mê tín, nàng có thể lo sốt vó vì những điềm được coi là gở, nhưng nàng chẳng bao giờ ra khỏi nhà để tham gia những việc như bói toán, lên đồng.

Lý do duy nhất để chúng tôi đến thăm ông Honda là cha của Kumiko bắt phải đến. Đó là điều kiện duy nhất ông đưa ra để chúng tôi có thể cưới nhau. Một điều kiện quả là hơi kỳ quặc, nhưng chúng tôi chấp thuận để tránh những điều rắc rối. Cả tôi và Kumiko không hề trông đợi mọi việc sẽ xuôi chèo mát mái với gia đình nàng. Cha nàng là quan chức chính phủ. Là con thứ trong một gia đình trung nông chả lấy gì làm khấm khá ở Niigata, ông xin được học bổng để theo Đại học Tokyo danh giá, tốt nghiệp bằng ưu và giành được một vị trí cao cấp trong Bộ Giao thông. Điều đó thật đáng khâm phục. Song, cũng như hầu hết những ai đã kinh qua con đường tiến thân như thế, ông ta là kẻ kiêu căng tự mãn. Đã quen ra lệnh, ông hoàn toàn không chút hoài nghi về giá trị của cái thế giới mà ông là một thành phần.

Với ông, tôn ti trật tự là tất cả. Ông là kẻ thượng đội hạ đạp. Ông khúm núm trước cấp trên mà không hề thắc mắc và chà đạp những kẻ dưới mình mà không do dự mảy may. Cả Kumiko và tôi không hề tin rằng một người như vậy lại có thể nhận làm con rể một thằng khố rách áo ôm mới hai mươi bốn tuổi đầu, không địa vị, không dòng dõi, học chẳng lấy gì làm xuất sắc, tiền đồ công danh chẳng có, như tôi. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng sau khi cha mẹ nàng khước từ chúng tôi sẽ tự làm đám cưới, tự xây dựng cuộc sống và chả liên hệ gì với họ.

Dẫu vậy tôi vẫn làm việc phải làm. Tôi đến gặp cha mẹ Kumiko để cầu hôn nàng. Bảo rằng họ đón tiếp tôi một cách lạnh nhạt là quá nhẹ. Có cảm tưởng như tất cả các cánh cửa tủ lạnh trên thế giới này đều mở toang ra cùng một lúc.

Nhưng cuối cùng họ cũng vẫn cho phép tôi, dù miễn cưỡng. Mọi việc đã diễn biến gần như nhờ một phép màu, nhưng ở đây công lao hoàn toàn thuộc về ông Honda. Ông đã hỏi cha mẹ Kumiko tất cả những gì hai ông bà biết về tôi, đoạn tuyên bố dứt khoát rằng nếu muốn gả chồng cho con gái họ thì chẳng có đám nào tốt hơn tôi, rằng một khi Kumiko đã chọn tôi làm ý trung nhân thì dù có thế nào họ cũng không được ngăn cản, nếu không thì sẽ phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp. Hồi đó cha mẹ Kumiko chuyện gì cũng nhất nhất tin cậy ông Honda, thế nên họ chẳng còn cách nào khác ngoài nhận tôi làm rể.

Dẫu vậy, tôi luôn luôn là người ngoài, khách không mời mà đến. Kumiko và tôi tới thăm gia đình họ và ăn tối hai lần một tháng, đều đặn như một cái máy, vậy thôi. Những lần như vậy thật đến là lộn mửa, nói không ngoa, một cái gì đó nằm giữa sự hành xác không đâu với cực hình tàn bạo. Suốt bữa ăn, tôi có cảm tưởng như cái bàn ăn nhà họ dài như cái ga tàu hỏa. Họ ngồi vừa ăn vừa trò chuyện gì đó ở mãi đầu bên kia, còn tôi ngồi đầu bên này, xa tít tắp đến nỗi họ không nhìn thấy. Điều đó kéo dài khoảng một năm, cho tới khi cha của Kumiko và tôi cãi nhau một trận nảy lửa, từ đó trở đi tôi và ông ra không bao giờ gặp lại nhau. Tôi thở phào nhẹ nhõm, gần như sướng điên lên. Không có gì bào mòn sinh lực con người cho bằng sự nỗ lực vô nghĩa và vô ích.

Dẫu vậy, suốt một thời gian sau khi cưới, tôi đã nỗ lực hết mình để duy trì quan hệ tốt với cha mẹ vợ. Và không nghi ngờ gì nữa, trong tất cả những nỗ lực ấy, cái ít làm tôi mệt mỏi hơn hết là những cuộc gặp gỡ hàng tháng với ông Honda.

Mọi chi phí liên quan đến ông Honda đều do cha của Kumiko chu tất.

Chúng tôi chỉ có mỗi việc đến chơi nhà ông Honda ở Meguro mỗi tháng một lần, xách theo một chai rượu sake to, nghe ông kể chuyện, xong thì về.

Rất đơn giản.

Chúng tôi thích ông Honda ngay lập tức. Ông là một cụ già dễ mến, khuôn mặt luôn bừng sáng mỗi khi thấy chai rượu sake chúng tôi mang đến cho ông. Chúng tôi thích ông ở mọi phương diện, có chăng chỉ trừ một nỗi ông luôn mở tivi to hết cỡ vì ông nặng tai quá.

Chúng tôi luôn đến nhà ông chơi vào buổi sáng. Đông cũng như hè, ông ngồi trong phòng khách tiếp chúng tôi, hai chân thọc vào dưới chiếc bàn sưởi thấp. Mùa đông ông quấn mền bông từ thắt lưng trở xuống để giữ nhiệt tỏa ra từ ngọn lửa than. Mùa hè thì ông chẳng cần mền lẫn lửa. Ông rõ là một người xem bói khá nổi tiếng, nhưng ông sống rất giản dị, thậm chí phải nói là khắc khổ. Nhà ông bé tí, sảnh đón chỉ vừa đủ chỗ cho một người duy nhất cởi hay mang giày. Những tấm chiếu tatami trải trên sàn nhà ông sờn rách, xác xơ, cửa kính nứt dán lại quấy quá bằng băng dính. Bên kia đường là một xưởng sửa ôtô, lúc nào cũng có ai đó đang thét lác chói tai.

Ông Honda vận một bộ kimono nửa như áo ngủ nửa như áo khoác công nhân. Bộ đồ đó xem ra đã lâu chưa giặt. Ông sống một mình, chỉ có một bà hay lui tới để quét dọn và nấu nướng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó ông chẳng bao giờ cho bà ta giặt bộ kimono. Đôi má hõm sâu của ông lởm chởm chòm râu quai nón bạc phơ.

Nếu có một cái gì đó đáng gọi là gây ấn tượng trong căn nhà của Honda, thì đó là chiếc tivi màu to tướng. Trong căn nhà bé tẹo như thế, kích cỡ khổng lồ của nó thật choáng ngợp. Nó luôn luôn được vặn sang kênh NHK của nhà nước. Khó mà nói được đó là do ông thích kênh NHK, do ông chẳng buồn chuyển sang kênh khác hay vì chiếc tivi này chỉ bắt được mỗi kênh NHK mà thôi, chỉ biết rằng ông luôn xem đọc một kênh đấy.

Thay vì một bình hoa hay một cuộn thư pháp, tokonoma trong phòng khách của ông được dùng để chứa cái tivi to đùng đó, và mỗi khi đến, chúng tôi luôn thấy ông ngồi đối diện cái tivi, đảo qua đảo lại mấy cây quẻ bói trên nắp chiếc bàn sưởi trong khi đài NHK phát không thôi nào chương trình nấu ăn, dạy chăm sóc cây cảnh, nào tin mới nhất và các thảo luận chính trị.

– Nghề luật có khi chẳng tốt cho con đâu, con ạ, – một hôm ông Honda nói, nhưng không rõ ông nói với tôi hay với ai đó đang đứng sau lưng ông tới hai chục mét.

– Sao ạ?

– Ừ, đúng thế đấy. Rốt cuộc thì luật pháp cũng chi phối mọi sự trên thế gian này. Cái thế giới nơi bóng tối là bóng tối, ánh sáng là ánh sáng, âm là âm và dương là dương. Tôi là tôi, anh ta là anh ta. Tôi là tôi / anh ta là anh ta / Tàn thu. Nhưng con ạ, riêng con thì không thuộc về cõi đó. Con thuộc về một cõi nằm trên hoặc nằm dưới cõi đó.

– Vậy cõi nào hơn? – tôi hỏi, chỉ vì tò mò.

– Trên hay dưới?

– Vấn đề không phải cõi nào hơn, – ông nói.

Ông khúng khắng ho rồi khạc đờm lên một mảnh khăn giấy, săm soi một hồi rồi mới vò mảnh khăn mà ném vào giỏ rác.

– Vấn đề không phải cõi nào hơn. Quan trọng là không cưỡng lại dòng chảy. Khi nào phải đi lên thì đi lên, khi nào phải đi xuống thì đi xuống. Hễ đã đi lên thì phải chọn ngay cái tháp cao nhất mà trèo lên đỉnh. Hễ đã đi xuống thì hãy tìm cái giếng sâu nhất mà chui xuống đáy. Khi nào không có dòng chảy thì đứng yên. Nếu cưỡng lại dòng chảy, vạn vật sẽ khô kiệt. Nếu vạn vật khô kiệt, thế gian này sẽ tối đen. Tôi là anh ta / Anh ta là tôi / Sấm tối mùa xuân. Khi ta xả bỏ cái tôi thì có cái tôi.

– Hiện thời có phải là lúc không có dòng chảy không?

– Kumiko hỏi.

– Gì kia?

– HIỆN THỜI CÓ PHẢI LÀ LÚC KHÔNG CÓ DÒNG CHẢY KHÔNG?

– Kumiko gào to lên.

– Hiện thời thì không có, – ông Honda vừa nói vừa gật đầu với chính mình. – Hiện thời là lúc cần phải đứng yên. Chớ làm gì cả. Chỉ cần thận trọng về nước nôi. Biết đâu trong tương lai anh bạn trẻ này rồi sẽ phải nếm mùi thống khổ mà chuyện đó có liên quan đến nước. Nước không nằm ở nơi lẽ ra nó nằm. Nước hiện diện ở nơi lẽ ra không có nó. Dù thế nào đi nữa, các con phải thận trọng, hết sức thận trọng về chuyện nước.

Kumiko ngồi cạnh tôi, gật gù với vẻ vô cùng nghiêm trọng, nhưng tôi thấy rõ nàng đang cố kìm để không phá lên cười.

– Ông muốn nói loại nước gì kia ạ? – tôi hỏi.

– Ông không biết. Nước là nước thôi.

Trên tivi một giáo sư đại học nào đó đang nói rằng việc người ta sử dụng ngữ pháp tiếng Nhật một cách bừa bãi là hoàn toàn tương ứng với sự bừa bãi trong lối sống của họ. Dĩ nhiên, nói đúng ra, chúng ta không thể gọi là bừa bãi. Ngữ pháp cũng như không khí: ai đó ở trên có thể ra sức định ra những quy tắc cho việc sử dụng nó, nhưng người ta không nhất thiết phải nghe theo. Nghe thì cũng thú, nhưng ông Honda vẫn tiếp tục nói về nước.

– Nói thật với các con, ông đã từng phải chịu khốn khổ vì nước – ông nói.

– Ở Nomonhan hoàn toàn không có nước. Tiền tuyến thì hỗn loạn, nguồn tiếp tế bị cắt. Nước không. Lương thực không. Bông băng không. Đạn dược không. Thật khủng khiếp. Các vị tai to mặt lớn ngồi ở hậu phương chỉ quan tâm một điều: chiếm đất càng nhanh chóng càng tốt. Chẳng ai nghĩ đến việc tiếp tế. Suốt ba ngày trời ông hầu như không có một giọt nước. Trải rộng khăn tay ra, đến sáng nó sẽ đẫm sương. Vắt ra cũng được vài giọt uống, nhưng chỉ có thế. Hoàn toàn không có thứ nước nào khác. Khổ không sao chịu thấu, chỉ muốn chết thôi. Trên đời này chẳng có gì đáng sợ hơn là khát như thế. Chỉ muốn lao ra ngoài ăn một viên đạn cho xong. Những người bị trúng thương ở bụng gào thét đòi nước. Vài người phát điên vì khát. Như là địa ngục trần gian vậy. Ngay trước mặt bọn ông là một dòng sông lớn, ai cũng thấy, ăm ắp bao nhiêu là nước, tha hồ uống. Nhưng không thể đến đó được. Giữa bọn ông và dòng sông là một dãy dài dằng dặc những xe tăng Xô Viết kếch xù có súng phóng hỏa. Ở các vị trí xung yếu, súng máy chĩa lên tua tủa trông như những cái gối cắm kim. Các tay bắn tỉa dàn đội hình trên những điểm cao, đêm đêm lại bắn pháo sáng. Lính tráng bọn ông mỗi thằng có độc một khẩu súng trường bộ binh M38 với hai mươi lăm viên đạn. Thế nhưng hầu hết lũ bạn ông đều cố ra bờ sông cho bằng được. Họ không chịu nổi nữa. Không một ai trở về. Họ chết sạch. Chính vì vật ông mới nói: khi nào cần ngồi yên, hãy ngồi yên.

Ông rút ra một chiếc khăn giấy, xì mũi ầm ĩ, tỉ mẩn khảo sát kết quả thu được rồi mới vò khăn vứt vào sọt rác.

– Đợi cho tới khi dòng chảy bắt đầu thì cũng cam go đấy, – ông nói.

– Nhưng hễ đã cần đợi thì phải đợi. Trong khi chờ đợi, hãy làm như mình đã chết.

– Có phải ý ông là tạm thời cháu chết thì hơn. – tôi hỏi.

– Gì kia?

– CÓ PHẢI Ý ÔNG LÀ TẠM THỜI CHÁU CHẾT THÌ HƠN?

– Ừ, thế. Chết là cách duy nhất / để bạn được bơi tự do / Nomonhan.

Ông còn kể chuyện Nomonhan thêm chừng một tiếng đồng hồ nữa. Chúng tôi chỉ ngồi nghe. Chúng tôi đã được lệnh nhận lời giáo huấn của ông, nhưng trong suốt một năm đều đặn đến nhà ông hàng tháng, hầu như ông chẳng bao giờ có lời giáo huấn nào để chúng tôi nhận cả. Ông hiếm khi bói toán khi có mặt chúng tôi. Trước sau ông toàn kể về trận Nomonhan thôi: nào chuyện một quả đại bác làm vỡ tung nửa hộp sọ viên thiếu úy ở ngay bên cạnh ông, nào chuyện ông nhảy lên một chiếc xe tăng Xô Viết rồi đốt cháy nó bằng một quả cocktail Molotov, nào chuyện họ vây bắt và bắn chết một phi công Xô Viết buộc phải nhảy dù xuống sa mạc. Những câu chuyện ấy đều thú vị, thậm chí rất hấp dẫn, nhưng cái gì cũng vậy, đã nghe đến lần thứ bảy thứ tám rồi thì cũng mất dần vẻ đẹp ban đầu. Mà cũng chẳng phải ông Honda kể chuyện. Ông gào lên những câu chuyện ấy thì đúng hơn. Có cảm giác như ông đang đứng bên bờ vực thẳm vào một ngày gió ùn ùn thổi, lấy hết sức bình sinh thét lên với chúng tôi ở bờ vực bên kia.

Khác nào ngồi ở hàng ghế đầu một rạp chiếu phim tồi tàn mà xem một bộ phim cũ của Kurosawa. Lần nào cũng vậy, ra khỏi nhà ông Honda, vợ chồng tôi ù đặc cả hai tai mất một hồi.

Dẫu vậy, hai chúng tôi – hay ít nhất là tôi – vẫn thích nghe ông Honda kể chuyện. Các câu chuyện đó hầu hết đều đẫm máu, nhưng khi được thốt ra từ miệng một ông lão kề miệng lỗ mặc bộ đồ cũ mèm bẩn thỉu, chi tiết của những trận đánh mất đi vẻ hiện thực mà nghe cứ như cổ tích. Gần nửa thế kỷ trước, đơn vị của ông Honda đã có trận kịch chiến trên một mảnh đất hoang khô cằn trên biên giới Mãn Châu – Mông Cổ. Trước kia tôi hầu như chẳng biết gì về trận chiến Nomonhan, giờ mới được nghe ông già kể. Thế mà đó là một trận chiến thật bi tráng. Hầu như tay không, thế nhưng họ đã đương đầu với lực lượng Xô Viết trang bị cơ giới và mạnh hơn gấp nhiều lần và họ đã bị đè bẹp. Lần lượt từng phân đội bị giết sạch. Một số sĩ quan tự ý ra lệnh cho đơn vị mình rút lui để tránh bị tiêu diệt; thế là cấp trên buộc họ phải tự sát. Nhiều binh sĩ bị quân đội Xô Viết bắt giữ đã từ chối trở về Tổ quốc khi hai bên trao đổi tù binh sau chiến tranh, sợ rằng nếu trở về sẽ phải ra tòa vì tội đào ngũ. Những người đó rốt cuộc gửi lại nắm xương mình ở đất Mông Cổ. Còn ông Honda nhờ bị nặng tai nên được giải ngũ trong danh dự, về nhà làm nghề xem bói.

– Trong rủi có may, – ông nói.

– Giá như không bị lãng tai thì hẳn ông đã bỏ xác ở Nam Thái Bình Dương rồi. Hầu hết các đơn vị sống sót sau trận Nomonhan đều chịu chung số phận như vậy. Trận Nomonhan là một nỗi nhục cho quân đội Thiên hoàng, thành thử bất cứ ai sống sót sau trận đó đều bị đẩy đến những nơi chiến địa ác liệt nhất, khác gì vào chỗ chết. Còn các sĩ quan tham mưu đã làm bao nhiêu binh lính chết như rạ ở Nomonhan kia thì lại thăng quan tiến chức lên bộ tham mưu trung ương. Một vài tên khốn nạn trong lũ đó thậm chí còn trở thành chính trị gia sau chiến tranh. Còn những chàng trai đã xông pha chiến đấu theo lệnh chúng thì hầu như chết sạch.

– Nhưng tại sao quân đội lại cảm thấy nhục nhã đến thế vì trận Nomonhan? – tôi hỏi.

– Quân đội đã chiến đấu anh dũng, rất nhiều người đã hy sinh kia mà. Tại sao những người sống sót lại bị ngược đãi đến vậy? Nhưng dường như ông Honda không nghe thấy câu hỏi của tôi. Một lần nữa ông lại đảo mấy cây que bói.

– Hãy cẩn thận với nước, – ông nói.

Cuộc trò chuyện đến đấy là chấm dứt.

Sau cuộc cãi vã om sòm với cha của Kumiko, vợ chồng tôi không đến nhà ông Honda nữa. Tôi không thể tiếp tục đến thăm ông một khi đã biết chi phí cho những chuyến đi này là bố vợ tôi thanh toán, mà vợ chồng tôi thì không có khả năng bỏ tiền túi ra cho mấy khoản đó. Hồi đó hai vợ chồng tôi vất vả lắm mới đắp đổi được qua ngày. Thế là chúng tôi quên bẵng ông Honda, cũng như hầu hết đám thanh niên bận rộn thường lãng quên hầu hết những người già.

Đêm đó, nằm trên giường, tôi cứ miên man nghĩ mãi về ông Honda. Cả ông lẫn Kano Malta đều nói với tôi về nước. Ông Honda đã cảnh báo tôi cần phải thận trọng. Kano Malta thì đã trải qua những nghi thức khổ hạnh trên đảo Malta liên quan đến việc nghiên cứu của cô ta về nước. Có lẽ ấy chỉ là trùng hợp, nhưng cả hai đều có mối liên hệ sâu xa đến nước. Giờ thì chuyện đó bắt đầu khiến tôi lo âu. Thế rồi hình dung cảnh chiến trường Nomonhan: xe tăng Xô Viết và các ụ súng máy, dòng sông chảy sau lưng họ. Cơn khát không thể nào chịu nổi. Trong bóng tối, tôi nghe tiếng chảy của dòng sông.

– Anh Toru, – Kumiko thầm thì gọi tôi.

– Anh còn thức không?

– Ờ.

– Về cái cà vạt ấy mà. Em nhớ ra rồi. Em mang nó đến hiệu giặt từ hồi tháng Chạp cơ. Nó nhàu cả rồi, cần phải là. Chắc là em quên lấy.

– Tháng Chạp cơ à? Thế là nửa năm rồi còn gì hở Kumiko!

– Em biết. Anh cũng biết đó, thường thì em có thế đâu. Em chả bao giờ quên gì cả. Với lại, cái cà vạt ấy đẹp thế kia mà.

Nàng đặt tay lên vai tôi.

– Em mang nó đến hiệu giặt gần nhà ga ấy. Anh thử nghĩ xem họ có còn giữ không?

– Mai anh sẽ tới đó. Chắc là vẫn còn.

– Sao anh lại nghĩ vậy? Sáu tháng rồi chứ có ít đâu. Hầu hết các hiệu giặt đều thanh lý tất cả những thứ không có người nhận trong vòng ba tháng. Họ có quyền làm thế. Luật là vậy mà. Sao anh lại nghĩ nó vẫn còn ở đó?

– Kano Malta bảo anh sẽ tìm thấy nó. Nhưng không phải ở trong nhà.

Tôi cảm thấy nàng nhìn tôi trong bóng tối.

– Vậy là anh tin cô ấy?

– Anh đang bắt đầu tin.

– Chả mấy chốc nữa anh và anh trai em sẽ có thể nhìn mặt nhau cho mà xem, – nàng nói, giọng nhuốm vẻ hài lòng.

– Chuyện gì cũng có thể, – tôi nói.

Sau khi Kumiko đã ngủ, tôi vẫn miên man nghĩ về chiến trận Nomonhan.

Lính tráng đều đang ngủ. Bầu trời trên đầu chi chít những sao, cơ man nào là dế kêu ra rả. Tôi nghe tiếng dòng sông. Đang lắng nghe tiếng chảy của dòng sông thì tôi ngủ thiếp đi.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 01 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 02 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 03 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 04 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 05 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 06 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 07 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 08 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 09 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 10 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 11 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 12 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 13 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 14 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 15 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 16 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 17 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 18 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 19 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 20 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 21 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 22 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 23 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 24 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 25 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 26 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 27 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 28 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 29 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 30 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 31 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 32 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 33 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 34 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 35 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 36 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 37 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 38 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 39 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 40 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 41 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 42 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 43 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 44 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 45 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 46 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 47 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 48 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 49 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 50 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 51 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 52 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 53 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 54 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 55 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 56 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 57 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 58 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 59 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 60 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 61 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 62 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 63 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 64 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 65 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 66 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thanh Tâm Tuyền | Bài ngồi

Thanh Tâm Tuyền | Bài ngồi

Thanh Tâm Tuyền (1936 – 2006) tên thật là Dzư Văn Tâm là một nhà thơ nhà văn người Việt nổi tiếng được biết đến với những cách tân thơ…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.