Bài viết trên Instagram ngày 05 tháng 01 năm 2023
nhavantuonglai là kênh chuyên viết lách chia sẻ và hướng dẫn thuần thục khi thực hành viết lách qua những bài chia sẻ trên Instagram chính thức.
· 3 phút đọc · lượt xem.
dù thích viết và muốn trở thành nhà văn, mình luôn có một nỗi sợ vô hình tồn tại là xong tác phẩm hoàn chỉnh, thì người ta không còn hứng thú với việc đọc sách nữa. sống trong thế giới mà thông tin luôn ngập tràn, mọi người ngại bỏ lỡ nên cố gắng tiêu thụ chúng nhiều nhất có thể; thì việc chậm lại và chú tâm vào từng dòng chữ, đọc hết từng trang trong cuốn sách có vẻ đang dần xa vời.
hồi trước, khi đọc 451 fahrenheit (Ray Bradbury), có đoạn mô tả chính xác viễn cảnh ấy diễn ra là thế này: anh đã thấy cái biển quảng cáo dài 70 mét ngoài ngoại ô chưa, trước chúng chỉ dài 7 mét thôi. nay xe chạy nhanh quá, người ta phải kéo dài như vậy thì thông tin mới hiện đủ lâu, để tài xế nhìn thấy được trên đó có gì.
dù thích hay không thì, chẳng ai có lỗi hay đúng sai gì ở đây cả, đó đều là lựa chọn của mỗi người để phù hợp hơn trong thực tại của họ. chỉ là, mình thích viết và muốn trở thành nhà văn, thành người viết lách thực thụ; nên sản phẩm phải là từ ngữ, là sách vở chứ không thứ gì khác.
nên khi gọi đấy là nỗi sợ thì có vẻ tiêu cực, có lẽ đúng hơn sẽ phải là lo lắng, là vấn đề cần giải quyết trong hành trình viết. nhưng khi bảo đấy là nỗi sợ vô hình thì cũng có lý lẽ của riêng chúng; bởi vì, mình biết điều ấy khó có thể xảy ra trong hiện thực, và quá khứ cũng nhiều lần chứng minh như vậy.
lúc trước, khi phim ảnh và truyền hình xuất hiện, thông tin được thể hiện cực kỳ trực quan, giúp việc tiêu thụ trở nên dễ dàng; người ta khi ấy đã lo sức mạnh của chúng sẽ dần giết cảm xúc văn chương. nhưng dần theo thời gian, phim ảnh là phim ảnh, sách giấy vẫn là sách giấy, vẫn ngôn từ cảm xúc như chúng đã từng; mỗi bên là một vùng trời riêng, đôi khi tương hỗ và cũng chẳng mấy lúc xâm phạm lẫn nhau. trong hiện tại, điều này cũng gần tương tự, chỉ khác là có thêm nhiều lựa chọn và chúng cũng cạnh tranh trực tiếp với phim ảnh, và cũng chừng ấy lựa chọn được đưa lên bàn cân để so đo với sách vở, văn chương.
dẫu vậy, chẳng gì tồn tại mà không có vai trò cụ thể, nỗi sợ mình mắc phải cũng thế mà thôi. mình nghĩ, lý do cho việc chúng dù thiếu căn cứ nhưng vẫn khiến mình nghĩ nhiều là cách để nhắc nhở, hối thúc nên làm nhiều hơn trong một thế giới biến động và thay đổi không ngừng.