Người thầy của tỉnh thức và thương yêu | Chương 09
Tôi viết Đường Xưa Mây Trắng ở quán Xóm Thượng, khi chưa có lò sưởi trung ương, chỉ một lò củi nhỏ giữa trời lạnh.
· 7 phút đọc · lượt xem.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ với Andrea Miller, Shambhala Sun, số ra tháng Giêng 2013, rằng: Ai cũng có thể thực tập theo Năm giới – năm phép thực tập chánh niệm để sống một cuộc đời đầy hiểu biết và thương yêu. Dưới đây là bài ghi lại cuộc phỏng vấn do Andrea Miller thực hiện tại Làng Mai.
Tại sao Thầy nói rằng không cần phải là Phật tử mới có thể nhận Năm giới?
Bạn không cần phải là một Phật tử mới có thể tư duy bằng hiểu biết và thương yêu. Bạn không cần phải là một Phật tử mới có thể nói những lời dễ thương và từ ái. Vì vậy chúng tôi có thể nói rằng Năm giới – năm phép thực tập chánh niệm là những giá trị đạo đức mang tính toàn cầu, dành cho cả những người Phật tử và những người không phải là Phật tử.
Pháp môn thực tập chánh niệm rất cụ thể. Bạn không thể chỉ nói về các phương pháp này mà bạn cần phải thực tập, phải sống với chúng. Nếu bạn đã đến Làng Mai tu tập một thời gian thì khi về, có thể bạn cũng muốn mang sự thực tập ở Làng Mai về nhà và làm cho gia đình của mình trở thành một tăng thân nhỏ như kiểu Làng Mai – có nghĩa là bạn và gia đình cùng tụng giới chung với nhau, cùng tập thở, tập ngồi và ăn cơm như thế nào để chế tác được hạnh phúc và làm vơi bớt khổ đau của chính mình và của mọi người.
Con được biết Năm giới là phương pháp thực tập cụ thể của bát chánh đạo – tám sự hành trì chân chính – gồm có: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Xin Thầy giải thích cụ thể hơn về điều này.
Chánh kiến là cái thấy về tương tức, vượt thoát mọi sự phân biệt, kỳ thị. Nhờ có cái thấy về tương tức mà ta có được chánh tư duy. Chánh tư duy là cách tư duy không có sự phân biệt, kỳ thị. Khi bạn khởi lên một ý nghĩ theo hướng chánh tư duy thì ý nghĩ đó sẽ mang đầy chất liệu hiểu biết và thương yêu. Nó có công năng trị liệu cho chính bạn và cho thế giới. Với chánh kiến – tức là với tuệ giác tương tức – bạn cũng có thể thực tập chánh ngữ. Bất cứ điều gì bạn nói ra hoặc viết xuống, dù đó là một email, một bài viết hay một bài thơ cũng đều có thể biểu hiện tinh thần không kỳ thị. Điều đó có nghĩa là những gì bạn nói và viết đều hoàn toàn thoát khỏi những chia rẽ, sợ hãi và hận thù. Nó chứa đầy chất liệu từ bi và hiểu biết. Chỉ bằng sự thực tập chánh ngữ, bạn cũng có thể chữa lành cho chính mình và cho thế giới này. Còn chánh nghiệp là những hành động do thân thể bạn làm ra. Nếu bạn không kỳ thị, không sợ hãi thì bất cứ điều gì bạn làm cũng có thể giúp duy trì sự sống của hành tinh này.
Thầy nói rằng hành động, lời nói và ý nghĩ là sự tiếp nối của chúng ta. Điều đó có nghĩa là gì?
Những gì bạn nghĩ, bạn nói và bạn làm chính là sự tiếp nối của bạn – đó là một loại năng lượng tồn tại trong một thời gian dài. Khi thân này đã tàn hoại, bạn sẽ vẫn được tiếp nối bởi ba loại năng lượng mà bạn chế tác ra mỗi ngày. Sau khi bạn rời bỏ hình tướng này, bạn sẽ mang một hình tướng khác bởi vì năng lượng mà bạn chế tác ra sẽ biểu hiện thành những hình tướng mới.
Giống như một đám mây. Khi đám mây không còn là đám mây nữa, nó sẽ biểu hiện thành một cái gì khác, chẳng hạn như mưa, hay tuyết hoặc mưa đá. Vì vậy khi không nhìn thấy đám mây trên trời, bạn không thể nói là đám mây không còn đó nữa. Nó vẫn còn đó, nhưng dưới những hình tướng khác mà thôi. Điều này cũng đúng đối với con người chúng ta. Khi bạn không còn biểu hiện dưới hình hài này nữa thì chính các hành động bằng thân, bằng ý nghĩ và bằng lời nói – hay còn gọi là nghiệp (karma) – sẽ là sự tiếp nối của bạn. Đó là lý do tại sao khi bạn thực tập niệm, định và tuệ thì chắc chắn bạn sẽ có một sự tiếp nối đẹp đẽ trong tương lai.
Thầy có hy vọng gì cho tương lai của Làng Mai?
Chúng tôi không lo lắng cho tương lai. Chúng tôi chỉ lo cho hiện tại, bởi vì chúng tôi biết rằng nếu trong giây phút hiện tại chúng tôi đã làm hết sức mình thì như vậy là quá đủ rồi. Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm cho tương lai. Tương lai tùy thuộc vào hiện tại, vì vậy nếu ta để hết tâm trí vào những gì ta đang làm trong giây phút hiện tại, thì chúng ta luôn có hy vọng cho tương lai. Còn nếu trong giây phút hiện tại mà chúng ta cảm thấy tuyệt vọng, bất lực thì sẽ không có hy vọng gì cho tương lai cả. Sự sống của hành tinh này có thể duy trì được hay không đều tùy thuộc vào ngày hôm nay của chúng ta, tùy thuộc vào cách sống trong hiện tại của chính chúng ta.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 01 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 02 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 03 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 04 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 05 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 06 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 07 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 09 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 10 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 11 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 12 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 13 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 14 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 15 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 16 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 17 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 18 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 19 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, toàn tập tại đây.