Nhiều tác giả | Người thầy của tỉnh thức và thương yêu | Chương 01
Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh.
· 9 phút đọc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Jo Confino. Đăng trên The Huffington Post ngày 22.01.2016.
Một trong những động lực ở hậu trường dẫn dắt vòng đàm phán Paris và đem lại bản thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu là vị thiền sư 89 tuổi người Việt Nam.
Christina Figueres, kiến trúc sư trưởng của những cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại Paris, đã thừa nhận vai trò then chốt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong việc giúp bà phát triển sức mạnh nội tâm, trí tuệ và lòng từ bi cần thiết để có thể thúc đẩy các bên liên quan đi đến Thỏa thuận Paris – một bản thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về biến đổi khí hậu được sự thông qua bởi 196 quốc gia.
Bà Figueres, Tổng thư ký điều hành Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) nói rằng những lời dạy của Thầy đến với bà một cách rất tình cờ khi bà đang trải qua một cuộc khủng hoảng cá nhân sâu sắc cách đây ba năm. (Thầy là cách gọi thân thương mà hàng trăm ngàn đệ tử trên thế giới dành cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh.)
Những giáo lý đạo Bụt qua cách diễn bày của Thầy – người hiện đang trong quá trình phục hồi sau một cơn xuất huyết não nghiêm trọng – đã giúp bà đối diện được với những khó khăn của chính mình trong giai đoạn đó, đồng thời giữ được sự định tâm trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
Tôi cần có một cái gì đó ngay trong tầm tay để nương vào, nếu không thì tôi chẳng thể nào hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Một điều quá rõ ràng là lúc ấy tôi không có cơ hội để nghỉ ngơi, dù chỉ một ngày. Đó là một cuộc chạy đua kéo dài sáu năm không ngừng, tôi thực sự cần một cái gì đó để nương tựa. Nếu không được dẫn dắt bởi những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi đã không thể có được sức mạnh nội tâm, niềm lạc quan sâu sắc, sự tận tâm và niềm cảm hứng mạnh mẽ như vậy – Bà Figueres chia sẻ với phóng viên của The Huffington Post trong thời gian diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos, Thụy Sĩ.
Vậy, Thầy đã dạy cho người phụ nữ này điều gì?
Bà Figueres làm sáng tỏ điều đó qua câu chuyện về chuyến thăm của bà tại Viện Phật học Ứng dụng châu Âu (EIAB) do Thầy thành lập, tại Waldbröl, Đức. Nơi đây từng là bệnh viện tâm thần với 700 bệnh nhân cho tới khi Đức Quốc xã (Nazis) xuất hiện, thủ tiêu hoàn toàn những bệnh nhân và biến nơi này thành cơ sở cho Đảng thanh niên Hitler (Hitler Youth).
Bà kể rằng Thầy đã chọn nơi này để thành lập tu viện vì Thầy muốn chỉ ra rằng chuyển hóa niềm đau thành tình thương, nạn nhân thành người chiến thắng, hận thù thành thương yêu và tha thứ là điều có thể làm được. Thầy muốn điều đó được thực hiện ở ngay chính mảnh đất này, nơi đã từng xảy ra những hành động bạo tàn và phi nhân tính.
Việc làm đầu tiên của Thầy là viết thư cho cộng đồng Phật giáo. Trong thư Thầy nói rằng: Thầy muốn có những trái tim được khâu bằng tay, mỗi trái tim dành cho một bệnh nhân bị thủ tiêu, để chúng ta có thể bắt đầu chuyển hóa tòa nhà này, không gian này và năng lượng nơi đây – bà Figueres chia sẻ tiếp.
Đó là một câu chuyện vô cùng chấn động đối với tôi. Bởi vì dưới nhiều góc độ, đây chính là hành trình mà chúng tôi đã đi qua để tới được với nhau trong những cuộc đàm phán về khí hậu. Đó là hành trình từ lên án, trách móc lẫn nhau đi tới hợp tác thật sự với nhau. Đó là hành trình từ cảm giác hoàn toàn tê liệt, bất lực, dễ tổn thương đi tới cảm giác thực sự thấy mình có khả năng cùng nhau hành động… Hành trình đó đồng thời đem đến cho tôi rất nhiều trị liệu. Bởi vì ngay chính trong tôi cũng còn có những khó khăn, khổ đau cần được chuyển hóa. Bà nói thêm: Chưa thể nói rằng tôi đã đi qua giai đoạn khó khăn của cá nhân mình, nhưng tôi sẽ chuyển hóa nó. Tôi cần làm điều đó cho chính mình.
Bà tiếp tục chia sẻ: Tôi cảm nhận đây chính là năng lượng mà những cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu cần phải có. Tôi thực sự rất hứng khởi khi được nghe những lời chỉ dạy tuyệt vời như vậy.
Lần đầu tiên tới cơ sở cũ của Đức Quốc xã, nơi có 400 phòng ở này, Thầy đã viết một bức thư cho những người đã bị giết hại. Lá thư được các thầy, các sư cô sống tại đây đọc lên mỗi ngày:
_Xin hương linh quý vị và các cháu lắng nghe và chứng giám. Bảy mươi năm về trước, người ta đã đối xử rất tệ hại với liệt vị. Nỗi khổ niềm đau rất lớn ấy ít ai thấy được.
Ngày nay tăng thân đã tới, tăng thân đã nghe và đã hiểu tất cả những khổ đau tủi nhục và uất ức ấy. Tăng thân đã đi thiền hành, đã ngồi thiền, đã thở trong chánh niệm, đã trì chú, tụng kinh, thí thực, để cầu ơn trên chư Bụt, chư vị Bồ tát, chư vị Tổ sư để quý Ngài hồi hướng công đức vĩ đại của quý Ngài cho liệt vị và các cháu, để quý vị và các cháu có cơ hội chuyển hóa, tái sinh ra dưới những hình thức mới. Những người đã làm khổ quý vị, họ cũng đã gánh chịu nghiệp quả khổ đau, xin quý vị mở lòng từ bi mà tha thứ cho họ để họ cũng có cơ hội giải thoát và chuyển hóa.
Xin hộ trì cho tăng thân và cho các thế hệ hành giả kế tiếp, để họ có thể biến nơi này thành một cơ sở thực tập chuyển hóa và trị liệu, không những cho thành phố Waldbröl mà cho cả nước Đức và cả toàn thế giới._
Thầy được coi là cha đẻ của pháp môn thực tập chánh niệm ở phương Tây, là nhà hoạt động môi trường tích cực từ hơn hai thập kỷ qua. Người đã thành lập nhiều trung tâm thiền tập ở khắp nơi và xây dựng nên một tăng thân xuất sĩ có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Các nhà lãnh đạo lớn của Mỹ rất kính trọng vị thiền sư này.
Năm ngoái, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã mời Thầy tới trụ sở của tổ chức này tại Washington để hướng dẫn một ngày chánh niệm cho các nhân viên của ông. Cuốn sách yêu thích nhất của ông Kim là cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức mà Thầy là tác giả. Ông Kim đã ca ngợi sự thực tập của Thầy – vị thiền sư có sự cảm thông và lòng từ bi sâu sắc đối với những người đau khổ.
Năm 2013, Google cũng mời Thầy tới thăm Thung lũng Silicon và hướng dẫn một ngày thực tập chánh niệm cho các tổng giám đốc của 15 tập đoàn mạnh nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao. Marc Benioff, Giám đốc Điều hành của tập đoàn Salesforce – người khổng lồ của lĩnh vực điện toán đám mây (cloud computing) – đã và đang hỗ trợ rất tích cực quá trình hồi phục sức khỏe sau tai biến của Thầy.
Thầy sống một cuộc đời thật phi thường. Năm 1967, Martin Luther King đề cử Thầy cho giải Nobel Hòa bình vì những cống hiến của Thầy giúp chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trong lí do đề cử của mình, Mục sư Luther King đã tuyên bố: Tôi không thấy ai xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình hơn vị thầy tu Việt Nam hiền lành này. Những tư tưởng vì hòa bình của ông, nếu được áp dụng, sẽ tạo nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 01 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 02 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 03 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 04 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 05 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 06 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 07 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 09 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 10 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 11 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 12 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 13 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 14 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 15 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 16 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 17 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 18 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 19 tại đây.
Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, toàn tập tại đây.