Người thầy của tỉnh thức và thương yêu | Chương 17

Tôi viết Đường Xưa Mây Trắng ở quán Xóm Thượng, khi chưa có lò sưởi trung ương, chỉ một lò củi nhỏ giữa trời lạnh.

 · 21 phút đọc.

Tôi viết Đường Xưa Mây Trắng ở quán Xóm Thượng, khi chưa có lò sưởi trung ương, chỉ một lò củi nhỏ giữa trời lạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

Anne A. Simpkinson.

Bài phỏng vấn này đã được đăng trong cuốn Calming the Fearful Mind: A Zen Response to Terrorism (tạm dịch: Lắng dịu tâm sợ hãi trong ta: Đối diện với chủ nghĩa khủng bố bằng thiền tập), của Nhà xuất bản Parallax Press. Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ cái thấy của mình về việc nước Mỹ nên phản ứng như thế nào trước các vụ tấn công khủng bố.

Nếu Thầy có thể nói chuyện với Osama bin Laden, Thầy sẽ nói gì với ông ấy? Và nếu Thầy cũng đồng thời nói chuyện với người dân Mỹ thì Thầy nghĩ tại thời điểm này họ nên hành động như thế nào với tư cách một cá nhân và với tư cách một quốc gia?

Nếu tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với Osama bin Laden, điều đầu tiên mà tôi sẽ làm là lắng nghe ông ấy. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu xem tại sao ông ấy lại hành xử một cách tàn bạo như vậy. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu tất cả những khổ đau đã đưa ông ta đến con đường bạo động. Có thể lắng nghe như vậy không phải là dễ, nhưng tôi sẽ phải giữ sự bình tĩnh và sáng suốt. Tôi sẽ cần rất nhiều người bạn ở cạnh bên, những người có sự vững vàng trong thực tập lắng nghe sâu, nghe mà không phản ứng, không phê bình và lên án. Bằng cách này, ta sẽ tạo ra được một bầu không khí nâng đỡ, yểm trợ cho ông ấy và cho những người có liên quan để họ có thể chia sẻ tận tường với niềm tin rằng họ đang được lắng nghe thật sự.

Sau một hồi lắng nghe, có thể chúng ta cần dừng lại nghỉ để cho những gì đã nghe thấm vào tàng thức. Cho đến khi nào chúng ta cảm thấy bình tĩnh và sáng suốt thì khi ấy chúng ta mới trả lời. Ta sẽ trả lời từng điểm một, nhẹ nhàng nhưng cương quyết, để giúp họ nhận ra được những hiểu lầm của chính họ, từ đó họ tự chấm dứt những hành động bạo tàn.

Với người dân Mỹ, tôi sẽ đề nghị rằng chúng ta nên làm mọi cách có thể để lấy lại sự bình tĩnh và sáng suốt trước khi đối phó với tình huống hiện tại. Nếu ta phản ứng quá nhanh trước khi hiểu rõ về những gì đã xảy ra thì có thể sẽ rất nguy hiểm. Điều đầu tiên ta có thể làm là khiến cho ngọn lửa giận dữ và hận thù đang cháy bừng trong ta nguội lại bớt. Như tôi đã chia sẻ, ta cần nhìn sâu vào cách ta nuôi dưỡng hận thù và bạo động trong ta, để từ đó cắt đứt liền nguồn thức ăn đó, điều này vô cùng quan trọng.

Khi chúng ta phản ứng dựa trên sợ hãi và hận thù, nghĩa là ta chưa có được cái hiểu sâu sắc về hoàn cảnh. Hành động của chúng ta khi ấy chỉ là một sự phản ứng nhanh và cạn cợt, không đem lại lợi ích và sự hàn gắn thật sự. Nhưng nếu chúng ta biết chờ đợi và cho mình đủ thời gian để lắng dịu cơn giận, nhìn sâu vào tình huống và thật sự có thiện chí lắng nghe để hiểu tận cùng gốc rễ của những khổ đau đã đưa đến hành động đầy bạo lực như thế, thì khi ấy chúng ta mới có đủ tuệ giác để đáp lại theo những cách có thể đem đến sự trị liệu và hòa giải cho tất cả những ai có liên quan.

Ở Nam Phi, Ủy ban Sự thật và Hòa giải (Truth and Reconciliation Commission) đã có những cố gắng tương tự. Tất cả các bên liên quan đến bạo động và bất công đã đồng ý lắng nghe nhau trong một môi trường có sự lắng dịu và yểm trợ. Họ cùng nhau nhìn sâu vào gốc rễ của các hành động bạo lực, từ đó tìm ra và thỏa thuận với nhau các cách thức xử lý tình huống. Sự hiện diện của những vị lãnh đạo tâm linh uy tín rất có ích trong việc yểm trợ và duy trì một môi trường như thế. Chúng ta có thể học hỏi ở mô hình này ngay bây giờ để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh mà không cần phải chờ đợi nhiều năm mới thực hiện được.

Cá nhân Thầy đã từng chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh ở Việt Nam và đã góp phần để chấm dứt sự tang thương ấy. Thầy có thể nói gì với những người đang đau khổ và giận dữ vì đã bị mất người thân trong cuộc khủng bố?

Tôi đã từng bị mất những người con tâm linh của mình trong chiến tranh, khi họ dấn thân vào vùng tranh chấp để cứu giúp những nạn nhân dưới bom đạn. Một số đã chết trong chiến tranh, một số khác bị ám sát vì bị hiểu lầm họ là người của phía bên kia. Khi tôi nhìn xác bốn người con trai tâm linh của mình bị giết hại một cách tàn bạo như vậy, tôi đã đau khổ vô cùng.

Tôi hiểu được nỗi khổ đau của những người bị mất người thân trong thảm kịch này. Trước sự mất mát quá to lớn và tang thương, tôi phải giữ sự bình tĩnh để lấy lại sự sáng suốt, tâm hiểu biết và lòng từ bi của mình. Bằng sự thực tập nhìn sâu, tôi nhận ra rằng nếu tôi phản ứng lại sự tàn bạo bằng sự tàn bạo thì bất công và đau khổ chỉ leo thang mà thôi.

Khi tôi nghe tin về trận ném bom ở Bến Tre và các phi công trực tiếp ném bom đã nói với phóng viên rằng họ phải tiêu diệt cả làng để cứu nó thì tôi thật sự bị sốc, tôi thật sự rất giận và đau lòng. Tôi đã thực tập thiền hành với những bước chân nhẹ nhàng trên mặt đất để tìm lại sự định tĩnh và bình an trong tâm.

Mặc dù giữ cho tâm cởi mở vào thời điểm đó là điều thực sự khó khăn, nhưng điều thiết yếu là ta không nên phản ứng lại dưới bất cứ hình thức nào cho đến khi ta có đủ sự bình tĩnh và sáng suốt để thấy được cốt lõi của vấn đề. Chúng ta biết nếu phản ứng lại bằng bạo động và hận thù thì ta chỉ làm tổn hại thêm cho chính ta và những người xung quanh. Ta phải thực tập nhìn sâu vào khổ đau của những người đã hành xử tàn bạo với ta để thực sự hiểu họ và hiểu chính ta hơn. Với cái hiểu đó, ta mới có thể chế tác năng lượng từ bi để làm vơi nhẹ khổ đau của chính ta và của những người ở phía bên kia.

Ta phải hành động như thế nào mới gọi là hành động đúng đắn để đáp trả lại những cuộc tấn công khủng bố? Ta có nên tìm cách lấy lại công bằng thông qua hành động quân sự hay không? Hay qua các tòa án quốc tế? Nếu những biện pháp quân sự có thể ngăn chặn không để cho các thường dân vô tội bị giết hại thêm nữa thì việc sử dụng các biện pháp này có chính đáng không?

Tất cả những bạo động dù dưới hình thức nào đều là bất công. Ngọn lửa của hận thù và bạo động không thể nào bị dập tắt bằng cách tưới thêm hận thù và bạo động. Cách hóa giải duy nhất đối với bạo động là từ bi. Và từ bi được làm bằng những yếu tố nào? Nó được làm bằng sự hiểu biết. Khi không có hiểu biết thì làm sao ta có từ bi, làm sao ta có thể làm vơi nhẹ nỗi khổ đau quá lớn kia? Vì vậy hiểu biết chính là nền tảng thật sự để xây dựng lòng từ bi.

Làm thế nào ta có được hiểu biết và tuệ giác để dẫn dắt ta đi qua những khoảnh khắc đầy thử thách như hiện tại nước Mỹ đang phải đối diện? Để hiểu, chúng ta phải tìm ra các cách thức truyền thông sao cho ta có thể lắng nghe những người đang kêu gào một cách tuyệt vọng – bởi vì hành động tàn bạo như thế chính là một tiếng kêu tuyệt vọng để gây sự chú ý và mong ta giúp đỡ.

Làm thế nào ta có thể lắng nghe một cách bình tĩnh và sáng suốt, để không đánh mất ngay lập tức cơ hội làm cho cái hiểu trong ta lớn lên? Với tư cách của một quốc gia, chúng ta cần phải nhìn vào vấn đề này: Làm sao để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc lắng nghe sâu, để cho cách phản ứng của ta xuất phát từ tâm bình tĩnh và sáng tỏ. Sự sáng tỏ là một món quà rất quý mà ta có thể hiến tặng vào lúc này.

Có những người chỉ muốn duy nhất một điều: Đó là trả thù. Trong giáo lý đạo Bụt, Bụt có nói là nếu dùng hận thù để đáp lại hận thù thì hận thù chỉ càng lúc càng tăng thêm. Nhưng nếu ta dùng tâm từ bi để ôm ấp những người muốn hại ta thì ngòi nổ của quả bom trong tâm ta và trong tâm những người ấy sẽ được tháo gỡ.

Vậy làm sao ta có thể có được những giọt nước từ bi tưới lên ngọn lửa của hận thù? Bạn biết không, người ta không bán từ bi trong siêu thị. Nếu họ bán từ bi thì ta chỉ việc mua về và có thể giải quyết vấn đề bạo động và hận thù trên thế giới một cách dễ dàng. Thế nhưng từ bi chỉ có thể được chế tác ra trong tâm qua sự thực tập của chính ta mà thôi.

Nước Mỹ đang bốc cháy bởi năng lượng hận thù. Vì vậy chúng ta phải nói với các bạn Cơ Đốc giáo rằng: Các bạn là những người con của Chúa. Các bạn cần phải quay về với chính mình và nhìn thật sâu để thấy tại sao bạo động lại xảy ra? Tại sao lại có quá nhiều thù hận như vậy? Cái gì nằm sau tất cả những bạo động này? Tại sao họ lại thù hận đến mức có thể hy sinh cả mạng sống để gây khổ đau cho người khác như vậy? Tại sao những người trẻ đầy sức sống lại sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để gây ra những hành động bạo tàn như thế? Đó là những cái mà ta phải tìm hiểu.

Ta phải tìm cách để ngăn chặn bạo động, dĩ nhiên là như thế. Nếu cần thì phải bỏ tù những người chịu trách nhiệm trong việc gây ra bạo động. Nhưng điều quan trọng là phải nhìn sâu và hỏi: Tại sao chuyện ấy lại xảy ra? Ta phải chịu trách nhiệm như thế nào trong việc ấy? Có thể vì họ đã hiểu nhầm chúng ta. Nhưng sự hiểu nhầm đó là cái gì mà làm cho họ thù hận chúng ta đến nhường ấy?

Cách của Bụt là nhìn sâu để thấy được gốc rễ của khổ đau, gốc rễ của bạo động. Nếu ta có bạo động trong chính mình, bất cứ một hành động nào cũng sẽ làm cho sự bạo động đó nổ ra. Năng lượng của hận thù và bạo động này có thể rất mãnh liệt và khi nó có mặt trong một người nào đó thì ta sẽ thấy rất tội cho họ. Khi thấy tội cho họ tức là một giọt nước từ bi đã ứa ra trong tim ta, và ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều, bình an hơn rất nhiều trong tự thân. Nước cam lộ của từ bi trong ta đã được chế tác.

Nếu bạn đến một tu viện hay một trung tâm thực tập chính là để học cách làm như vậy, để bất cứ khi nào bạn đau khổ và thấy cơn giận bùng lên, bạn sẽ biết cách nhìn sâu để giọt nước từ bi trong tim bạn ứa ra giúp sự nóng bức của cơn giận tan đi. Chỉ có giọt nước từ bi mới có thể dập tắt lửa hận thù.

Ta phải nhìn thật sâu và thật trung thực vào hoàn cảnh hiện tại. Nếu có thể nhìn thấy được nguồn gốc của khổ đau trong ta và trong người kia, ta có thể bắt đầu tháo gỡ được cái vòng lẩn quẩn của hận thù và bạo động. Khi ngôi nhà của bạn phát hỏa, việc đầu tiên cần làm là chữa cháy trước khi tìm ra nguyên nhân phát hỏa. Tương tự như thế, nếu ta có thể làm dịu đi cơn giận và lửa hận thù trong tâm ta trước thì ta sẽ có cơ hội để tìm hiểu cặn kẽ tình trạng với sự sáng suốt và tuệ giác, nhờ đó ta có thể xác định tất cả những căn nguyên xa gần gây ra bạo động và hận thù mà ta và thế giới quanh ta đang phải trải qua.

Hành động đúng đắn là hành động có thể giúp dập tắt ngọn lửa của hận thù và bạo động.

Thầy có tin vào sự tồn tại của ác quỷ hay không? Và, nếu thế thì Thầy có coi những kẻ khủng bố là những tên ác quỷ không?

Ác quỷ tồn tại. Và Thượng đế cũng tồn tại. Ác quỷ và Thượng đế là hai mặt của chúng ta. Thượng đế là sự hiểu biết lớn, là tình thương lớn trong mỗi chúng ta. Phật tử chúng tôi gọi đó là Bụt, là năng lượng tỉnh thức có thể nhìn xuyên thấu bức màn vô minh.

Ác quỷ là gì? Đó là khi gương mặt của Thượng đế, của Bụt trong ta bị ẩn đi. Tùy thuộc vào việc ta chọn mặt ác quỷ là quan trọng, hay ta chọn để cho mặt Thượng đế và Bụt sáng lên. Dù cho gương mặt của vô minh, của cái ác biểu hiện rất mạnh mẽ cũng không có nghĩa là Thượng đế không có đó.

Kinh Thánh có nói rất rõ ràng rằng Hãy tha thứ cho họ vì họ không biết họ đang làm gì. Điều này có nghĩa là một hành động ác tức là một hành động của sự vô minh và hiểu lầm. Có thể có rất nhiều tri giác sai lầm ở phía sau một hành động tàn ác. Chúng ta phải thấy rằng vô minh và thiếu hiểu biết chính là gốc rễ của cái ác. Trong con người chúng ta, ai cũng có những yếu tố của hiểu biết lớn, từ bi lớn đồng thời có yếu tố của vô minh, thù hận và bạo động.

Trong quyển sách Giận vừa được ấn hành của Thầy, Thầy đã cho thí dụ về lắng nghe với tâm từ bi như là một công cụ để hòa giải trong gia đình. Có thể sử dụng công cụ ấy trên bình diện quốc gia được không? Nếu có thì ta phải sử dụng nó như thế nào?

Mùa hè vừa qua có một nhóm người Palestine và Israel đến Làng Mai, trung tâm thiền tập mà tôi đang sống ở miền Nam nước Pháp, để học hỏi và thực tập nghệ thuật lắng nghe sâu và sử dụng ái ngữ. (Mỗi năm vào mùa hè có khoảng 1.600 người đến Làng Mai từ hơn mười nước khác nhau để học cách lắng nghe và cách đem bình an, hiểu biết vào đời sống hàng ngày). Nhóm người Palestine và Israel tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày như thiền hành, thiền tọa, ăn cơm im lặng. Họ đồng thời cũng được huấn luyện cách lắng nghe và nói năng với nhau như thế nào để có thêm hiểu biết và bình an giữa các cá nhân và giữa hai quốc gia với nhau.

Dưới sự hướng dẫn của các thầy, các sư cô, họ đã ngồi lại lắng nghe nhau. Khi một người nói thì không ai được ngắt lời. Ai cũng thực tập trở về với hơi thở chánh niệm và lắng nghe để người nói cảm thấy mình thực sự được nghe và được hiểu.

Khi nói, họ cố gắng không dùng những từ ngữ có tính cách trách móc, hận thù hay lên án. Họ nói trong một không khí đầy tin cậy và tôn trọng. Trong những buổi trao đổi đó, những người Palestine và Israel tham dự rất cảm động vì họ nhận ra rằng cả hai phía đều có nhiều sợ hãi và khổ đau. Họ rất quý sự thực tập lắng nghe sâu và lên kế hoạch chia sẻ những gì đã được học với những người khác sau khi trở về nước.

Chúng tôi đã đề nghị người Palestine và người Israel nói về những khổ đau, sợ hãi và tuyệt vọng của họ trong những diễn đàn để toàn thế giới được nghe. Tất cả chúng ta ai cũng có thể lắng nghe mà không phán xét, không lên án để có thể hiểu được trải nghiệm của cả hai phía. Như thế ta mới có thể thiết lập nền tảng cần thiết cho những cuộc đàm phán về hòa bình.

Hoàn cảnh tương tự đang xảy ra giữa người dân Mỹ và người dân của các nước Hồi giáo và Ả rập. Có quá nhiều hiểu lầm và thiếu truyền thông, khiến cho chúng ta khó có thể giải quyết những xung đột một cách hòa bình.

Từ bi đóng một vai trò quan trọng trong sự thực tập đạo Bụt. Nhưng ngay thời điểm hiện tại, từ bi đối với bọn khủng bố có vẻ như không tưởng. Có thực tế không khi nghĩ là người ta có thể phát khởi lòng từ bi thật sự trong hoàn cảnh hiện tại?

Không có hiểu biết thì từ bi là điều không tưởng. Khi bạn hiểu được khổ đau của người khác, bạn không cần phải ép mình có từ bi, cánh cửa của trái tim bạn sẽ tự động mở ra. Tất cả những kẻ không tặc đều còn rất trẻ, thế nhưng họ đã hy sinh mạng sống vì cái gì? Tại sao họ làm như vậy? Những khổ đau sâu sắc nhất của họ là cái gì? Ta cần phải lắng nghe sâu và nhìn sâu mới có thể hiểu được điều đó.

Phát khởi tâm từ bi trong hoàn cảnh này cũng đồng nghĩa với sự tha thứ rất vĩ đại. Đầu tiên, chúng ta có thể ôm ấp khổ đau đang có mặt ở trong lòng nước Mỹ và bên ngoài nước Mỹ. Chúng ta cần chăm sóc những nạn nhân ở trong nước, đồng thời gửi lòng từ bi đến cho những kẻ không tặc cùng với gia đình của họ, bởi vì họ cũng là nạn nhân của vô minh và thù hận. Bằng cách đó, ta có thể thực sự thực tập không kỳ thị. Ta không cần phải chờ nhiều năm hay mấy chục năm để thực hiện hòa giải và tha thứ. Ta cần phải thức tỉnh ngay bây giờ để không cho phép hận thù hoàn toàn chiếm ngự trái tim ta.

Thầy có tin là mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó hay không? Nếu có thì nguyên nhân của các cuộc tấn công vào nước Mỹ là gì?

Lý do sâu sắc đưa tới tình trạng hiện tại chính là cách chúng ta tiêu thụ. Công dân Mỹ tiêu thụ 60% nguồn năng lượng trên thế giới, trong khi dân số chỉ chiếm 6%. Trẻ em Mỹ chứng kiến 100.000 cảnh bạo động trên ti-vi khi đến tuổi hoàn thành bậc tiểu học. Một lý do khác đưa đến hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là do chính sách ngoại giao và không có sự lắng nghe sâu trong các mối liên hệ đối ngoại. Chúng ta không sử dụng phương pháp lắng nghe sâu để hiểu được khổ đau và nhu cầu thật sự của người dân ở các nước khác.

Thầy nghĩ biện pháp tâm linh nào là hữu hiệu nhất để đối diện với thảm họa này?

Chúng ta có thể bắt đầu ngay lập tức sự thực tập làm lắng dịu cơn giận, nhìn sâu vào gốc rễ của hận thù và bạo động trong xã hội chúng ta và trên thế giới, lắng nghe với lòng từ bi để có thể nghe và hiểu những gì mà trước đây ta chưa có khả năng nghe và hiểu. Khi giọt nước từ bi bắt đầu ứa ra trong tâm, ta có thể bắt đầu đề đạt những biện pháp cụ thể để thay đổi tình trạng. Một khi ta lắng nghe và nhìn sâu, ta bắt đầu làm lớn lên năng lượng của tình huynh đệ giữa các quốc gia – đây là di sản tâm linh sâu sắc nhất mà ta thừa hưởng từ tất cả các tôn giáo và các truyền thống văn hóa. Bằng cách ấy hòa bình và hiểu biết trên thế giới sẽ ngày càng tăng trưởng.

Làm cho năng lượng từ bi trong trái tim ta lớn lên là phương pháp tâm linh duy nhất có thể giúp ta đáp lại thù hận và bạo động một cách hiệu quả. Năng lượng từ bi ấy có được là nhờ ta biết làm lắng dịu cơn giận trong ta, nhìn sâu vào gốc rễ của bạo động, lắng nghe sâu và hiểu được khổ đau của tất cả các bên có liên quan đến những hành động hận thù và bạo lực.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 01 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 02 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 03 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 04 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 05 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 06 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 07 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 09 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 10 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 11 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 12 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 13 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 14 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 15 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 16 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 17 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 18 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, chương 19 tại đây.

Đọc Người thầy của tỉnh thức và thương yêu, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Niên lịch miền gió cát | Chương 13

Niên lịch miền gió cát | Chương 13

Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.

Thiên long bát bộ | Chương 02

Thiên long bát bộ | Chương 02

Trong những tinh phẩm thượng thừa Thiên Long bát bộ luôn được đánh giá là một trong những kiệt tác của Kim Dung.

Gián điệp mạng | Chương 49

Gián điệp mạng | Chương 49

Gián điệp mạng kể về nhà khoa học chuyển nghề thành chuyên gia mạng truy tìm hacker tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley California Mỹ.

Mùa xuân vắng lặng | Chương 05

Mùa xuân vắng lặng | Chương 05

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ cảnh tỉnh về môi trường buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.