Tôn giáo hữu ích với trẻ em như thế nào?
Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 4 phút đọc.
Bản chất của tôn giáo là sự hướng thiện, cho dù ở tôn giáo người ta cũng luôn mưu cầu và mong muốn sự thiện lành được lan tỏa. Vậy thì với những đứa trẻ, việc theo một tôn giáo nào đó có phải là điều cần thiết, và giúp ích được gì trên con đường nó đi? Hãy cùng tìm hiểu và chia sẻ về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Tôn giáo giúp định hướng, và giáo dục nhân cách của trẻ
Như đã viết ở tiêu đề, bản chất của tôn giáo ấy chính là sự hướng thiện. Cho nên, tôn giáo là một con đường đi, một lối rọi giúp những đứa trẻ biết đúng và sai trên con đường phát triển của chính mình. Một đứa trẻ dù theo Phật hay theo Chúa, nhưng nếu từ nhỏ đã ngoan đạo và tâm hướng Phật. Thì ắt rằng những hành xử của nó với đồng môn và người khác sẽ chân thành và có tính người hơn.
Nói như vậy không phải vì phủ nhận vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội. Mà trong những lớp cấu thành ấy, nếu tôn giáo đi sâu và trở thành một phần. Thì việc giáo dục và phát triển nhân cách của trẻ sẽ trở nên vững vàng và chắc chắn hơn. Cũng không phải rằng một đứa trẻ thuần đạo sẽ luôn dịu dàng, nhân từ, ngoan hiền trong mọi hoàn cảnh. Cá tính và bản sắc cá nhân của từng đứa trẻ sẽ không bị tôn giáo là đồng hóa. Nhưng cách hành xử, ứng xử và suy nghĩ của chúng với từng hoàn cảnh và con người sẽ có chút người và tình hơn.
Tôn giáo củng cố thêm những mối quan hệ
Trong môi trường của Phật đường, hay thánh đường. Những đứa trẻ sẽ gặp lấy những người bạn, những người thầy. Chính sự gặp gỡ ấy sẽ định hình cho những đứa trẻ về một mối quan hệ đúng đắn và chân thành. Sự gặp gỡ này giúp những đứa trẻ học được những bài học đầu tiên về tình bạn, tình thương và nghĩa tình với nhau.
Trong một tập thể tôn giáo, việc nâng đỡ và hỗ trợ những mới đến, hay người nhỏ tuổi hơn là điều tất yếu. Sự nâng đỡ ấy là đôi cánh để giúp những đứa trẻ đi xa hơn, học được nhiều điều hay lẽ phải hơn trong cuộc sống của mình. Tình bạn, tình yêu phát triển môi trường tôn giáo. Sẽ củng cố và vững vàng bởi niềm tin mà cả hai cùng theo đuổi. Sự trọn vẹn và chân thành chính là chất xúc tác để mỗi ngày mỗi người được sống và trải nghiệm trong cuộc đời và hành trình chính mình.
Và hơn hết, những người bạn, đồng điệu về mặt cảm xúc và tâm hồn sẽ luôn bền chặt và mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ này đến từ sự dứt khoát, chắc chắn và lòng chân thành, cùng đi về một hướng của cả hai.
Tôn giáo giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong đường đời
Khó khăn là chuyện thường tình trong cuộc đời này. Những câu chuyện và vấn đề riêng tư cũng là vấn đề thường tình trong cuộc sống. Có người chọn đối mặt, có người chọn sẻ chia, có người lại chọn giấu kín. Lựa chọn nào cũng được, miễn sao rằng bản thân mình thấy thoải mái và trọn vẹn với nó.
Và tôn giáo sinh ra để ôm trọn những cách giải quyết ấy. Khi sự trưởng thành chạm ngõ với một đứa trẻ, những vấn đề, những suy tư, những uẩn ức mà chúng không thể giãi bày với ai. Hoặc chưa sẵn sàng để nói với một ai hết. Thì lúc đó sự xuất hiện và vai trò của tôn giáo mới trở nên rõ ràng. Nơi của Phật, nơi thánh đường sẽ cưu mang, và chở che cho chúng, giúp chúng vượt qua những thử thách của cuộc đời.
Tôn giáo, hơn hết chính là sự thiêng liêng và chân thành. Khi một đứa trẻ được nuôi dưỡng và lớn lên bằng tôn giáo. Nó sẽ học được cách sống và cống hiến trọn vẹn bằng sự chân thành và tình cảm ấy của mình. Chính môi trường tôn giáo, cũng sẽ giúp những đứa trẻ hiểu biết phải trái đúng sai trên đường đời, để có được những lựa chọn và cảm nhận thú vị cho cuộc sống của mình.