Bài viết trên Instagram ngày 26 tháng 03 năm 2019
nhavantuonglai là kênh chuyên viết lách chia sẻ và hướng dẫn thuần thục khi thực hành viết lách qua những bài chia sẻ trên Instagram chính thức.
· 2 phút đọc.
nhà văn Bình Ca, khi trả lời phỏng vấn cho cuốn sách mới, ông kể rằng lúc Quân khu Nam Đồng (2015) được nhiều người biết, bạn bè người quen kéo tới xin sách với chữ ký. những lúc ấy, có người can ông, bảo thôi mọi người mua sách ủng hộ đi, thì ông gạt và nói rằng, tôi thuộc thế hệ cũ, khi bạn đến chơi thì nhà còn một bát (gạo) cũng nấu.
thời trước, bậc cha chú sống theo một kiểu rất khác, khác đến mức mình không thể nào thực hành theo được.
ví dụ, mỗi khi đặt chân về nhà, ba mẹ lại phải kéo mình vào góc, rằng đừng cáu mà hãy trả lời nước đôi khi ai đó hỏi chuyện công việc, làm bao nhiêu hay khi nào cưới vợ? vấn đề theo lời nhắn ấy, đó là cách mọi người quan tâm nhau, thẳng thắn quá cũng không phải là tốt, đặc biệt là trong một không gian quây quần như làng quê.
hay, học Sư Phạm, nên quen nhiều bạn theo nghề, mỗi khi gặp lại nghe đôi câu chuyện học trò ngỗ ngược, quậy phá làm điên đầu như thế nào. những khi tiện đường thăm lại thầy cô cũ, ngồi hàn huyên một hồi lại lòi ra chuyện học sinh thời này, thời trước ra sao. trong ký ức của thầy cô cũ, học trò hồi ấy ngoan ngoãn lễ phép lắm, quậy thì quậy nhưng cũng rất thương thầy cô, lớn lên là biết đường về thăm lại, chẳng như bây giờ…mình nghĩ, những chuyện ấy nhỏ lẻ rời rạc, nhưng lại tiêu biểu cho sự khác biệt thế hệ. chừng mấy tuần trước, mình đọc được nhận xét đại ý rằng, giới trẻ thời nay thừa cá tính, nhưng lại thiếu những kỹ năng giao tiếp ứng xử nhất định.
quy chiếu vào bản thân, quan sát và lắng nghe những chuyện xung quanh, mình hao hao cảm nhận được điều ấy. nó dường như là sự đánh đổi, tạo nên những cá thể riêng biệt đầy sắc màu, và làm những giá trị của thế hệ cũ vừa xa xời, lại có chút gì đó để nuối tiếc…