Content Marketing đang chết

Hãy bắt đầu từ SEO, là những gì bạn làm để nội dung trên website hiển thị trên Google. 10 năm trước, chỉ cần một vài từ khóa vào bài, backlink hợp lý thì bài viết đã xuất hiện…

 · 10 phút đọc.

Hãy bắt đầu từ SEO, là những gì bạn làm để nội dung trên website hiển thị trên Google. 10 năm trước, chỉ cần một vài từ khóa vào bài, backlink hợp lý thì bài viết đã xuất hiện…

Trích đoạn được dịch từ bài: The Solo Thought Leader: From Solopreneur to Go-To Expert in 7 Steps.

Content Marketing, và Marketing nói chung đang dần lỗi thời.

Hãy bắt đầu từ SEO, là những gì bạn làm để nội dung trên website hiển thị trên Google. 10 năm trước, chỉ cần một vài từ khóa vào bài, backlink hợp lý thì bài viết đã xuất hiện trên Google với từ khóa mong muốn.

Điều này dễ dàng đến mức, tầm 20 năm trước, từ khóa là điều mà tôi không bao giờ đếm xỉa khi làm nội dung. Chúng tôi chỉ tập trung vào nội dung phù hợp với độc giả của mình, và nó đã hiệu quả. 50.000 traffic cho mỗi tháng không qua quảng cáo đủ chứng minh cho điều ấy.

Ngày nay, thị trường bão hòa đến mức các website phải cạnh tranh với nhau từng chỉ số và tối ưu từng chi tiết nhỏ để hiển thị cao hơn trên Google. sEO ngày càng khó, tốn nhiều thời gian và tiền bạc để nhìn thấy kết quả, Neil Patel – một chuyên gia SEO nhận định như vậy.

Với freelancer và các giải pháp và nhỏ, điều này lại càng khó khăn hơn. Bởi một mặt, họ không đủ nguồn lực để chạy theo những thay đổi mới trong thuật toán Google; mặt khác, Google lại hào hứng với các thương hiệu lớn, nổi tiếng hơn.

Các thương hiệu lớn có nhiều thời gian, nguồn lực để tăng cường nhận diện thương hiệu trực tuyến, được nhắc đến trên truyền thông, tối ưu bằng AI để đem đến nội dung hoàn hảo, và thậm chí là được Google hỗ trợ khi thứ hạng họ giảm.

Ví dụ, bạn là chuyên gia tư vấn hướng nghiệp và muốn hiển thị điều ấy trên trang đầu Google. Lượng tìm kiếm từ khóa tư vấn hướng nghiệp mỗi tháng là 1.000, bạn cần trả khoảng 3.000 đ cho mỗi lần click khi chạy quảng cáo, và rất nhiều backlink bên cạnh nội dung chỉnh chu để cạnh tranh với vô vàn website khác đang cùng chạy từ khóa này.

Rõ ràng, SEO là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng tiết kiệm (bởi nó miễn phí), thông minh nhất (năng lực giải quyết đang được thể hiện), nhưng ngay cả với freelancer, điều này cũng chưa là đủ.

Content đang lỗi thời như thế nào?

Phương Anh là Leader Marketing của một công ty sản phẩm công nghệ, đối tượng là B2B. Chiến lược mà cô đưa ra mang tính dài hạn, và đem lại hiệu quả rõ ràng: traffic tăng khoảng 10.000 mỗi tháng, trên 50 từ khóa nằm trong trang đầu của Google.

Nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại không có. Lý do là bởi chiến lược của Phương Anh tập trung vào các con số nền tảng, tập trung vào các từ khóa chung nên đối tượng tiếp cận là người tìm kiếm thông tin chứ chưa có ý định mua hàng.

Phương Anh quyết định thay đổi, hãy tập trung vào chuyển đổi, cải thiện trải nghiệm trên trang và thêm nhiều CTA trong bài viết.

Tỷ lệ chuyển đổi vẫn không có gì mới.

Tiếp tục thay đổi, nay là từ cấp trên. CEO gửi email cho team Marketing vào lúc nửa đêm kèm chỉ dẫn: tăng tốc độ tải trang, thêm internal link, đặt tên hình và tiêu đề theo từ khóa…

Đó là một trò chơi đuổi bắt, Phương Anh chia sẻ, hôm nay bài viết đứng đầu trang thì mai rớt xuống vị trí 20. Điều ấy cuốn cả team vào những điều chỉnh liên tục, 8 tiếng mỗi ngày để thêm từ khóa, thay tiêu đề và thêm internal link để bài viết tăng thêm một bậc. Điều ấy rõ là vô nghĩa. CEO khi hạnh phúc, lúc lại thăng hoa theo thứ hạng, ông ấy dọa sẽ sa thải tất cả khi chúng tôi sót một chi tiết trong checklist SEO.

Nhưng điều buồn cười là, bất chấp nỗ lực và những điều chỉnh, nguồn traffic đổ về nhiều nhất là LinkedIn của ngài CEO, Có thể xem ông ấy là Influencer, bởi có rất nhiều follow trên mạng xã hội, và tương tác lớn kinh khủng. Chỉ tiếc là, ông ấy ít khi đăng bài.

Việc quá tập trung vào tiểu tiết khiến mọi người mất động lực và dần dần rời bỏ. Phương Anh cũng thế, ngay trước khi toàn team bị giải tán.

Hãy đối chiếu câu chuyện đó với một công ty khác, của Minh Ngọc.

Công ty mà Minh Ngọc đang làm không viết bài trên webiste, không gửi email đến tệp khách hàng tiêm năng. Họ làm video để truyền tải thông điệp. Đây rõ ràng là xu hướng, khi mọi người dần thích tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua hình ảnh, video thay cho bị động là con chữ.

Để bắt đầu, mọi người cùng thảo luận kịch bản và dựng video cho chúng. Cách thể hiện không mới (nhất là với hiện nay, khi xu hướng này đã quá phổ biến), nhưng vẫn hiệu quả bởi nội dung độc đáo.

Sau đó, họ dự định tổ chức hội thảo trực tiếp, nơi các chuyên gia cùng thảo luận. Nhưng Covid-19 đã dập tắt điều ấy, và làm bùng lên cơ hội khác – podcast. Đó là một thành công rực rỡ – một cách tự nhiên sau đại dịch. Đó là những gì họ đã làm và tạo nên thành công cho riêng họ.

Công ty của Minh Ngọc không có nhiều người follow trên mạng xã hội, nhưng nội dung truyền tải đúng cách và tiếp cận đúng người, đem lại hiệu quả như những gì họ muốn. Sau 2 năm, từ 7 khách hàng thì họ đã có trên 40. Giá dịch vụ sản phẩm cũng tăng từ 100.000 đồng mỗi tháng lên 250.000 đồng mỗi tháng và mọi người chấp nhận như sự cải thiện của dịch vụ.

Điều tạo nên khác biệt cho một chuyên gia về nội dung?

Đầu tiên, họ xác định thị trường ngách và khẳng định vị thế của mình ở đó. Người làm nội dung lại cạnh tranh với các từ khóa lớn.

Thứ hai, họ có quan điểm và không ngại tranh cãi. Người làm nội dung lại trình bày ưu và nhược điểm của một chủ đề và để người đọc quyết định.

Thứ ba, họ tạo ra cộng đồng. Còn người làm nội dung lại ám ảnh bởi con số.

Thứ tư, họ có tiếng nói và phong cách riêng. Còn người làm nội dung lại làm hài lòng thuật toán của Google bằng checklist SEO.

Cuối cùng, họ tạo ra tài sản trí tuệ hữu hình, như sách chẳng hạn. Và người làm nội dung thì viết blog để tạo ra backlink mới.

Nếu bạn đang làm việc chăm chỉ và muốn nhìn thấy kết quả từ sự chăm chỉ ấy, hãy tập trung vào dài hạn chứ đừng mong dành phần thắng nhanh chóng.

Hơn nữa, bạn đang phát triển kỹ năng để trở thành chuyên gia, hay là người làm nội dung?

Solopreneur là gì?

Nếu bạn là một người có ý tưởng kinh doanh và muốn thực hiện nó một mình, không cần sự giúp đỡ của đối tác hay nhân viên, bạn có thể được gọi là một solopreneur. Solopreneur là một từ ghép từ solo (đơn độc) và entrepreneur (doanh nhân), có nghĩa là một người tự thành lập và điều hành một giải pháp riêng của họ12.

Solopreneur là một thuật ngữ khá mới, ra đời từ những năm 19902. Hiện nay, có rất nhiều cơ hội cho những người muốn trở thành solopreneur, với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 3.6% hàng năm cho những người làm việc độc lập3. Theo một báo cáo, 82% người làm việc độc lập cho biết họ cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm việc một mình so với khi làm việc cho các công ty truyền thống3.

Solopreneur và Entrepreneur có gì khác nhau?

Solopreneur và entrepreneur đều là những người khởi nghiệp và chịu rủi ro của giải pháp, nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng:

Solopreneur tự làm tất cả. Entrepreneur phân công và quản lý. Trong một giải pháp truyền thống, bạn thường thấy có nhiều người đảm nhận các vai trò khác nhau, như kế toán, tiếp thị, bán hàng, sản xuất… Nhưng solopreneur phải tự mình thực hiện tất cả các công việc liên quan đến giải pháp của họ.

Solopreneur có giới hạn về sự phát triển. Entrepreneur tiếp tục xây dựng và mở rộng. Khi giải pháp của solopreneur phát triển, họ sẽ gặp phải nhiều thách thức về thời gian, nguồn lực và kỹ năng. Họ có thể thuê các nhà thầu hoặc cộng tác viên để giúp đỡ, nhưng không có nhân viên chính thức. Entrepreneur, ngược lại, sẽ tuyển dụng và đào tạo nhân viên để phát triển giải pháp của họ.

Solopreneur có ít quyết định hậu cần để đưa ra. Entrepreneur có rất nhiều. Khi solopreneur làm việc một mình, họ không cần lo lắng về các vấn đề như lương bổng, bảo hiểm, thuế, luật lao động, văn hóa công ty… Entrepreneur phải xử lý tất cả các vấn đề này khi quản lý một tổ chức.

Solopreneur có một mục tiêu duy nhất. Entrepreneur có thể có nhiều. Solopreneur thường tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất mà họ tin tưởng và đam mê. Entrepreneur có thể khởi nghiệp nhiều lần với nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau.

Một số ý tưởng kinh doanh cho Solopreneur

Nếu bạn muốn trở thành solopreneur, bạn có rất nhiều lựa chọn để bắt đầu kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số ý tưởng phổ biến:

Thương mại điện tử

Bạn có thể bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến thông qua các nền tảng như Shopify, WooCommerce, Lazada, Shopee… Bạn có thể tự sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, hoặc sử dụng các phương pháp như dropshipping hoặc print on demand3.

Làm việc tự do (Freelancer)

Bạn có thể cung cấp các dịch vụ chuyên môn của bạn cho các khách hàng trên toàn cầu thông qua các website như Upwork, Fiverr, Freelancer.com… Bạn có thể làm việc tự do trong các lĩnh vực như viết lách, thiết kế đồ họa, phát triển web, dịch thuật, biên tập video…3.

Tư vấn và huấn luyện

Bạn có thể chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm của bạn để giúp đỡ các cá nhân hoặc giải pháp trong các lĩnh vực như kinh doanh, tiếp thị, sức khỏe, giáo dục… Bạn có thể tạo ra các khóa học trực tuyến hoặc trực tiếp để huấn luyện khách hàng của bạn3.

Bán nội dung số

Bạn có thể sáng tạo và bán các sản phẩm số như sách điện tử, podcast, video, ứng dụng di động, game… Bạn có thể sử dụng các kênh như Amazon Kindle Direct Publishing (KDP), Spotify.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.