Thích Nhất Hạnh | Gieo trồng hạnh phúc (Chương 12)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 14 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

Trong đời sống hàng ngày, không có khi nào ta không thở nhưng thường thì ta quên là mình đang thở. Nền tảng căn bản của thực tập chánh niệm là đưa sự chú tâm của mình trở về với hơi thở vào và hơi thở ra.

Bát cơm trên tay ta là kết tinh của toàn thể vũ trụ.

Ăn cũng là một sự thực tập. Chúng ta nên cống hiến sự có mặt trọn vẹn của chúng ta cho mỗi bữa ăn. Ngay khi khất thực (lấy thức ăn) là chúng ta đã bắt đầu thực tập rồi. Trong khi lấy thức ăn, chúng ta ý thức rằng có rất nhiều yếu tố như mưa, ánh nắng mặt trời, đất đai, sự chăm bón của những người nông dân, những người nấu ăn… đã kết hợp với nhau để tạo nên bữa ăn tuyệt vời này. Kỳ thực, qua thức ăn, chúng ta có thể thấy được toàn thể vũ trụ đang góp mặt nâng đỡ cho sự tồn tại của chúng ta.

Có cơ hội để ngồi thưởng thức những món ăn ngon như vậy là một điều rất quý giá mà không phải ai cũng có được. Rất nhiều người trên thế giới đang bị đói khổ, thiếu thốn. Khi nâng bát cơm hoặc cầm miếng bánh mì trong tay, chúng ta biết rằng mình rất may mắn, do vậy ta gởi lòng thương xót đến tất cả những ai không có thức ăn để ăn, không có gia đình, bè bạn. Đó là một sự thực tập rất sâu sắc. Chúng ta không cần đến chùa hoặc nhà thờ để thực tập điều này. Chúng ta có thể thực tập ngay ở bàn ăn của mình. Ăn trong chánh niệm có thể tưới tẩm những hạt giống từ bi và hiểu biết trong ta, khiến ta phải làm một điều gì đó để giúp đỡ, nuôi dưỡng những người đói khổ, cô độc.

Thực tập

Ăn cơm chánh niệm là sự thực tập rất thiết yếu. Chúng ta hãy tắt truyền hình, đặt tờ báo xuống, hoàn tất những gì cần làm và cùng nhau sửa soạn bàn ăn trong năm, mười phút. Trong những phút này, có thể chúng ta rất hạnh phúc. Khi thức ăn đã được dọn lên bàn và mọi người đều ngồi xuống, chúng ta thực tập: Thở vào, tôi làm lắng dịu toàn thân. Thở ra, tôi mỉm cười, ba lần.

Rồi trong khi thở vào thở ra, chúng ta nhìn từng người để tiếp xúc với chính mình và tiếp xúc với mọi người đang có mặt trong bữa ăn. Chúng ta không cần đến hai giờ đồng hồ để nhìn mọi người. Nếu có sự lắng dịu bên trong thì chỉ cần một hoặc hai giây là đủ để chúng ta nhìn thấy bạn bè và mọi người trong gia đình. Nếu một gia đình có năm người thì chỉ cần khoảng năm hay mười giây là đủ.

Ngồi cùng với mọi người trong bàn ăn là cơ hội để hiến tặng cho nhau một nụ cười đích thực của tình thương yêu và sự cảm thông. Điều này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Phần quan trọng nhất của sự thực tập này là nhìn vào từng người và mỉm cười với người ấy. Nếu mọi người ngồi ăn chung với nhau mà không thể mỉm cười với nhau được thì rất nguy hiểm.

Sau khi thở và mỉm cười, chúng ta nhìn vào thức ăn để thực sự tiếp xúc sâu sắc với thức ăn. Thức ăn cho ta thấy sự liên hệ mật thiết giữa ta với đất trời. Mỗi miếng thức ăn đều chứa đựng mặt trời và Trái Đất cùng với nhiều yếu tố khác nữa mà chúng ta phải quán chiếu sâu sắc mới thấy được. Nhìn vào mẩu bánh mì, chúng ta có thể thấy và tiếp xúc được với toàn thể vũ trụ! Quán chiếu thức ăn vài giây trước khi ăn và ăn trong chánh niệm sẽ mang đến cho ta nhiều hạnh phúc.

Sau khi đã dùng xong, chúng ta dành một chút thời gian để ý thức là mình đã ăn xong, bát của mình bây giờ đã vơi, bụng mình đã no rồi. Chúng ta có thể dừng lại một vài giây để nuôi dưỡng niềm biết ơn của ta đối với thức ăn, nhờ thức ăn mà ta có thể tiếp tục đi trên con đường hiểu biết và thương yêu này.

Bát cơm đã vơi

Bụng đã no rồi

Bốn ơn xin nhớ

Nguyện sẽ đền bồi.

Thỉnh thoảng, chúng ta nên thực tập ăn trong im lặng với gia đình hoặc bè bạn. Ăn trong im lặng chúng ta sẽ thấy được sự quý báu của thức ăn, của những người chung quanh ta, cũng như thấy được sự tương quan mật thiết giữa ta với Trái Đất và muôn loài. Mỗi cọng rau, mỗi giọt nước tương, mỗi miếng bánh mì đều chứa đựng trong nó sự sống của cả hành tinh xanh và mặt trời. Với mỗi miếng thức ăn, chúng ta có thể nếm được ý nghĩa và giá trị của sự sống. Chúng ta có thể thiền quán về những loài động vật và thực vật, về công việc của những người nông dân hay quán chiếu về hàng ngàn trẻ em đang chết đói mỗi ngày vì thiếu thức ăn. Ngồi yên lặng với mọi người ở bàn ăn, chúng ta có cơ hội nhìn thấy nhau một cách rõ ràng và sâu sắc. Chúng ta mỉm cười để truyền thông với nhau bằng tình bằng hữu và tình thương yêu đích thực. Lúc mới bắt đầu ăn trong im lặng, có thể chúng ta thấy hơi lúng túng ngượng nghịu, nhưng khi đã quen, bữa ăn im lặng có thể mang đến cho ta nhiều bình an, niềm vui và tuệ giác. Vì vậy phải tắt truyền hình trước khi ăn. Thỉnh thoảng, chúng ta cũng nên tắt những cuộc trò chuyện để thưởng thức thức ăn và trân quý sự có mặt của người khác. Đồng thời, tắt cả đài NST (non-stop-thinking: suy nghĩ miên man không ngừng) của chính mình.

Tôi không khuyên quý vị ăn trong im lặng mỗi ngày. Nói chuyện cũng là một cách tốt để truyền thông với nhau. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt câu chuyện nào nên nói và câu chuyện nào không nên nói. Có những câu chuyện có thể làm chia rẽ nhau như khi ta nói về những hạn chế và yếu kém của người khác. Thức ăn mà ta đã chuẩn bị công phu sẽ không còn giá trị nữa nếu chúng ta cứ nói những chuyện như thế trong bữa ăn. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên nói những điều nuôi dưỡng, ý thức về thức ăn, về sự có mặt của nhau, chúng ta sẽ tưới tẩm và vun trồng nguồn hạnh phúc cần thiết để nuôi ta khỏe mạnh. Nếu chúng ta so sánh kinh nghiệm này với kinh nghiệm khi chúng ta nói về lỗi lầm của ai đó thì chắc chắn ý thức về một mẩu bánh mì trong miệng sẽ nuôi dưỡng chúng ta nhiều hơn. Nó mang sự sống đi vào ta và biến sự sống trở nên có thực.

Trong suốt bữa ăn, chúng ta không bàn luận về những đề tài có thể làm cho ta đánh mất ý thức về gia đình và thức ăn. Chúng ta nên cởi mở để nói lên những điều có thể nuôi dưỡng ý thức và hạnh phúc cho nhau. Ví dụ, nếu có một món ăn mà chúng ta rất thích, chúng ta có thể nhìn xem có ai khác cũng đang thích như ta không, hoặc có ai đó đang không thích không, chúng ta có thể giúp người đó trân quý món ăn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng với đầy tình thương hơn. Nếu có ai đó đang nghĩ về một điều gì khác như những khó khăn trong công việc hoặc với bạn bè mà không để ý đến những thức ăn ngon trên bàn, nghĩa là người ấy đang đánh mất giây phút hiện tại và thức ăn. Chúng ta có thể nói: Món này ngon quá phải không? Nói những điều tương tự như vậy, chúng ta sẽ kéo người kia ra khỏi những suy tư, lo lắng, đưa người đó trở về giây phút hiện tại để trân quý sự có mặt của chúng ta và thưởng thức những món ăn ngon. Như vậy chúng ta trở thành một vị Bồ Tát giúp người khác giác ngộ.

Trong các đạo tràng Mai Thôn, chúng ta thỉnh ba tiếng chuông trước mỗi bữa ăn và ăn trong im lặng khoảng hai mươi phút. Ăn trong im lặng, chúng ta ý thức trọn vẹn về sự nuôi dưỡng của thức ăn. Để yểm trợ không khí yên lặng của bữa ăn và giúp cho sự thực tập ăn cơm chánh niệm sâu sắc hơn, chúng ta sẽ không đứng lên ngồi xuống trong suốt thời gian ăn cơm im lặng. Sau hai mươi phút, hai tiếng chuông sẽ được thỉnh lên. Khi đó chúng ta mới đứng dậy hoặc trao đổi chuyện trò trong chánh niệm.

Năm lời quán nguyện khi ăn:

Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời, của muôn loài và công phu lao tác.

Xin nguyện ăn trong chánh niệm và với lòng biết ơn để xứng đáng thọ nhận thức ăn này.

Khi ăn, xin nhớ nhận diện và chuyển hóa những tâm hành tiêu cực, nhất là tâm hành tham lam. Xin tập ăn uống cho có chừng mực và điều độ.

Xin nguyện ăn như thế nào để nuôi lớn lòng từ bi, giảm thiểu khổ đau của muôn loài, bảo hộ được Trái Đất và chuyển ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu.

Vì muốn xây dựng tăng thân, nuôi lớn tình huynh đệ và thực hiện chí nguyện độ đời nên chúng con xin thọ nhận thức ăn này.

Quán chiếu về thức ăn một vài giây trước khi ăn và ăn trong chánh niệm có thể mang lại cho ta nhiều hạnh phúc. Ở các đạo tràng Mai Thôn, chúng ta sử dụng năm lời quán nguyện để nhắc nhở mình ý thức về thức ăn, thức ăn từ đâu đến và tác dụng của nó như thế nào.

Lời quán nguyện thứ nhất là ý thức rằng thức ăn của chúng ta đến trực tiếp từ đất trời, là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác của nhiều người, đặc biệt là những người đã chuẩn bị thức ăn hôm nay.

Lời quán nguyện thứ hai là chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng thọ nhận thức ăn này. Để xứng đáng thọ nhận thức ăn là ăn trong chánh niệm, nghĩa là ý thức về sự có mặt của thức ăn, trân quý và biết ơn thức ăn. Chúng ta không để đánh mất mình trong những lo lắng, sợ hãi và giận dữ về những gì thuộc về quá khứ hoặc tương lai. Chúng ta có mặt cho thức ăn bởi vì thức ăn có mặt cho chúng ta, đó là điều công bằng. Ăn trong chánh niệm, chúng ta sẽ xứng đáng với công lao của đất trời.

Lời quán nguyện thứ ba là ý thức về những tâm hành tiêu cực của chúng ta và không để cho chúng lôi kéo ta đi. Chúng ta cần học ăn như thế nào cho điều độ và chừng mực. Chúng ta chỉ lấy thức ăn vừa đủ. Quý thầy, quý sư cô, mỗi người đều có một chiếc bình bát gọi là ứng lượng khí. Chúng ta không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn chậm và nhai kỹ, thức ăn sẽ trở thành bổ dưỡng. Một lượng thức ăn đúng mức là lượng thức ăn giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe tốt nhất.

Lời quán nguyện thứ tư là về phẩm chất của thức ăn. Chúng ta nguyện chỉ ăn những thức ăn không gây độc hại cho thân thể và tâm thức chúng ta, chúng ta chỉ ăn những thức ăn có tác dụng làm lành mạnh thân tâm và nuôi dưỡng lòng từ bi. Đó là ăn chánh niệm. Đức Bụt đã dạy, nếu trong khi ăn mà ta làm tổn hại lòng từ bi thì cũng giống như ta đang ăn thịt những đứa con của mình. Vì vậy ta phải tập ăn uống như thế nào để nuôi sống được lòng từ bi trong ta.

Lời quán nguyện thứ năm là ý thức rằng chúng ta tiếp nhận những thức ăn này để thực hiện lý tưởng của mình. Đời sống chúng ta phải có ý nghĩa, ý nghĩa là giúp mọi người vơi bớt khổ đau và tiếp xúc được những niềm vui của cuộc sống. Khi chúng ta có lòng từ bi trong trái tim và biết rằng chúng ta có khả năng giúp được một người vơi bớt khổ đau thì cuộc sống của ta bắt đầu có ý nghĩa hơn. Thức ăn rất quan trọng đối với chúng ta và mang đến cho chúng ta rất nhiều niềm vui. Một người có khả năng giúp được cho nhiều người, đó là điều mà chúng ta có thể làm bất cứ ở đâu.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 01 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 02 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 03 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 04 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 05 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 06 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 07 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 08 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 09 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 10 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 11 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 12 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 13 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 14 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 15 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 16 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 17 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 18 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 19 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 20 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 21 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 22 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 23 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 24 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 25 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 26 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 27 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 28 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 29 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 30 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 31 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 32 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 33 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 34 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 35 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 36 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 37 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 38 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 39 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 40 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 41 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 42 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 43 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 44 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 45 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 46 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 47 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 48 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 49 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 50 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Edgar Allan Poe | Con bọ hung vàng

Edgar Allan Poe | Con bọ hung vàng

Edgar Allan Poe là nhà văn nhà viết kịch nhà phê bình nhà thơ Mỹ. Poe là ông tổ của thể loại truyện trinh thám và hình sự.

Thích Nhất Hạnh | Giận

Thích Nhất Hạnh | Giận

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.