Thích Nhất Hạnh | Gieo trồng hạnh phúc (Chương 22)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 7 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trong đời sống hàng ngày, không có khi nào ta không thở nhưng thường thì ta quên là mình đang thở. Nền tảng căn bản của thực tập chánh niệm là đưa sự chú tâm của mình trở về với hơi thở vào và hơi thở ra.

Trong một tăng thân hoặc một gia đình lớn, khó để biết được những gì đang xảy ra cho tất cả mọi người. Vì vậy, ở Làng Mai, chúng ta chế tác ra một pháp môn thực tập để xây dựng tăng thân, gọi là đệ nhị thân. Chính bản thân mình được gọi là thân thứ nhất và một người khác trong tăng thân hoặc trong gia đình là thân thứ hai (đệ nhị thân). Đệ nhị thân của ta sẽ chọn một người khác làm đệ nhị thân của người ấy và cứ thế tiếp tục cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng sẽ chọn người thứ nhất. Như vậy, mỗi người đều có một người để chăm sóc và mỗi người cũng đều được chăm sóc bởi một người khác.

Chăm sóc nghĩa là quan tâm và giúp đỡ đệ nhị thân của mình khi người đó bị bệnh, bị mệt mỏi vì làm việc quá sức hay bị phiền não quấy rầy trong tâm. Ví dụ như khi đi du lịch chung với nhau, chúng ta có trách nhiệm kiểm tra đệ nhị thân của mình để người ấy không bị bỏ lại. Khi tinh thần của đệ nhị thân sa sút, chúng ta phải tìm cách nâng đỡ. Khi đệ nhị thân của mình không vui, không thể cười nổi, chúng ta để tâm giúp cho người đó vui cười trở lại. Khi đệ nhị thân bị cảm, chúng ta có thể mang thức ăn và thuốc men đến cho người đó. Ở các đạo tràng Mai Thôn đều thực tập pháp môn đệ nhị thân, điều này đã nâng cao phẩm chất hạnh phúc khi sống chung với nhau. Mặc dù chăm sóc cho một người, nhưng bằng cách này chúng ta thấy được mình tương quan với tất cả mọi người trong tăng thân. Trong một gia đình đông người, thực tập pháp môn đệ nhị thân cũng đem lại kết quả tương tự.

Thực tập

Thân thứ nhất của ta chính là ta. Thân thứ hai (đệ nhị thân) của ta là một người khác mà ta sẽ chăm sóc như một thân rộng lớn hơn. Nếu bạn là đệ nhị thân của tôi, thì tôi là Người Chăm Sóc bạn. Mỗi người đều chọn một người để làm đệ nhị thân của mình. Người thứ nhất chọn người thứ hai làm đệ nhị thân, người thứ hai chọn người thứ ba làm đệ nhị thân và cứ tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng sẽ chọn người thứ nhất làm đệ nhị thân. Như vậy sẽ hình thành một vòng tròn đệ nhị thân. Chúng ta phải thấy mình tương quan với đệ nhị thân của mình như thể người kia là một phần của cơ thể mình mà mình muốn quan tâm và chăm sóc. Vì vậy, nếu đệ nhị thân của mình không khỏe thì chúng ta phải tìm cách làm thế nào để giúp đỡ người ấy như mang thức ăn cho người ấy, báo cho tăng thân biết là đệ nhị thân của mình bị bệnh. Nếu thấy đệ nhị thân của mình không hạnh phúc như trước thì chúng ta cần quan tâm, chăm sóc, hỏi han và quán chiếu để tìm cách giúp đỡ. Nếu cần vắng mặt trong các buổi sinh hoạt, chúng ta cũng phải cho người chăm sóc mình biết.

Người chăm sóc mình không phải là một nhân viên cảnh sát canh gác, theo dõi tất cả các sinh hoạt của mình. Trái lại, người đó quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho mình. Đến lượt mình cũng quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho đệ nhị thân. Nên nhớ rằng mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau, vì vậy chúng ta phải nhạy bén và thông minh để biểu lộ sự quan tâm của mình. Đôi lúc, chúng ta cần ân cần hỏi han tử tế, nhưng có khi, an trú nơi hải đảo tự thân với hơi thở ý thức lại là một sự nâng đỡ, yểm trợ tốt nhất cho đệ nhị thân của mình.

Chăm sóc đệ nhị thân là sự thực tập rất cụ thể giúp chúng ta có liên hệ mật thiết với nhau và nhận ra rằng chúng ta thực sự là những bộ phận của cùng một cơ thể. Mỗi người trong tăng thân đều có một đệ nhị thân. Như vậy, người mà đệ nhị thân của mình đang chăm sóc sẽ là thân thứ ba (đệ tam thân) của mình. Cứ như vậy, bằng cách chăm sóc cho đệ nhị thân, chúng ta sẽ chăm sóc cho toàn thể đại chúng.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 01 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 02 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 03 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 04 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 05 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 06 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 07 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 08 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 09 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 10 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 11 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 12 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 13 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 14 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 15 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 16 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 17 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 18 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 19 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 20 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 21 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 22 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 23 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 24 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 25 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 26 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 27 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 28 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 29 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 30 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 31 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 32 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 33 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 34 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 35 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 36 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 37 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 38 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 39 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 40 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 41 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 42 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 43 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 44 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 45 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 46 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 47 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 48 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 49 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 50 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi (Chương 16)

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi (Chương 16)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Thanh Tâm Tuyền | Vĩ tuyến

Thanh Tâm Tuyền | Vĩ tuyến

Thanh Tâm Tuyền (1936 – 2006) tên thật là Dzư Văn Tâm là một nhà thơ nhà văn người Việt nổi tiếng được biết đến với những cách tân thơ…

Tâm lý học của nhà ngoại cảm

Tâm lý học của nhà ngoại cảm

Có một nguyên nhân ẩn sau một màn trình diễn thú vị về trải nghiệm siêu nhiên mà tôi thường đưa vào các buổi nói chuyện công khai về tâm…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.