Tự tạo những khoảng lặng như một vị thiền sư
Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 4 phút đọc · lượt xem.
Tiếp theo loạt bài Sống và hành động như một vị thiền sư. Hôm nay @nhavantuonglai sẽ đem đến hai gợi ý tiếp theo, đó là tạo ra những khoảng lặng khi hành động. Và xây dựng nghi thức, ý nghĩa trong từng việc bản thân mình làm. Hai gợi ý này sẽ đem đến cho các bạn một cảm giác, đó là trọn vẹn và nhận thức ý nghĩa trong từng hành động.
Tự tạo những khoảng lặng khi hành động
Khoảng lặng ở đây không phải là khoảng thời gian chết khi ta làm việc. Mà lặng ở đây chính là sự tĩnh lặng, không vướng bận thêm một hành động nào. Hãy chắc chắn với nhau rằng bạn không thể liền mạch làm mọi thứ mà không có giây phút nghỉ ngơi. Một vị thiền sư cũng như thế, ông ấy hành thiền trong từng hành động. Và tu tập khi không làm gì. Bản thân những công việc, sự kiện tiếp nối ta nên để một khoảng nghỉ. Như đã chia sẻ trong một bài viết gần đây, nếu có làm trong một tiếng, hãy nghỉ ngơi trong năm phút. Năm phút ấy là thời gian để bản thân lấy lại sức, ổn định lại tinh thần trước khi thực hiện những điều nối tiếp.
Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy bắt đầu từ việc ý thức rằng mình sẽ không làm liền mọi điều. Xong một việc, hãy nghỉ ngơi một chút, một phút cũng được, miễn là có. Trong một chút ấy ta dành thời gian để chiêm nghiệm lại toàn bộ tiến trình đã làm trước đó. Ổn chỗ nào, sai ở đâu và cần hoàn thiện như thế nào. Tất nhiên rằng nhanh gọn sẽ không giải quyết được vấn đề. Nhưng khi bạn không làm gì nhiều, tự nhiên sức của bạn cũng sẽ không mất đi bao nhiêu. Nhưng chừng không bao nhiêu ấy, đủ để bạn lấy đà trước khi hành động với những điều tiếp theo.
Nếu bạn đã quen nhịp làm việc không ngơi tay. Hãy từ tốn và chậm rãi nghỉ từng chút một. Hãy quán chiếu toàn bộ quá trình, xem trong chừng ấy bạn có khi nào để thoải mái suy nghĩ và hành động một điều gì khác. Hãy dành một khoảng lặng trong thời điểm ấy để nghỉ ngơi và hồi phục tâm trí của chính mình.
Tạo ra một nghi thức trong từng hành động
Nếu bạn lưu tâm, sẽ thấy một điều rằng những hành động khi pha trà của một thiền sư, luôn như nhau trong mọi lúc. Ấy chính là nghi thức trong từng hành động của ngài. Nghe có vẻ khá… hình thức, nhưng nghi thức chính là cách để ta tạo nên thói quen và tư duy trong từng hành động. Hãy hiểu đơn giản rằng, khi ta đứng trước tượng Phật và quỳ lạy, tâm ta sẽ hướng Phật trước tiên. Điều ấy được một phần là bởi tâm ta hướng về Phật, nhưng phần khác nữa là thói quen là tâm thức. Ta định danh rằng cứ hướng về Phật bằng quỳ lại, ắt tâm ta sẽ phải hướng về Phật.
Nếu áp dụng điều này trong thực tiễn, khi ta áp một tư duy trong từng hành động. Thì những lần hành động tiếp theo tự bản thân ta sẽ bộc phát suy nghĩ và hành động như thế. Đó chính là hiệu quả và ý nghĩa của việc hành thành thói quen và tư duy của bản thân mỗi người.
Việc hình thành nên thói quen tạo ra nghi thức, sẽ giúp ta định hình tư duy trong từng hành động. Ví dụ như rằng nghe một bài hát khi học bài sẽ không hiệu quả bằng việt nhớ các chi tiết ấy bằng gõ bút. Bởi đơn giản rằng vào phòng thi không thể đeo tay nghe để nghe nhạc được. Còn nhẩm nhẩm bài hát chắc gì để tịnh tâm mà nhớ. Trong khi việc gõ bút nó gắn liền với từng kiến thức, thì việc truy ngược lại để ra kết quả là đơn giản hơn rất nhiều.
Hai thói quen trên đây là hai điều mà các vị thiền sư thường thực hành mỗi ngày. Khi bạn hành động và tác ý theo nó thì hiệu quả trong công việc lẫn đời sống sẽ được cải thiện và trọn vẹn hơn. Bên cạnh đó, việc hành động theo sẽ hạn chế những tác hại hay ảnh hưởng tiêu cực không đáng có. Sẽ giúp bạn học và trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống này được thuận lợi và thoải mái hơn.