Aldo Leopold | Niên lịch miền gió cát (Chương 11)

Niên Lịch Miền Gió Cát như một sự tổng hòa giữa lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh bằng ngôn từ và cả triết học. Bằng việc ghi chép lại những thay đổi của sinh vật tại khu trang trại ở Wisconsin.

 · 24 phút đọc.

Niên Lịch Miền Gió Cát như một sự tổng hòa giữa lịch sử tự nhiên, nghệ thuật miêu tả phong cảnh bằng ngôn từ và cả triết học. Bằng việc ghi chép lại những thay đổi của sinh vật tại khu trang trại ở Wisconsin.

Nếu được làm ngọn gió cơn gió vội vã thổi những nốt nhạc qua các kẽ ngô tháng Mười một.

Gốc ngô khẽ ngâm nga, những lớp vỏ ngô vút lên trời xanh trong lúc đong đưa nô giỡn, còn cơn gió thì cứ thế tăng tốc.

Trong đầm lầy, cơn gió để lại từng đợt sóng loang dài trên vũng bùn lầy cỏ rậm và lung lay rặng liễu phía xa. Một cái cây toan phản đối, chìa ra những cánh tay trụi lủi, nhưng chẳng có gì có thể cản đường cơn gió.

Trên bãi cát chỉ còn độc cơn gió hiện hữu, trong khi con sông trườn mình về phía biển. Mỗi búi cỏ thổi rạp lại vẽ nên những vòng tròn trên cát.

Tôi lững thững đi trên bãi cát về phía một thanh gỗ trôi dạt, ngồi xuống và lắng nghe tiếng hú hét của vũ trụ và tiếng từng con sóng nhỏ ì oạp vỗ bờ.

Sự sống đã biến mất khỏi dòng sông: tất cả những con vịt, con diệc, diều hâu đầm lầy, hay chim mòng biển đã tìm nơi trú ẩn khỏi cơn gió rét.

Giữa không gian ấy, tôi nghe thấy một tiếng chó sủa văng vẳng. Thật lạ là mỗi khi tiếng động đó vang lên thì cả thế giới lại dỏng tai nghe và đoán.

Chẳng mấy chốc tiếng động mỗi lúc một lớn: đó là tiếng quàng quạc của lũ ngỗng, tuy chưa nhìn thấy được nhưng đang trên đường đến đây.

Bầy ngỗng xuất hiện từ sau những quầng mây thấp: một bầy đoàn những con chim tả tơi, trồi lên ngụp xuống, thổi bạt hết bên này qua bên kia, tách ra xa rồi lại nhào vào nhau, nhưng vẫn cố gắng tiến lên bất chấp cơn gió đang ưu ái vật tay với từng đôi cánh vỗ phành phạch. Khi cả bầy chỉ còn là những chấm mờ trên nền trời, tôi nghe thấy tiếng kêu cuối cùng của chúng, những vệt dư âm cuối mùa hè.

Không gian phía sau thanh gỗ trôi dạt đã ấm lên rồi, vì những cơn gió đã đuổi theo bầy ngỗng. Và tôi cũng sẽ làm điều tương tự – nếu tôi được làm ngọn gió.

Chiếc búa trong tay Chúa ban cho và Chúa cũng lấy đi, nhưng Ngài không còn là người duy nhất làm việc đó. Khi một tổ tiên xa xôi nào đó của chúng ta phát minh ra cái xẻng, họ trở thành một người ban phát: giờ họ có thể trồng một cái cây.

Và khi đến lượt cái rìu ra đời, thì họ trở thành người lấy đi: giờ họ có thể đốn hạ cái cây. Bất cứ ai sở hữu đất đai, dù biết hay không biết, đều đã từng một lần đảm nhiệm công việc thiêng liêng của Chúa trời khi anh ta tạo ra rồi phá hủy những cái cây.

Các tổ tiên khác gần gũi hơn thì đã phát kiến ra các dụng cụ khác; tuy nhiên, nếu ta quan sát tỉ mỉ mỗi dụng cụ này, thì chúng chỉ là một hình thức tân tiến hơn, hay một phụ kiện đi kèm, của cặp đôi công cụ cơ bản rìu – xẻng. Chúng ta phân loại bản thân theo ngành nghề, mỗi ngành lại sử dụng một dụng cụ nhất định, hoặc bán chúng, hoặc sửa chữa chung, hoặc mài sắc chúng, hoặc đưa lời khuyên về cách vận hành chúng. Nhờ vào sự phân chia lao động này mà chúng ta tránh được trách nhiệm trong việc dùng sai bất cứ công cụ nào, ngoại trừ công cụ của riêng chúng ta. Nhưng trong các ngành thì có triết học là ngành duy nhất biết rằng, tùy vào mong muốn và suy nghĩ mà tất cả chúng ta thực ra sẽ sử dụng tất cả mọi công cụ có thể.

Triết học hiểu rằng con người quyết định xem việc sử dụng bất kỳ một công cụ nào là có đáng hay không, dựa trên cách họ suy nghĩ và điều họ mong muốn.

Tháng Mười một, vì rất nhiều lý do, trở thành tháng của lưỡi rìu. Tiết trời đủ ấm để mài rìu mà không bị cóng tay, nhưng đủ lạnh để thoải mái đốn cây. Các cây thân gỗ đã rụng hết lá, và ta có thể nhìn thấy rõ cách các cành nhánh đan xen vào nhau và cách chúng đã sinh trưởng trong suốt mùa hè. Nếu không có điểm nhìn quang đãng lên tận ngọn này, ta sẽ không chắc chắn liệu có cây nào cân đốn hạ vì lợi ích chung của cả khu đất hay không.

Tôi đã đọc nhiều định nghĩa về một người bảo tồn thiên nhiên; và cũng đã tự lên kha khá định nghĩa cho công việc này. Tuy vậy, tôi ngờ rằng định nghĩa tốt nhất của một người bảo tồn không được viết bằng cây bút mà là bằng lưỡi rìu. Đây là vấn đề liên quan đến suy nghĩ của một người trong lúc đốn cây, hoặc trong lúc quyết định xem cái gì cần đốn. Một người bảo tồn là người nhận thức một cách khiêm tốn rằng với mỗi nhát rìu, anh ta đang để lại chữ ký trên mảnh đất. Và các chữ ký thì hẳn nhiên đêu khác nhau khi viết bằng bút hay bằng rìu.

Tôi cảm thấy lúng túng khi phải phân tích những lý do đằng sau quyết định vung lưỡi rìu của mình, nhất là sau khi mọi sự đã ngã ngũ. Trước tiên, tôi không coi tất cả các cây đều sinh ra bình đẳng. Nếu một cây thông trắng và cây bu lô đỏ đang kèn cựa nhau, tôi sẽ luôn ưu tiên chặt cây bu lô thay vì cây thông. Tại sao vậy? Trước tiên, chính tay tôi đã cầm xẻng trồng cây thông trắng, trong khi cây bu lô kia đã lách qua hàng rào và tự bén rễ xuống đất. Lựa chọn thiên vị của tôi có thể giống như một người làm cha làm mẹ, nhưng đó không phải là tất cả câu chuyện, vì nếu cây thông trắng cũng là một hạt giống mọc hoang như cây bu lô thì thậm chí tôi còn ưu ái nó hơn. Vì vậy, tôi cần phải đào sâu kiếm tìm logic đằng sau sự thiên vị của tôi, nếu có.

Cây bu lô là một giống cây ngày càng mọc tràn lan trong thị trấn của tôi, trong khi các cây thông vốn đã ít nay lại càng trở nên khan hiếm. Vậy thì cỗ lẽ sự ưu ái của tôi là dành cho những giống loài yếu thế. Nhưng tôi sẽ quyết định ra sao nếu trang trại của tôi nằm xa hơn về phía bắc, nơi có bạt ngàn các cây thông và chỉ một nhúm nhỏ những cây bu lô thân đỏ? Tôi thú nhận tôi cũng không biết nữa, vì trang trại của tôi nằm ở đây.

Tuổi thọ của cây thông là cả một thế kỷ, trong khi tuổi thọ của cây bu lô chỉ bằng phân nửa. Liệu có phải tôi lo sợ rằng dấu ấn tôi để lại sẽ phai nhạt đi? Những người hàng xóm của tôi tuy chưa trồng cây thông nào nhưng lại có rất nhiều cây bu lô. Vậy thì có phải tôi đang hợm hĩnh vì mình có một khoảnh đất đặc biệt hơn họ? Cây thông thì xanh quanh năm, còn cây bu lô thì hết ca và rụng lá vào mỗi tháng Mười. Có phải tôi ưu ái những loài cây cũng chịu đựng được cơn gió đông như tôi? Cây thông là nơi trú ẩn của gà gô, nhưng cây bu lô lại là nguồn thức ăn cho chúng. Vậy thì phải chăng tôi coi trọng chỗ ngủ hơn là miếng ăn? Cây thông đáng giá mười đôla cho một nghìn gốc, còn cây bu lô chỉ đáng giá hai đô – la. Liệu có phải tôi là kẻ tham tiền? Tất cả những lý do giải thích sự thiên vị của tôi đều có chút trọng lượng, nhưng không cái nào trội hơn cái nào.

Thế là tôi thử lại lần nữa, và lần này có thể tôi sẽ gặp may mắn hơn.

Dưới gốc cây thông cuối cùng sẽ mọc lên một dải cây dương mai, cây thạch nam đơn hoa sống ký sinh, cây thạch nam hoa hồng sống cộng sinh, hay cây kim ngân song hoa; trong khi đó, dưới gốc cây bu lô thì giỏi lắm chỉ mọc lên được cây long đởm hoa hình lọ. Trong thân cây thông, một con gõ kiến đầu đội mũ cuối cùng sẽ khoan lỗ làm tổ, trong khi chỉ có loài gõ kiến lông xù nhỏ xíu thì mới chọn thân cây bu lô làm tổ. Gió sẽ rì rào thổi qua những tán thông và hát cho tôi nghe những ngày tháng Tư, trong khi cùng lúc đó thì cây bu lô sẽ chỉ trơ ra những cành khẳng khiu khô gầy.

Những lý do khả dĩ này có trọng lượng hơn, nhưng tại sao? Liệu có phải do cây thông kích thích óc tưởng tượng và hy vọng của tôi hơn là cây bu lô? Nếu quả đúng vậy, thì sự thiên vị này đến từ những cái cây hay từ chính tôi? Kết luận duy nhất mà tôi từng rút ra được, đó là tôi thương quý hết thảy các loài cây, nhưng tôi chỉ dành tình yêu cho các cây thông.

Như đã nói, tháng Mười một là tháng dành cho các lưỡi rìu. Cũng như trong tất cả các mối tình khác, việc thực hành sự thiên vị đòi hỏi kỹ năng.

Nếu cây bu lô mọc cao hơn và đứng về phía nam của cây nó sẽ che bóng ngọn thông vào mùa xuân và khiến cho những con mọt thông không đẻ trứng lên cây thông đó. Việc chen đua với cây bu lô chỉ là chuyện nhỏ so với loài mọt thông có khả năng ăn mòn chóp thông và khiến cây biến dạng.

Thật thú vị rằng sở thích tắm nắng của loài bọ này không chỉ quyết định việc duy trì nòi giống của nó, mà còn định đoạt cả hình dáng tương lại cho cây thông của tôi, kèm theo đó là thành công của tôi với tư cách một người thợ cầm rìu và xẻng.

Thêm nữa, nếu tôi đốn bỏ cây bu lô ngay trước thềm một mùa hè khô hạn, thì việc không phải tranh giành nguồn nước cũng sẽ chẳng thấm tháp gì so với lượng nhiệt gia tăng trong đất, và cây thông của tôi cũng sẽ chẳng may mắn gì hơn vì tôi đã ưu ái nó.

Cuối cùng, nếu các cành cây bu lô chà xát vào các chồi thông khi gió thổi, cây thông chắc chắn sẽ bị biến dạng. Trong trường hợp đó thì bất luận thế nào tôi cũng cần phải đốn hạ cây bu lô, hoặc tôi phải cắt tỉa các cành của nó mỗi mùa đông để cho chúng khỏi cọ quẹt vào chồi thông trong mùa hè.

Đó là những điểm lợi điểm hại mà một người cầm rìu phải tiên liệu, so sánh thiệt hơn, và quyết định một cách bình thản nhưng vững tâm rằng nhìn chung sự thiên vị của anh ta sẽ thực sự mang lại kết quả chứ không chỉ là những thiện chí sáo rỗng.

Trong trang trại của người cầm rìu có bao nhiêu giống cây thì anh ta có từng đấy thành kiến thiên vị trong đầu. Trong suốt những năm tháng đời mình, anh ta gán cho mỗi loài cây một chuỗi các đặc điểm làm nên tính cách của chúng, dựa trên cách anh ta phản ứng với vẻ đẹp cũng như mức độ hữu dụng của mỗi loài, hay cách chúng phản ứng với công sức lao động anh ta bỏ ra để nuôi dưỡng hay triệt tiêu chúng. Tôi luôn bất ngờ trước những tính cách đa dạng mà những người khác nhau gán cho cùng một loài cây.

Vì thế, có thể với tôi thì cây dương lá rung là một loài cây tốt tính vì nó vừa tô điểm cho tháng Mười vừa là nguồn thức ăn cho những con gà gô trong mùa đông, nhưng với một vài người hàng xóm thì nó chỉ là một thứ cây dại tầm thường, có lẽ vì nó mọc lan tràn mạnh mẽ trên những lô đất còn trơ gốc cây mà từ thời cha ông họ đã cố gắng phát quang. (Tôi không thể chế nhạo họ, vì chính tôi cũng đang khó chịu với đám cây du đang nảy mầm lăm le chiếm đất của những cây thông của tôi.) Một lần nữa, thông lá rụng là loài cây yêu thích thứ hai của tôi chỉ sau cây thông trắng, có lẽ vì nó gần như đã tuyệt chủng trong phạm vị thị trấn tôi ở (thiên vị dành cho kẻ yếu), hoặc có lẽ vì nó rải rác những chiếc là vàng kim lên bộ lông đám gà gô tháng Mười (thiên vị của người thợ săn), hoặc có lẽ vì nó làm chua đất và giúp nuôi dưỡng giống hoa lan hài, một trong những loài hoa lan lan xinh đẹp nhất trong vườn tôi. Mặt khác, những người trồng rừng đã loại trừ thông lá rụng ra khỏi danh sách vì tốc độ mọc quá chậm khiến cho nó không phải là lựa chọn kinh tế khi trả lãi suất thuê đất. Để chặn họng những ai muốn tranh cãi, họ đế thêm rằng loài thông lá rụng thường xuyên bị ong cắn lá (mặc dù từ đó đến nay những cây thông của tôi đã sống được năm mươi năm rồi, nên tôi sẽ để cho cháu tôi lo đến chuyện đó) Trong khi đó, các cây thông rụng lá của tôi vẫn tiếp tục lớn lên một cách đầy quyến rũ, khiến cho tinh thần tôi cũng theo thế mà nhẹ lên cao.

Đối với tôi, một cây cơm nguội đại thụ là loài cây tuyệt vời nhất, vì thời trẻ nó đã từng che mát cho đàn bò rừng và đeo một vòng thiên sứ kết từ những tổ chim bồ câu trên tán lá. Và tôi cũng thích cả một cây cơm nguội con nữa, vì mai đây nó sẽ kế nghiệp cha ông trở thành một cây đại thụ. Nhưng một bà nông dân (và theo đó là cả chồng bà ấy) thì thù ghét cây cơm nguội vì cứ đến tháng Sáu là những cây cái sẽ nở ra những cụm bông trắng bám đầy cửa sổ. Giáo lý thời hiện đại là đề cao sự thoải mái bằng mọi giá.

Tôi thấy mình có nhiều sự thiên vị hơn hết thảy những người hàng xóm bởi tôi có nhiều kỷ niệm cá nhân với nhiều loài cây mà họ gọi chung bằng một cái tên báng bổ: cây bụi. Vì thế nên tôi thích cây dây gối, một phần vì hươu, thỏ, và chuột rất ưa gặm nhấm những cành nhánh và lớp vỏ màu xanh và cũng một phần khác vì những quả dây gối màu anh đào đỏ hồng luôn rực rỡ ấm áp trên nền tuyết tháng Mười một. Tôi thích cây sơn thù du đỏ vì nó nuôi dưỡng những con chim cổ đỏ trong tháng Mười, và cây tần bì gai loài chim dẽ giun thường trú ẩn dưới tán lá đầy gai của nó để sưởi ấm. Tôi thích cây phỉ vì những bông hoa màu tím của nó làm tôi thêm yêu những ngày tháng Mười, cộng thêm những chùm hoa đuôi sóc của nó là nguồn thức ăn cho hươu và gà gô trong tháng Mười một. Tôi thích cây cà dược vì cha tôi cũng thích nó, và phần nữa vì cứ đến đúng ngày 1 tháng Bảy hàng năm là những con hươu sẽ bắt đầu ăn lá cà dược non (và tôi đã học cách tiên đoán chính xác sự kiện này cho các vị khách tới thăm). Làm sao tôi có thể không ưa một loại cây khiến cho tôi, một giáo sư tầm thường, có thể lột xác trở thành một nhà tiên tri tài ba mỗi năm chứ.

Ta có thể thấy rằng việc chúng ta thiên vị loài cây nào cũng có tính cha truyền con nối. Nếu ông của bạn mê trái cây mại châu, bạn cũng sẽ thích cây mại châu vì ông bạn dạy bạn điều đó. Ngược lại, nếu ông bạn vô tình đốt một khúc gỗ trong đó có lẫn nhành cây sơn độc và bị khói cây phả trúng người, bạn cũng sẽ ghét giống cây đó, bất luận cho những chiếc lá đỏ rực của nó khiến bạn mãn nhãn thế nào mỗi độ thu về.

Ta cũng có thể thấy rõ rằng việc chúng ta ưu ái các loài cây khác nhau cũng thể hiện không chỉ ngành nghề mà còn cả thú tiêu khiển với sợi dây M ngăn cách mong manh giữa các loài cây ta ưu tiên cho công việc hay sở thích. Người nông dân thích săn gà gô hơn vắt sữa bò sẽ không chán ghét cây táo gai, cho dù nó có xâm lấn vào cánh đồng chăn thả của anh ta. Thợ săn gấu trúc Bắc Mỹ sẽ không ghét bỏ cây gỗ đoạn, và tôi biết những người săn chim cút cũng không oán ghét gì cây cỏ phấn hương, mặc dù hàng năm họ đều khổ sở vì dị ứng phấn hoa. Sự thiên vị của chúng ta là một mục lục nhạy bén về tâm tư tình cảm, sở yêu sở ghét, lòng trung thành cũng như sự hào phóng, cũng như cách chúng ta giết thời gian mỗi cuối tuần.

Dù sao đi nữa, tôi vẫn hài lòng với việc cầm rìu lên mỗi cuối tuần trong tháng Mười một.

Một pháo đài kiên cố ỗi khu rừng gỗ trong các trang trại, bên cạnh việc cung cấp gỗ, chất đốt, và cột chống thì cũng nên mở ra cơ hội cho giáo dục khai phóng.

Những mùa gặt kiến thức này không bao giờ thất bát, nhưng ít khi có cơ hội được thu hoạch. Ở đây tôi muốn ghi lại những bài học tôi đã thu lượm được từ chính khu rừng gỗ của mình.

Ngay sau khi tới mua khu rừng này một thập kỷ trước, tôi nhận ra mình đã mua không chỉ vô số loại cây mà còn cả từng ấy loại dịch bệnh trên cây.

Khoảng rừng lấy gỗ của tôi chi chít những mầm bệnh có thể điểm mặt kể tên trên mọi cây thân gỗ. Tôi bắt đầu ước rằng Noah đã để lại đám dịch bệnh cây cối phía sau khi ông đưa muôn loài lên con thuyền của mình.

Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng chính những dịch bệnh này đã biến khu rừng của tôi thành một pháo đài kiên cố, không có đối thủ trên toàn hạt.

Khu rừng của tôi là đại bản doanh của một dòng họ gấu trúc Bắc Mỹ, trong khi chúng hiếm khi xuất hiện trong các trang trại hàng xóm. Một ngày Chủ nhật tháng Mười một, sau một tôi đã hiểu lý do tại sao. Vết chân còn mới nguyên của một thợ săn gấu trúc và con chó săn dẫn đến một thân cây thích đã bật rễ gần nửa, và dưới rễ cây là nơi con gấu trúc của tội đang trú ẩn. Những cội rễ ngoằn ngoèo đóng băng lởm chởm đến độ không thể chặt được và cũng quá cứng để có thể đào lên. Thêm vào đó, có quá nhiều lỗ dưới gốc cây để hun khói đuổi con gấu trúc ra. Người thợ săn đã phải ra về tay trắng vì một loại nấm bệnh đã làm suy yếu rễ cây thích. Cái cây, bị quật ngã phân nửa sau một cơn bão, tạo nên một pháo đài bất khả xâm phạm cho họ nhà gấu trúc Bắc Mỹ. Nếu không có căn hầm chống đạn này, đàn gấu trúc trong rừng của tôi sẽ bị thợ săn càn quét dần mỗi năm.

Khu rừng của tôi cũng là nơi cư ngụ của một tá gà gô cổ khoang, tuy nhiên trong những mùa tuyết rơi dày thì chúng lại di cư sang bên rừng nhà hàng xóm để tìm chỗ trú ẩn tốt hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn có được một số lượng bình ổn gà gô trong rừng của mình vì ở đó luôn có sẵn những thân cây sồi bị những cơn bão mùa hè quật ngã. Mỗi thân cây đổ trong mùa hè vẫn còn nguyên cành lá khô, và giữa những trận tuyết rơi thì chúng trở thành nhà cho một con gà gô. Lớp phân gà quanh thân cây cho thấy mỗi con gà gô đã cư trú, kiếm ăn, và rong chơi suốt mùa bão tuyết trong khuôn viên hạn hẹp của tán cây sồi rậm rạp, nơi nó được che chở khỏi gió rét, cú, cáo, và thợ săn. Lá sồi khô ngoài việc tạo lớp che chắn, vì lý do lạ lùng nào đó, còn là món ăn ưa thích của gà gô.

Tất nhiên, những cây sồi bị đổ này đều là cây bị bệnh. Nếu không có loại bệnh dịch này, rất hiếm cây sồi sẽ đổ, và kéo theo một số lượng cũng ít các con gà gô trú ẩn quanh thân cây.

Các cây sồi bệnh cũng cung cấp một nguồn thức ăn khoái khẩu cho loài gà gô: vú lá sồi. Vú lá sồi, hay mụn sồi, là một khối u mọc ra từ các cành non đã bị một con ong bắp cày vú lá trong lúc còn đang tươi xanh mọng nước. Cứ mỗi tháng Mười là các con gà gô trong rừng của tôi lại chén no nê các vú lá sồi này.

Cứ mỗi năm, những con ong rừng lại trám đầy các thân sồi rỗng của tôi bằng những tầng mật, và cứ mỗi năm những gã hành nghề ăn trộm mật ong lại nẫng tay trên của tôi. Lý do một phần là bởi bọn họ khéo léo hơn tôi trong việc lần ra các cây có ong mật, và một phần vì họ dùng lưới bảo vệ, vì thế có thể thu hoạch mật trước khi bầy ong bắt đầu ngơi tay vào mùa thu. Nhưng nếu không phải vì bệnh thối lõi thì sẽ không có thân cây sồi rỗng nào để cho bầy ong trang hoàng bằng những lớp tổ ong đầy mật ngọt.

Vào đợt cao điểm trong mùa sinh sản, khu rừng của tôi luôn phải chịu nạn dịch thỏ. Chúng ăn vỏ và cành của hầu hết các loại cây và bụi rậm mà tôi muốn kích cho phát triển, trong khi lại ngó lơ tất cả các loại mà tôi muốn dẹp bỏ bớt. (Khi người thợ săn thỏ trồng một rừng thông hay một vườn cây ăn trái, thì đám thỏ biến thành một loài gây hại thay vì con mồi cho cuộc đi săn.) Mặc dù là giống ăn tạp, loài thỏ theo cách nào đó lại là một kẻ rất sành ăn. Chúng luôn ưa chuộng các cây thông, cây thích, cây táo, hay cây dây gối do tự tay người trồng, hơn là một cây mọc dại. Chúng cũng nhất quyết đòi hỏi những món sa – lát nhất định phải được tẩm ướp trước khi ăn. Bằng chứng là chúng không hề đụng đến những cây sơn thù du đỏ đến khi các cây này bị bệnh vẩy vỏ sò. Lớp vỏ cây sau đó trở thành một món hảo hạng được tất cả các con thỏ xung quanh ngốn ngấu.

Một bầy tầm một tá con chim bạc má sinh sống suốt năm trong khu rừng của tôi. Vào mùa đông, tiếng rìu chặt các cây bệnh hay cây chết là tiếng kẻng báo giờ cơm của bộ tộc chim bạc má này. Chúng nấp trong lùm cây để chờ đến khi các thân cây đổ xuống, chỉ trỏ bàn tán một cách xấc xược về tiến độ lao động chậm chạp của chúng tôi. Khi thân cây cuối cùng cũng đổ và những chiếc nêm bổ dọc hé lộ phần ruột cây, những con bạc má đeo khăn ăn lên và nhào vào bữa tiệc. Mỗi mẩu vỏ cây chết với chúng là món sơn hào hải vị gồm trứng, ấu trùng, và nhộng. Với chúng, mỗi lõi gỗ bị kiến đào đều căng đầy mật ngọt cao lương. Chúng tôi thường tựa một khúc cây vừa mới cắt vào một cây gần đó chỉ để nhìn lũ chim háu ăn mổ rỉa đống trứng kiến. Việc biết rằng chúng tôi hay lũ chim cũng đều tìm kiếm nguồn sống và sự chở che từ mùi hương nồng nàn của những thanh gỗ sồi mới bửa khiến một ngày lao động có phần nhẹ nhàng hơn.

Nếu không phải vì lũ côn trùng phá phách và đám bệnh dịch, thì hẳn lũ chim bạc má sẽ không kéo đến kiếm ăn và khiến khu rừng của tôi thêm phần rộn ràng sinh động trong mùa đông.

Rất nhiều sinh vật khác trong tự nhiên cùng sống nhờ vào dịch bệnh trên cây. Những con gõ kiến đầu mào đẽo đục các thân cây thông còn sống để moi móc từ lõi cây bị bệnh ra những con đuông thông béo ú. Những con quạ và chim giẻ cùi lẩn trốn đám cú vằn trong lòng một thân gỗ đoạn rỗng ruột; nếu không nhờ có cái cây bệnh này thì những khúc nhạc réo rắt ban chiều của chúng hẳn đã sớm tắt ngấm. Bầy vịt Carolina làm tổ trong những thân cây rỗng, và cứ mỗi tháng Sáu là một bầy vịt con non tơ lại lẫm chẫm chào đời gần đầm lầy trong rừng của tôi. Hộ khẩu thường trú của tất cả các con sóc đều phụ thuộc vào sự cân bằng giữa một cái lỗ sâu khoét trên thân cây và những tế bào vỏ cây cố gắng đóng miệng vết thương hở này lại.

Con sóc đóng vai trọng tài bằng cách gặm bớt phần vỏ cây đang nhăm nhe che phủ phần cửa ra vào nơi cái hốc nó đang trú ngụ.

Nhưng kho báu thật sự trong khoảng rừng bệnh tật của tôi chính là con chim chích vàng mỏ đen (prothonotary warbler). Nó làm tổ trong cái tổ cũ của con gõ kiến, hay các lỗ sâu nhỏ trên một thân cây đổ bắt ngang dòng suối. Bộ lông vàng pha xanh của nó ánh lên giữa nền rừng ảm đạm mục nát là minh chứng cho việc những thân cây chết lại thổi sinh khí vào các loài vật sống, và ngược lại. Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ về sự thông thái ẩn trong sắp đặt này của thiên nhiên, hãy cứ ngắm nhìn con chim chích vàng mỏ đen.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 01 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 02 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 03 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 04 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 05 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 06 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 07 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 09 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 10 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 11 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 12 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 13 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 14 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 15 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 16 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 17 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 18 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 19 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 20 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 21 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, chương 22 tại đây.

Đọc Niên lịch miền gió cát, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thu Giang | Để trở thành nhà văn

Thu Giang | Để trở thành nhà văn

Thu Giang là hiệu của Nguyễn Duy Cần một học giả nhà văn nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20.…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.