Thực hành cầu nguyện để làm gì?
Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 5 phút đọc.
Cầu nguyện là cách thực hành tâm linh đơn giản và gần gũi nhất. Dường như ở tôn giáo nào, cầu nguyện cũng là cách để tìm kiếm sự kết nối và sẻ chia với đấng tối cao trong tín ngưỡng của mình. Sự đẹp đẽ của hình thức này là như thế nào? Và ta nên cầu nguyện như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cầu nguyện là gì?
Cầu nguyện là hành vi thực hành nghi lễ tâm linh. Bằng cách chắp hai tay lên trước ngực, mắt ngước lên tượng Chúa, tượng Phật hoặc vị thần mình đặt niềm tin. Mắt khép hờ, tâm tĩnh lặng và suy nghĩ về điều mình muốn trình bày. Điều trình bày ở đây có thể là nỗi lòng muốn sẻ chia với Chúa với Phật. Những điều ấy vốn bản thân cảm thấy khó khi chia sẻ với người khác, hoặc bản thân chưa sẵn sàng. Niềm tin lúc ấy đặt vào đấng tối cao trước mặt để nguyện cầu. Nếu điều trình bày là ước nguyện. Nó phải xuất phát từ tâm và mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Nhưng cũng không làm phương hại đến người khác.
Giữa những giải pháp phức tạp về mặt hình thức và tiêu tốn vật chất (nghi lễ, thờ cúng…) thì cầu nguyện thể hiện sự đơn giản và chân phương khi hành động. Hành động này óc thể thực hành ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh và hình huống nào. Chỉ cần tâm hướng thiện và có tâm tư cần nói thì có thể tác ý thực hiện ngay lập tức.
Cũng bởi không giới hạn hoàn cảnh và tình huống. Nên cũng không cần phải có một hình tượng vật chất của đấng tối cao trước mặt mới có thể cầu nguyện. Có đôi khi ta chỉ cần đứng ở một nơi bất kỳ, tâm tự phát ý mà mong cầu nguyện. Thế thì cứ thực hành ngay tại ấy thôi. Nói như vậy để hiểu rằng, chính sự thành tâm mới tạo nên ý nguyện và hướng thiện trọn vẹn. Chứ không phải cao sang hình thức đủ đầy mới hay.
Cách cầu nguyện đúng và phù hợp
Tuy cầu nguyện là một hành động cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể thực hành theo. Nhưng hãy chú ý những điều sau để quá trình thực hành diễn ra trọn vẹn và đủ đầy ý nghĩa.
Trong Kinh thánh, có câu Khi cầu nguyện, anh em đừng lặp đi lặp lại. Câu ấy có nghĩa rằng, khi cầu nguyện phải xuất phát tự tâm. Từ tâm mà ra chứ không phải học thuộc lòng hay nhẩm đọc từng ý một. Cũng đừng hoang mang hay lo sợ mình đọc sai hay thiếu. Hãy tập trung ý định vào mục đích của sự cầu nguyện – bản thân đang mưu cầu điều gì? Để từ đó mà phát ý ra bên ngoài, để trao nguyện ước của chính mình cho đấng tối cao được rõ. Tiếp nữa, hãy giữ tâm sáng, không mưu cầu điều khổ đau hay gây phương hại đến người khác. Cốt lõi của sự cầu nguyện ấy chính là tâm sáng và lương thiện
Tiếp theo, tùy vào tôn giáo đang thực hành. Mà bản thân mỗi người sẽ hướng lên đấng tối cao của mình để nguyện cầu. Nên hiểu rằng, sự cầu nguyện ở đây cốt lõi là để tâm được an lành. Có thể rằng đấng tối cao của mình chưa thể hiện thực ngay lời nguyện, nhưng hãy luôn tin rằng nếu đủ tâm và sự chân thành. Thì không sớm cũng muộn nó sẽ thành hiện thực và đạt được hiệu quả như mong cầu.
Sự đẹp đẽ của cầu nguyện
Khác với những hình thức thực hành tâm linh khác. Cầu nguyện có được sự trọn vẹn trong tâm thức và chân thành trong hành động. Khi thực hành, người ta không phải chuẩn bị hay đầu tư công sức để mua sắm, chuẩn bị đủ đầy hình thức để tỏ lòng thành kính. Mỗi người khi hành động, chỉ cần giữ sự thiện lương và an lành trong tâm hồn để hướng về cõi bề trên. Chính sự giản dị ấy tạo nên nét đẹp trong việc cầu nguyện, nó đưa sự cầu nguyện trở về đúng bản chất của nó: hướng niềm tin của bản thân của mình lên Đấng tối cao.
Cầu nguyện không đơn giản chỉ là bày tỏ mong ước đến thần linh trên cao. Mà nó còn là cách để giao tiếp và sẻ chia những vấn đề của chính mình đến với họ. Cho nên, hãy luôn giữ thói quen cầu nguyện, như thói quen chia sẻ mọi điều của mình cho người khác được biết. Có như vậy, bạn sẽ thấy thoải mái để đón nhận mọi điều hơn.