Cân bằng đời sống tinh thần và công việc thông qua chánh niệm

Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.

 · 9 phút đọc.

Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.

Trong cái hành trình sống mỗi ngày của mỗi người, biết bao người phải dừng lại bởi những áp lực và thử thách. Học cách buông bỏ là một điều hay khi ta cảm thấy mọi điều là không phù hợp. Nhưng buông quá sớm thì liệu đã đủ thời gian để định hình mọi điều là phù hợp hay chưa? Vậy làm thế nào để vừa có thể đối phó với những áp lực và thử thách trong công việc mỗi ngày. Nhưng không đánh mất đi chính bản ngã của bản thân? Hãy tìm đến sự chánh niệm trong tâm hồn. Điều chân lý giản dị này sẽ giúp ta rất nhiều trong những lúc khó khăn của công việc.

Sự mệt mỏi mang tên áp lực của cuộc sống

Khi các công ty nhận ra sức cạnh tranh phụ thuộc vào tính hiểu biết và tìm tòi những cái mới, phát triển tối đa nguồn lực trong nội tại để phát triển ra những sản phẩm chất lượng để cạnh tranh với bên ngoài. Một công ty yếu kém là một công ty có tâm thế chấp nhận những thành công trong thời điểm hiện tại, mà quên đi sự vận động và phát triển không ngừng ngoài kia. Sự yếu kém này đến từ cái tôi chiến thắng, rằng vô ngã là độc tôn, ta là duy nhất và sự ưu thế trong thời điểm hiện tại là tuyệt đối. Mà quên đi những vấn đề trong sản phẩm cần khắc phục, những hệ quả xấu từ nhân sự cần cải thiện. Thì không sớm cũng muộn công ty ấy sẽ rơi vào vòng xoáy của sự bất ổn và thất bại.

Con người cũng vậy, nếu cho rằng những thương tổn trong bản thân sẽ tự hàn gắn, những áp lực của cuộc sống là tất yếu. mà quên đi ngưỡng giới hạn của sự chịu đựng. Quên đi nốt có những vết thương sẽ không bao giờ lành. Thì chính con người ấy, bản ngã ấy rồi một ngày sẽ gục ngã như ngọn đèn trước nến bởi một cơn gió nhẹ nhàng lướt qua.

Có những người cảm thấy rằng, sếp hôm nay giao quá nhiều việc. Nhưng không dám kêu la phản ứng, bởi vì rằng sợ đánh giá thấp năng lực, sợ rằng mình chưa làm tới sức mà đã chùn bước, và sợ rằng đấy là điều tất yếu khi làm việc. Để rồi nhận lấy điều gì? Hết lực cố gắng để nhận lấy một lời khen sáo rỗng. Tay chân rã rời mỗi ban chiều khi bước về nhà mà chẳng hỏi xem liệu sống như vậy có là đáng. Và tự trong tâm chẳng thấy chính mình trưởng thành ngày qua ngày, mà chỉ thấy sự bí bách và ngột ngạt muốn trút hết mọi muộn phiền lên người khác. Như vậy có đáng và có phải cho một cuộc sống hay không? Thật nó chẳng đáng chút nào.

Có những người cảm thấy rằng, bản thân hôm nay làm việc mà chẳng có chút nào là động lực, làm như một chiếc máy để tìm cảm giác thân thuộc. Và rồi một ngày không xa nhận ra những tháng ngày mới trôi qua là vô nghĩa, là mình đã làm một điều chẳng thân thuộc và chẳng khiến bản thân mình trọn vẹn niềm vui. Sự cố gắng ấy liệu có phải là đáng, khi những nỗ lực vắt óc suy nghĩ, tay chân cuồn cuộn để nhận lấy một chút thành quả. Nhưng thành quả ấy không đem lại một giá trị nào cho bản thân?

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm là một khái niệm thuộc giáo lý Phật giáo. Hiểu một cách đơn giản, đó là năng lượng ta có được khi tập trung vào tâm thức khi thực hiện một điều gì đó trong cuộc sống. Khi đối mặt với sự nhiễu nhương và những thách thức trong cuộc sống, thì chánh niệm là điều cần thiết để níu sự an định trong tâm hồn. Bởi lẽ chính sự tĩnh tại, và thấu hiểu cảm xúc của chính mình, sẽ giúp mỗi người mỗi ngày nhận ra những thương tổn và học cách hàn gắn nó trong tâm hồn.

Chánh niệm là đầu tư cơ bản nhưng mang tính cốt lõi, để ta có được niềm vui khi thực hành công việc mỗi ngày. Bởi nó không chỉ đem đến sự tập trung cao độ lúc làm việc, mà còn giải thoát tâm hồn khỏi những uẩn ức buồn đau của sự mệt nhọc và áp lực.

Để biết một người có được sự chánh niệm khi làm việc hay không. Hãy quan sát sự tập trung của họ khi đang chuyên tâm làm một điều gì đó. Nếu chỉ tập trung đơn thuần, sự căng thẳng được thể hiện cực kỳ rõ ràng qua nét mặt và cử chỉ. Những lúc ấy, chỉ cần một tác động nhẹ từ bên ngoài, đơn giản là một câu hỏi han từ đồng nghiệp, hay một sai sót nhỏ khi xử lý cũng sẽ làm bản thân người ấy bùng phát lên một cơn giận dữ mà lòng kiếm chế, hoặc tạo thêm những rối loạn mà bản thân họ không thể nào kiểm soát được. Sự giận dữ lúc ấy là không đáng, vì nó thể hiện rằng bản thân đang quá rối loạn và khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Và liệu với cảm xúc của mình còn không thể kiểm soát được một cách trọn vẹn, thì công việc liệu có thể kiểm soát được phần nào hay là không? Có thể là có, nhưng chắc chắn là không bền bỉ và dài lâu.

Còn một người có được sự chánh niệm khi làm việc. Thì cái năng lượng người ấy tỏa ra vô cùng dễ chịu. Sự dễ chịu ấy đến từ việc kiểm soát hoàn cảnh, và thấu hiểu tình huống đang gặp phải. Cũng như soi chiếu được bản thân đứng ở đâu trong hoàn cảnh ấy để chấp nhận và quán chiếu sự thay đổi trong tâm hồn mỗi lúc có đổi thay. Sự thấu hiểu mà chánh niệm đem lại khi làm việc, sẽ giải tỏa những ức chế của bản thân. Bởi thành quả của chánh niệm, là sự an lạc sẵn trong nội tại mỗi người, và tìm kiếm sự an lạc ấy trong hoàn cảnh và công việc gặp phải.

Không có được sự chánh niệm cần thiết trong công việc, ta cảm thấy khó thỏa mãn với những giá trị mà bản thân thu được. Bởi ta không hiểu được chính mình đang mưu cầu cụ thể là điều gì, chỉ mong mỏi tìm kiếm và thử sai những điều ta có thể thử. Nhưng đời người vốn đã vô thường, ta biết được liệu ngày mai có quá ngắn ngủi để cố để thử hết mọi điều có thể thử? Khi chúng ta làm việc, tức chúng ta đang đi tìm và trải nghiệm mục đích sống của bản thân.Nhưng cũng chính nó lại đem đến những muộn phiền và khổ đau. Thì ta sẽ ôm ấp những muộn phiền ấy, hay sẽ chạy trốn, hoặc tìm cách để dần buông bỏ?

Chánh niệm là cách hữu hiệu để ta có thể hiểu những sự đau khổ, có thể chuyển hóa nó thành những năng lượng tích cực. Để có thể chữa lành và biến chuyển những điều ấy thành năng lượng tích cực, nuôi sống tâm hồn và phát triển trí lực ngày một tinh anh và thiện lương hơn.

Tìm kiếm sự chánh niệm khi làm việc như thế nào?

Chánh niệm đến với ta không phải bằng cách đọc kinh, tâm niệm Phật mỗi giây mỗi phút khi đang làm việc. Mà nó đòi hỏi sự đầu tư một trăm phần trăm tâm ý vào hành động. Rót một cốc nước, ta chuyên tâm nhìn dòng nước chảy một trăm phần trăm. Cầm cây bút lên để viết, ta nắn nót từng chữ nghĩa một trên giấy, thưởng thức mùi thơm của giấy mới, mùi tươi của mực khi lăn trên giấy. Sự chuyên tâm trong từng hành động, sẽ giúp ta nhìn thấy cốt lõi và vẻ đẹp của những điều ấy mọi lúc mọi nơi.

Đừng nghĩ rằng với những điều đơn giản thì nó luôn là tầm thường. Nếu ta không thể tập trung cho những điều thật nhỏ bé, thì khó vô cùng khó để ta học cách làm những điều lớn lao hơn thế. Hãy xem mọi điều ta thực hành khi làm việc, là một bước để hành thiền. Thiền không chỉ là việc ta nhắm mắt để tâm được tĩnh lặng, mà nó là cách để quán chiếu tâm hồn mỗi lúc làm một điều gì khác. Khi ta chánh niệm trong từng hơi thở và từng hành động, ấy cũng là lúc ta đang hành thiền mỗi giây mỗi phút.

Trách nhiệm khi thực hành công việc là điều thiết yếu. Thành công khi thực hành công việc là một điều tất yếu. Nhưng đừng vì những điều ấy mà ta bỏ qua sự chánh niệm, để mưu cầu một điều cuốn hút hơn. Những tạp niệm sẽ là áp lực để ta hối thúc chính mình làm mọi điều nhanh hơn. Nhưng khi ấy tâm ta không thể tĩnh, không thể lặng để quán chiếu từng hành động, thì làm sao nhìn thấy được vẻ đẹp của nó, sao có thể soi thấu bản chất của nó để làm mọi thứ trở nên trọn vẹn hơn.

Đức Phật từng căn dặn rằng, Quá khứ thì đã qua rồi, tương lai lại chưa đến. Ta chỉ thực sự sống trong giây phút hiện tại. Nếu ta quên đi rằng ta đang sống và trải nghiệm trong khoảnh khắc hiện tại, thì cũng đồng nghĩa rằng ta đang để những giây phút trôi qua là trôi vào vô nghĩa. Năng lượng của sự chánh niệm giúp ta ý được được sự hữu hình của bản thân và sự màu nhiệm của những điều ta thực hiện hằng ngày. Học cách thực hành chánh niệm, cùng là học cách kết nối thế giới tâm thức để tìm kiếm những điều khiến ta hạnh phúc.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Hiểu về trái tim | Chương 24

Hiểu về trái tim | Chương 24

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Thiền nam chỉ tập | Chương 02

Thiền nam chỉ tập | Chương 02

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Tuyển tập sách của Nguyễn Ngọc Tư

Tuyển tập sách của Nguyễn Ngọc Tư

Cánh đồng bất tận bao gồm những truyện hay và mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đây là tác phẩm đang gây xôn xao trong đời sống văn…

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 33

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 33

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Giận | Chương 05

Giận | Chương 05

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.