Đạo phật ngày nay | Chương 03

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.

 · 14 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trước hết tôi xin phép được nói quan niệm của tôi về vấn đề học Phật. Trong giới Phật tử, ai cũng biết rằng đạo Phật không phải là từ trên trời rơi xuống mà chính lại là được phát hiện trong lòng sự sống của nhân loại. Đạo Phật xuất hiện trong nhu cầu của nhân loại, tồn tại vì nhân loại, để phụng sự cho nhân loại. Bởi vậy cho nên chúng ta đừng quan niệm rằng đạo Phật là một kho tàng tri thức và lý thuyết cứng đọng. Đạo Phật ra đời vì sự sống của nhân loại nên cũng linh động như sự sống của nhân loại. Ta không thể tách rời đạo Phật ra khỏi sự sống, bởi chính đạo Phật là sự sống. Nếu ta quan niệm đạo Phật như một kho tàng tri thức và lý thuyết cứng đọng thì tức là ta đã xem đạo Phật như những chén bát cổ trưng bày ở tàng cổ viện. Những chén bát cổ ấy biểu hiện một vài khía cạnh sinh hoạt của con người cổ, nhưng không có tác dụng gì trên sinh hoạt của con người ngày hôm nay. Chúng ta hãy nhìn đạo Phật trong lịch sử văn hóa nhân loại, hãy nhìn nhận sự có mặt của đạo Phật trong suốt cuộc sống nhân loại, cũng như hãy nhìn nhận sự hiện diện của đạo Phật trong sự sống của nhân loại hôm nay. Đạo Phật là tất cả những sinh hoạt của nó, những biểu hiện trên suốt lịch sử nhân loại, chứ không phải chỉ là một ít sinh hoạt biểu hiện trên một bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị của một khoảng thời gian mấy chục năm hồi đức Phật còn tại thế.

Vấn đề Phật giáo nguyên thỉ thường được các học giả xem như là một vấn đề chính yếu của Phật học. Có người nói rằng chính Phật giáo nguyên thỉ mới là Phật giáo còn ngoại giả đều là những thứ Phật giáo cải cách. Có người lại lựa chọn ra một bên những thứ mình ưa thích và gọi đó là nguyên thỉ, và bên còn lại kia thì gọi là không nguyên thỉ.

Thực ra ta phải định nghĩa thế nào là Phật giáo nguyên thỉ. Trước hết ta phải trở lại định nghĩa Phật giáo mà chúng tôi đã trình bày trong chương trước: Phật giáo là tất cả những sinh hoạt nào của con người nhằm biểu hiện những nguyên lý Phật học mà đức Phật và các thế hệ Phật tử kế tiếp đã thực chứng. Để thực hiện những nguyên lý ấy, mỗi thời đại, mỗi địa phương có những hình thái sinh hoạt khác nhau, để một mặt thích ứng với nhu cầu sinh hoạt của con người, một mặt biểu hiện được dòng sinh hoạt chính pháp. Cho nên Phật giáo nguyên thỉ phải được định nghĩa là những hình thức sinh hoạt văn hóa trong xã hội Ấn Độ cách đây hai ngàn năm trăm năm nhằm mục đích thể hiện những nguyên lý Phật học để phụng sự cho con người của xã hội ấy.

Trong xã hội và thời đại của đức Phật, những hình thức sinh hoạt văn hóa ấy đã được coi là rất thích hợp cho con người, đáp ứng được mọi nhu cầu trí tuệ, tình cảm, lý tưởng và giải thoát của con người; nói tóm lại đã thể hiện được những nguyên lý Phật học mà đức Phật đã chứng nghiệm. Nhưng các cơ cấu xã hội luôn luôn biến đổi theo luật vô thường: mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những nhu cầu sai biệt, và các sinh hoạt tâm lý, tình cảm và trí tuệ của con người trong xã hội đó cũng biến chuyển không ngừng. Cho nên, những hình thức sinh hoạt gọi là Phật giáo nguyên thỉ không còn thích hợp nữa, hoặc ít ra không còn thích hợp một cách hoàn toàn nữa; do đó sự tạo dựng những hình thức sinh hoạt Phật giáo mới là một sự tất yếu, dĩ nhiên phải có, nếu người Phật tử không muốn cho Phật chủng (hạt giống đạo Phật) bị đoạn diệt. Vì vậy mà chúng ta thấy có Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Tích Lan, Phật giáo Ấn Độ… Các nền Phật giáo nầy có những sinh hoạt khác biệt về phương diện hình thức và cũng có khi cả về phương diện nội dung tư tưởng nữa, nhưng tất cả đều nhắm tới một mục đích là làm sống những nguyên lý Phật học trong đời sống nhân loại.

Có người nói rằng Phật giáo Nam tông mà hiện thời đại biểu là phái Theravada là hình bóng bất biến của Phật giáo nguyên thỉ. Nói như vậy là không hiểu gì về Phật giáo nguyên thỉ cả. Làm sao mà những hình thức sinh hoạt văn hóa của một xã hội cách đây hai nghìn năm trăm năm lại có thể áp dụng thích nghi với những nhu yếu sinh hoạt của một xã hội mới hôm nay? Phật giáo Tích Lan, Cam Bốt chẳng hạn, đã biến đổi rất nhiều trong nội dung cũng như ngoài hình thức. Ta cần thêm rằng phái Theravada chỉ là một trong nhiều học phái khác của Phật giáo Nam phương trong đó ta nên kể phái Sarvastivada, một học phái đã hưng thịnh trong suốt mười lăm thế kỷ ở Mathura, Gandhara và Kashmir. Điều đáng chú ý là con người phương Nam, nghĩa là con người những xứ nhiệt đới, bao giờ cũng thiên về sinh hoạt nội tâm hơn, và ít ưa hoạt động hơn người phương Bắc. Vì thế Phật giáo Nam phương có tính các nội hướng và bảo thủ hơn. Cho nên, một ít hình thức sinh hoạt nguyên thỉ còn có thể bảo tồn được ở các xứ ấy. Và khi nhìn những hình thức kia người ta cứ tưởng lầm Phật giáo Nam phương là Phật giáo nguyên thỉ. Kỳ thực trên dòng lịch sử truyền bá và sinh hoạt, không giờ khắc nào mà Phật giáo không chuyển biến. Không chuyển biến tức là không sinh tồn, bởi vì sinh tồn là chuyển biến vậy (sinh sinh chi vị dịch). Điều hệ trọng nhất là qua tất cả các sinh hoạt luôn luôn chuyển biến ấy của các nền Phật giáo, người ta đều có thể nhận thấy bản chất của đạo Phật: đó là những nguyên lý căn bản để tạo dựng nền sinh hoạt đạo pháp, là những căn nguyên khơi mở dòng sinh hoạt đạo pháp.

Những nguyên lý căn bản ấy mới chính là bản chất của đạo Phật. Nghiên cứu Phật giáo nghĩa là cố đạt tới những nguyên lý ấy, những nguyên lý rất linh động ấy, chứ không phải là chép lại những hình thái sinh hoạt trong một giai đoạn, trong đó kể cả kinh điển, chữ nghĩa. Kinh điển chữ nghĩa cũng là để đối trị với căn bệnh của thời đại, của con người trong thời đại. Ta phải đi xuyên qua kinh điển để tìm những nguyên lý sinh hoạt kia. Kinh Trường A Hàm (tương đương với Dighanikaya, bản dịch của Pali Text Society) chẳng hạn đã nhắm nhiều tới mục đích chỉ vạch những kiến thức sai lạc của các nền tư tưởng học phái đương thời. Nếu Trường A Hàm được thuyết vào thế kỷ XX, thế nào ta cũng được đọc về những sai lạc căn bản của thuyết Mác xít, thuyết Hiện sinh và mọi tà thuyết khác hiện thời. Như thế kinh điển, cũng như giáo điều căn cứ trên kinh điển, cũng như những hình thức sinh hoạt Phật giáo xây dựng trên các giáo điều ấy, đều chỉ là hình thức, là phương tiện biểu hiện cái nội dung quan trọng là bản chất Phật học, là những nguyên lý Phật học. Bản chất ấy, những nguyên lý ấy, ta thấy ở bất cứ một nền Phật giáo nào: ở Phật giáo Nam phương cũng như ở Phật giáo Bắc phương, ở Phật giáo Tây Tạng cũng như ở Phật giáo Nhật Bản, ở Phật giáo Không tông cũng như ở Phật giáo Hữu tông. Bản chất ấy là những hạt giống, hạt giống Bồ Đề. Các hạt giống ấy, tùy theo miếng đất ta gieo, sẽ mọc lên thành nhiều cây Bồ Đề khác nhau. Khí hậu màu mỡ, đất đai sẽ qui định những chỗ khác nhau ấy, nhưng bao giờ cây Bồ Đề cũng vẫn là cây Bồ Đề. Chứ không phải chỉ có một cây ấy, trồng ở thời đại ấy, trên miếng đất xã hội ấy mới được gọi là cây Bồ Đề.

Huống nữa, đi sâu vào nội dung, ta thấy những danh từ Nam tông, Bắc tông, Đại thừa, Tiểu thừa chỉ gây những khái niệm hết sức tương đối. Ở Phật giáo Bắc phương người ta thấy có những tông phái Tiểu thừa, những kinh điển Tiểu thừa, cũng như ở Phật giáo Nam phương người ta vẫn thấy tư tưởng Đại thừa và lối hành trì Đại thừa. Ở Cam Bốt chẳng hạn, vào khoảng năm 1360 của kỷ nguyên Phật giáo, tức là vào khoảng năm 800 của kỷ nguyên Tây lịch, giáo lý Đại thừa đã được phát đạt một thời. Kinh điển Pali và những sinh hoạt của Phật giáo Nam phương ngày xưa đã có hơn một lần truyền đến miền Bắc Việt Nam, nhưng có lẽ vì thủy thổ không thích hợp, nên những hạt giống kia không bắt rễ đâm chồi được. Những cố gắng hiện thời của Tăng sĩ Theravada ở Nam phần Việt Nam cũng chưa đạt đến những kết quả nào đáng kể, có lẽ vì Việt Nam từ lâu đã thuộc về khu vực văn hóa Bắc phương.

Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, người Phật tử của Phật giáo Nam tông đã nhận thấy cần hướng nhiều hơn về những hoạt động nhập thế, cũng như người Phật tử của Phật giáo Bắc tông nhận thấy cần tăng cường năng lực sinh hoạt nội hướng để đủ chất liệu nuôi dưỡng những hoạt động nhập thế của mình. Như vậy ranh giới Bắc, Nam, Đại, Tiểu đang đi dần đến sự xóa bỏ, và Phật giáo chỉ là Phật giáo với tất cả những hình thái có thể phục vụ sự giải thoát con người về mọi mặt.

Đứng về phương diện kinh điển, ta phải thấy rõ rằng tuy cả bốn bộ Tứ A Hàm của tạng kinh Bắc phương cũng như bốn bộ Nikaya của tạng kinh Ba lị đều là những kinh điển căn bản của Phật giáo hiện giờ, nhưng tạng kinh Nam phương đã mang nặng màu sắc của nền văn học Abhidharma nhiều lắm. Nền văn học Abhidharma nhắm mục đích ghi chép nhận thức và quan điểm của học giả Nam tông, do đó bốn bộ Nikaya hiện thời đều được xem như là đã được chỉnh lý theo tinh thần Abhidharma. Vào buổi đầu của nền văn học Phật giáo Nam phương, chưa có sự phân biệt rõ rệt về giới hạnh kinh và luận. Có nhiều tác phẩm thuộc về luận (sastra) được sáng tác mô phỏng theo hình thức kinh (sutra). Qua kết quả của sự nghiên cứu ngày nay, ta có thể khám phá ra được nhiều kinh vốn chính là luận như kinh Chúng tập của Trường A Hàm, Vệ đà tư tha của Trung A Hàm… Nhưng không sao, những kinh ấy vẫn nói được các nguyên lý Phật học, tiếp tục khai thác những khu rừng tư tưởng đã được đức Phật khai mở khi Ngài còn tại thế. Bên Phật giáo Bắc tông, cũng có đại khái những hiện tượng như thế, nhưng ta phải công nhận với tinh thần cởi mở tự do, nền Phật giáo Bắc phương đã dám đi xa hơn, cho nên đã đạt tới những chân trời mới lạ hơn. Một bộ kinh như kinh Pháp Hoa chẳng hạn đã phản chiếu một giai đoạn sinh hoạt tư tưởng sáng rỡ và phản chiếu cả một xã hội Phật giáo hưng thịnh. Vậy nếu kinh Pháp Hoa nối được truyền thống tu chứng của đức Phật thì chính kinh Pháp Hoa đã nói được điều đức Phật muốn nói, thực hiện được điều đức Phật muốn làm.

Giới Phật tử thường nói đến những Pháp ấn như chư hạnh vô thường, chư pháp vô ngã, niết bàn tịch tĩnh hay những nguyên lý căn bản như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo tức là những đặc chất của Phật giáo. Ở bất cứ một nền giáo lý nào, ở bất cứ một sinh hoạt chính pháp nào, những pháp ấn ấy, những nguyên lý ấy vẫn được xem như là căn bản. Lìa những đặc chất kia, phản bội những nguyên lý kia, mọi sinh hoạt mệnh danh là Phật giáo đều không phải là Phật giáo, mà là tà đạo.

Như thế Phật giáo là tổng thể của mọi giáo lý, mọi sinh hoạt văn hóa hiện hữu của nhân loại trên khắp thế giới, không phân biệt thời gian, địa phương, miễn nhắm tới sự phục vụ con người bằng cách hướng dẫn con người sống đúng theo những nguyên lý căn bản của Phật học. Mong rằng một nhận thức như thế sẽ đưa chúng ta đến gần đạo Phật hơn và xóa bỏ những quan niệm hẹp hòi vướng bận hình thức, vướng bận chủ quan thiên lệch. Để tìm đến những nguyên lý Phật học, ta phải đi sâu vào mọi thực tại sinh hoạt của Phật giáo; qua các thực tại sinh hoạt khác biệt đó ta mới có đủ yếu tố để suy luận, để chứng nghiệm, để có một nhận thức đầy đủ. Một giọt nước có thể đủ để cho ta biết được thế nào là đại dương, nhưng chấp rằng giọt nước là đại dương, ấy là điều nên tránh vậy.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 01 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 02 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 03 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 04 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 05 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 06 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 07 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, chương 08 tại đây.

Đọc Đạo phật ngày nay, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Hiểu về trái tim | Chương 07

Hiểu về trái tim | Chương 07

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Hỏi đáp từ trái tim | Chương 06

Hỏi đáp từ trái tim | Chương 06

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

An trú trong hiện tại | Chương 04

An trú trong hiện tại | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 50

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 50

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Con đã có đường đi | Chương 12

Con đã có đường đi | Chương 12

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Tâm tình với đất mẹ | Chương 02

Tâm tình với đất mẹ | Chương 02

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Chia sẻ điều cần nói

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist