Thích Nhất Hạnh | Gieo trồng hạnh phúc | Chương 03

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 13 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trong đời sống hàng ngày, không có khi nào ta không thở nhưng thường thì ta quên là mình đang thở. Nền tảng căn bản của thực tập chánh niệm là đưa sự chú tâm của mình trở về với hơi thở vào và hơi thở ra.

Ý về muôn vạn nẻo

Thiền lộ tâm an nhiên

Từng bước gió mát dậy

Từng bước nở hoa sen.

Mỗi ngày ta đi rất nhiều, nhưng thường thì ta chạy nhiều hơn đi. Những bước chân vội vã của ta đã in lên mặt đất dấu ấn của lo âu, buồn phiền, tuyệt vọng. Nếu ta có khả năng bước được một bước chân an lạc thì ta cũng có thể bước được hai bước, ba bước, bốn bước, năm bước cho an lạc, hạnh phúc của nhân loại và Trái Đất.

Thiền hành là đi để mà đi. Đi mà không cần tới, đó cũng là một sự thực tập. Tiếng Sanskrit có từ apranihita là vô nguyện hay vô tác, n­ghĩa là không đặt bất cứ một mục tiêu nào phía trước để chạy theo cả. Khi thực tập thiền hành, chúng ta cũng đi trong tinh thần đó. Chúng ta chỉ đi thôi, không có một mục đích đặc biệt nào hay không cần một đích đến nào. Chúng ta đi không phải để đến. Chúng ta đi để mà đi.

Tâm của chúng ta hay có khuynh hướng nhảy từ chuyện này sang chuyện khác, như một con khỉ chuyền cành không bao giờ ngừng nghỉ. Tư duy của chúng ta có hàng triệu lối mòn và chúng luôn kéo chúng ta đi vào thế giới của thất niệm, lãng quên. Nếu chúng ta có khả năng chuyển hóa những lối đi của mình thành những con đường thiền hành thì mỗi bước chân của ta sẽ đi trong tỉnh thức. Hơi thở của ta sẽ hài hòa với bước chân, tâm ta sẽ tự nhiên lắng dịu và khỏe nhẹ hơn. Mỗi bước chân ta đi sẽ làm tăng trưởng niềm hỷ lạc và tạo nên một nguồn năng lượng tĩnh lặng chảy tràn khắp thân tâm.

Bất cứ đi đâu, chúng ta cũng có thể thực tập thiền hành, từ bãi đậu xe vào văn phòng hay từ nhà bếp lên phòng khách. Đi đâu, chúng ta cũng dành đủ thời gian để thực tập thiền hành. Thay vì ba phút, chúng ta dành tám phút hay mười phút. Mỗi lần đi xa, tôi luôn đến phi trường sớm hơn quy định một giờ đồng hồ để có thời gian thong thả. Ở đó tôi có thể đi thiền hành, rất thảnh thơi. Nhiều người hay muốn giữ tôi lại cho đến phút cuối nhưng tôi thường từ chối. Tôi nói với họ là tôi cần thời gian. Thiền hành cũng giống như ăn cơm vậy. Mỗi bước chân ta đi đều có khả năng nuôi dưỡng thân tâm ta. Nếu chúng ta đi bằng những bước chân bực bội, ưu phiền thì thức ăn đó không lành mạnh. Thức ăn thiền hành phải có chất lượng cao hơn. Chúng ta hãy đi chậm lại và thưởng thức bữa tiệc an lành của chúng ta.

A.J. Muste nói rằng: Không có con đường dẫn đến an lạc, an lạc chính là con đường. Đi trong chánh niệm mang đến cho ta bình an và làm cho cuộc sống của ta trở nên thật hơn. Tại sao ta phải vội vã? Đích đến cuối cùng của ta cũng chỉ là cái nghĩa trang thôi. Tại sao ta không đi về hướng sự sống, tận hưởng niềm an lạc trong từng phút giây bằng mỗi bước chân của mình? Ta không cần phải tranh đấu. Hãy đi cho nhẹ nhàng và thảnh thơi, tận hưởng từng bước chân mà ta đang bước. Mỗi bước chân sẽ mang ta trở về với giây phút hiện tại bây giờ và ở đây. Đó là ngôi nhà đích thực của chúng ta – bởi vì sự sống chỉ thật sự có mặt trong giây phút hiện tại, ngay tại đây. Chúng ta đã tới rồi.

Đất là Mẹ của chúng ta. Nếu rời xa đất Mẹ, chúng ta sẽ bệnh hoạn. Do đó mỗi bước chân đi trong chánh niệm sẽ giúp ta trở về tiếp xúc với đất Mẹ để chúng ta được khỏe mạnh trở lại. Đất Mẹ đã bị chúng ta làm tổn hại quá nhiều, vì vậy giờ đây là lúc chúng ta xoa dịu đất Mẹ bằng những bước chân nhẹ nhàng và an lành của chúng ta để đất Mẹ có cơ hội được trị liệu.

Một số người trong chúng ta không thể đi được. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta thực tập. Nếu ta là một trong số đó, ta hãy chọn cho mình một người đang đi thiền hành, rồi quan sát người ấy và trở thành một với người ấy. Chúng ta nhìn và theo dõi bước chân của người ấy trong chánh niệm. Như vậy, chúng ta cũng bước được những bước chân an lạc và thanh bình cùng với người bạn đồng hành của ta cho dù ta không đi được.

Chúng ta phải luôn nhớ rằng mình đang có một đôi chân lành lặn, khỏe mạnh và chúng ta phải biết ơn vì điều đó. Chúng ta đi cho chính mình và đi cho những ai không thể đi được. Chúng ta đi cho tất cả mọi người, mọi loài – từ trong quá khứ cho tới hiện tại và cả trong tương lai.

Thực tập

Khi mới bắt đầu thực tập thiền hành, có thể chúng ta thấy mình đi như một đứa trẻ đang chập chững bước những bước đầu tiên, khập khiễng, không vững vàng. Hãy theo dõi hơi thở và an trú trong chánh niệm với những bước chân của mình, ta sẽ sớm lấy lại được thăng bằng. Hãy quán tưởng đến một con hổ đang đi rất ung dung, tĩnh tại, chúng ta sẽ thấy những bước chân của ta cũng trở nên oai vệ như nó.

Chúng ta có thể bắt đầu thiền hành vào buổi sáng và để cho không khí trong lành của buổi sớm đi vào ta. Những thao tác của ta sẽ trở nên uyển chuyển, nhẹ nhàng; tâm ý ta sẽ trở nên tỉnh táo, bén nhạy. Và suốt ngày, những hoạt động của ta sẽ có sự tỉnh thức cao hơn. Nếu phải làm một quyết định thì sau buổi thiền hành, chúng ta sẽ sáng suốt, định tĩnh hơn, ta sẽ có nhiều tuệ giác và từ bi hơn. Nếu mỗi bước chân ta đi trong an lạc thì tất cả mọi người mọi loài, dù gần hay xa, cũng đều hưởng được lợi lạc ấy.

Khi đi, hãy đưa sự chú tâm vào mỗi bước chân của mình. Đi cho thong thả, đừng hấp tấp vội vàng. Mỗi bước chân sẽ mang chúng ta về những giây phút đẹp nhất của cuộc sống. Trong khi đi thiền hành, chúng ta hãy tập ý thức về số bước chân tương ứng với mỗi hơi thở. Bao nhiêu bước chân khi thở vào và bao nhiêu bước chân khi thở ra. Khi đi thiền hành, chúng ta đo hơi thở bằng bước chân mà không phải là đo bước chân bằng hơi thở. Khi thở vào, chúng ta bước hai hoặc ba bước, tùy vào khả năng mà phổi của ta cho phép. Nếu phổi ta muốn hai bước trong khi ta thở vào, hãy bước đúng hai bước. Nếu ta cảm thấy ba bước thì tốt hơn, hãy bước ba bước. Khi thở ra cũng vậy, hãy lắng nghe hai lá phổi của ta để biết xem phổi ta cần bao nhiêu bước trong khi thở ra.

Thông thường, hơi thở vào ngắn hơn hơi thở ra. Vì vậy, ta có thể bắt đầu bằng hai bước cho hơi thở vào và ba bước cho hơi thở ra: 2-3, 2-3, 2-3. Hoặc 3-4, 3-4, 3-4. Tiếp tục thực tập như thế, hơi thở của ta sẽ trở nên chậm hơn và thư thái hơn một cách tự nhiên. Nếu thấy cần thêm một bước trong khi thở vào, thì hãy bước thêm bước nữa. Khi thấy muốn thêm một bước trong khi thở ra thì hãy cho phép mình bước thêm một bước. Mỗi bước chân hãy là một niềm vui.

Đừng cố gắng điều khiển hơi thở. Hãy cho phép phổi của ta có đủ thời gian và không khí như nó cần. Đơn giản là ghi nhận ta cần bao nhiêu bước để hít không khí vào đầy hai lá phổi của ta và bao nhiêu bước để đẩy hết không khí trong phổi ra. Phép đếm hơi thở là sợi dây nối kết giữa hơi thở và bước chân.

Khi lên dốc hay xuống dốc, số bước chân cho mỗi hơi thở có thể thay đổi. Hãy cho buồng phổi của ta đúng số lượng bước chân mà nó cần. Luôn theo dõi và quan sát nhu cầu của buồng phổi một cách sát sao. Đừng quên thực tập mỉm cười. Một nụ cười buông thư sẽ đem lại sự tĩnh lặng, niềm vui thích cho những bước chân và hơi thở của ta, giúp ta duy trì sự chú tâm. Sau khi thực tập khoảng nửa giờ hoặc một giờ, ta sẽ thấy hơi thở, bước chân, việc đếm hơi thở và nụ cười buông thư của ta trở thành một với nhau một cách dễ dàng.

Sau một thời gian thực tập, ta sẽ thấy hơi thở vào và hơi thở ra của ta dài gần bằng nhau hơn. Phổi ta trở nên khỏe mạnh hơn và máu huyết ta lưu thông tốt hơn. Cách thở của ta sẽ được chuyển hóa.

Ta có thể thực tập thiền hành bằng cách đếm hơi thở hoặc sử dụng những câu thiền ngữ. Ví dụ, nếu nhịp điệu hơi thở của ta là 3-3 thì ta có thể nói thầm: Hoa sen nở, hoa sen nở hoặc hành tinh xanh, hành tinh xanh. Nếu nhịp điệu của hơi thở ta là 2-3, ta có thể nói: Hoa sen, hoa sen nở. Nếu năm bước thở vào và năm bước thở ra, ta có thể nói: Đi trên hành tinh xanh, đi trên hành tinh xanh. Hoặc đi trên hành tinh xanh, tôi đi trên hành tinh xanh cho nhịp 5-6. Mỗi chữ cho một bước chân.

Chúng ta không chỉ lặp lại những câu chữ đó mà chúng ta thực sự thấy được những đóa hoa đang nở dưới chân chúng ta. Chúng ta thực sự trở thành một với hành tinh xanh. Chúng ta cũng có thể dùng tuệ giác của chính mình để sáng tạo ra những bài thực tập cho riêng mình. Đây là một số câu mà tôi đã viết:

An lạc từng bước chân

Mặt trời là trái tim của tôi

Từng đóa hoa mỉm cười

Là dòng sông xanh mát ra biển khơi

Cùng gió ca lời chim

Đường dài em bước như dạo chơi

Chúng ta nên đưa thiền hành vào trong đời sống hằng ngày của mình. Điều này không tốn kém nhiều thời gian hay đòi hỏi chúng ta phải đi đâu khác. Hãy chọn cho mình một nơi nào đó như cầu thang, đường lái xe hoặc khoảng cách từ cái cây này đến cây khác để thực tập thiền hành mỗi ngày. Tất cả mọi con đường đều có thể trở thành con đường thiền hành.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 01 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 02 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 03 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 04 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 05 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 06 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 07 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 08 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 09 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 10 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 11 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 12 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 13 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 14 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 15 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 16 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 17 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 18 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 19 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 20 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 21 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 22 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 23 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 24 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 25 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 26 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 27 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 28 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 29 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 30 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 31 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 32 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 33 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 34 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 35 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 36 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 37 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 38 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 39 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 40 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 41 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 42 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 43 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 44 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 45 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 46 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 47 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 48 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 49 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 50 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Giận | Chương 11

Thích Nhất Hạnh | Giận | Chương 11

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 19

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 19

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.