Thích Nhất Hạnh | Gieo trồng hạnh phúc | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 7 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trong đời sống hàng ngày, không có khi nào ta không thở nhưng thường thì ta quên là mình đang thở. Nền tảng căn bản của thực tập chánh niệm là đưa sự chú tâm của mình trở về với hơi thở vào và hơi thở ra.

Chúng ta có thể bắt đầu ngày mới của chúng ta bằng một nụ cười hạnh phúc, bắt đầu một ngày mới bằng hạnh nguyện của mình, dành trọn con người mình cho con đường hiểu biết và thương yêu. Chúng ta ý thức rằng hôm nay là một ngày mới, rất tươi đẹp và chúng ta có hai mươi bốn giờ quý giá để sống.

Thực tập

Khi thức dậy vào buổi sáng, mở mắt ra, ta có thể đọc bài thơ ngắn này (gọi là thi kệ):

Thức dậy miệng mỉm cười

Hăm bốn giờ tinh khôi

Xin nguyện sống trọn vẹn

Mắt thương nhìn cuộc đời.

Dòng cuối của bài thi kệ được trích ra từ kinh Pháp Hoa: Từ nhãn thị chúng sanh. Người nhìn cuộc đời bằng mắt thương là Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát đang lắng nghe những tiếng kêu khóc của thế gian. Tình thương không thể có được nếu không có sự hiểu biết, cảm thông. Để hiểu được người khác, chúng ta phải biết về họ và đi vào trong da thịt của họ. Có như vậy chúng ta mới có thể tiếp xử với họ bằng lòng thương yêu. Suối nguồn của tình thương chính là tâm tràn đầy tỉnh thức của chúng ta.

Sau khi thức dậy, chúng ta có thể vén màn cửa và nhìn ra ngoài trời. Hay có thể mở cửa sổ và cảm nhận những làn không khí mát lạnh của buổi sáng với những hạt sương còn đọng trên cỏ. Khi mở cửa sổ nhìn ra ngoài, ta thấy được cuộc sống thật mầu nhiệm. Ngay lúc đó, ta phát một lời nguyện là sẽ sống tỉnh thức suốt ngày này, nguyện chế tác niềm vui, bình an, tự do và hòa hợp. Sống được như vậy, tâm ta sẽ trở nên trong suốt và sáng tỏ như mặt hồ tĩnh lặng.

Hãy cố gắng ngồi dậy ngay sau khi theo dõi ba hơi thở sâu để đưa ta trở về với chánh niệm. Đừng nằm nướng. Ta có thể ngồi dậy, nhẹ nhàng xoa bóp thân hình từ đầu xuống cổ, vai và hai cánh tay để máu huyết được lưu thông. Ta có thể làm vài động tác co duỗi để buông thư các cơ bắp và các khớp xương, làm cho cơ thể tỉnh táo. Uống một ly nước ấm cũng giúp cho các cơ quan nội tạng của ta hoạt động tốt để khởi đầu cho một buổi sáng tốt lành.

Chúng ta có thể tắm rửa hoặc làm những gì cần thiết trước khi đi làm, đi học, hoặc đi đến thiền đường. Hãy cho mình đủ thời gian để không phải vội vã, hấp tấp. Nếu trời còn tối, hãy tận hưởng bầu không khí tĩnh mặc yên lắng với những ngôi sao lấp lánh như đang chào đón mình. Hãy hít thở thật sâu và tận hưởng không khí mát lạnh của buổi sớm. Trong khi đi thong thả ra xe, đến trường học, đến sở làm hoặc ra thiền đường, hãy để cho buổi sáng thấm vào tràn ngập con người mình và đánh thức thân tâm bằng niềm vui của ngày mới.

Còn cách nào tốt hơn để bắt đầu ngày mới bằng nụ cười? Nụ cười của ta sẽ xác định sự thức tỉnh và quyết tâm sống trong an lạc của ta. Có bao nhiêu ngày ta đã để trôi qua trong quên lãng? Ta đang làm gì với cuộc đời mình? Hãy nhìn cho kỹ và mỉm cười. Một nụ cười chân thật sẽ bắt nguồn từ một trái tim tỉnh thức.

Khi thức dậy, làm sao ta nhớ để mỉm cười? Ta có thể treo một cái gì đó lên cửa sổ hoặc trên trần nhà ngay đầu giường để nhắc nhở ta, như một cành cây, một chiếc lá, một bức tranh hoặc một câu gì đó gây cảm hứng cho ta. Khi quen với việc thực tập mỉm cười thì có thể chúng ta không cần sự nhắc nhở này nữa. Chúng ta sẽ mỉm cười ngay khi nghe tiếng chim hót hoặc khi nhìn thấy ánh nắng ban mai chiếu qua khung cửa sổ. Điều này sẽ giúp chúng ta bước vào một ngày mới nhẹ nhàng hơn, có nhiều cảm thông và hiểu biết hơn.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 01 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 02 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 03 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 04 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 05 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 06 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 07 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 08 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 09 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 10 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 11 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 12 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 13 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 14 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 15 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 16 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 17 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 18 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 19 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 20 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 21 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 22 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 23 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 24 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 25 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 26 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 27 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 28 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 29 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 30 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 31 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 32 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 33 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 34 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 35 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 36 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 37 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 38 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 39 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 40 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 41 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 42 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 43 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 44 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 45 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 46 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 47 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 48 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 49 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 50 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 19

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 19

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.