Gieo trồng hạnh phúc | Chương 46

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.

 · 11 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trong đời sống hàng ngày, không có khi nào ta không thở nhưng thường thì ta quên là mình đang thở. Nền tảng căn bản của thực tập chánh niệm là đưa sự chú tâm của mình trở về với hơi thở vào và hơi thở ra.

Bốn câu thần chú là một pháp môn linh ứng, tôi mong quý vị nên thực tập mỗi ngày. Mỗi câu thần chú là một linh dược, mỗi lần đọc lên là tình trạng sẽ chuyển đổi ngay lập tức, không cần phải đợi thêm một giây phút nào nữa cả. Đó là một công thức thần diệu mà chúng ta phải đọc lên đúng lúc. Điều kiện làm cho nó trở nên hiệu nghiệm là chánh niệm và chánh định. Nếu không có chánh niệm và chánh định thì sẽ không có kết quả.

Thực tập

Cách thức thực tập bốn câu thần chú cho trẻ em và người lớn đều giống nhau.

Câu thần chú thứ nhất: Em ơi, anh đang có mặt ở đây cho em. (Hay: Ba ơi, con đang có mặt ở đây cho ba.) Chúng ta không cần phải thực tập bằng tiếng Sanskrit hay tiếng Tây Tạng, chúng ta chỉ cần dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tại sao ta phải thực tập câu thần chú này? Bởi vì khi thương ai, chúng ta muốn hiến tặng cho người đó những gì tốt đẹp nhất của ta. Và điều tốt đẹp nhất mà ta có thể hiến tặng cho người ta thương là sự có mặt đích thực của mình.

Câu thần chú thứ hai: Em ơi, anh biết là em ở đó nên anh rất hạnh phúc. (hay: Ba ơi, con biết ba có ở đó nên con rất hạnh phúc). Thương nghĩa là công nhận sự có mặt của người mình thương. Chúng ta phải có thời giờ. Nếu quá bận rộn, làm sao ta có thể công nhận sự có mặt của người đó? Điều kiện để thực hiện câu thần chú này là ta phải có mặt một trăm phần trăm. Nếu không có mặt thì ta không thể nhận diện sự có mặt của người kia. Nếu ai đó thương mình, mình cần người đó biết rằng mình đang có mặt ở đây – bất kể là mình già hay trẻ.

Chúng ta chỉ có thể thương yêu khi chúng ta có mặt thật sự. Chúng ta phải thực tập bằng bất kỳ pháp môn nào: thở chánh niệm, đi thiền hành hay phương pháp nào giúp ta có mặt đích thực cho người mình thương như một con người tự do. Nhờ có mặt nên ta có chánh niệm. Nhờ có chánh niệm nên khi người thương của ta đau khổ, ta biết được tình trạng của người ấy, nhận diện khổ đau của người ấy. Ta phải thực tập có mặt sâu sắc một trăm phần trăm. Rồi đến bên người ấy và đọc câu thần chú thứ ba.

Câu thần chú thứ ba: Em ơi, anh biết em đang đau khổ nên anh có mặt ở đây cho em. (Hay: Ba ơi, con biết là ba đang đau khổ nên con có mặt ở đây cho ba.) Khi đau khổ, ta muốn người ta thương ý thức được nỗi khổ của ta. Điều này rất con người và rất tự nhiên. Nếu người ta thương không biết ta đang đau khổ hay phớt lờ sự đau khổ của ta, ta sẽ khổ nhiều hơn. Vì vậy, nếu người ta thương ý thức được là ta đang đau khổ thì nỗi khổ của ta sẽ vơi đi rất nhiều. Trước khi người đó có thể làm điều gì để giúp đỡ ta, thì ta đã bớt khổ rồi. Đây không phải là sự thực tập riêng của con cái, của một cá nhân nào, mà là sự thực tập của tất cả mọi người. Điều này có thể tạo ra rất nhiều hạnh phúc trong gia đình. Thực tập vài tuần ta sẽ thấy tình trạng trong gia đình được chuyển hóa một cách bất ngờ.

Câu thần chú thứ tư: Em ơi, anh đang khổ, xin hãy giúp anh. (Hay: Ba ơi, con đang khổ, con xin ba hãy giúp con.) Câu thần chú thứ ba được sử dụng khi người ta thương đau khổ. Còn câu thần chú thứ tư này được sử dụng khi chính ta đau khổ. Ta tin rằng người ta thương yêu nhất gây ra đau khổ cho ta, vì vậy ta gặp rất nhiều khó khăn. Khi người mà ta rất thương nói hoặc làm điều gì đó gây tổn thương cho ta, ta sẽ đau khổ nhiều hơn. Nếu người nào khác nói và làm điều đó, có lẽ ta sẽ không khổ đau nhiều như vậy. Đằng này người mà ta thương nhất trên đời lại làm điều đó, nói điều đó. Cho nên ta không chịu đựng nổi. Ta đau khổ hơn cả trăm lần. Vì thế, đây là lúc ta cần thực tập câu thần chú thứ tư. Ta phải đi đến người ta thương yêu nhất vừa làm ta tổn thương tột cùng. Với ý thức tròn đầy, với sự có mặt của chánh niệm, chánh định, ta nói lên câu thần chú thứ tư này. Điều này hơi khó, nhưng nếu tập luyện thì ta có thể làm được. Thông thường, khi đau khổ mà mình tin rằng chính người mình thương yêu nhất làm cho mình đau khổ, thì ta có khuynh hướng muốn ở một mình. Ta nhốt mình trong phòng và khóc một mình. Ta không muốn nhìn người đó, không muốn nói chuyện với người đó, không muốn người đó đụng đến mình. Hãy để cho tôi yên! Điều này cũng rất tự nhiên, rất con người. Thậm chí nếu có ai đó cố gắng lại gần để hòa giải, ta còn nổi giận hơn.

Chúng ta có khả năng thực tập được câu thần chú thứ tư này không? Dường như chúng ta không muốn thực tập bởi vì ta thấy mình không cần sự giúp đỡ của người đó. Chúng ta muốn một người nào khác giúp đỡ mà không phải người đó. Chúng ta muốn độc lập. Tôi không cần anh! Chúng ta tự ái. Vì vậy, câu thần chú thứ tư rất quan trọng. Hãy đến với người đó, thở vào thở ra thật sâu, trở về với chính mình một trăm phần trăm, dùng tất cả định lực của mình để nói rằng mình đang đau khổ và mình cần người đó giúp đỡ.

Để có thể thực tập điều này, chúng ta phải tập luyện một ít. Chúng ta hay có khuynh hướng nói với người này rằng ta không cần họ. Không có người kia ta vẫn sống được, ta hoàn toàn tự lập. Nhưng nếu chúng ta biết dùng tuệ giác để nhìn nhận vấn đề, thì ta sẽ thấy rằng hành xử như thế là không thông minh. Bởi vì khi thương nhau, chúng ta cần có nhau, nhất là khi ta đau khổ. Chúng ta có chắc là khổ đau của ta do người đó gây ra không? Có thể chúng ta lầm. Có thể người đó không chủ ý làm điều đó, nói điều đó để làm ta đau. Có thể chúng ta đã hiểu lầm, có thể đó là tri giác sai lầm của ta.

Chúng ta phải luyện tập từ bây giờ để chuẩn bị cho lần tới. Khi có khổ đau, chúng ta có thể thực tập câu thần chú thứ tư. Thực tập đi thiền, ngồi thiền, thở chánh niệm để phục hồi lại chính mình. Sau đó đến với người đó và thực tập câu thần chú này: Em ơi, anh đau khổ quá. Em là người mà anh thương yêu nhất trên đời. Em hãy giúp anh đi. (Hay: Ba ơi, con đau khổ quá. Ba là người con thương yêu nhất trên đời. Ba hãy giúp con đi.) Đừng để tự ái ngăn cản mình đến với người kia. Trong tình thương đích thực không có chỗ cho sự tự ái. Nếu tự ái còn đó, thì chúng ta phải biết rằng chúng ta cần thực tập để chuyển hóa tự ái của mình thành tình thương yêu đích thực.

Con em mình còn rất trẻ, chúng còn rất nhiều cơ hội để học hỏi và luyện tập. Tôi tin chắc rằng nếu chúng được hướng dẫn và thực tập ngay từ bây giờ thì sau này khi có khổ đau, chúng sẽ thực tập dễ dàng, bởi vì chúng nghĩ người mà chúng thương yêu nhất đã thực tập như thế, đã nói như thế với chúng. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ sử dụng câu thần chú thứ tư này thường xuyên, nhưng đây là một câu thần chú rất quan trọng. Có thể chúng ta chỉ sử dụng câu thần chú này một hoặc hai lần trong năm nhưng cực kỳ quan trọng. Hãy viết câu thần chú xuống và giữ nó đâu đó để mỗi khi con em mình đau khổ, ta hãy khuyến khích chúng đến tìm câu thần chú này để thực tập.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 01 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 02 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 03 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 04 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 05 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 06 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 07 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 08 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 09 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 10 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 11 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 12 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 13 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 14 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 15 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 16 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 17 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 18 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 19 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 20 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 21 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 22 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 23 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 24 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 25 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 26 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 27 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 28 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 29 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 30 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 31 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 32 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 33 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 34 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 35 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 36 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 37 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 38 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 39 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 40 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 41 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 42 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 43 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 44 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 45 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 46 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 47 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 48 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 49 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 50 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Đồ Nhiên Thảo | Chương 07

Đồ Nhiên Thảo | Chương 07

Mình thích tùy bút cổ điển Nhật vì qua đó hiểu cách người Nhật giao tiếp mỗi ngày ngoài đường mà không cần nói lời nào.

Quyền lực đích thực | Chương 21

Quyền lực đích thực | Chương 21

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.