Thích Nhất Hạnh | Gieo trồng hạnh phúc | Chương 41

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 7 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trong đời sống hàng ngày, không có khi nào ta không thở nhưng thường thì ta quên là mình đang thở. Nền tảng căn bản của thực tập chánh niệm là đưa sự chú tâm của mình trở về với hơi thở vào và hơi thở ra.

Cảm xúc chỉ là một cơn bão. Nó đến, ở lại một thời gian, rồi ra đi. Là người lớn, chúng ta có thể nhận diện được cơn bão cảm xúc của mình, mỉm cười với nó, ôm ấp nó và học được rất nhiều điều từ đó. Nhưng con em chúng ta thì thường bị cơn bão cuốn đi hay bị chìm ngập trong ấy. Do đó, khi thấy con em mình đang có những cảm xúc mạnh, chúng ta phải có mặt với chúng, thực tập hơi thở có ý thức với tất cả niệm lực và định lực vững mạnh để giúp chúng cùng thực tập phương pháp này với chúng ta.

Thực tập

Mỗi khi con mình có một cảm xúc mạnh, chúng ta có thể ôm, hoặc nắm tay con mình và mời con cùng thực tập. Truyền cho con năng lượng vững chãi của ta: Nắm tay ba (mẹ) đi, chúng ta sẽ thở với nhau, con chịu không?

Thở vào, tôi thấy bụng tôi phồng lên

Thở ra, tôi thấy bụng tôi xẹp xuống

Phồng lên

Xẹp xuống.

Thở với nhau thật sâu, thật chậm. Không lo lắng gì cả. Mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Chúng ta đang truyền khả năng vững chãi cho con. Con đang thở vào và thấy mạnh mẽ. Con đang thở ra, thấy nhẹ nhàng. Thở vào, tâm đứa trẻ bắt đầu lắng dịu. Thở ra, miệng nó có thể nở được một nụ cười nhẹ.

Nếu con mình đủ lớn hoặc thường hay nổi giận, thì chúng có thể mang theo hòn sỏi bên mình để thực tập khi cơn bão cảm xúc đến. Nếu trong nhà có tượng Bụt, chúng có thể đến ngồi bên cạnh Bụt, hoặc có thể ngồi ngoài trời dưới một gốc cây, trên một tảng đá hay trong phòng. Chúng ta có thể dạy chúng cách cầm sỏi và nói:

Bụt ơi!

Đây là viên sỏi của con. Con sẽ thực tập với nó khi có những điều bất ổn xảy đến cho con trong ngày. Bất cứ khi nào con giận dữ, bấn loạn, con sẽ cầm viên sỏi trong tay và thở thật sâu. Con sẽ thực tập như vậy cho đến khi nào con thấy bình an trở lại.

Chúng ta khuyến khích con em mình mang theo hòn sỏi bên người. Trong ngày, khi nào có chuyện gì xảy ra làm chúng không hạnh phúc, chúng có thể thò tay vào túi, nắm lấy hòn sỏi, thở sâu và nói:

Thở vào, tôi biết tôi đang nổi giận

Thở ra, tôi chăm sóc cơn giận của tôi đàng hoàng.

Trong khi đang thở và nói thầm như vậy, có thể chúng vẫn còn giận. Nhưng chúng sẽ được an toàn, bởi vì chúng đang ôm ấp cơn giận như một bà mẹ đang ôm đứa con đang khóc của mình. Sau khi thở như vậy một thời gian, cơn bão của chúng sẽ từ từ lắng xuống và chúng có thể mỉm cười được với cơn giận.

Thở vào, tôi thấy cơn giận trong tôi

Thở ra, tôi mỉm cười với cơn giận.

Khi có thể mỉm cười được, chúng có thể để hòn sỏi lại vào túi, để dành cho những lần thực tập khác. Đây có thể là một cơ hội tốt để nhắc nhở con em mình rằng chăm sóc cơn giận như vậy là ta đang có chánh niệm. Chánh niệm hoạt động giống như những tia nắng mặt trời, không cần một cố gắng nỗ lực nào, mặt trời chiếu vào mọi thứ làm cho chúng đổi thay. Dưới ánh sáng chánh niệm, cơn giận sẽ được chuyển hóa cũng giống như muôn hoa đua nở dưới ánh nắng mặt trời.

Chúng ta có thể dạy con em mình chăm sóc những cảm xúc sợ hãi hoặc giận dữ bằng cách ý thức về sự phồng lên, xẹp xuống của bụng trong khi thở. Nếu khi chúng sợ hãi hoặc giận dữ mà quên thực tập, chúng ta chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng để chúng nhớ quay về sự thực tập.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 01 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 02 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 03 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 04 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 05 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 06 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 07 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 08 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 09 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 10 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 11 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 12 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 13 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 14 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 15 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 16 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 17 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 18 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 19 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 20 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 21 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 22 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 23 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 24 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 25 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 26 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 27 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 28 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 29 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 30 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 31 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 32 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 33 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 34 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 35 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 36 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 37 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 38 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 39 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 40 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 41 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 42 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 43 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 44 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 45 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 46 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 47 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 48 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 49 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, chương 50 tại đây.

Đọc Gieo trồng hạnh phúc, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
3 cách để chết

3 cách để chết

Một số người sẽ đợi cho đến khi tất cả những người thân yêu của họ bay hoặc lái xe từ những nơi khác đến để nói lời từ biệt…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.