Minh Niệm | Hiểu về trái tim (Chương 08)

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

 · 16 phút đọc.

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Người ta vẫn thường nói rằng nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thật ra, người nghèo có nỗi khổ của người nghèo mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên mới khổ. Còn người giàu lại sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ bị kẻ xấu lợi dụng hay hãm hại nên mới khổ.

So ra cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Nhưng điều ấy không bao giờ là thực tế khi con người ngày càng ưa chuộng vật chất và xem đó là điều kiện căn bản của hạnh phúc. Cho nên, nếu ta may mắn không bị cuốn theo quan niệm của xã hội mà thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, ta thấy sự hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất để ta có mặt ở trên cõi đời này, thì chắc chắn ta sẽ không còn than nghèo khổ nữa.

Người ta cũng thường gộp chung cực với khổ, cực khổ. Nhưng bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả mà vẫn có đầy đủ mọi thứ tiện nghi như bao người khác nên ta mới khổ. Ta chỉ biết so sánh, đòi hỏi, chứ không chịu tìm hiểu căn nguyên sâu xa tại sao mình lại cơ cực.

Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ.

Chất liệu ân tình

Trong nguyên tắc thương yêu, đòi hỏi một bên phải có khả năng thương yêu và một bên phải thật sự đáng yêu. Nếu bên kia đánh mất tính đáng yêu, tức là họ đã tự rút lui ra khỏi mong muốn được thương yêu, thì đương nhiên không thể đòi hỏi mức thương yêu của bên này phải cố định. Tuy nhiên, lỗi không hoàn toàn thuộc về bên kia. Nếu tình thương bên này đủ chân thành, mạnh mẽ và tỏa sáng, thì sẽ dìu dắt và nâng đỡ được đối tượng thương yêu của mình cùng bay lên một lượt. Vậy khi cả hai cố gắng đắp bồi, một bên cố gắng vươn lên và một bên hết lòng nâng đỡ, thì tình cảm ấy sẽ không bao giờ bị gãy đổ.

Ta biết rằng khuyết điểm lớn nhất của nền văn minh hiện đại là làm cho con người quá bận rộn. Ta không còn thời gian để nghỉ ngơi và tận hưởng những giá trị màu nhiệm xung quanh, thì đừng nói chi đủ sức để nhìn lại chính mình và chuyển hóa những năng lượng tiêu cực. Lúc nào ta cũng căng thẳng, mệt mỏi và đầy lo lắng cho tương lai. Một khi năng lượng suy yếu thì ta rất khó làm chủ được suy nghĩ hay hành động của mình. Một lời nói không dễ thương, hay cử chỉ vô tình làm nát lòng người khác là điều rất dễ xảy ra. Nếu chẳng may lúc ấy gặp phải những nghịch cảnh lớn lao khiến năng lượng suy giảm tới mức cạn kiệt, thì những phiền não trong ta chắc chắn sẽ tràn lấp ra ngoài. Tham lam, sân hận, si mê là những năng lượng luôn chực sẵn trong tâm một khi ta mất khả năng quan sát, nuôi dưỡng lý trí và đánh mất liên hệ với sự sống. Lỗi lầm thường phát sinh từ ấy.

Dĩ nhiên, không phải ai sống trong môi trường có quá nhiều năng lượng xấu thì cũng trở thành người xấu. Điều đó còn tùy thuộc vào sự thông minh và bản lĩnh của mỗi người. Nhưng một đứa bé lớn lên trong hoàn cảnh nghèo túng, gia đình ly tán, chưa bao giờ được đến trường, phải thường xuyên sinh hoạt với đám người lỗ mãng để nương tựa và tìm kế sinh nhai, thì khó mà mong đứa bé ấy luôn ngoan hiền hay thành thật. Một đứa bé khác lớn lên trong những điều kiện vật chất đầy đủ, nhưng cha mẹ lại bận lo làm giàu nên không có thời gian để gần gũi và thấu hiểu em. Thậm chí, họ thường hay cãi vã và bày những điều gian trá trước mắt em. Rồi họ bù đắp trách nhiệm dạy dỗ bằng cách đẩy em vào những ngôi trường danh tiếng, hay chiều chuộng theo mọi đua đòi của em. Như thế làm sao em ý thức được tinh thần trách nhiệm, hay biết nhường nhịn và tôn trọng mọi người?

Khi hay tin một nam sinh mang dao vào trường hăm dọa giết thầy cô giáo, hay một nữ sinh đã đánh bạn mình thê thảm rồi còn quay phim tung lên mạng thì ai mà không phẫn nộ. Ta cho đó là hành vi vô đạo đức. Ta muốn những học sinh ấy phải bị trừng phạt một cách đích đáng. Nhưng nếu ta đổ hết trách nhiệm lên vai em thì làm sao em gánh nổi. Em sẽ gục ngã và mất hết tương lai, rồi ta cũng sẽ mất dần những đứa em tiếp nối ta đi về tương lai. Em là đứa trẻ dại khờ luôn muốn trưởng thành nhanh chóng, nhưng vì tâm lý chưa chuẩn bị nên đã bị sa ngã. Đúng ra, gia đình và nhà trường phải là môi trường lý tưởng nhất để giúp em hiểu được mình và nuôi dưỡng lý tưởng sống. Nhưng cha mẹ chỉ luôn ao ước con mình ăn học thành tài, nhà trường chỉ trông mong học sinh có học lực xuất sắc, chứ đâu có kỳ vọng hay đầu tư vào phần đạo đức của em. Giáo dục không thể thành công khi chỉ nhờ vào nỗ lực cá nhân. Và nếu hai môi trường được coi là nhiều dưỡng chất nhất cho một đứa trẻ vững chãi vào đời mà cũng quay lưng với trách nhiệm, thì ai sẽ giúp những đứa em ấy trở về với xã hội, với chính em đây? Ta hy vọng vào các trại cải tạo ư? Sự trừng phạt là giải pháp thấp kém nhất trong công tác giáo dục. Ta thấy thực tế chỉ có số rất ít đủ nghị lực để quay về. Số còn lại mất hết niềm tin vào cuộc sống, nên họ sẵn sàng buông xuôi và lún sâu vào vũng lầy cũ.

Trước khi trách giận những đứa em dại khờ ấy, ta hãy tự hỏi mình đã làm gì giúp các em chưa? Hay ta nghĩ đó không phải là trách nhiệm của mình nên ta vẫn đứng bên lề để mặc tình lên án, buộc tội và xa lánh? Người lớn chúng ta cũng vẫn còn mắc phải rất nhiều vụng về, lầm lỡ kia mà. Dù người khác chưa hay biết hoặc phanh phui, nhưng ta không thể tự cho mình là trong sạch mà tùy tiện dán nhãn hiệu xấu xa lên đầu kẻ khác. Trong kinh Phúc Âm, Chúa Jesus đã nhắc nhở: Ai thấy mình không có tội thì cứ ném đá vào người đàn bà này trước. Hãy cho người kia một cơ hội để chuyển hóa, vì như thế cũng chính là ta đã tạo cho mình một lối thoát trong tương lai. Đời sống còn chìm trong vô tâm thì không thể tránh khỏi những hành vi không tự chủ. Ta cần tha thứ và giúp nhau vượt qua gian khó, chứ không phải ngồi đó đòi hỏi người khác phải luôn hoàn hảo cho mình.

Làm sao có thể tha thứ?

Giả sử sự khó khăn của người kia khoảng một gang tay mà dung lượng trái tim ta có sẵn một gang rưỡi, thì xem như họ được chứa đựng. Nhưng nếu sự khó khăn của người kia lên tới một gang rưỡi hoặc hai gang, thì bắt buộc ta phải cố gắng để nới rộng trái tim mình lớn hơn mức khó khăn đó. Lỡ như ta đã cố hết sức rồi mà trái tim cũng chỉ giãn nở tới mức ngang bằng, hoặc dưới mức khó khăn của người kia thì sự nâng đỡ sẽ bất thành. Dù vậy, người kia vẫn cảm nhận được và ghi khắc sâu đậm ân tình của ta. Bởi không có thứ tình thương nào cao đẹp hơn khi nó được tạo thành từ sự buông bỏ bớt những nhu cầu hưởng thụ căn bản nhất của bản thân. Ngoài ra, nó còn phải vượt qua những áp lực của hoàn cảnh xung quanh, để giúp cho đối tượng thương yêu của mình bừng tỉnh và đi tới. Ân tình ấy chỉ đến từ sự chân thành và tự nguyện, chứ không có trong giao kết hay mong đợi của đối phương. Mà tha thứ chính là đỉnh cao của ân tình.

Nếu bình tĩnh và biết quan sát thì bao giờ ta cũng nhận thấy kẻ gây ra lầm lỗi mới là nạn nhân đáng tội nghiệp nhất. Họ có thể làm cho ta đau trong nhất thời, nhưng năng lượng sân hận hay những bế tắc tâm lý sẽ bủa vây và hành hạ họ trong từng giây từng phút. Họ càng tỏ ra cứng đầu, không biết hối lỗi, thì lại càng đáng thương hơn. Bởi không biết bao giờ họ mới tỉnh ngộ để có thể thiết lập cho mình một đời sống bình an và hạnh phúc vững vàng. Vừa đánh mất niềm tin vào bản thân, vừa sợ những người thân yêu bỏ mặc, vừa không biết cách giải quyết những đổ vỡ do chính mình gây ra, vừa lo lắng không biết tương lai sẽ đi về đâu, nên họ thường rất hoang mang và rất cần sự giúp đỡ. Họ biết họ không có tư cách để đòi hỏi gì thêm, vì ta đã từng thương yêu họ hết lòng. Nên họ chỉ còn biết trông mong vào ân tình – món quà tình cảm không suy tính, không dựa vào sự công bằng, không cần đáp trả từ nơi trái tim của một người độ lượng.

Khi ta đã ý thức được đây là một kẻ đáng thương hơn đáng trách thì ta sẽ không còn muốn đẩy khó khăn ấy ra khỏi ta nữa. Tức là ta đã chấp nhận phần không dễ thương như ta đã từng đón nhận những phần dễ thương của họ. Vấn đề còn lại là làm sao ta có thể chứa đựng được nỗi khổ niềm đau ấy một cách dễ dàng khi trái tim ta vẫn chưa đủ lớn? Ta rất muốn tha thứ nhưng vẫn không tha thứ được, lòng cứ quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự hư hỏng hay phản bội của họ. Nếu ta cho rằng tha thứ là một việc dễ làm, chỉ cần cố gắng một chút là được thì ta đã lầm. Bởi ta từng bám chặt vào những nguyên tắc cứng nhắc, luôn đòi hỏi sự hoàn hảo của người khác, vướng kẹt vào cảm xúc muốn được tôn kính, luôn thấy mình là kẻ cống hiến nhiều hơn, chưa có thói quen hứng chịu thiệt thòi hay hết lòng vì người khác, thì trái tim của ta sẽ rất khó nới rộng ra thêm. Ta phải có khả năng thu dọn bớt những nhu cầu thỏa mãn sự ích kỷ thì trái tim mới có chỗ để chứa đựng người khác. Nên nhớ, càng vị kỷ thì càng không thể vị tha. Bởi vị kỷ chính là trở lực của vị tha.

Trong truyền thống nhà thiền có hai cách để giáo huấn học trò, đó là: uy và ân. Uy tức là uy lực, là năng lực tỏa chiếu từ lối hành xử trang nghiêm và giữ gìn khuôn phép, chứ không phải do mình la hét vào mặt người khác mà có uy. Còn ân chính là ân tình, là sự tận tình giúp đỡ khi người kia yếu kém hay tấm lòng bao dung độ lượng khi họ mắc phải lỗi lầm, chứ không phải do mình thương yêu đến mức vướng lụy mà có ân tình. Thật ra cái uy cũng chính là cái ân, bởi cái uy kia giúp họ luôn tỉnh thức và cố gắng tiến bộ nên họ rất biết ơn. Và cái ân cũng chính là cái uy, vì cái ân kia giúp họ một cách hết lòng, không điều kiện nên họ luôn thầm nể phục. Cũng như hiểu biết và thương yêu, cái uy và cái ân không bao giờ tách rời nhau, dù có lúc một trong hai cái được thể hiện nhiều hơn.

Mỗi khi dùng uy hay ân, ta phải rất cẩn thận. Đôi khi ta nghĩ rằng mình phải làm như thế thì họ mới thức tỉnh, mới sợ mà không dám tái phạm, nhưng kỳ thực là trong thâm tâm ta đang rất tức giận và có ý muốn trừng phạt. Hoặc đôi khi thấy người kia quá đáng thương, cần được che chở và vỗ về hơn là khiển trách, nhưng thực chất là ta đang lo sợ người ấy ghét bỏ hay không còn quý mến mình nữa. Người kia đang mắc nạn và cần sự cứu giúp mà ta lại xen ké quyền lợi của mình vào, thì sự tha thứ ấy không còn mang tính chân thật nữa. Khi ta biết lầm lỗi này quá lớn, trong nhất thời không thể nào coi như nó chưa từng xảy ra, ta nên cố nuốt nước mắt vào trong để cố gắng chấp nhận mà giúp người kia một con đường. Hoặc biết trái tim mình đang đau nhức, phải cần một thời gian nữa mới có thể chấp nhận và chuyển hóa. Thậm chí, ta phải đành thú thật cho họ biết trái tim ta chỉ mở rộng tới mức ấy thôi. Tất cả những hành động ấy đều là ân tình, là sự tha thứ đích thực.

Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ. Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ. Lỡ khi nhận ra chính thái độ cố chấp và hẹp hòi của ta đã vô tình đẩy người kia rớt xuống tận cùng vực thẳm, thì ta sẽ ăn năn hối hận suốt đời. Còn khi phát hiện ra quyết định tha thứ của ta đã không mang lại hiệu quả thì ta vẫn còn nhiều cơ hội để cứu chuộc. Khi trái tim đang trong tình trạng giãn nở ra và ngày thêm mạnh mẽ là trái tim đã tìm đúng hướng hạnh phúc. Điều đáng sợ nhất trong quá trình yêu thương là ta đã để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã từng tin tưởng tuyệt đối vào sự chuyển hóa kỳ diệu nơi trái tim con người: Trái tim cho ta nơi về nương náu/ Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều (Hãy yêu nhau đi).

Xin có mặt cho người,

Bằng tất cả trong tôi,

Phút giây này tỉnh thức,

Với ân tình chưa vơi.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 01 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 02 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 03 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 04 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 05 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 06 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 07 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 08 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 09 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 10 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 11 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 12 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 13 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 14 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 15 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 16 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 17 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 18 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 19 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 20 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 21 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 22 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 23 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 24 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 25 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 26 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 27 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 28 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 29 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 30 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 31 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 32 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 33 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 34 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 35 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 36 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 37 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 38 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 39 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 40 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 41 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 42 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 43 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 44 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 45 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 46 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 47 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 48 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 49 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 50 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, chương 51 tại đây.

Đọc Hiểu về trái tim, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Trái tim mặt trời

Thích Nhất Hạnh | Trái tim mặt trời

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Thanh Tâm Tuyền | Khúc tháng chạp

Thanh Tâm Tuyền | Khúc tháng chạp

Thanh Tâm Tuyền (1936 – 2006) tên thật là Dzư Văn Tâm là một nhà thơ nhà văn người Việt nổi tiếng được biết đến với những cách tân thơ…

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi (Chương 10)

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi (Chương 10)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.