Ý nghĩa khi thực hành nghi thức phật giáo
Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 4 phút đọc.
Một tôn giáo được cấu thành từ ba yếu tố: tư tưởng, nghi lễ và thần thoại. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ba yếu tố này trong Phật giáo. Mục đích là để hiểu rõ bản chất của những nghi lễ chúng ta thường thấy và có khi thực hành mỗi ngày, mỗi lúc.
Hiểu về nghi lễ trong một Phật giáo
Nghi là dáng, là hình mẫu, là sự khuôn phép diễn ra trong một phạm vi nhất định. Nghi chính là hình ảnh phản chiếu cho những nguyên tắc của một không gian riêng biệt.
Nghi lễ Phật giáo là những phong thái, hình thức thể hiện nhằm biểu đạt niềm tin tâm linh vào Phật giáo. Những nghi thức này không chỉ thể hiện trong các không gian công cộng ở chùa, đình hay miếu… Mà còn có thể tại gia đình, trong phòng hoặc bất cứ đâu. Bản chất của những lần ấy chính là thực hành nghi lễ trong tâm thức, bằng niềm tin của chính mình.
Ba ý nghĩa của nghi lễ trong Phật giáo
Thể hiện lòng tôn kính Tam bảo
Thực hành nghi lễ, cũng giống như thực hành một đức tin. Điều hiển hiện rõ ràng nhất đó là bày tỏ lòng thành, sự tôn kính với Đức Phật và chúng tăng. Niềm tin này là một sự tu tập, hóa chuyển trong tâm hồn nhằm củng cố thêm những điều bản thân mỗi người đang tin theo.
Với một người Phật tử, thực hành nghi lễ là một món ăn tinh thần cần phải có. Khi tâm hồn chưa được khai phóng, thì những nghi thức là cầu nối để bản thân mỗi người hiểu hơn về thế giới tâm linh. Sự hiện diện của niềm tin vào lúc ấy vô cùng mạnh mẽ, và sâu sắc. Giải tỏa và hóa độ những uẩn ức, khổ đau mà người đó đang gánh chịu thành những năng lượng dịu nhẹ hoặc tích cực hơn.
Bình dân hóa tư tưởng
Giáo lý Phật giáo với một người bình thường là cực kỳ cao siêu, khó có thể hấp thụ một cách trọn vẹn. Thông qua nghi lễ, những giáo lý được bình dân hóa, có thể tiếp cận với nhiều nhóm người hơn, Trở nên gần gũi và thân thuộc hơn. Và cũng dễ dàng để truyền bá hơn.
Điều này tuy bình thường hóa những giáo lý, nhưng lại không hạ thấp, không tầm thường nó. Bởi Đạo gắn với đời, khiến việc truyền đạo và thực hành tôn giáo trở nên gần gũi, sát với thực tế hơn. Thông qua việc thực hành nghi lễ, người ta tìm thấy sự đồng điệu và gần gũi trong những hoạt động hơn. Từ ấy mọi tiềm thức men theo mỗi con người sẽ trở nên dễ dàng và dung dị hơn rất nhiều.
Nghi lễ là phương tiện của việc độ sinh
Trong các hình thức dẫn một người vào con đường tâm linh, thì nghi lễ là con đường dễ dàng nhất. Bởi nhu cầu về tinh thân trong mỗi người là rất có thật. Cầu nguyện là điều đơn giản và chân phương dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ ai đang hành lễ.
Chúng ta không thể chắc chắn trong những lựa chọn hay định ước ở thì hiện tại. Nhưng thông qua con đường tâm thức, khi cầu nguyện chúng ta phần nào cảm thấy an tâm. Hoặc có được sợi dây để kết nối với thế giới tâm thức một cách trọn vẹn. Điều này chính là sự diệu kỳ của thế giới tâm linh – cảm giác kết nối và xoa dịu những uẩn ức trong bản thân mỗi người, mỗi cá thể trong cuộc sống này.
Tác dụng của nghi lễ Phật giáo trong đời sống
Với người hành đạo
Khi tìm đến nghi lễ, người hành đạo sẽ có được sự tỉnh thức và chiêm nghiệm bản thân. Qua việc lành lễ hay cầu nguyện sẽ, con người ta sẽ có được cảm giác yên bình nhẹ nhàng. Và trút bỏ được những muộn phiền của bản thân.
Với đạo pháp
Nghi lễ là nếp sinh hoạt, là thói quen của một Phật tử. Thông qua nghi lễ người ta truyền bá những thông điệp và ý nghĩa của cuộc sống đến với mọi người.
Với một số người, việc tu tâm là quan trọng hơn so với việc thực hành nghi lễ. Nhưng điều ấy cốt yếu phải xem liệu người đó có thể chuyên tâm, có tốt tướng để thực hành mọi điều được trọn vẹn và chính trực. Âu cũng là từ tâm mà ra.