6 đặc điểm tạo nên nhà văn giỏi

Kết quả của một nhà văn giỏi là những tác phẩm có sức ảnh hưởng, thuyết phục và giá trị lâu dài với người đọc. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu thôi là chưa đủ để nói về một nhà văn giỏi. Dưới đây là 6 đặc điểm tạo nên nhà văn giỏi mà bạn chưa biết.

 · 7 phút đọc.

Kết quả của một nhà văn giỏi là những tác phẩm có sức ảnh hưởng, thuyết phục và giá trị lâu dài với người đọc. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu thôi là chưa đủ để nói về một nhà văn giỏi. Dưới đây là 6 đặc điểm tạo nên nhà văn giỏi mà bạn chưa biết.

Kết quả của một nhà văn giỏi là những tác phẩm có sức ảnh hưởng, thuyết phục và giá trị lâu dài với người đọc. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu thôi là chưa đủ để nói về một nhà văn giỏi. Dưới đây là 6 đặc điểm tạo nên nhà văn giỏi mà bạn chưa biết.

Nhà văn giỏi có thể phát triển ý tưởng thành câu chuyện

Một nhà văn giỏi là khi:

– Đọc một đoạn văn cụ thể, và ngay lập tức xác định được chủ đề của chúng, từ đó nêu ra ý tưởng để phát triển đoạn tiếp theo.

– Đoạn một bài văn và xác định chúng sẽ thất bại, tệ hại như thế nào, và tại sao điều ấy lại xảy ra.

– Đọc một bài phát biểu và đưa ra lời khuyên để chúng trỏ nên hữu ích, có giá trị với người đọc hơn.

Với các ngành nghề khác, như lập trình viên hay chuyên gia quân sự thì cũng tương tự như vậy, tức với chuyên gia – họ chỉ cần vài gợi ý là nhìn rõ bức tranh toàn cảnh. Nên nếu một người tự nhận là nhà văn giỏi nhưng lại bối rối với những thử thách cơ bản nêu trên, khả năng cao họ chỉ là một người viết giỏi mà thôi.

Nhà văn giỏi có thể liên kết các đoạn văn lại với nhau

Một nhà văn giỏi là người có tầm nhìn rộng, nhìn thấy rõ bức tranh toàn cảnh khi đoạn từng đoạn văn nhỏ. Nên khi bạn nhìn thấy họ tập trung đọc một cuốn sách bình thường, thật ra lúc ấy họ đang đánh giá toàn bộ ý đồ và xác định diễn biết của quyển sách. Đó là một hành vi vô thức,

Một nhà văn giỏi là người có tầm nhìn rộng trong từng đoạn văn nhỏ hẹp, nên khi bạn nhìn thấy họ chăm chú đọc từng đoạn văn nhỏ lẻ thì chưa chắc sự chăm chú ý ấy chỉ là vào từng đoạn nhỏ lẻ, mà có thể họ đang suy ngẫm và đánh giá xem điều tiếp theo nào sẽ xảy ra sau đó. Điều ấy thường được thực hiện một cách vô thức, trong quá trình họ đọc và nghiền ngẫm từng câu chữ. Nói tóm lại, một nhà văn giỏi là người có khả năng liên kết, hợp nhất các đoạn văn rời rạc thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Cụ thể, điều ấy được thực hiện như sau:

– Suy nghĩ về nhân vật như một hình hài sống động.

– Đọc trọn vẹn cuốn sách.

– Đắm chìm trong suy nghĩ và tưởng tượng tiếp theo về chúng.

Về bản chất, họ là người biết cách giải quyết vấn đề và tìm cách vượt qua những trở ngại căn bản để hiểu, hình dung đúng về cốt truyện, ý đồ mà tác giả khác đang muốn truyền tải. Nếu chỉ đơn thuần là người viết tốt, họ chỉ có thể xác định đó là câu, đoạn văn hoàn chỉnh với những yếu tố cơ bản của đoạn văn ấy mà thôi.

Nhà văn giỏi biết cách diễn đạt ý tưởng

Một nhà văn giỏi là phải biết cách diễn đạt ý tứ, nội dung mà họ muốn truyền tải bằng câu chữ rõ ràng, súc tính và đặt trong bối cảnh hợp lý. Mary Gaitskill từng nói một điều tương tự rằng, viết theo một cách hiểu nào đó là quá trình bày tỏ những điều bạn muốn bày tỏ; bạn phải tìm đúng từ, đặt đúng ngữ cảnh và liên kết chúng thành một đoạn văn hoàn chỉnh để trình bày với người khác. Hơn thế nữa, bạn cũng phải đặt chúng trong một bối cảnh, câu chuyện cụ thể nhằm nêu bật góc nhìn, ý đồ khi phát biểu nội dung ấy

Điều này khiến các nhà văn hướng nội thuần túy trông có vẻ sẽ trở thành nhà văn giỏi hơn, bởi họ dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm, và chỉ nói ra những điều họ đã suy ngẫm kỹ. Ngoài ra, một lời khuyên hữu ích khi bạn nói ra những điều bạn không chắc chắn, hoặc không tự tin về chúng, là cứ thật thà chia sẻ điều ấy, rằng tôi không chắc và đang nghĩ rất nhiều về nói. Nói vậy sẽ không khiến bạn trở nên kém cõi hay lố bịch, mà thể hiện rõ ràng rằng bạn đang cố gắng diễn đạt ý tưởng mà mình đang muốn nêu ra.

Nhà văn giỏi có thể viết trong đầu

Trong balo, tôi luôn giữ một cuốn sổ và cây bút để có thể ghi lại mọi ý tưởng bất chợt hiện ra trong dòng chảy sáng tạo của bản thân. Trong khi đó, một nhà văn giỏi họ không cần làm vậy, bởi họ có thể ghi lại mọi thứ trong đầu, và khi cầm được cây bút thì họ sẽ ghi hết mọi điều ra. Nhìn chung, để ghi nhớ và duy trì ý tưởng trong đầu, các nhà văn giỏi thường sẽ làm:

– Suy nghĩ về một ý tưởng.

Brainstorming về điều ấy.

– Khi có cơ hội cầm bút, họ sẽ viết ra hết mọi điều.

Verlyn Klinkenborg, biên tập viên tờ New York Times cũng đã từng chia sẻ, trước khi học cách viết tốt, hãy luôn tin rằng bản thân là một nhà văn, để luôn suy nghĩ và nghiền ngẫm mọi ý tưởng trong đầu trước khi viết ra chúng. Còn Klinkenborg khi nói vềquá trình viết, ông chỉ đơn giản mà chia sẻ rằng, kiên nhẫn nghĩ mọi câu chữ ngay trong đầu.

Nhà văn giỏi đọc với mục đích cụ thể

Thông thường, có 3 nhóm độc giả phổ biến:

– Tự do, họ đọc bất kỳ điều gì họ muốn, bất kể đông tây kim cổ hay những tin vắn trên báo mạng, họ cũng đều đọc và không loại trừ một điều gì.

– Đọc có chọn lọc, họ đọc với mục đích cụ thể, chỉ đọc những điều họ muốn và đảm bảo rằng chúng phải phù hợp với bản thân.

– Đọc cực đoan, họ đọc với tất cả sự hành hạ với bản thân, khi chỉ tìm đọc duy nhất một chủ đề. Họ nghiền ngẫm và đi sâu vào từng chi tiết, từng khúc mắc nhỏ nhoi trong từng câu chuyện, sự kiện mà họ quan tâm. Ngoài ra, họ chẳng còn đọc gì nữa khác. Họ chính là những nhà văn giỏi.

Nhà văn giỏi thích mài dũa

Một châm ngôn phương tây phổ biến khi nói về nhà văn giỏi đó là, họ chỉnh sửa tác phẩm như xúc từng xẻng tuyết trên vỉa hè, lúc tuyết vẫn đang rơi.

Đó là phép ẩn dụ.

Mọi thứ bắt đầu với một sân vườn ngập đầy tuyết (bản nháp thô, chứ hoàn chỉnh), rồi bạn bắt đầu xúc bớt tuyết ra khỏi vườn (chỉnh sửa) xuống lề đường (trang giấy). Khi đến cuối vườn (trang cuối), bạn tưởng đã toàn tất và nhìn phía sau, vẫn còn một mớ hổ lốn mà phải xử lý.

Đấy chính xác là điều luôn xảy ra với mọi nhà văn, họ viết lách say sưa, chỉnh sửa tỉnh táo và chợt nhận ra tác phẩm của mình không bao giờ hoàn hảo để ngưng quá trình ấy. Walter Kirn đã mô tả điều ấy như thế này, Khi bắt đầu viết tiểu thuyết, một nhà văn giỏi cần sự tự tin, nhưng sau đó điều cần thiết là kiên trì. Những đặc điểm này nghe có vẻ giống nhau, thực ra khác. Tự tin là những gì xuất phát từ ý thức vào năng lực của bản thân, còn kiên trì lại là phẩm chất luôn được thử thách mỗi ngày. Đó là động lực duy nhất để tiếp tục hành trình viết mà niềm tin bản thân không bị lung lay

Tổng quan lại, viết lách là một quá trình cần nhiều sự kiên trì và ý tưởng, và một nhà văn giỏi hội tụ hết những điểm ấy. Vậy nên, ngay lúc này bạn muốn trở thành nhà văn tương lai, thì đã đến lúc bắt đầu với những ý tưởng nhỏ nhất, sự kiên trì cơ bản và một niềm tin bền vững vào hành trình mà mình đang theo đuổi.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Chó mèo có bị trầm cảm không?

Chó mèo có bị trầm cảm không?

Chó mèo có thể bị trầm cảm. Những người bạn lông lá của chúng ta trải qua những cảm xúc mạnh mẽ giống như chúng ta bao gồm cả nỗi…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.