Tiếng tàu đêm

Có một hôm, trong cuộc trà nước xuyên đêm trên sân thượng cuối hè với mấy người lạ ở nhà người quen. Một chị trong nhóm kể với mình kể về âm thanh những chuyến tàu đêm.

 · 7 phút đọc  · lượt xem.

Có một hôm, trong cuộc trà nước xuyên đêm trên sân thượng cuối hè với mấy người lạ ở nhà người quen. Một chị trong nhóm kể với mình kể về âm thanh những chuyến tàu đêm.

Có một hôm, trong cuộc trà nước xuyên đêm trên sân thượng cuối hè với mấy người lạ ở nhà người quen. Một chị trong nhóm kể với mình kể về âm thanh những chuyến tàu đêm. Chị bảo, chỗ chị xa đường ray lắm, ban ngày hay những lúc rộn ràng thì không bao giờ để ý được.

Chỉ đến khi đêm xuống, mọi âm thanh của không gian bị tối giản đến mức có thể, bóng rối rì rầm theo cách riêng của nó, thì xa xa chị nghe văng tiếng còi hú, là tiếng tàu đang vào thành phố. Tiếng như phá vỡ mọi thứ im lặng của không gian ngay lúc ấy bằng cách riêng của nó, ngắn ngủi nhưng lặp lại trong đêm.

Chị bảo, chẳng biết diễn tả cảm xúc trong bối cảnh lúc ấy là như nào, nhưng khi tâm hồn cần chút khuấy động giữa lúc sâu lắng, chị biết cần tìm gì và vào lúc nào rồi…

Sau, chị đi rồi, mình lại ngẩn ngơ mỗi lúc đêm khuya, và tập để ý dần xem có tiếng tàu nào văng vẳng không. Một hai hôm thì lại có, một hai hôm đợi mãi chẳng thấy tiếng tàu nào.

Những hôm có tiếng tàu vọng lại, mình cũng như chị, bỏ dở việc đang làm mà nghe cho hết tiếng tu tu xình xịch xa xôi nào đó. Xem đó như là tiếng trống giữa khoảng nghỉ để thở nhẹ một cái.

Nhưng có những hôm chẳng làm gì hết, đầu óc được thoải mái để suy nghĩ hơn, mình lại xem tiếng còi ấy như là tín hiệu của những con người xa xôi, trên một hành trình xa xôi từ một vùng đất xa xôi nào lướt qua đây, trong đôi chút khoảnh khắc này.

Có một lần, từ trong đêm trở về Huế trên chuyến tàu ra bắc, chặng hành trình chỉ đôi 60 70 cây số lúc giao đêm như dấu chấm kết thúc cho một ngày làm việc dài miên man. Mình bước lên khoang tàu bằng một tâm thế muốn được nghỉ ngơi, mà ở đó mọi người cứ vật vờ như nạn đói viết trong sách giáo khoa. Số ghế của mình thì nay đã có người chiếm từ lúc nào để nằm ngủ, mà dường như chẳng ai quan tâm đến hàng lối, có chỗ để đặt lưng xuống mà đợi qua đêm nay được là may lắm rồi.

Ngao ngán nhưng chẳng thể nào trò chuyện với người đang thiu thiu ngủ, mình đang ngồi tạm vào ghế trống trước mắt, tạm xem như chưa có ai ngồi lên đó. Ngồi một lúc thì tàu chuyển bánh, lúc ấy mình mới hay tại sao mọi người lại vật vờ đến như thế. Toa mình đang ngồi là ghế cứng không điều hòa, cửa sổ có tấm vách đục lỗ màu trắng để ngăn vứt rác, chứ không thể nào ngăn tiếng bánh xe đang nghiền nát đường ray một giây phút nào.

Âm thanh bên ngoài cứ ầm ầm, tu tu xình xịch, đền đặn giã nát sự yên lặng của màn đêm. Âm thanh đó không phải là âm thanh trắng – thứ đem lại cảm giác an toàn và che lấp sự lo lắng như tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà, hay tiếng nước chảy róc rách.

Nó là tiếng ồn như dội vào tai, đủ mạnh mẽ để thúc mọi người rời khỏi cơn mê ngủ, vật vờ giữa lúc chập chờn mà nhìn nhau đợi trời sáng. Và cứ mặc con tàu chạy giữa khuya, xuyên rừng xuyên hầm rồi chạm đến làng mạc thành phố, âm thanh ngoài kia vẫn cứ dai dẳng suốt chặng đường.

Trong một giây phút bất chợt, khi nhìn từng đèn tín hiệu nhấp nháy trước rào chắn rồi đôi người dừng chân đợi tàu vun vút trôi qua. Lúc ấy, mình chẳng biết khi vào thành phố rồi, tiếng ồn này có làm ai thức giấc hay không, có làm người nào đang dang dở bài việc đêm muộn để dừng lại nghe chút tiếng tàu đêm không?

Hỏi vậy, nhưng mình vừa biết, lại vừa mơ hồ. Bởi ngay lúc ấy, mình cũng chỉ là một hành khách, trên một hành trình xa xôi từ một vùng đất xa xôi nào lướt qua đây, trong đôi khoảnh khắc này…

Sự mơ hồ ấy mình cảm nhận rõ ràng hơn mỗi khi đứng trước sân ga, lúc vừa xuống tàu hay đang đợi chuyến kế tiếp. Bởi nếu xem những chuyến tàu là một cuộc đời tóm tắt, có người đi lên lại có người đi xuống, gặp người này ở góc này và tạm biệt người kia ở góc kia, cả những người chung toa chung hàng ghế chưa chắc đã có một sự thân thuộc với nhau.

Thì mình xem sân ga là điểm giao cho những lần tình cờ, gặp gỡ và lại chia ly, diễn ra cùng một thời điểm, và đôi lần chúng ta cùng lúc đóng nhiều vai với nhau.

Đoạn năm cuối khi đang học ở Huế, mình phải ra Quảng Trị để thực tập cuối khóa. Đường xa lại xong việc lúc gần tối, nên mỗi cuối tuần mình tranh thủ bắt chuyến tàu chập đêm mà về để hít hà không khí.

Những lần bước về, mình hòa chung cái không khí như bao con người khác lúc ấy – cũng cùng đảo mắt và tìm lấy khuôn mặt thân thuộc mà mỉm cười chào nhau. Sự gặp gỡ lúc đó, với mình như cách để gắn kết sợi dây cảm xúc, duy trì mạch yêu thương như những ngày đang còn ở Huế.

Xong, để đến khuya ngày cuối tuần sau đó, mình lại ngồi ở sân ga để chờ chuyến tàu tiếp theo. Nếu mình đủ thong thả để đến sớm, ngồi một xíu là có chuyến ngược vào nam vừa dừng bánh ở ngoài kia. Hàng người tấp nập chèn vào nhau trong giây phút ấy và trong một đôi lần, mình tình cờ gặp gỡ lấy một ai đó thân quen. Sự gặp gỡ ấy là không đoán định, nhưng cũng chẳng xóa nhòa chút gắn kết cảm xúc nào.

Nhưng điểm giao ấy không tóm tắt một điều gì cả, nó chỉ gói gọi cuộc sống lại trong một khung hình nhỏ bé. Ở đó, chúng ta dễ dàng gặp trong những hành trình giao nhau, cũng dễ thấy mọi người kia đang sống hay tồn tại như thế nào. Mà đâu chỉ riêng sân ga, nhà chờ bến xe lẫn sân bay cũng như thế, cũng gói gọn mọi thứ lại trong tầm mắt. Và cả những cuộc gặp gỡ với muôn người lạ cũng thế, cũng tạo nên điểm giao để thấy sự thân thuộc pha lẫn tình cờ.

Nên, trở lại cuộc trà nước xuyên đêm trên sân thượng cuối hè, chị bé kể xong mình bảo, bản thân chưa bao giờ nghĩ về tiếng tàu đêm. Phần vì không ý thức được sự tồn tại của nó, phần nữa là khi đêm về lại ở quá xa đường ray. Những khi ban ngày, đi trên đường mà phải dừng lại để đợi một chuyến tàu lướt qua, thú tiêu khiển duy nhất trong lúc ấy là đếm xem có bao nhiêu toa tàu. Mỗi lần chăm chú như thế, đôi khi lại gặp một khuôn mặt của một ai đó, trôi lướt qua đủ nhanh để không thấy rõ biểu cảm. Có thể hình ảnh ấy đọng lại ngay một chút, nhưng rồi cũng trôi tuột đi khi tiếng tàu xa dần, bởi biết đâu có dịp mà gặp lại một lần nữa. Như, chị em mình trong lúc này vậy đấy.

Chị nghe mình nói xong liền mỉm cười…

nhavantuonglai

Share:

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Hiểu về trái tim | Chương 13

Hiểu về trái tim | Chương 13

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Có cuộc sống sau khi chết không?

Có cuộc sống sau khi chết không?

Bạn sẽ chết. Cho dù bạn có quyền lực đến đâu cầu nguyện chăm chỉ thế nào hay công nghệ nano trở nên tiên tiến ra sao bạn vẫn sẽ…

Sự thật trong trò chơi điện tử

Sự thật trong trò chơi điện tử

Nhà thiết kế và nhà văn kỳ cựu Frank Lantz suy ngẫm về sức mạnh của trò chơi điện tử trong việc nắm bắt và thể hiện những sự thật…

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 49

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 49

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Chia sẻ điều cần nói

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.