Người trẻ Huế quan tâm gì khi nhắc đến văn hóa di sản của địa phương?

Bạn có bao giờ nghe đến làng nghề như rèn sắt Hiền Lương, đúc đồng ở Võng Trì, kéo dây thép Mậu Tài, mài khí giới An Lưu, làm đinh Hà Thanh, nghề đan lát mây tre Bao La, kim hoàn Kế Môn, chạm khắc gỗ?

 · 14 phút đọc.

Bạn có bao giờ nghe đến làng nghề như rèn sắt Hiền Lương, đúc đồng ở Võng Trì, kéo dây thép Mậu Tài, mài khí giới An Lưu, làm đinh Hà Thanh, nghề đan lát mây tre Bao La, kim hoàn Kế Môn, chạm khắc gỗ?

Bạn có bao giờ nghe đến làng nghề như rèn sắt Hiền Lương, đúc đồng ở Võng Trì, kéo dây thép Mậu Tài, mài khí giới An Lưu, làm đinh Hà Thanh, nghề đan lát mây tre Bao La, kim hoàn Kế Môn, chạm khắc gỗ?

Mở đầu

  1. Năm 1998, Cục Bảo tồn bảo tàng và Trường Đại học nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã có một cuộc điều tra và xác định được, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có 690 ngôi nhà có niên đại từ năm 1900 trở về trước, trong đó TP Huế có 330 nhà. Theo số liệu khảo sát năm 2002 thì toàn TP Huế có 4.228 nhà vườn, trong đó có 705 nhà rường và 150 nhà cổ tiêu biểu được đưa vào danh sách bảo tồn đặc biệt. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết hiện chỉ còn 1.778 ngôi nhà vườn, 85 vương phủ trong TP Huế. Nguyên nhân là trong khoảng thời gian đó có đến hàng trăm ngôi nhà cổ buộc phải nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng.

  2. Khi nghe đến việc xây dựng hồ sơ ca Huế đệ trình UNESCO đề nghị công nhận di sản phi vật thể của nhân loại thì hầu như ai cũng đồng tình ủng hộ. Song, dường như rất ít người có nhu cầu thưởng thức ca Huế, dù ở dưới bất kỳ hình thức nào. Chưa kể đến việc chính chuyền, những nhà chuyên môn, các nghệ sĩ đang loay hoay tìm kiếm cách gìn giữ và bảo tồn một cách đầy khó khăn.

  3. Bạn có bao giờ nghe đến làng nghề như rèn sắt Hiền Lương, đúc đồng ở Võng Trì, kéo dây thép Mậu Tài, mài khí giới An Lưu, làm đinh Hà Thanh, nghề đan lát mây tre Bao La, kim hoàn Kế Môn, chạm khắc gỗ Mỹ Xuyên, khảm cẩn xà cừ Bao Vinh, vẽ tranh thờ Lại Ân (Sình), hoa giấy Thanh Tiên, làm giấy Lương Cổ, làm mực ở Hoài Tài, trướng liễn ở An Truyền, dệt tơ ở Phủ Cam, dệt gấm Phú Xuân, dệt lụa An Lưu, dệt mũ Quảng Yên, dệt vải Đồng Di, vôi hàu Nghi Giang, gạch ngói Xóm Ngõa, nung vôi đá Nguyệt Biều?

Hẳn một số thì đã nghe nhưng đa phần là xa lạ nhỉ, nhưng bạn có biết tất cả các làng nghề này đều ở tỉnh Thừa Thiên Huế, và hiện nay những làng ấy giờ đã không còn gắn tên nghề ở phía trước, vì chẳng ai còn làm nữa?

Bạn có bao giờ nghĩ xem tại sao phố cổ Gia Hội lại biến mất, và có khi mình còn chưa bao giờ nghe đến nó?

Bạn có bao giờ chú ý đến những chiếc thuyền ca huế trên sông Hương mỗi tối đi chơi ở phố đi bộ? Bạn có bao giờ ủng hộ, hay vì tò mò mà mua vé để lên thuyền nghe ca Huế?

Bạn có bao giờ thắc mắc, ở mình đây có làng nghề nào không, giờ có còn làng nghề nào không nhỉ?

Bạn có bao giờ ấp úng, khi bạn từ nơi khác đến chơi, thắc mắc thành phố Huế cổ kính vậy, hẳn có nhiều không gian xưa lắm nhỉ, mày dẫn tao đi chơi những chỗ đấy nhé?

Tất nhiên, bạn có thể hỏi ngược lại: Nếu là có thì sao, và nếu không thì sao? Nếu là có, và không. Thì sao nhiều lắm chứ.

Nếu là có, thì bạn đang nhìn thấy sự biến mất, lụi tàn những những nét văn hóa, những làng nghề, những thứ xa xưa mà cha ông đã cố công gìn giữ và bảo tồn bao đời.

Nếu là không, thì bạn đang là những người trẻ quên đi rằng chúng ta đã từng có những căn nhà cổ với kiến trúc không thua kém bất kỳ khu phố cổ nào, chúng ta đã từng có những người thợ thủ công lành nghề trong những ngôi nhà, ngôi làng ngoài thành phố.

Nếu là có. Thì đó không phải là lỗi của bạn. Nếu là không. Cũng chẳng ai trách bạn.

Nhưng bạn có bao giờ nghĩ đến một ngày, khi bạn kể với con bạn, với cháu bạn về điệu ca Huế thì bạn chợt nhận ra rằng mình lâu lắm rồi chưa nghe làn điệu của ca Huế? Và khi, giữa một nhịp sống xô bồ, bạn muốn tìm đến một không gian yên bình ở một làng quê, bỏ đi những thứ hiện đại bởi máy móc mà tìm đến những thứ do người với người tạo nên thì lại không thấy đâu?

Đừng biến tất cả chỉ còn là nỗi nhớ, và miền ký ức.

Chính vì điều ấy, nhóm Vân Tím cùng lên ý tưởng xây dựng một dự án về văn hóa di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mong muốn lớn nhất mà chúng mình đó là những người trẻ quan tâm hơn đến những địa điểm chứng nhân lịch sử, những di sản, những nét đẹp văn hóa đang dần bị mai một. Và theo chúng mình, một dự án bền vững là khi chúng mình cung cấp và chia sẻ những điều các bạn mong muốn để cùng giải quyết những điều chúng ta cùng quan tâm. Bởi vì vậy, chúng mình có một khảo sát nhỏ, nhằm tìm hiểu nhu cầu và mong muốn, cũng như những gì các bạn đang có và đang thiếu, về sự quan tâm đến Di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế. Hãy giúp chúng mình, và giúp cho Thừa Thiên Huế, bằng cách suy nghĩ và điền vào bảng hỏi dưới đây. Nó sẽ không mất nhiều thời gian của các bạn, nhưng sẽ rất có ích cho chúng mình xây dựng dự án một cách hoàn thiện nhất có thể.

Hãy để con cháu của bạn được cảm nhận những nét đẹp truyền thống không chỉ qua những trang sách

Bảng khảo sát

Thông tin chung

Bạn muốn được gọi là:

– Anh.

– Chị.

Bạn thuộc nhóm tuổi nào dưới đây

– Từ 15 – 18 tuổi.

– Từ 18 – 22.

– Trên 22.

Bạn hiện đang là sinh viên trường

– …

Mức độ quan tâm của các bạn tới các thông tin về di sản văn hóa Việt Nam ra sao?

– Rất quan tâm và có hiểu biết.

– Rất quan tâm nhưng chưa có hiểu biết.

– Thấy có thông tin thì đọc.

– Không quan tâm.

Hãy chọn những tên báo điện tử mà bạn thường truy cập các thông tin về di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam?

– Thanh niên.

– VN Express.

– Dân trí.

– Vietnamnet.

– Khác:…

Đánh giá sự quan tâm dựa trên quan điểm

Xin bạn cho biết mức độ đồng ý của bạn trong các phát biểu dưới đây theo 5 thang đánh giá cụ thể sau:

– Hoàn toàn không đồng ý.

– Không đồng ý.

– Trung lập.

– Đồng ý.

– Hoàn toàn đồng ý.

Các yếu tố về tiếp cận thông tin

– bạn cảm thấy thông tin về hiện trạng các di sản – văn hóa được cập nhật đầy đủ trên các phương tiện truyền thông.

– Các báo mạng thường có những bài viết về văn hóa – di sản.

– Thông tin được cung cấp về các di sản được cập nhật rõ ràng và đầy đủ.

– bạn có thể dễ dàng tìm kiếm về tình hình bảo tồn văn hóa – di sản tại địa phương mình.

Các yếu tố về xã hội

– bạn bè của bạn có sự quan tâm đến bảo tồn di sản và văn hóa.

– Chủ đề về văn hóa – di sản – du lịch thường xuất hiện trong các buổi trao đổi của các bạn.

– bạn bè quanh bạn cảm thấy việc bảo tồn di sản là cần thiết.

– bạn bè của bạn mong muốn được tham gia các chương trình về bảo tồn di sản.

– bạn bè của bạn thường tìm hiểu thông tin về các di sản tại địa phương.

Các yếu tố thuộc về tâm lý – cá nhân

– bạn cảm thấy việc bảo tồn các di sản văn hóa tại địa phương là cần thiết.

– bạn thường xuyên tìm hiểu các thông tin về di sản – văn hóa.

– bạn cảm thấy đáng lo ngại về tình hình bảo tồn di sản tại địa phương.

– Bản thân bạn mong muốn được tham gia các chương trình về bảo tồn di sản.

Các yếu tố thuộc về điều kiện hỗ trợ

– Các chương trình về bảo tồn di sản thường được tổ chức tại địa phương của bạn.

– Thanh niên được tham gia vào công tác bảo tồn di sản – văn hóa.

– Thanh niên được tạo điều kiện tìm hiểu thông tin về bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương.

– Thanh niên được tham gia đóng góp ý kiến về việc bảo tồn di sản.

– Các chương trình dành riêng cho thanh niên về chủ đề văn hóa – di sản được tổ chức tại địa phương.

– Các chương trình về bảo tồn di sản thường được tổ chức tại địa phương của bạn.

Các yếu tố về sự quan tâm và nhu cầu của bản thân

– Bản thân mong muốn được tham gia các chương trình về văn hóa – di sản.

– Bản thân muốn tìm hiểu thêm về thực trạng bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương.

– Bản thân mong muốn báo chí, truyền hình nói nhiều hơn về những nét đẹp văn hóa – di sản.

– Bản thân muốn nhiều người trẻ có hứng thú tìm hiểu, bảo tồn những nét đẹp văn hóa – di sản.

Các yếu tố về quyết định hành động

– bạn mong muốn có những hoạt động, sự kiện về bảo tồn di sản văn hóa.

– bạn muốn được đóng góp ý kiến cho việc bảo tồn di sản – văn hóa tại địa phương.

– bạn muốn được tham gia các chương trình thanh niên về các chủ đề di sản – văn hóa.

– bạn mong muốn được thực hiện một chương trình của thanh niên nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn văn hóa – di sản.

Câu trả lời khảo sát

Một số ý kiến thêm của người tham gia nghiên cứu

  1. Theo mình trước hết cần phổ biến kiến thức về các văn hóa – di sản tại địa phương cho thanh niên bằng cách tổ chức các buổi dã ngoại tham quan tìm hiểu để có cái nhìn sâu rộng về văn hóa – di sản tại địa phương, tạo sự hứng thú và niềm yêu thích khám phá, từ đó mới đi đến việc tự nguyện và mong muốn tham gia các hoạt động về bảo tồn văn hóa – di sản tại địa phương.

  2. Mình sinh ra ở Kon Tum, và hiện đang học tại Sài Gòn, với bản thân mình, những địa điểm văn hóa và những câu chuyện về nó thực sự là những điều vô giá. Bản thân mình thì không giỏi về nhớ thông tin hay số liệu, nhưng sẽ bị ấn tượng với những câu chuyện và hình ảnh, và mình cũng cảm thấy nó dễ dàng truyền đạt hơn đến với mọi người. Vì thế, mình nghĩ là việc đưa những câu chuyện vào những thông tin được nói về những di sản – những địa điểm văn hóa, hay tổ chức những tour nhỏ để khám phá những địa điểm lạ trong thành phố cho các bạn sinh viên cũng rất hay. Ngoài ra, mình nghĩ nên đầu tư một bộ ảnh nho nhỏ tạo điểm nhấn. Các bạn cũng có thể kết hợp với nhiều tổ chức cùng làm về dự án này ở nhiều nơi như ở Sài Gòn thì có Cội Việt chẳng hạn để tìm hiểu thêm. Chúc mọi người lan tỏa được nhiều giá trị tốt đẹp, mong thời gian sắp tới sẽ đến được Huế.

  3. Một là, bản thân mỗi thanh niên nên tìm hiểu thật kỹ về văn hóa tại địa phương, các danh lam thắng cảnh, văn hóa – di sản. Muốn bảo tồn trước hết phải hiểu được tất cả các giá trị của di sản, bao gồm cả phần cơ sở vật chất (trùng tu, sửa chữa, bảo tồn di sản) và phần văn hóa (lối sống, truyền thống địa phương…). Hai là, thanh niên cần có môi trường để bày tỏ ý tưởng, sáng kiến bảo tồn văn hóa – di sản. Cùng chia sẻ và cùng hợp tác là phương châm toàn cầu, cần được áp dụng triệt để và sâu sắc trong quá trình làm việc.

  4. Trước khi có những hoạt động về việc bảo tồn văn hóa – di sản, cần có những hoạt động để thanh niên tìm hiểu, biết thêm về các văn hóa – di sản. Chỉ khi nào nắm bắt được nó, hiểu được giá trị của nó thì thanh niên mới có thể ý thức được việc tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa – di sản. Đây là vấn đề cần được xuất phát từ chính ý muốn, nguyện vọng của người tham gia thì mới có thể đạt được hiệu quả cao khi thực hiện.

  5. Việc bảo tồn muốn để các bạn thanh niên tham gia, thì phải khiến các bạn ấy nhận thức được, các bạn ấy yêu thích nó, tự hào về nó, thì lúc đó tham gia việc bảo tồn di sản, không chỉ mang tính chất là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà nó là niềm tự hào và niềm vui thích.

  6. Vấn đề văn hóa – di sản là vấn đi tương đối khô khan và trong suy nghĩ của mọi người là dành cho các cấp chính quyền. Vì thế muốn bắt đầu đẩy mạnh việc huy động thanh niên tham gia hoạt động về bảo tồn văn hóa – di sản, trước tiên cần biến nó thành một mối quan tâm gần gũi với đời sống sinh viên, gắn liền với vẻ đẹp như cuộc thi chụp ảnh về bảo tồn văn hóa – di sản, cuộc thi vẽ về di sản…

  7. Nên tổ chức nhiều hơn các cuộc tham quan dã ngoại đến các di sản. Đối với công việc bảo tồn không nên chỉ của riêng cấp chính quyền mà hãy tạo cơ hội để thanh niên được đóng góp tiếng nói của mình. Hoạt động tình nguyện không chỉ dừng lại ở việc giúp người nghèo, làm sạch sông suối hãy mở rộng ra thêm những hoạt động bảo tồn di sản như dọn vệ sinh, cắt cỏ… quanh khu vực bảo tồn. Đừng để thanh niên bị động trong việc bảo tồn, hãy để họ tiếp cận thật nhiều, tự mình thực hiện việc bảo tồn thì mới thực sự quý trọng công việc đang làm và trân trọng di sản.

  8. Những bài viết để người đọc nắm nhiều hơn về thông tin bảo tồn di sản-văn hóa cần có sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc. Về hoạt động tham gia thì được triển khai dưới sự tổ chức của Đại học Huế để gây sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn từ sinh viên, cá nhân nào tham gia sẽ được cộng điểm vào mục rèn luyện hạnh kiểm. Chương trình tổ chức ngoài việc tuyên truyền mạnh mẽ về bảo tồn thì cần kèm theo hành cộng thực hành và tổ chức trò chơi để tăng độ vui nhộn giảm căng thẳng.

  9. Mỗi thanh niên cần nhận thức cái đẹp ccủa di sản văn hoá của địa phương hơn nữa và hiểu được bảo vệ văn hóa – di sản địa phương là trách nhiệm của thế hệ trẻ và thể hiện tấm long tôn kính với thế hệ tổ tiên đi trước.

  10. Cần khuyến khích các bạn trẻ tìm hiểu về di sản – văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa – di sản tại địa phương thông qua các hoạt động ngoại khóa,từ đó rút ra sáng kiến bảo tồn văn hóa – di sản truyền thống của dân tộc.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Chia sẻ điều cần nói

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist