Các loại cấu trúc viết mà người viết cần biết
Cấu trúc viết quyết định các kể chuyện và câu chuyện mà bạn xây dựng. Bài viết dưới đây nêu lên 4 cấu trúc viết cho các tác phẩm phi hư cấu (tiểu thuyết, truyện, kịch bản phim…).
· 8 phút đọc.
Cấu trúc viết quyết định các kể chuyện và câu chuyện mà bạn xây dựng. Bài viết dưới đây nêu lên 4 cấu trúc viết cho các tác phẩm phi hư cấu (tiểu thuyết, truyện, kịch bản phim…).
Chuỗi bài viết Làm chủ nghệ thuật viết lách là những hướng dẫn căn bản giúp bạn làm chủ kỹ năng viết lách của bản thân.
Một cấu trúc rõ ràng sẽ đem lại một câu chuyện rõ ràng, dù đó là truyện ngắn, tiểu thuyết hay là kịch bản phim. Như cấu trúc vật lý của một ngôi nhà, bao gồm nhiều yếu tố như nội thất, kiến trúc… thì cấu trúc câu chữ của một tác phẩm là khung sườn nội dung, định hình các chi tiết có trong đó. Tầm quan trọng của cấu trúc viết tương tự như khi bản vẽ kỹ thuật của kỹ sư khi thiết kế một ngôi nhà, vì vậy muốn cải thiện kỹ năng viết lách thì bạn phải nắm vững cấu trúc viết nhằm áp dụng cho phù hợp.
Cấu trúc viết là gì?
Cấu trúc viết cung cấp phương pháp để xây dựng các nhịp điệu, bước ngoặt (plot twist) của câu chuyện, để tạo nên cốt truyện trong hành trình viết. Cấu trúc viết liên quan đến cách kể, văn phong, cấu trúc dòng thời gian… Cho nên, nó cần được lựa chọn, xây dựng để đảm bảo câu chuyện bạn đang kể được giải thích rõ ràng, đủ hấp dẫn để tạo nên chú ý, đưa ra quan điểm hoặc gây ấn tượng thành công
Có thể lúc ban đầu, cấu trúc viết với bạn đơn giản là từng đoạn hội thoại, tình tiết được ghép nối với nhau; nhưng khi chúng không đơn giản như vậy, mà còn là nguyên nhân (mở đầu), hành trình (tiếp nối), kết cục, và có khi là tạo ra một mở đầu mới.
Chính vì thế, bạn cần nắm vững cấu trúc viết ngay khi bắt đầu lên ý tưởng cho câu chuyện của mình.
3 yếu tố của cấu trúc viết
Để hiểu rõ hơn về cấu trúc viết, hãy nói về 3 yếu tố cấu tạo nên nó, bao gồm:
– Nhịp điệu: Là sự kiện, chi tiết riêng lẻ, chưa kết nối với các chi tiết khác. Ví dụ: Tôi lén xem tài liệu trong giờ kiểm tra.
– Câu chuyện: Là chuỗi nhịp điệu được trình bày trong trình tự thời gian. Ví dụ: Tôi lén xem tài liệu trong giờ kiểm tra, kết quả là được điểm cao nhất trường.
– Cốt truyện: Là câu chuyện được đặt trong bối cảnh, để giải thích tại sao các nhịp điệu lại liên kết với nhau, nhằm thể hiện một thông điệp cụ thể. Ví dụ: Tôi lén xem tài liệu trong giờ kiểm tra, kết quả là được điểm cao nhất trường. Nhưng sau đó, tôi cảm thấy thật tội lỗi vì sự gian lận ấy.
Bây giờ, hãy thử thay cấu trúc viết cho phần ví dụ trên, ta sẽ được một câu chuyện mới như sau: Khi trường công bố kết quả thi học kỳ vừa rồi, tôi xếp hạng cao nhất trường, nhưng đó là một điều xấu hổ. Bạn xung quanh đều không hiểu tại sao tôi lại thế, và cũng thật khó để giải thích lý do trọn vẹn. Tôi đã gian lận, đã dở tài liệu trong giờ kiểm tra.
Cốt truyện tuyến tính là một loại cốt truyện mà người chơi không thể thay đổi diễn biến hoặc kết thúc của câu chuyện. Cốt truyện tuyến tính thường được sử dụng trong các trò chơi có mục đích kể chuyện, tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn và đầy cảm xúc cho người chơi. Các ví dụ của cốt truyện tuyến tính có thể kể đến như The Last of Us, Half-Life, Final Fantasy, Persona…
4 loại cấu trúc dòng thời gian tường thuật
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của câu chuyện là thời gian. Dưới đây sẽ là 4 cấu trúc viết liên quan đến thời gian để bạn áp dụng:
– Phi tuyến tính: Cấu trúc này tương tự một bộ bài được xáo trộn các quân, các đoạn liên kết với nhau không theo thứ tự thời gian nhưng vẫn phục vụ mục đích cho câu chuyện. The Time Traveler_s Wife (2003) là ví dụ cho các kể chuyện này.
– Tuyến tính: Đây là cấu trúc truyền thống và phổ biến, kể từ quá khứ (nhân) đến hiện tại (quả). Romeo và Juliet (1595) là tác phẩm tiêu biểu cho cách kể chuyện này.
– Thời gian chọn lọc: Cũng tương tự như tuyến tính, nhưng thời gian diễn ra liền mạch không ngắt quãng. Ví dụ như 24h (2001) hoặc 12 Angry Men (1957) là những ví dụ cho cách kể này.
– Chuyện trong chuyện: Từ điểm kể chuyện hiện tại, các câu chuyện khác (trong quá khứ, góc nhìn khác…) được trình bày nhằm cung cấp thêm góc nhìn, thông tin về cốt truyện tổng thể. Frankenstein (1823) là ví dụ cho cách kể này.
2 loại cấu trúc hành động
Từ cấu trúc thời gian, chúng ta xây dựng tiếp cấu trúc hành động để xác định nội dung của cốt truyện, giúp người đọc hợp lý hóa ý đồ muốn truyền tải.
Cấu trúc 3 hành động
Đây là cấu trúc phổ biến và lâu đời, đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhiều tiểu thuyết (The Hunger Games), phim (star Wars Episode IV: A New Hope) và truyền hình (The Simpsons) đang sử dụng cấu trúc này, với các phần sau:
– Giới thiệu: Giới thiệu về bối cảnh và các nhân vật, sự cố bước ngoặt (vấn đề) tạo nên câu chuyện chính.
– Đối đầu: Nhiều nhịp điệu, câu chuyện được trình bày nhằm giải quyết vấn đề, nhưng đôi lúc kết quả không được như ý, thậm chí là còn tệ hại hơn trước.
– Giải pháp: Vấn đề trở nên căng thẳng và khó lường, và giải pháp được đưa ra để giải quyết chúng.
Cấu trúc 5 hành động
Cấu trúc này được phổ biến bởi tiểu thuyết gia người Đức Gustav Freytag (1816 – 1895) để cốt truyện có nhiều cảm xúc hơn. Shakespeare là bậc thầy của cấu trúc này với 5 phần cụ thể:
– Giới thiệu và trình bày về bối cảnh.
– Hành động, xung đột và vấn đề.
– Cao trào và bước ngoặt.
– Mọi thứ rơi khỏi tầm kiểm soát.
– Sự phản kháng, xung đột được giải quyết.
Cấu trúc viết là một nền tảng quan trọng để xây dựng cốt truyện hay, đặc biệt là khi bạn đang có ý tưởng viết truyện trinh thám kinh dị. Cũng tương tự như bản vẽ kỹ thuật, không có cấu trúc viết nào phù hợp với mọi câu chuyện, nhưng biết những cấu trúc viết phổ biến để linh hoạt áp dụng sẽ tạo nên sự phù hợp cho kế hoạch viết của bạn. Cho nên, đừng bỏ qua và xem thường nó khi viết một điều gì đó.