Thu Giang | Để trở thành nhà văn | Chương 05
Thu Giang là hiệu của Nguyễn Duy Cần, một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông sinh năm 1907 tại Mỹ Tho, Tiền Giang và mất năm 1998 tại TP.Hồ Chí Minh…
· 7 phút đọc.
Thu Giang là hiệu của Nguyễn Duy Cần, một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông sinh năm 1907 tại Mỹ Tho, Tiền Giang và mất năm 1998 tại TP.Hồ Chí Minh.
Bài thơ Thời Gian của Xuân Diệu
Dưới thuyền nước trôi;
Trên nước thuyền chuồi,
Và nước, và thuyền
Xuôi dòng đi xuôi.
Nước không vội vàng
Cũng không trễ tràng.
Thuyền không chậm chạp
Nhưng không nhẹ nhàng.
Nước trôi, vô tri
Vô tình, thuyền đi.
Nước không biết thuyền,
Thuyền biết nước chi?
Cứ thế luôn ngày,
Trôi mà như bay
Nước thuyền đi mãi
Luôn trong đêm dài.
Trăng thu gió hè,
Đổi bờ thay đê,
Nước, thuyền xuống biển
Thuyền không trở về…
Nước cũng mất luôn…
Nhưng nước còn nguồn:
Thuyền chìm trong lúc,
Đêm ngày nước tuôn…
Phê bình bài Thời Gian của thi sĩ Xuân Diệu
Cảm sinh tình. Tình cảm khởi mà ý thức nối theo. Ý thức hoặc có khi chìm lặn, lặng lẽ trong lúc tình cảm dồn dập, bập bùng. Xuôi dòng đi xuôi theo tình cảm, cảm lại người, thời là Thơ. Trấn áp tình cảm đi, đừng biểu lộ tình cảm chi, thì tất nhiên lặng.
Nguyệt giọi vào song, rằng: Nguyệt giọi vào song là ý thức khởi, mà tình cảm chìm. Cầm ý thức lại, đưa tình cảm ra, nhà thi sĩ sẽ coi trăng có linh động, có tâm hồn, cũng như tâm hồn thi sĩ, mà nguyệt giọi vào song lại hóa ra nguyệt dòm song.
Thơ điên đảo cả liên quan của vũ trụ. Thơ cũng tình cảm nhịp nhàng.
Nhà thơ cười nhà triết học khô khan. Nhà triết học kinh dị cho nhà thơ luống thụ động.
Cái sức gắng gượng để tự mình cầm bắt lấy mình, tôi thấy thi sĩ Xuân Diệu triển diễn ra trong bài thơ Thời Gian.
Thời gian như nước, xuôi dòng đi xuôi. Thời gian như thuyền, trên nước nhẹ nhàng chuồi. Nước xuôi thuyền xuôi liên liên bất phục phản (irréversible).
Nhưng mà thời gian vô hình. Nó lẳng lặng âm thầm. Chỉ cảm giác mà lặng nghe nó trôi xuôi, rồi chìm mất luôn, để lại trong ký ức một cái nhớ bùi ngùi buồn tẻ.
Hoặc nữa, nó để lại nơi vạn vật những vết điêu tàn, khêu gợi mối u hoài, làm cho thi sĩ cảm thán ra lời xếp lại thành vần thành điệu. Trăng thu gió hè, đổi bờ thay đê, đều là ngấn tích của thời gian, đều là sự vô tri vô tình, chỉ nhờ lồng qua cảm giác của thi sĩ mà diễn ra hình ảnh diêu động (mouvant) cảm kích.
Thời gian như đêm ngày nước tuôn, tuôn mãi rồi bao nhiêu những cái dấu vết cũng lần lượt tiêu tan, cho đến một cái nhớ cũng không tìm đâu thấy được, khác nào thuyền chìm, mất dầm mất dạng.
Thời gian như thế, mọi người đều có thể trực giác mà nhận ra. Duy nói ra, thời không phải mọi người đều nói được.
Thi sĩ Xuân Diệu đã đưa lại cho tôi mấy phút say sưa với bài Thời Gian âm điệu nhẹ nhàng, hình ảnh huyền diệu. Ngâm bài Thời Gian tự khắc nhận thấy thi sĩ làm cho thời gian ở chốn mơ màng lờ lệt biểu lộ ra rõ rệt mà lưu động như có tâm hồn.
Thơ Xuân Diệu tuyệt ở chỗ ấy.
Không muốn đem thời gian của tri lý triết học, hay là của động lực khoa học ra mà so sánh với thời gian trực giác của nhà thơ, tôi chỉ xin tái nhắc chỗ mà nhà thi sĩ trấn áp ý thức để làm cho nổi tình cảm. Nơi nhà thơ Xuân Diệu thì cái cảm tình dấu cho man mác đến đâu cũng không khỏa lấp hẳn ý thức, mà thơ lại vẫn hay, mà tứ lại vẫn dồi dào, khiến nhà triết học không thể ngăn được tâm hồn rung động.
Thi sĩ Xuân Diệu nếu đưa cảm tình lên cõi ý thức, hay ngược lại, biết với ý thức xuống khu vực cảm tình, thời cái kỷ nguyên thi ca triết học sau này không ai mở ra mà là ai nữa?
Tôi thường phải chê chán với những thơ tình tứ, với những vần thay đổi để thở than ca tụng một cái ái tình không đổi không dời.
Nếu không phải anh hờn trách em bội bạc, thời là em buồn tủi duyên phận hẩm hiu, hoặc nữa em em, anh anh càng san sớt cho nhau những nỗi hồi hộp sung sướng của đôi tim hòa nhịp. Cái để của phần nhiều bài thơ bấy lâu chỉ là thế.
Thi sĩ Xuân Diệu đã xin hướng nghệ thuật thi ca về một đường mới mà khách tài hoa chưa để lại một vần thơ, một nét chữ nào cho nền văn quốc ngữ.
Chớ chi tôi có quyền khuyên tôi sẽ trân trọng khuyên thi sĩ Xuân Diệu hãy vững lèo vững lái giong buồm thẳng chốn không người mà thi sĩ đã biết hướng rồi.
Phan Văn Hùm
(Trích trong Giở Chồng Báo Cũ – Nhà xuất bản Tân Việt, 1940).
Chú thích
Jérôme et Jean Tharaud – Présface du roman d‟André Demaison; Diato. P., Albin Michel.
André Gide, Journal – Bibliothèque de la Pléiade, p. 27-28, 1939.
Ernest Renan, Discours et Conférences, Réponse au discours de M. de Les-seps, Oeuvres complètes, édition définitive, P. Calmann-Lévy, t.I (1947), p. 800.
André Maurois, Comment devenir écrivain. P. Lecture pour Tous. (Avril 1961).
André Maurois, Lecture pour Tous (Avril 1961).
André Gide, Journal, 3 Déc, 1909. P. Gallimard (1940), La Pléiade, p. 278.
Charles Braibant, Le Métier d_Écrivain. P. Corréa, 1951, p. 16.
La Bruyère, Les Caractères, Des ouvrages de l‟ésprit, I.
Guy de Maupassant, Le Roman, Préface de Pierre et Jean.
Alfred de Vigny, Journal d‟un poète, dans Oeuvres complètes, P. Gallimard, La Pléiade, 1948.
Tôi Tự Học (cùng một tác giả).
J.J. Rousseau, Correspondance générale, éd. Dufort, t. III, P.A. Colin, 1930, p. 220 – 221.
Stendhal, Mémoires d‟un touriste, édition publiée par Yves Gandon. P. Crès, 1927, 2 vol, t. II, p. 322.
Sainte-Beuve phê bình La Buyère có viết: L‟art chez lui est grand très grand, mais il riest pas suprême, car il se sent. (Nghệ thuật của ông thì cao, cao lắm, nhưng chưa phải là tuyệt, vì người ta còn cảm thấy có cái nghệ thuật ấy.)
Alfred de Vigny, Journal d‟un poète, dans Oeuvres complètes: Un homme qui se respect n‟a qu‟une chose à faire: publier, ne voir personne et oublier son livre.
Stendhal, Racine et Shakespeare, texte établi et annoté par Henry Debraye et Louis Royer, P. Martino (1925) 1.I, p. 54.
Trường hợp của Corneille: ông đã bỏ ba năm không thèm cầm bút nữa, sau khi bị công kích thậm tệ và mạt sát không tiếc lời.
[18] Paul Léautaud, Entretiens avec Robert Mallet, P. Gallimard, p. 151. Un écriv-ain qui reçoit un prix littéraire est déshonoré.
[19] Philippe Néricault Destouches, Le Glorieux, Acte II, sc. V: La critique est aisée, et lart est difficile
[20] Guy de Maupassant, Le Roman, Préface de Pierre et Jean. P. Ollendorff, p. 4-6. [21] William Shakespeare: Juger autrui, c‟est se juger.
[22] Charles Baudouin.
[23]… Excès de justice, excès d‟injustice. (Quá công bình, quá bất công.)
[24] René Lalou – P. éd. Rieder, Paris, 1937, p. 30.
[25] Tâm hồn của kẻ sống vô tâm như bộ máy (thường gọi là cơ tâm).
[26] Albert Thibaudet, Physiologie de la Critique, 1930. P. éd. de la Nouvelle Critique, p. 153 – 154.
[27] Albert Thibaudet, Physiologie de la Critique, 1930. P. éd. de la Nouvelle Critique, p. 153 – 154.
[28] Trích trong Luận Tùng (trang 110).
Đọc Để trở thành nhà văn, chương 01 tại đây.
Đọc Để trở thành nhà văn, chương 02 tại đây.
Đọc Để trở thành nhà văn, chương 03 tại đây.
Đọc Để trở thành nhà văn, chương 04 tại đây.
Đọc Để trở thành nhà văn, chương 05 tại đây.
Đọc Để trở thành nhà văn, chương 06 tại đây.
Đọc Để trở thành nhà văn, toàn tập tại đây.