Để trở thành nhà văn

Thu Giang, hiệu của Nguyễn Duy Cần (1907 – 1998), là học giả, nhà văn, biên khảo kỳ cựu Việt Nam thế kỷ 20, quê Mỹ Tho, Tiền Giang.

 · 7 phút đọc.

Thu Giang, hiệu của Nguyễn Duy Cần (1907 – 1998), là học giả, nhà văn, biên khảo kỳ cựu Việt Nam thế kỷ 20, quê Mỹ Tho, Tiền Giang.

Thu Giang là hiệu của Nguyễn Duy Cần, một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông sinh năm 1907 tại Mỹ Tho, Tiền Giang và mất năm 1998 tại TP.Hồ Chí Minh.

Giới thiệu

Để trở thành nhà văn, có khó không?

Đây có lẽ là câu hỏi mà bất kỳ ai đang ngấp nghé bước vào ngưỡng cửa văn chương đều ít nhất một lần tự hỏi. Nhưng có bao giờ chúng ta suy ngẫm về bản chất của nghề viết và người viết văn?

Không dạy cách viết văn, Để thành Nhà văn là những tư tưởng, đúc kết sâu sắc của học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần dành cho những ai muốn trở thành một nhà văn chân chính. Gồm 4 phần, tập sách sẽ đi từ Những điều cần biết để có thể thành nhà văn, đến nấc thang cao hơn trong nghiệp văn chương Để thành nhà phê bình. Ngoài ra, bạn đọc sẽ được cùng luận bàn những Tư tưởng về việc cầm bút của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới và đến với những bài phê bình được xem là mẫu mực.

Trở thành nhà văn thôi chưa đủ. Phải trở thành một nhà văn chân chính, xứng đáng với danh xưng của nó.

Một tập sách mỏng nhưng hàm chứa nhiều giá trị cho những người mới tập viết văn hay với cả những cây bút kinh nghiệm, hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc.

Lời nhà xuất bản

Để trở thành nhà văn, có khó không? Đây có lẽ là một câu hỏi mà bất kỳ ai đang ngấp nghé bước vào ngưỡng cửa văn chương đều ít nhất một lần tự hỏi. Nhưng có bao giờ chúng ta suy ngẫm về bản chất của nghề viết và người viết văn?

Bạn có thể tìm được lời giải đáp trong cuốn sách nhỏ này. Không giống như nhiều cuốn sách dạy làm văn khác, học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần không hướng dẫn cho người đọc những kỹ thuật làm văn, cách xử lý văn bản, chọn lọc ngôn từ hay sửa sang cú pháp. Thông điệp mà tác giả thiết tha gửi gắm đến người đọc nhất chính là:

Trở thành nhà văn thôi chưa đủ. Phải trở thành một nhà văn chân chính, xứng đáng với danh xưng của nó.

Nhân dịp phục hồi tủ sách Thu Giang, được sự đồng ý của gia đình tác giả, Nhà xuất bản Trẻ xin giới thiệu quyển Để Thành Nhà Văn, một quyển sách mỏng thôi nhưng lại hàm chứa rất nhiều điều, không thể thiếu đối với những người mới chập chững bước vào ngưỡng cửa văn chương và cũng không thừa với những ai đã dấn thân vào con đường lắm thử thách nhưng cũng đầy nhân bản này.

Trân trọng.

Nhà xuất bản Trẻ

Tựa

Có lẽ vì đã viết được một vài quyển sách, thảo được một vài bài báo… mà có một vài bạn trẻ gán cho mình danh hiệu nhà văn, và đòi hỏi mách cho những bí quyết để trở thành nhà văn… Ôi, kinh nghiệm của đôi ba mươi năm cầm bút, lại cũng không do trường chuyên môn văn chương nào đào tạo cả, thì biết gì mà chỉ dẫn! Sự thực là thế. Lời nói đây là lời nói chân thành. Tôi chỉ viết khi nào tôi cảm thấy cần phải nói lên một điều gì thôi.

Tuy nhiên, phàm đã cầm bút, thì dù cho ai, cũng không thể không nghĩ về những mật pháp của một nhà văn. Kẻ cầm bút này cũng đã từng trải qua tâm trạng thắc mắc ấy của các bạn thanh niên hiếu học có cao vọng muốn thành nhà văn.

Những mật pháp của nhà văn, ta phải hỏi ai và hỏi đâu? Thiết tưởng không có cách nào hay hơn là hỏi những nhà văn tên tuổi và tài hoa đã được người người đủ mọi thế hệ nhìn nhận.

Thật vậy, một mình mình có thể lầm, một thế hệ có thể lầm, nhưng mọi thế hệ, mọi dân tộc ít khi lầm. Kinh nghiệm của họ, đối với ta sẽ vô cùng quý báu, đỡ cho ta những dò dẫm, vụng về, đã chẳng những mất rất nhiều thời giờ, lại có khi không mang đến cho mình bao nhiêu kết quả.

Ở đây, các bạn sẽ không tìm thấy những phương pháp cấu từ hay luyện văn như trong những quyển sách luyện văn gần đây mà phần nhiều dành cho học sinh hoặc cho những nhà văn trước giờ chưa từng biết qua những nguyên tắc căn bản đã được dạy ở nhà trường. Đây chỉ là một số ý kiến và kinh nghiệm của một số nhà văn có tiếng đã khám phá trong khi họ cầm bút.

Bởi vậy, họ sẽ chỉ có ích cho những ai đã cầm bút, nghĩa là đã có được ít nhiều kinh nghiệm trong nghề viết văn. Nên nhớ rằng đã cầm bút chưa ắt đã là nhà văn, một nhà văn xứng đáng với danh từ của nó.

Những gì sẽ trình bày sau đây, thực ra cũng không có chi là tân kỳ cả… nhưng đều là những vấn đề thiết yếu mà bất cứ một nhà văn chân chính nào cũng không thể bỏ qua không nghĩ đến được trong khi thừa hành sứ mạng của mình. Rất có thể các bạn sẽ không đồng ý với tác giả, – điều không mấy quan trọng, – nhưng chắc chắn, đó là những vấn đề mà các bạn sẽ không thể không lưu ý được đề tìm cho mình một đường lối hợp lý đối với mình.

Nói thế là vì tác giả tin rằng không có ai giúp ai được, bởi một lẽ rất giản dị là không ai giống ai cả, từ tinh thần đến thể chất, và như vậy, không có thể lấy ai dùng làm mẫu cho ai được cả.

Để chấm dứt, tác giả xin mượn lời của một văn sĩ nọ để thưa với các bạn:

_(…) Đây cũng chỉ là những điều mà từ trước đến giờ người ta đã nói đi nói lại có cả trăm nghìn lần rồi, nhưng lại là những điều mà thỉnh thoảng ta cần phải lặp đi lặp lại mãi mà không bao giờ có thể gọi rằng thừa…

Tập sách nhỏ này, khi viết ra, tôi đã nghĩ đến việc bổ túc một phần nào quyển Tôi Tự Học mà tôi thấy còn nhiều thiếu sót… Tập làm văn là một phương pháp tự học hết sức cụ thể và nhiều hiệu quả nhất vì nó bắt buộc mình phải lo học mãi mà không thôi, và tự bắt buộc phải phô diễn ra bằng lời nói những gì mình đang thầm nghĩ trong tâm tư. Đó là một trong những cách tự học. Cái gì mình biết thì biết là mình biết; còn những gì không biết thì cũng biết rõ là không biết. Không nói hay viết ra được một cách rõ ràng là mình chưa thật hiểu, chưa thật biết. Bởi vậy, mỗi khi nói hoặc viết ra là một phương pháp để kiểm soát lại và nhận thức rõ hơn những hiểu biết của mình về một vấn đề nào.

Còn một đề nghị nữa: Các bạn không nên quan tâm lắm đến những gì tôi trình bày, vì đó là những ý kiến riêng tư của một cá nhân, xin hãy chú ý đến những gì tôi đã khêu gợi được ở các bạn mà thôi. Được thế thì việc làm hôm này sẽ không nỗi uổng.

Thu Giang.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 01 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 02 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 03 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 04 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 05 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 06 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Gián điệp mạng | Chương 51

Gián điệp mạng | Chương 51

Gián điệp mạng kể về nhà khoa học chuyển nghề thành chuyên gia mạng truy tìm hacker tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley California Mỹ.

Niên lịch miền gió cát | Chương 10

Niên lịch miền gió cát | Chương 10

Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.

Hiểu về trái tim | Chương 12

Hiểu về trái tim | Chương 12

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Quyền lực đích thực | Chương 07

Quyền lực đích thực | Chương 07

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Hạnh phúc cầm tay | Chương 02

Hạnh phúc cầm tay | Chương 02

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Đạo phật hiện đại hóa | Chương 04

Đạo phật hiện đại hóa | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Con đã có đường đi | Chương 15

Con đã có đường đi | Chương 15

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Tâm tình với đất mẹ | Chương 05

Tâm tình với đất mẹ | Chương 05

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.