Đồ Nhiên Thảo | Chương 10
Mình thích tùy bút cổ điển Nhật vì qua đó hiểu cách người Nhật giao tiếp mỗi ngày ngoài đường mà không cần nói lời nào.
· 10 phút đọc.
[1] – Theo cách miêu tả của Chomei trong bài thì căn phòng của ông vuông vức, mỗi bề khoảng 3 mét, cáo khoảng 2, 1 mét. Tuy nhiên phương trượng cũng là một chữ của nhà Phật thấy trong kinh Duy Ma, chỉ chừng chỗ ở của nhà tu hay chính bản thân nhà tu.
[2] – Viết chữ Hán là Áp, Trường Minh. Đọc là Chômei thì trang trọng hơn là Naga. akira.
[3] – Shun. e (Tuấn Huệ, 1113 – ?) tăng ở chùa Todaiji. Dòng dõi quý tộc Minamoto, có tập Rinyo Waka – shuu (Lâm Diệp Hòa Ca Tập).
[4] – Thiên Tải Hòa Ca Tập (1183), một tập thơ quốc âm soạn theo chiếu chỉ thiên hoàng. Gồm 20 quyển. Nội dung được cho là ôn nhã diễm lệ và u tịch.
[5] – Waka là thơ quốc âm Nhật bản có 31 âm. Renka là waka khổ dài cos khi đến hàng trăm câu do nhiều người nối nhau làm.
[6] – Chữ Hán viết là Trung Nguyên, Hữu An.
[7] – Fujiwara no Teika (Đằng Nguyên, Định Gia, 1162 – 1241), con trai Shunzei (Tuấn Thành, 1114 – 1204).
[8] – Vô Danh Sao. Còn gọi là Vô Minh Sao, Áp Minh Sao, Trường Minh Vô Danh Sao.
[9] – Phát Tâm Tập. Có bản gồm 8 quyển 102 truyện, có bản gồm 5 quyển 62 truyện.
[10] – Việt Nam có Dục Thúy Sơn Linh Tế Tháp Ký (Trương Hán Siêu), Thanh Hư Động Ký (Nguyễn Phi Khanh), Mai Đình Mộng Ký (Nguyễn Huy Hổ)…
[11] – Theo thứ tự: Phú Sĩ Sơn Ký, Thư Trai Ký, Đình Tử Viện Tứ Ẩm Ký, Trì Đình Ký. Để tránh rườm rà, xin lược tên tác giả.
[12] – Viết theo âm Hán là Khánh Từ Bảo Dận (? – 1002) văn nhân giai đoạn giữa thời Heian. Tên thật là Kamo, làm quan soạn sắc chiếu cấp cao trong cung. Học Sugawara no Fumitoshi (899 – 981), một học giả cung đình lỗi lạc. Văn chương Yasutani điêu luyện. Sau xuất gia, pháp danh là Tịch Tâm.
[13] – Ảnh hưởng xa của Trì Thượng Biên và Thảo Đường Ký của Bạch Cư Dị cũng cần được nhắc tới. Dấu ấn của ông Bạch lên văn học Nhật Bản vô cùng quan trọng.
[14] – Bản chùa Daifuku Koji, bản gia đình Maeda, và bản gia đình Sanji Nishi (tàng trữ tại đại học Gakushuin).
[15] – Để đọc cho thoáng, chúng tôi theo gương Yasuraoka chia bản dịch thành những tiểu đoạn với tựa đề do ông đặt ra.
[16] – Có thể đã lấy ý câu trong Luận Ngữ: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ (Nước chảy mãi thế này ư, ngày đêm không ngừng nghĩ) và câu trong Văn Tuyển (quyển 16) của Lục Sĩ Hành (bài tựa cho Thán Thệ Phú tức bài phú than cho cuộc thế chuyển vần).
[17] – Theo ý thơ của Kakinomoto no Hitomaro (Man. yoshuu quyển 7) than cho đời người giống như bọt nổi trên dòng nước.
[18] – Chỉ Heian (sau là Kyoto, kinh đô Nhật Bản từ 794 đến 1868).
[19] – Năm An Nguyên thứ ba (1177).
[20] – Có dịch giả hiểu là nhà rạp cất tạm cho người bệnh (bản R. P. Sauveur Candau). Yanase Kazuo cũng có nêu giả thuyết này.
[21] – Năm Trị Thừa thứ tư (1180).
[22] – Đơn vị đo lường. Một chô ngang với 109 mét. Còn có nghĩa là xóm.
[23] – Nghiệp phong. Phong tai cùng với hỏa tai và thủy tai hợp thành tam tai sẽ diễn ra trong ngày tận thế.
[24] – Quyết định thiên đô về vùng biển Fukuhara, nay là một phần của thành phố Kobe năm 1180. Do lệnh của quyền thần Taira no Kiyomori (1118 – 1181). Đương kim thiên hoàng, Antoku (1178 – 1185), cháu ngoại ông ta, lúc đó chỉ là một cậu bé mới có 4 tuổi.
[25] Thực ra Kyoto đã là kinh đô từ đời Thiên Hoàng Kammu (tại vị 781 – 806), cha của Saga (tại vị 809 – 823).
[26] – Đây chỉ là ý kiến của Chomei. Lý do Kiyomori thiên đô có thể nhằm tránh mũi nhọn của thế lực Minamoto đang tiến chiếm kinh đô. Gần đây có thuyết cho rằng ông muốn dời đô ra một hải cảng để thuận tiện cho việc mậu dịch với Trung Quốc.
[27] – Sông Yodo phát nguyên từ hồ Biwa chảy ra vịnh Naniwa (Ozawa bây giờ). Nối với Kyoto bằng hai con sông nhỏ Kamo và Katsura, nó là trục giao thông đường thủy giữa kinh đô cũ Kyoto và kinh đô mới Fukuhara.
[28] – Ngựa dễ di chuyển hơn xe bò (công khanh hay dùng) chậm chạp.
[29] – Miền Tây Nam là cơ sở của họ Taira. Đông Bắc đã rơi vào tay những kẻ đối đầu nghĩa là tập đoàn Minamoto.
[30] – Settsu là tên của một quận huyện cũ bao gồm Naniwa và Fukuhara.
[31] – Gọi là Kimimaro dono, hành cung của thiên hoàng Saimei (Tề Minh) cất ở Chikuzen trên đảo Kyuushuu, vốn làm bằng thân gỗ thô chưa đẽo gọt.
[32] – Sự tích về vua Nghiêu, có chép lại trong thiên Ngũ Đố (Năm Loại Mọt) sách Hàn Phi Tử, Sử Ký Tư Mã Thiên và nhiều sách khác.
[33] – Sự tích Thiên Hoàng Nintoku ghi trong Nihon Shoki.
[34] – Năm Dưỡng Hòa (1181 – 1182), tuy là 2 năm nhưng niên hiệu này chỉ kéo dài có 10 tháng.
[35] – Nhân Hòa Tự, ở ngoại ô bắc kinh đô.
[36] – Tên chữ Hán là Long Hiểu. Một nhà sư gốc gác quý tộc.
[37] – Chữ 阿 (A) trong tiếng Phạn có nghĩa căn nguyên của vạn vật tượng trưng cho nguyên lý bất sinh bất diệt.
[38] – Sutoku in (Sùng Đức Viện, tại vị 1123 – 1141), một thiên hoàng đảo chánh nhà chúa không thành, bị phối lưu trên đảo Shikoku.
[39] – Niên hiệu Trường Thừa (1132 – 1135).
[40] – Niên hiệu Nguyên Lịch (1184 – 1185).
[41] – Đoạn ghi trong ngoặc kép này không thấy có trong bản dịch của Yasuraoka. Sauveur Candau và Yanase Kazuo đều dịch nó nhưng Yanase đã phụ chú về việc có các dị bản. Xem văn từ và nội dung thì đoạn này không có gì xuất sắc, chưa chắc đã do chính Chomei viết.
[42] – Tề Hành (885) dưới đời Thiên Hoàng Montoku (Văn Đức).
[43] – Tức tượng Đại Phật bên ngôi chùa Đông Đại Tự ở Nara.
[44] – Đại Nguyên, thung lũng nằm giữa vùng núi non phía tây bắc Kyoto.
[45] – R. P. Sauveur Cadeau dịch là người đi săn.
[46] – R. P. sắp xếp nhà cửa của Chomei theo một thứ tự khác.
[47] – Vãng Sinh Yếu Tập (985), trước tác của tăng Genshin (Nguyên Tín, 942 – 1017) phái Thiên Thai.
[48] – Có nghĩa là bìa rừng, ven núi.
[49] – Tức hoa fuji (wisteria, glycine), một loài hoa dây màu tím mát rất nên thơ, khi gió thổi trông như sóng gợn (fujinami). Được người Nhật yêu thích không kém gì hoa anh đào.
[50] – Tên vùng đất cũ trong xứ Yamashiro, nay thuộc Uji gần Kyoto.
[51] – Chữ gọi tắt của Manzai. shami (Mãn thệ sa di) khúc hát của một sa di tên Manzai, trước là quan đại thần, đã thế phát quy y nhưng chưa dứt lòng trần, lại đèo bòng vợ con.
[52] – Đô đốc Minamoto tức Minamoto no Tsunemoto (Nguyên, Kinh Tín, 1016 – 97), một đại thần hào hoa, bác học đa tài, giỏi văn chương, sành âm luật. Ông thiện nghệ về đàn tỳ bà, trường phái của ông gọi là Quế Lưu. Ở đây Chomei muốn nhắc đến Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị.
[53] – Vui gió thu (Shuuraku, Thu Phong Lạc). Tên một khúc nhã nhạc.
[54] – Suối chảy (Ryuusen, Lưu Tuyền). Một khúc tỳ bà bí truyền.
[55] – Nhà thơ mù, giỏi đàn tì bà, sống đầu thời Heian, tương truyền dòng dõi hoàng tộc.
[56] – Một trong 36 ca tiên thời Heian, một nhân vật có tính truyền thuyết.
[57] – Có lẽ làm quà cho người quanh vùng.
[58] – Ba Đông tam giáp Vu Sơn trường. Viên minh tam thanh lệ chiêm thường (Ba Đông ba kẽm, Vu Sơn dài. Vượn hú ba lần, áo lệ đầy) (Cổ Nhạc Phủ).
[59] – Kagaribi có thể hiểu là lửa thuyền chài hay lửa tuần đêm.
[60] – Câu này chỉ có trong bản của R. P. Sauveur Candau và xét ra cũng không có gì đặc biệt. Xin tồn nghi.
[61] – Đoạn này chỉ có trong bản của R. P. Sauveur Candau và khi chuyển sang đoạn sau thấy hơi thiếu tự nhiên.
[62] – Tam giới: chữ nhà Phật nói về ba trạng thái tâm lý trong con người: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Một bài kệ trong Kinh Pháp Hoa có câu: Tam giới duy nhất tâm, Tâm ngoại biệt vô pháp.
[63] – Xem đối đáp giữa Trang Tử và Huệ Tử trong sách Trang Tử (thiên Thu Thủy). Anh không phải là cá sao biết cá sướng!…
[64] – Ý thơ điền viên của Đào Tiềm trong Đào Uyên Minh Tập: Kỳ điểu luyến cựu lâm, Trì ngư tư cố uyên. Chim xa rừng thương cây nhớ cội…
[65] – Nguyên văn nhàn cư khí vị. Thơ Bạch Lạc Thiên có câu: Nhân gian vinh dược nhân duyên thiển, Lâm hạ u nhàn khí vị thâm. Nhà thơ Nhật Oe no Kotoki (Đại Giang, Dĩ Ngôn) cũng có câu: Nhàn trung khí vị thuộc thiền phường. Duy đắc tự nhiên nhật nguyệt trường.
[66] – Ba con đường (tam ác đạo) đưa đến chỗ xử hình dưới âm ty mà kẻ ác phải đến: địa ngục đạo, súc sinh đạo, ngạ quỷ đạo.
[67] – Tức Tĩnh Danh Cư Sĩ, tên chữ Hán của ngài Duy Ma Cật, tăng sĩ Ấn Độ. Tăng phòng bên nước đó cũng vuông vức mỗi bề khoảng một trượng. Ý nói hai người giống nhau về hình thức nhưng không giống về nội dung.
[68] – Tên Hán là Chu Lê Bàn Đặc, một trong 16 La Hán, học trò của Đức Thích Ca lúc ngài còn tại thế. Có người anh thật thông minh nhưng riêng ông thì từ lúc sinh ra đã cực kỳ ngu độn, học trước quên sau, một bài kệ ba tháng chưa thuộc. Sau bỗng nhiên khai ngộ, chứng quả A La Hán.
[69] – Thiệt căn, một trong lục căn (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý), cửa ngõ của tâm hồn.
[70] – Liên Dận. Liên là chữ đầu trong tên hiệu mà các tăng phái Tịnh Độ thường dùng.
[71] – Kiến Lịch, năm thứ 2 (1212), Chomei 58 tuổi.
[72] – Hai câu này chỉ có trong bản của R. P. Sauveur Candau.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 01 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 02 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 03 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 04 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 05 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 06 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 07 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 09 tại đây.
Đọc Đồ Nhiên Thảo, toàn tập tại đây.