Đồ Nhiên Thảo | Chương 04

Mình thích tùy bút cổ điển Nhật vì qua đó hiểu cách người Nhật giao tiếp mỗi ngày ngoài đường mà không cần nói lời nào.

 · 14 phút đọc  · lượt xem.

Mình thích tùy bút cổ điển Nhật vì qua đó hiểu cách người Nhật giao tiếp mỗi ngày ngoài đường mà không cần nói lời nào.

Mình thích tùy bút cổ điển Nhật vì qua đó hiểu cách người Nhật giao tiếp mỗi ngày ngoài đường mà không cần nói lời nào.

Tiểu truyện tác giả

Tác giả Buồn buồn phóng bút (Tsurezuregusa [73]), ẩn sĩ Urabe KenKo [74], còn được gọi là Yoshida [75] KenKo, nhưng đó là tên người đời sau đặt cho ông. KenKo là cách đọc theo lối Hán tên cúng cơm Kaneyoshi. Chữ Kane (Kiêm) là do Thiên Hoàng Ichijo (trị vì từ 987 đến 1011) ban cho Urabe Kanenobu, một cụ tổ của gia đình ông sống vào thế kỷ thứ 10.

Gia đình Urabe KenKo đời đời làm chức quan giữ đền thần Hirano và Yoshida. Ông thuộc dòng thứ, chi nhánh phụ trách ngôi đền thứ hai. Tuy nhiên, trong chi, nhiều người ra làm quan hơn là giữ đền thần và lại còn đi tu Phật. Người anh cả của ông là tăng Jihen [76], thông minh bác học, đứng đầu hàng giáo phẩm phái Tendai, đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị về sử học (3 tập kể lại cuộc chiến đấu chống Nguyên Mông) và nghi lễ (10 tập luận về nghi thức trong triều). Người anh thứ hai, Kaneo làm quan tham nghị về thuế vụ. KenKo là con trai thứ ba. Ông ít đả động đến gia đình, tuy có nhắc đến cha mình (Kaneaki, quan tham nghị về hộ tịch) trong đoạn cuối cùng (đoạn 243) của Tsurezuregusa nhưng đó chỉ là ngoại lệ.

KenKo sinh khoảng năm 1283 và có lẽ mất năm 1350, hưởng thọ chừng 67 tuổi. Nói là khoảng, có lẽchừng vì không có chứng cứ nào hoàn toàn thuyết phục. Sau khi đến tuổi thành nhân, quãng đời thế tục của KenKo cũng không để lại nhiều chi tiết. Chỉ biết ông làm chức Kuroudo [77], hàng lục phẩm, theo hầu đại thần Horikawa Tomomori thuộc họ Koga (có nơi phiên âm là Kuga). Sau khi Thiên Hoàng Go Nijo tức vị, ông được ngoại thích Koga tiến cử vào cung làm việc vì mẹ thiên hoàng vốn là con gái của đại thần Tomomori. Lúc đó ông mới khoảng 19 tuổi. Có lẽ tình cảm gắn bó với vương triều và hoài niệm đối với lễ nghi tập tục cổ xưa thấy trong Tsurezuregusa đã bắt đầu nhen nhúm từ thời gian này chăng?

Sau sáu năm làm việc trong cung, KenKo được phong Sanyo Ennosuke [78], một tước quan võ. Thế nhưng chẳng bao lâu, Thiên Hoàng Go Nijo qua đời đột ngột ở cái tuổi 24, ngôi vua truyền cho tân quân tức Thiên Hoàng Hanazono (1308). Đế vị dòng Daikakuji (sau là Nam Triều đóng đô ở Yoshino) như thế đã chuyển qua tay dòng Jiyeon (sau là Bắc Triều ở Kyoto). Một phần có lẽ xúc động mạnh vì cuộc đổi thay, một phần vì đã mang sẳn tư tưởng yếm thế, ông bèn từ chức. Vài năm sau, ông bỏ đi tu Phật và được gọi là KenKo Gobo [79] Như thế, sinh hoạt ẩn cư bắt đầu vào thời điểm ông xấp xỉ 30 tuổi.

Tuy vậy, ông không khỏi cảm thấy có sự giằng co giữa cuộc sống ẩn dật với quãng đời cũ nên từ khoảng trên 40 tuổi trở đi, ông lại hồi kinh và góp mặt với làng thơ. Năm 1320, một bài waka của ông đã được tuyển vào Shoku Senzai shuu [80], tập thơ soạn theo sắc chiếu. Trong giai đoạn này, ông gắn bó với trường phái thơ waka Nijo của thầy ông là Nijo Tameyo [81] và đóng góp nhiều trong việc giữ gìn truyền thống của nó.

Năm ông ngoài 50, đất nước Nhật Bản kinh qua nhiều cuộc biến loạn quân sự lẫn chính trị quan trọng. Các tướng lãnh xuất thân từ cửa họ Hojo ở Kamakura vừa xây dựng xong mạc phủ Muromachi lại trở giáo đánh nhau. Triều đình chia đôi Nam, Bắc, hết đối lập, giảng hòa rồi lại đối lập. KenKo không phải không chịu hậu quả của những cuộc tranh chấp đó nhưng nói chung, hoạt động chủ chốt trong sinh hoạt của ông lúc này là thi ca.

Điểm cần chú ý là liên hệ của ông với các yếu nhân thời cuộc khi ông đã ngoài 60. Qua các hoạt động văn bút, ông đi lại với các quân nhân quyền thế như anh em Ashikaga Takauji và Ashikaga Naoyoshi, Ko no Moronao [82], nhiều khi được sự bảo trợ của họ, tham dự vào cả những hoạt động bên lề chính trường. Những hành động này cũng gây ra nhiều điều tiếng không tốt như giai thoại ông viết thư tình hộ Moronao (1336).

KenKo mất ở đâu thì không ai rõ [83] Cả năm ông mất cũng thế. Sách Shoji Kakochan nói về lịch sử các chùa chiền chép là ngày mùng 8 tháng 4 năm 1350, lúc 68 tuổi (ta). Nhờ đó người ta mới suy ra là ông sinh năm 1283, tức hai năm sau có trận bão Thần Phong (Kamikaze) quét sạch chiến thuyền quân Mông Cổ. Tuy nhiên có những tư liệu khác cho thấy ông sống đến 70 hay cả sau đó nữa.

Tuổi thọ khá cao so với người thời đó, nhiều kinh lịch, đầu óc lanh lợi hiếu kỳ, ngòi bút bén nhọn như thế nhưng ông không để lại nhiều tác phẩm. Ngoài tác phẩm văn xuôi Buồn buồn phóng bút (Tsurezuregusa) này, chỉ nghe nói tới tập thơ riêng Kenko Hôshi Kashuu [84], và chừng hai mươi bài waka khác đăng tải trong các tập thơ soạn theo sắc chiếu. Tập Kokinsho [85] được nhắc đến như một tác phẩm khác của ông nhưng không ai tìm ra dấu vết của nó.

Về mặt học vấn, thời trẻ KenKo có thể đã được hấp thụ kỹ càng văn hóa Trung Hoa vì qua những gì ông viết, ông tỏ ra am hiểu Khổng giáo lẫn Lão giáo. Tuy nhiên ông chỉ dùng kiến thức đó để dẫn chứng chứ cơ sở tư tưởng của ông là Thần Đạo và tập tục nghi lễ vương triều Nhật Bản. Một nguồn cội tâm linh khác trong đời KenKo, dĩ nhiên là Phật giáo vì ông là tăng sĩ. Ông đã muốn tìm hiểu về nó từ lúc còn thơ (xem Tsurezuregusa, đoạn 243).

Học vấn của ông không chỉ đóng khung trong triết lý và văn chương hai nước Nhật Trung. Ông đã chứng tỏ mình là người có kiến thức quảng bác trong nhiều lĩnh vực khác: âm nhạc (xem các đoạn 199, 219, 220), nghi thức điển lễ (các đoạn 48, 64, 65, 66, 95, 156, 158, 167, 178, 182, 196, 201, 203…), thư đạo, ngữ nguyên học (159, 160, 163), phong tục học (180, 181, 198, 200, 203, 204, 205, 214, 223, 225, 238), cung đạo (92, 122), kỵ mã đạo (145, 185, 186, 188).

Ông là một nhà thơ có tầm cỡ, từng cố vấn cho thiên hoàng, hoàng gia và các đại thần. Được xưng tụng là một trong bốn trụ cột của thơ waka đương thời bên cạnh Tonna, Joben, Keiun, tất cả đều là tăng sĩ và môn đồ của trường phái Miko Hidari, xây dựng bởi đại thi hào Fujiwara no Shunzei (1114 – 1204), phát triển bởi con ông ta (Fujiwara no Teika, 1162 – 1241) và các cháu chắt (Tamuji, Tamenori, Tamesuke, Tamayo…).

Cuộc đời tình ái của KenKo hồi còn là người thế tục cũng ít được biết đến. Ông không nói rõ trong Tsurezuregusa mà chỉ thổ lộ qua những vần thơ. Trong đám những người đàn bà quen biết, hình như có hai người để lại dấu ấn sâu đậm. Một người là nữ quan theo hầu hoàng hậu và mối tình này của ông hình như chỉ có một chiều. Người thứ hai cũng là một nữ quan nhưng hầu bà công chúa Enseimonin. Tên gọi theo chức tước của nữ quan này là Ichijo Enseimonin. Bà ta cũng tỏ ra rất thắm thiết với KenKo qua vần thơ đáp lại nhưng hình như chết trẻ vì thấy KenKo có làm thơ thương khóc bà.

Charles Grosbois (C. G. ) so sánh KenKo với các nhà tư tưởng và bút ký người Pháp như Montaigne [86], La Bruyère [87], Pascal [88] và đã dành nhiều trang sách để phân tích và đối chiếu quan điểm của KenKo với các ông ấy. Thế nhưng C. G. cho rằng người Nhật yêu mến KenKo hơn người Pháp yêu mến Montaigne vì KenKo có một tâm hồn nghệ sĩ, thấy được qua lối diễn tả trong trẻo, chân thành, đa dạng, nhạy cảm và nhân bản, làm người ta dễ gần gũi. Ông cho rằng KenKo xứng đáng được gọi là nhà nghệ sĩ vì ông bảo, theo định nghĩa của George Sand [89], nghệ sĩ là người có hơi hướm cuộc đời (celui qui sent la vie).

Học giả M. G. Sansom xem KenKo như một kẻ bất mãn, không thích ứng được với cuộc đời mới mẻ bao quanh ông. Đối với Sansom, KenKo trọng hình thức (formalist) và sự nhạy cảm mỹ thuật của ông có tính xuyên thời gian. Về thái độ sống của KenKo, chuyên gia văn hóa này đã tóm tắt như sau: Vì KenKo là một văn nhân, ông không tiêu biểu cho thời đại của mình. Ông là người sống sót sau khi vượt qua những hiểm nghèo của bao cuộc đổi thay.

Tác phẩm

Tsurezuregusa là tác phẩm độc đáo do một người lánh đời viết ra. Có thuyết cho nó có mục đích dâng lên làm quà cho một quý nhân nào đó. Nhưng dầu sao, cách viết tự do tự tại của nó như muốn chứng minh ngược lại lập luận ấy.

Cuốn sách này được gọi là viết theo thể tùy bút (zuihitsu) nhưng thời KenKo, người Nhật chưa nó gọi như thế. Dù vậy, hành vi hầu như xung động mặc cho ngòi bút đưa đường, xé vứt đi cũng được, không cần phải làm phiền mắt ai của KenKo thật hợp với ý nghĩa của hình thức văn chương này.

Về năm tháng Tsurezuregusa ra đời, có nhiều thuyết nhưng có thể suy định đã được làm ra vào khoảng năm 1330, gồm 2 phần và qua nhiều giai đoạn tu chính, sửa đổi. Có nhiều bản truyền lại nhưng nói chung là các bản đều khá giống nhau. Có bốn bản chính được biến đến:

– Bản Karasumaru Mitsuhiro (1579 – 1638, một văn nhân quý tộc) gọi tắt là bản Mitsuhiro là bản in (ấn bản) thông dụng nhất. In năm Keicho 18 tức 1613.

– Bản Shotetsu (1381 – 1459, tăng sĩ, thi nhân waka) là bản chép tay (tả bản) tối cổ.

– Bản Tô no Tsunenori (1401 – 1494, thi nhân waka) bản chép tay, có lối hành văn đặc biệt, chương đoạn phân chia khác các bản khác, còn nhiều nghi vấn.

– Bản Hosokawa Usai (1534 – 1610, võ tướng, thi nhân), bản chép tay trong khoảng năm Keicho (1596 – 1615). Nói là có cả nét bút của Usai nhưng còn đáng nghi ngờ.

Theo C. G. bản của tăng Shotetsu [90] có trước nhất (1431). Tăng là học trò của nhà thơ võ tướng Imagawa Ryoshun [91], người sống đồng thời với KenKo. Tương truyền sau khi KenKo chết ở Iga (theo thuyết này), Ryoshun đã cho Myosho. maru, một người hầu cận từng quen biết với KenKo, gom góp những gì viết trên giấy dán tường và mặt sau những cuốn kinh mà nhà ẩn tu để lại rồi sắp xếp lại thành hai tập thơ và hai tập tùy bút. Nếu thế thì cũng chưa biết ai mới là người đã đặt cho hai tập tùy bút kia cái tên Tsurezuregusa.

Những bản chép tay đầu tiên đều dựa trên bản của Shotetsu. Đến đầu thế kỷ 17 mới có bản gọi là bản Saga của Sumikura Soan, in mộc bản với tranh và thư đạo của họa sư Kotetsu. Năm 1613, Karasuma Mitsuhiro mới cho in một bản khác có phê bình và nhuận sắc.

Các phân đoạn bắt đầu có từ bản của thi sĩ Kitamura Kigin (1624 – 1705).

Tsurezuregusa gồm 243 đoạn dài ngắn chen lẫn nhau. Các đoạn 4, 192, 201 là những đoạn ngắn nhất, có chừng 20 chữ. Dài nhất là các đoạn 137 cũng chưa tới 1000 chữ. Tuy chúng là những đoạn lẻ tẻ nhưng có cảm tưởng đã được viết một lèo vì có nối kết với nhau bằng một dòng liên tưởng dễ đoán ra.

Lối viết ung dung tự tại từ cách chọn đề tài, miêu tả, lý luận. Đôi khi có sự mâu thuẫn, xung đột giữa các đoạn và văn thể khá biến hóa như thể có nhiều người cùng viết. Có lúc viết như giảng đạo, có lúc viết kiểu thế tục. Có lúc chê trách, lúc mỉa mai, lúc hồi tưởng, lúc nhắc nhỡ, lúc lại như đang kể chuyện, than thở hay tâm sự. Trước đó, chưa thấy ai viết một cách đa dạng như thế.

Đề tài của 243 đoạn rất phong phú, đả động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mọi góc cạnh của cuộc đời. Từ cái ước mơ sinh trong gia đình quý tộc, đức kiệm ước, kinh nghiệm ái tình, sự quan tâm đến đạo Phật trong đời sống hàng ngày, cảnh ngộ thất ý, con cái vô dụng, lòng đam mê sắc dục, sự quyến rũ của phụ nữ, chỗ ở, những đòi hỏi đối với bạn bè, sự yêu chuộng sách vở đời xưa… Nhiều khi chủ quan, độc đoán, đánh giá mọi vật theo cái yêu ghét của mình. Điều này cho ta thấy KenKo là một người nhiều cá tính.

Phiên dịch toàn văn Đồ Nhiên Thảo

Bản dịch ra tiếng Việt của chúng tôi tuy theo bản cổ văn nhưng thực sự đã tham khảo song song bản dịch sang kim văn của Giáo Sư Miki Sumitomo (S. M. ). Giáo sư đã dùng bản cổ văn Karasumaru Mitsuhiro tức bản năm 1613 có trong bộ Nhật Bản Cổ Điển Toàn Thư in sau chiến tranh.

Những lời chú thích và bình giảng phần lớn cũng đều trích dịch từ tác phẩm của giáo sư Miki. Là một học giả lỗi lạc chuyên về văn học trung cổ Nhật bản, ông sinh năm 1935, tốt nghiệp ban Tiến Sĩ Đại Học Đông Kinh, giáo sư danh dự Đại Học Sư Phạm Ochanomizu và hiện là khoa trưởng khoa văn Đại Học Quốc Tế Josai (Tokyo).

Ngoài tác phẩm cơ bản này, người dịch còn tham khảo các bản Anh (của GS Donald Keene, ) (D. K. ), Pháp (dịch giả Charles Grosbois và Yoshida Tomoko) (C. G. ) và Việt (dịch giả Tùng Sơn) (T. S). Không nói cũng hiểu, người đi sau bao giờ cũng học hỏi được một điều gì tốt đẹp ở người đi trước. Sự gọn ghẽ, khoa học của D. Keene, sự uyên bác, chải chuốt của C. Grosbois và cách sử dụng tiếng Việt tinh tế và kiến thức Phật Giáo của Tùng Sơn cần được ghi nhận.

Bản dịch chia làm bốn phần sắp xếp đúng theo thứ tự bản dịch của GS Miki Sumitomo

  1. Phần I: Từ đoạn 1 đến đoạn 46.

  2. Phần II: Từ đoạn 47 đến đoạn 110.

  3. Phần III: Từ đoạn 111 đến đoạn 182.

  4. Phần IV: Từ đoạn 183 đến 243.

Tham khảo:

  1. Grosbois, Charles & Yoshida Tomoko dịch Tsurezuregusa của Urabe KenKo, 1968, Les Heures Oisives, Connaissance de l_Orient, Gallimard, Unesco, Paris.

  2. Keene, Donald dịch KenKo, 1967, Essays in Idleness, The Tsurezuregusa of KenKo, Tuttle Publishing, Tokyo, 1981.

  3. Miki, Sumito, 1979, chú dịch Tsurezuregusa, 4 quyển, Kodansha Gakujutsu Bunko, Tokyo, bản in lần thứ 29, 2000.

  4. Tùng Sơn, 2005, Đồ Nhiên Thảo, chú dịch Tsurezuregusa của KenKo, tác giả xuất bản, California, USA.

  5. Nguyễn Nam Trân, 2007, Tổng Quan Lịch Sử Văn Học Nhật Bản. Chương 7: Dòng văn học nhật ký và tùy bút, phần nói về Urabe KenKo và Tsurezuregusa. Tư liệu trên mạng, chưa xuất bản.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 01 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 02 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 03 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 04 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 05 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 06 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 07 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 09 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thiên long bát bộ | Chương 13

Thiên long bát bộ | Chương 13

Trong những tinh phẩm thượng thừa Thiên Long bát bộ luôn được đánh giá là một trong những kiệt tác của Kim Dung.

Con đã có đường đi | Chương 17

Con đã có đường đi | Chương 17

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Thiên long bát bộ | Chương 34

Thiên long bát bộ | Chương 34

Trong những tinh phẩm thượng thừa Thiên Long bát bộ luôn được đánh giá là một trong những kiệt tác của Kim Dung.

Nẻo vào thiền học | Chương 04

Nẻo vào thiền học | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Đạo phật hiện đại hóa | Chương 04

Đạo phật hiện đại hóa | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Hiểu về trái tim | Chương 19

Hiểu về trái tim | Chương 19

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Chia sẻ điều cần nói

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.