Thích Nhất Hạnh | Đường xưa mây trắng | Chương 61
Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh.
· 20 phút đọc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh. Tay phải tôi viết còn tay trái thì đưa ra hơ trên lò sưởi. Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc.
Mùa an cư an năm nay, nhân một câu hỏi của đại đức Ananda về đạo lý duyên sinh, Bụt đã dạy các vị khất sĩ về mười hai nhân duyên như là động cơ của guồng máy sinh tử.
Người bảo thầy Ananda:
– Đạo lý duyên sinh là đạo lý rất vi diệu và thâm sâu. Các vị đừng nghĩ rằng có thể thấu hiểu được hết chiều sâu của đạo lý này bằng ngôn từ và lý luận.
Các vị khất sĩ! Ngày xưa thầy Uruvela Kassapa nhờ được nghe đạo lý nhân duyên mà thấy được và vào được chánh pháp. Ngày xưa Sariputta cũng nhờ nghe được một bài kệ về đạo lý nhân duyên mà hôm nay đã trở nên một trong những khuôn mặt của chúng trung tôn.
Này các vị! Trong mỗi giây phút của cuộc sống hàng ngày, cácvị phải quán chiếu về tự tính duyên sinh của vạn pháp. Nhìn vào một tờ lá hay một hạt mưa, các vị phải tập thấy cho được tất cả những điều kiện gần xa đã đưa tới sự có mặt của tờ lá ấy hay của hạt mưa ấy. Các vị nên biết rằng thế giới được dệt thành bởi những màn nhân duyên chằng chịt, cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt. Sự sinh diệt của một pháp tùy thuộc vào sự sinh diệt của tất cả các pháp. Sự sinh diệt của tất cả các pháp tùy thuộc vào sự sinh diệt của một pháp. Trong cái một có cái tất cả, và trong cái tất cả có cái một.
Cái một tức là cái tất cả, cái tất cả tức là cái một. Không có cái một thì không có cái tất cả, không có cái tất cả thì không có cái một. Đây là chỗ vi diệu của đạo lý duyên sinh. Nếu quán sát cho thấu triệt tự tính của vạn pháp, các vị sẽ vượt thoát ra ngoài cái lo và cái khổ về sinh tử, nói một cách khác hơn là thoát ra được ngoài vòng sinh tử.
Các vị khất sĩ! Duyên khởi chằng chịt nhiều tầng nhiều lớp,nhưng quý vị có thể phân biệt bốn loại: đó là nhân duyên, tăng thượng duyên, đẳng vô gián duyên và sở duyên duyên.
Nhân duyên là điều kiện chính yếu gần nhất, như hạt lúa là điều kiện chính yếu để phát sinh ra cây lúa. Tăng thượng duyên là những điều kiện phù trợ, như nắng, mưa, hơi ấm, đất màu giúp cho hạt lúa nảy mầm lớn lên thành cây lúa.
Đẳng vô gián duyên tức là sự tiếp nối không gián đoạn của dòng lưu chuyển. Thiếu sự tiếp nối thì sự trưởng thành của cây lúa bị gián đoạn nửa chừng.
Sở duyên duyên là đối tượng của nhận thức, bởi vì nhận thức bao giờ cũng là nhận thức một cái gì, nhận thức không rời đối tượng nhận thức. Hạt lúa, cây lúa và các điều kiện xa gần đưa tới sự có mặt của cây lúa… tất cả đều là đối tượng của nhận thức, không thể tách rời ra khỏi nhận thức. Tâm thức vì vậy là một điều kiện căn bản của hiện hữu.
Này các vị khất sĩ! Sở dĩ có khổ đau là vì có sinh tử. Tại sao có sinh tử? Tại vì có vô minh. Nếu các vị quán chiếu và thấy được tự tính duyên khởi của vạn vật thì các vị sẽ tiêu diệt được vô minh. Tiêu diệt được vô minh thì siêu thoát được quan niệm về sinh tử. Thoát được sinh tử thì diệt được mọi khổ đau và lo âu.
Này các vị! Có tử là vì có sinh, có sinh tử là vì còn ý niệm có ta, còn ý niệm có ta là vì bị dính mắc, bị dính mắc là vì tham ái, tham ái là vì không thấy được tự tính của cảm giác, không thấy được tự tính của cảm giác là vì bị kéo theo dòng tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng, bị kéo theo dòng tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng là vì tâm tư không sáng suốt và an tĩnh, tâm tư không sáng suốt an tĩnh là vì tâm thức hôn mê. Tâm thức hôn mê là vì vô minh. Mười hai cái khoen của vòng xích ấy nối liền nhau, trong một cái có cả mười một cái kia, thiếu một cái thì mười một cái kia cũng không có. Tử, Sinh, Hữu, Thủ, Ái, Thọ, Xúc, Lục nhập, Danh sắc, Thức, Hành và Vô minh là tên gọi của mười hai cái khoen ấy.
Các vị khất sĩ! Vô minh là chất liệu căn bản của cả mười hai nhân duyên. Nhờ quán chiếu tự tính duyên sinh, ta lấy ánh sáng của trí tuệ làm tan rã chất liệu vô minh đó và ta vượt thoát được tất cả những lo sợ đau buồn của sinh tử. Người phàm phu bị nhận chìm trong biển khổ sinh tử. Bậc giải thoát cỡi trên những đợt sóng sinh tử mà đi. Mười hai cái khoen của vòng xích trở nên mười hai cái bánh xe của một cỗ xe chở người tới giác ngộ. Bậc giác ngộ sống trên đời nhưng không bao giờ bị cuộc đời làm cho chìm đắm. Các vị khất sĩ! Các vị đừng trốn chạy sinh tử, các vị chỉ cần vượt thắng lên trên sinh tử mà thôi. Siêu việt sinh tử, đó là chí khí của bậc đại trượng phu.
Trong một buổi pháp đàm được tổ chức sau đó mấy hôm, đại đức Mahakassapa cho biết Bụt đã từng giảng dạy nhiều lần về đạo lý nhân duyên, và đạo lý này có thể coi như là trọng tâm của đạo giác ngộ, và đại đức cho biết có lần Bụt đã dùng hình ảnh một bó lau để làm ví dụ. Người nói không có ai làm ra các nhân duyên cả mà chính các nhân duyên tự làm ra nhau. Vô minh làm ra hành và hành làm ra vô minh, hành làm ra thức và thức làm ra hành. Cũng như những cọng lau dựa vào nhau mà đứng, một cọng lau bị kéo qua một bên thì cọng kia rơi xuống. Vạn vật trong vũ trụ cũng vậy. Một làm ra tất cả, và tất cả làm ra một. Nhìn cho sâu, ta thấy cái một trong tất cả và ta thấy tất cả trong cái một.
Cũng trong mùa an cư, Bụt bị một nhóm Bà la môn âm mưu trả thù bằng cách vu cáo rằng người đã ăn nằm với một người đàn bà cho đến khi người này có thai rồi bỏ.
Vụ âm mưu này được tổ chức rất khéo léo. Những người chủ mưu đã tìm được một cô gái trong giới Bà la môn sẵn sàng cộng tác với họ. Cô này tên là Cinca, nhan sắc khá mặn mà. Những người chủ mưu đã than thở với cô về sự sụp đổ của niềm tin nơi đạo Bà la môn của giới trẻ tuổi. Giới trẻ tuổi Bà la môn đã theo Bụt nhiều quá, và trong số ấy có những người rất xuất sắc. Một khi theo Bụt họ đã không ngần ngại nói tới những cái mà họ cho là sai lầm và hẹp hòi trong đạo Bà la môn. Nóng lòng vì nền đạo đức của tổ tiên, cô Cinca nói rằng cô có thể làm bất cứ gì để cứu vãn tình thế, và cô đã làm theo những lời chỉ dẫn của những người chủ mưu.
Ngày nào cô cũng ăn mặc thật đẹp và đi về tu viện Jetavana, trên tay luôn luôn có một bó hoa. Nhưng cô không đi chùa vào giờ người khác đi chùa. Cô chỉ tới chùa vào giờ những người khác rời chùa để về nhà sau khi nghe thuyết pháp. Ai hỏi đi đâu, cô chỉ mỉm cười mà không nói. Có khi cô lại nói nửa úp nửa mở: Tôi đi đâu thì đi, việc gì đến quý vị mà hỏi? Thiên hạ lấy làm hồ nghi. Sau đó nhiều tuần lễ, cô lại trả lời người ta như sau: Tôi đi thăm sa môn Gotama. Rồi mấy hôm sau, cô lại nói: Ngủ lại tu viện Jetavana thật là vui!.
Những điều đó làm nhiều người chối tai, nhưng cũng làm cho một số người sinh ra hoài nghi. Tuy nhiên không ai phê phán gì. Cho đến một hôm, Cinca xuất hiện trong một buổi thuyết pháp của Bụt. Bụng của cô đã phình lên khá lớn, Bụt đang thuyết pháp nửa chừng thì cô bước lên. Trước mặt thính chúng đông đảo, cô nói lớn:
– Sa môn Gotama! Ngài thuyết pháp rất là hay, và ngài là một người có thế lực lớn, nhưng ngài không bao bọc được cho một người đàn bà yếu đuối đã vì ngài mà bụng mang dạ chửa. Đứa con trong bụng này là của ngài. Nếu ngài không chịu nhận trách nhiệm làm cha nó thì ai nhận đây?
Thính chúng xôn xao, mọi người đưa mắt hỏi nhau rồi nhìn lên Bụt. Bụt nói với Cinca, miệng người mỉm cười:
– Này cô bé, chuyện này là thật hay giả thì chỉ có cô và ta biết rõ mà thôi.
Cinca hơi mất bình tĩnh, nhưng cô cố lấy giọng rắn rỏi:
– Đúng rồi, việc này có thật hay không có thật thì chỉ có sa môn Gotama và tôi biết mà thôi.
Quần chúng không chịu đựng được sự ngạc nhiên nữa. Nhiều người xô ghế đứng dậy. Nhất là những người ngồi phía sau. Cinca hoảng hốt, tưởng thiên hạ đang lén tấn công mình. Cô tìm cách thoát thân, cô vụng về vấp phải một cái cột nhà, cô gượng níu lấy cột nhà để đứng dậy. Lúc đó có một sợi dây đứt và miếng gỗ tròn lép từ bụng cô rơi xuống đánh rầm một cái. Miếng gỗ khá nặng, dầy ở giữa và có mép mỏng chung quanh. Miếng gỗ rơi xuống trúng vào hai ngón chân của bàn chân cô làm cô đau điếng. Cinca rú lên, cúi xuống ôm lấy bàn chân. Cái bụng của cô bây giờ xép xẹp.
Quần chúng thở phào nhẹ nhõm. Nhiều người phá lên cười ngặt nghẽo. Có một ni sư đứng dậy và tiến lên. Đó là ni sư Khema. Ni sư bước tới, dịu dàng dìu Cinca ra khỏi phòng. Đợi cho hai người khuất bóng, Bụt trở lại với bài thuyết pháp. Giọng nói của người bình thản, như là vừa rồi chẳng có chuyện gì quan trọng xảy ra.
Bụt nói:
– Đại chúng! Đạo lý giác ngộ có năng lực công phá những thành trì kiên cố nhất của vô minh, cũng như ánh sáng có năng lực làm tiêu tan bóng tối. Những đạo lý như bốn sự thật, vô thường, vô ngã, duyên sinh, bốn niệm xứ, bảy giác chi, ba cánh cửa giải thoátvà con đường tám sự chân chính đã được tuyên thuyết trong nhân gian như những tiếng gầm của một con sư tử lớn, đẩy lui hàng trăm hàng ngàn tà thuyết và hý luận.
Này các vị, sư tử là vua của các loài thú. Khi con sư tử ra khỏi hang, nó uốn mình và vươn vai. Sau khi uốn mình và vươn vai, nó đưa cặp mắt sáng nhìn ra bốn phía. Rồi nó gầm lên ba lần tiếng gầm của loài sư tử. Sau đó nó mới đi tìm mồi.
Này các vị, bất cứ loài thú nào trong rừng nghe tiếng gầm của sư tử cũng đều lấy làm sợ hãi, có con núp kín, có con run rẩy, có con bỏ chạy, có con rời rã cả tứ chi không còn biết làm gì nữa. Chim bay lên cao, loài cư trú dưới nước như thuồng luồng và cá sấu hấp tấp lội xuống nước, chồn, cáo và các loài ở hang chui xuống hang sâu. Những con voi trong các làng xóm lân cận, dù là voi của vua có trang sức dây nịt và lộng vàng, đều hoảng sợ, tung bỏ tất cả những đồ trang sức mà chạy, có khi văng cả phân và nước tiểu. Con sư tử có uy lực lớn như thế đó.
Đại chúng! Pháp âm của đạo giác ngộ cũng giống như tiếng gầm của con sư tử! Pháp âm giác ngộ được cất lên thì tất cả các tà thuyết đều run sợ. Các đạo lý vô thường, vô ngã, duyên sinh… một khi được tuyên thuyết lên thì tất cả những ai lâu nay nương náu và cảm thấy an ổn trong vô minh và trong quên lãng đều phải giật mình. Loài người cũng vậy mà loài trời cũng vậy. Khi bừng tỉnh giấc mơ, mọi người thấy được sự thật chói lòa: Thì ra lâu nay chúng ta đang ôm lấy hiểm nguy, chúng ta đã nhận cái vô thường làm cái thường, cái vô ngã làm cái ngã, cái khổ làm cái vui, cái tạm bợ làm cái vĩnh cửu, cái giả làm cái thật. Đã đến lúc chúng ta phải phá tung tất cả những màn lưới quên lãng và luận chấp mà đi.
Đại chúng! Các học thuyết của nhân gian đều bị ràng buộc vào ý niệm có và không. Pháp âm của đạo giác ngộ đưa nhân gian ra khỏi màn lưới dầy đặc của muôn ngàn lý luận ấy.
Đạo lý giác ngộ vượt thoát mọi ý niệm có không. Mỗi khi có một bậc giác ngộ ra đời là pháp âm giác ngộ lại được dịp vang động như tiếng hải triều. Khi hải triều lên, tất cả đều bị cuốn phăng theo ngọn sóng.
Pháp âm giác ngộ cũng hùng vĩ như tiếng hải triều.
Đại chúng! Nhân gian thường bị vướng mắc trong bốn cái cạm bẫy lớn. Cạm bẫy thứ nhất là dục lạc. Cạm bẫy thứ hai là kiến thức. Cạm bẫy thứ ba là nghi lễ. Cạm bẫy thứ tư là ý niệm về ngã. Vướng mắc vào các cạm bẫy ấy, con người không còn vùng vẫy được. Pháp âm giác ngộ đưa con người thoát ra bốn thứ cạm bẫy lớn này.
Đại chúng! Đạo lý duyên khởi là con đường đưa mọi người ra khỏi mọi cố chấp và cạm bẫy. Các vị phải thường xuyên quán sát tự tánh duyên khởi trong đời sống hàng ngày của các vị, nơi thân thể, nơi cảm thọ, nơi tâm ý và nơi vạn pháp, đối tượng của tâm ý.
Buổi thuyết pháp của Bụt được đại đức Ananda trùng tuyênngày hôm sau tại giảng đường Lộc Mẫu. Đại đức đặt tên cho bài thuyết pháp này là kinh Tiếng Gầm Của Sư Tử.
Mùa an cư năm ấy, rất nhiều vị khất sĩ trong tu viện mắcphải bệnh sốt rét. Có nhiều thầy sốt cho đến ốm o và xanh xao. Rất nhiều thầy không đủ sức để ôm bát đi khất thực. Họ phải nằm tại nhà chờ các vị khất sĩ đi khất thực về chia xẻ thức ăn với họ. Nhưng hầu hết thức ăn xin được là cơm có chan nước cà ri. Thức ăn này quá cứng và quá khô đối với người bệnh, thành ra những vị khất sĩ bị sốt không thể nào nuốt được. Biết vậy, Bụt cho phép giới cư sĩ cúng dường cho các vị khất sĩ bệnh các thức ăn mềm và có nhiều chất lượng bổ dưỡng như mật, sữa, đường, đề hồ và dâu.
Nhờ những thức ăn ấy, các vị khất sĩ bị bệnh phục hồi được sức khỏe một cách từ từ.
Một hôm sau giờ ngồi thiền, Bụt nghe tiếng quạ kêu râm ran bốn phía. Người đi ra thì thấy một số các vị khất sĩ đang cho quạ ăn các thức ăn rất quý đã được cúng dường đặc biệt cho người bệnh. Các vị khất sĩ này là những người được cử ra săn sóc cho bệnh nhân. Họ trình với Bụt rằng sở dĩ họ phải cho quạ ăn các thức ăn quý giá này vì có một số các vị khất sĩ sốt vào buổi sáng nên không thọ thực được. Quá giờ Ngọ thì không được ăn nữa, cho nên thức ăn phải đem cho quạ ăn. Bụt hỏi tại sao không giữ các thức ăn này lại cho ngày mai. Các vị trả lời là họ không được phép giữ thức ăn qua đêm. Bụt dạy trong khi bệnh, các vị khất sĩ có quyền thọ thực sau giờ Ngọ, và cũng có quyền giữ các thức ăn đến ngày hôm sau.
Một vị y sĩ tại thủ đô gặp đại đức Sariputta và đề nghị với đại đức một thứ thức ăn được chế biến bằng năm yếu tố có nhiều chất đạm để bồi bổ cho các vị khất sĩ đã vì sốt và rét mà trở nên ốm yếu xanh xao.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 01 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 02 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 03 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 04 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 05 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 06 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 07 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 08 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 09 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 10 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 11 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 12 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 13 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 14 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 15 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 16 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 17 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 18 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 19 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 20 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 21 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 22 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 23 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 24 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 25 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 26 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 27 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 28 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 29 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 30 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 31 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 32 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 33 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 34 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 35 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 36 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 37 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 38 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 39 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 40 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 41 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 42 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 43 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 44 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 45 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 46 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 47 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 48 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 49 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 50 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 51 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 52 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 53 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 54 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 55 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 56 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 57 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 58 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 59 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 60 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 61 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 62 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 63 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 64 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 65 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 66 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 67 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 68 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 69 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 70 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 71 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 72 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 73 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 74 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 75 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 76 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 77 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 78 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 79 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 80 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 81 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 82 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, chương 83 tại đây.
Đọc Đường xưa mây trắng, toàn tập tại đây.