Những yếu tố tác động đến sự thay đổi của biểu đồ giá vàng
Chuỗi bài viết của nhavantuonglai về kinh doanh vàng bạc đá quý và quỹ đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư khởi nghiệp hiệu quả.
· 7 phút đọc · lượt xem.
_Một nền kinh tế được vận hành bởi rất nhiều lĩnh vực, vàng cũng chỉ là một trong rất nhiều số đó. Vậy có bao giờ bạn nghĩ, nhìn vào biểu đồ giá vàng và những lĩnh vực khác. Chúng ta nhìn thấy những liên hệ, tác động qua lại, trực tiếp đến nhau không? Nguồn cung vàng, ngoại tệ, dầu mỏ hay chứng khoán trên thực tế lại rất chịu ảnh hưởng bởi giá vàng. Nhưng cách ảnh hưởng lại rất khác và và chiều ảnh hưởng cũng tương tự như thế._
Nguồn cung vàng – Nguồn gốc biến động trong biểu đồ giá vàng
Nếu tiền có thể thông qua Ngân hàng mà phát hành để cân đối tài chính quốc gia. Thì vàng lại không thể dùng máy in để sản xuất. Và lượng vàng dự trữ trên toàn cầu cũng có giới hạn mà không thể sản sinh thêm.
Tuy vậy, vàng vẫn được xem là một loại hàng hóa hơn là đơn vị giao thương thông thường. Vì thế, nó vẫn chịu những tác động của các quy luật cung cầu trên thị trường. Do đó, thay đổi của biểu đồ giá vàng trên thực tế cũng chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung.
Hiện nay, vàng miếng được cung cấp phần nhiều bởi các quốc gia trữ lượng hơn là quốc gia khai thác. Hiện, các quốc gia đang trữ vàng nhiều gồm có: Mỹ, Đức, Ý, Canada… Theo đó, trữ vàng hiện tại của Mỹ đang là 8,134 tấn, Đức là 3,364 tấn, Ý là 2,452 tấn.
Nguồn cung vàng từ khu vực Nam Phi, Úc và Canada sẽ giảm, nhưng lại tăng tại các nước như Trung Quốc, Nga và Peru. Điều đáng lưu ý là, điều chỉnh của sản lượng phần nào tác động đến giá vàng trên thị trường.
Do đó, sự thay đổi của biểu đồ giá vàng một phần bởi các quốc gia điều chỉnh trữ lượng. Trong 2 năm trở lại, không chỉ các quốc gia mà cả quỹ đầu tư cũng tiến hành gom vàng. Số liệu tổng trữ lượng vàng giai đoạn 2014 – 2020 cho thấy, trong những năm gần đây trữ lượng tăng. Tương ứng với thời gian này, giá vàng cũng tăng từ 1,200 USD đến 1,776 USD như hiện tại.
USD – Càng dễ tổn thương, vàng càng được giá
USD từ lâu được xem là đơn vị tiền tệ toàn cầu, nhiều quốc gia lựa chọn để giao thương. Vì thế, sự biến động của USD sẽ tạo nên những tác động đến thị trường tài chính chung. Điều này, trong bối cảnh hiện tại lại càng rõ nét hơn nữa. Khi vai trò trên chính trường quốc tế của Mỹ trở nên mờ nhạt, không còn vị thế như trước.
Sự suy giảm giá trị của đồng tiền kéo theo sự sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Chính bởi thế, hiện các các nhà đầu tư đang tìm đến những gợi ý mang tính ổn định hơn. Ví dụ Euro, GBP (đồng Bảng Anh), hay là vàng miếng để an toàn khi thanh khoản hơn.
Hiện tại, USD được điều chỉnh theo FED, bởi các chính sách tài chính, điều chỉnh lãi suất. Đồng thời, giá vàng được tham chiếu theo USD trong từng phiên giao dịch. Còn trong giới đầu tư, mối quan hệ giữa vàng và USD là như mối quan hệ đối nghịch. Khi giá vàng tăng thì USD sẽ giảm, điều này được duy trì trong một thời gian dài.
Theo đó, vàng được xem là công cụ hữu hiệu để chống lại lạm phát nhờ sự ổn định. USD thì lại khác, chịu biến động theo lãi suất của Ngân hàng trung ương. Do đó, giá USD giảm thì cần nhiều USD hơn để mua vàng và ngược lại.
Dầu mỏ – Đồng hành cùng nhau
Dầu mỏ cực kỳ quan trọng trong sản xuất, giao thương và vận hành hoạt động. Do vậy, mà Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ tuy có nền kinh tế không phải hàng đầu, nhưng tiếng nói lại rất lớn.
Vàng miếng và dầu mỏ có mối quan hệ chặt chẽ, không chỉ bởi được định giá bằng tiền tệ. Mà bởi đây còn là mặt hàng thiết yếu, giá trị cao và có giá trị giao thương trên thị trường.
Khi nền kinh tế vận hành ổn định, các quốc gia thông qua hợp đồng tương lai để chọn mua và đầu cơ dầu mỏ. Một trong những lựa chọn giao thương song song với tiền tệ, đó chính là vàng miếng. Cho nên, sự tác động của vàng và dầu mỏ trong những thời điểm này có phần nhiều tương quan với nhau.
Khi nền kinh tế gặp nhiều biến đổi, các nhà đầu tư lựa chọn vàng miếng và dầu mỏ để tích trữ tài sản. Nhưng khi hoạt động sản xuất ngưng trệ, các quốc gia sản xuất dầu vẫn phải sản xuất. Điều này khiến nguồn cung dầu lớn hơn cầu, làm cho giá dầu giảm. Còn ở chiều ngược lại, vàng trở thành công cụ trú ẩn an toàn, tránh rủi ro, nên giá trị tăng. Tình huống này khiến mối quan hệ giữa vàng và dầu mỏ trở nên nhạt nhòa
Hiện nay, thế giới đang dần khôi phục lại trạng thái vận hành như ban đầu. Điều này khiến mối quan hệ giữa vàng và dầu mỏ dần được khôi phục. Do vậy, không sớm thì cũng muộn, sự thay đổi của giá dầu sẽ tác động trực tiếp lên giá vàng.
Chứng khoán – Hai lối đi không bao giờ gặp nhau
Khi có tiền, nhà đầu tư sẽ chọn giữa vàng hoặc chứng khoán, hoặc cả hai để đầu tư sinh lời. Bởi đây được xem là hai kênh đầu tư song song, có thể thay thế cho nhau. Trên lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ nơi sinh lời thấp sang kênh sinh lời cao. Chính vì thế, khi chứng khoán lên thì sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lời bằng việc đầu tư vào vàng.
Quan sát biến động của chỉ số VN Index và giá vàng thế giới giai đoạn 2007 – 2018. Chúng ta thấy rõ hai lĩnh vực đầu tư này có xu hướng dịch chuyển ngược nhau. Nếu giá vàng đang đi lên thì VN Index sẽ giảm, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008.
Tuy nhiên, chứng khoán không thể thay thế cho nhau, và cả hai đều là thành phần tạo nên thị trường tài chính. Cho nên, các nhà đầu tư có xu hướng trung thành với lĩnh vực đầu tư của mình hơn. Bởi điều này giúp tối ưu lượng vốn, và phân tích thị trường được sâu sắc hơn.
Nhưng dù không thể thay thế cho nhau, thì giá trị nội tại của vàng và chứng khoán lại không giống nhau chút nào. Chứng khoán là chỉ số phản ánh sức hấp dẫn của một giải pháp. Do đó, chứng khoán tồn tại rất nhiều rủi ro bởi đơn giản giải pháp có thể phá sản. Còn với vàng tuy có lãi có lỗ, nhưng sẽ không bao giờ mất trắng vì giá trị cực ổn định.
Những lĩnh vực đầu tư trên phản ánh một điều cốt lõi rằng, vàng là tiêu điểm ở giữa. Để tác động rộng khắp lên tất cả các lĩnh vực đầu tư. Dù theo cách này hay cách khác, song hành hay đối chọi, nhưng sự thay đổi trên biểu đồ giá vàng. Cũng có phần góp sức của những lĩnh vực song hành khác trong hệ thống tài chính.