Những việc cần làm để sống đúng như vị thiền sư
Thực hành tôn giáo hiệu quả giúp đời sống thêm an lành và hạnh phúc, giác ngộ nhiều điều hữu ích để đem lại năng lượng tích cực cho bản thân, và giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 5 phút đọc.
Tiếp theo loạt bài Sống và hành động như một vị thiền sư. Cái lý do quan trọng nhất của việc sống như một vị thiền sư là làm đúng việc. Đó chính là sự tập trung và minh định trong toàn hành động. Sự tập trung này sẽ giúp bản thân mỗi người khi hành động sẽ có được sự chú tâm và ổn định nhất định. Tránh việc sao nhãng và làm sai lệch đi ý nghĩa của hành động.
Trong tất cả trường hợp, hãy làm đúng việc
Chuyện của vị thiền sư…
Khi một vị thiền sư rót nước pha trà, ông ấy chỉ chú tâm vào việc rót nước. Khi một vị thiền sư nhâm nhi tách trà. Ông chỉ chú tâm vào việc thưởng thức hương vị của nó. Ông dường như không quan tâm đến vị khách đối diện đang tò mò hỏi từng công đoạn. Hay ngoài hiên đàn gà nó đang tranh mồi. Cái điều người ta tìm đến khi cần tham vấn ông về một vấn đề nào đó. Là do tính hiệu quả và sâu sắc trong từng lời nói, hành động ông đem lại. Nhưng dường như những người đến không hiểu được rằng. Bởi trong từng lúc ấy, ông chỉ chú tâm vào chính mình, chứ không làm hài lòng người đối diện. Nên lúc nào, kết quả của chúng vẫn là một sự vẹn nguyên mẫu mực.
Con người ta có hai mắt để nhìn. Hai tay để làm nhưng chỉ có một não để suy nghĩ và hành động. Bởi vì thế, tay ta có thể làm nhiều việc cùng lúc nhưng vẫn đạt được kết quả. Nhưng hiệu quả được được trọn vẹn là khi ta dùng não và tay cùng thực hiện một việc. Sự trọn vẹn này còn đến từ chuyện nếu trong từng hành động. Ta toàn tâm toàn ý thực hiện thì sễ kiểm soát và hiểu được ngọn ngành của công việc hơn.
###… và chuyện của chúng ta
Một điều nữa, nhiều người nghĩ rằng, tay kia đang rảnh, trong lúc chờ, sao không kiếm thêm việc mà làm. Như vậy có phải là tối ưu thời gian, tối ưu công sức hơn không? Thật ra là không, con người ta, dù là ai cũng cần phải có khoảng nghỉ, ngắt mạch giữa các hành động. Ví dụ làm việc không ngơi tay 25 phút rồi dừng một chút, xong hành động tiếp. Như vậy sẽ nhanh hồi sức và hiệu suất không bị hao mòn theo thời gian. Còn nếu ta làm liên hồi, sức cùng lực kiệt sẽ rất nhanh. Việc trong giai đoạn đầu sẽ có vẻ hiệu quả. Nhưng nếu làm về lâu về dài thì dường như là không ổn chút nào.
Thong thả, nhưng chú tâm trong từng hành động
Thong thả, chú tâm để là gì?
Thong thả ở đây là làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, bình thản, không gồng cứng. Khi tâm ta nhẹ nhàng. Sẽ thấy mọi vấn đề dù khó hay dễ cũng sẽ tự có cách để giải quyết nếu không sớm cũng muộn. Bình thản, là đón nhận mọi thứ sẽ đến như cách nó đến. Và cũng hãy hiểu rằng nó sẽ đi như một điều cực kỳ bình thường. Dù trong trạng thái hiện tại. Ta có thể hiện sự lo âu, mệt mỏi đến nhường nào thì vấn đề vẫn sẽ là vấn đề như nó đang tồn tại.
Chứ không có sự sai khác hay thay đổi chút nào. Nếu ta gồng cứng lên, căng thẳng lên trong từng hành động lẫn cử chỉ. Ta sẽ chuyên tâm vào việc tạo sao nó không diễn ra đúng như ta mong cầu. Chứ không thể dành một chút công sức nào để nghĩ ngợi xem. Liệu có một giải pháp hay cách thức nào khác để thực hiện điều này trở nên trọn vẹn hơn không.
Chú tâm, tức rằng trong từng phút từng giây của hiện tại. Ta chỉ giữ riêng một suy nghĩ về hành động đang thực hiện. Việc toàn tâm toàn ý trong từng việc sẽ giúp ta minh định và sáng suốt hơn khi thực hiện mọi điều. Hãy hiểu một điều đơn giản rằng, tâm càng xao lãng, thì ta càng khó để thực hiện tròn vẹn một điều gì đó.
Ý nghĩa của việc thong thả, chú tâm
Thong thả, và chú tâm nghe có vẻ đối nghịch nhau. Nhưng nó cùng một điểm chung đó là tinh thần ổn định và kiểm soát vấn đề. Ta thong thả đón nhận mọi điều sẽ đến, và chú tâm thực hiện mọi điều khi nó chưa đi. Giữ trạng thái ổn định, và duy trì nó trong từng hành động sẽ đem đến cho ta cái nhìn thoải mái. Cũng dễ dàng buông bỏ với những điều không đáng nhưng cũng chắc chắn trong từng hành động sẽ thực hiện.
Làm đúng việc và chú tâm là hai điều giúp bạn có thể giữ sự minh chính và hành động như một vị thiền sư. Giữ và duy trì sự kiên định của chính mình trong từng hành động, sẽ giúp bạn sống như một thiền sư chân chính – an yên và không bị xao nhãng bởi bất cứ điều gì.