Thích Nhất Hạnh | Con đã có đường đi | Chương 05

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 21 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Mọi sinh hoạt của xã hội con người đang đi về hướng toàn cầu hóa. Những giá trị tâm linh và đạo đức nào trong gia sản văn hóa của nhân loại cần được xét nghiệm và nhận diện để chúng ta có thể sử dụng mà hình thành nên một nền đạo đức và tâm linh chung cho cả hành tinh chúng ta? Mỗi truyền thống đạo đức tâm linh đều có những viên ngọc quý có thể đem ra để đóng góp cho một nền tâm linh và đạo đức toàn cầu. Đạo Bụt là một nguồn tuệ giác đã có mặt trên 2500 năm có thể đóng góp được gì? Đó là chủ đề của cuốn sách này.

Cánh cửa đi tới giải thoát

Trong đạo Bụt có đề cập tới ba phép thực tập để đưa tới giải thoát: Giới, Định, Tuệ, đó là Tam vô lậu học. Thực tập giới đưa tới định lực. Khi giới và định hùng hậu, ta có khả năng chọc thủng được bức màn vô minh và tiếp xúc được với thực tại, đạt tới tuệ giác. Mà có tuệ giác là có sự giải thoát. Thông thường, giới được hiểu như là đạo đức, nhưng tại Làng Mai giới được hiểu như là sự thực tập chánh niệm. Do vậy, theo truyền thống Làng Mai, Giới, Định, Tuệ còn được gọi là Niệm, Định, Tuệ. Cách đây bốn chục năm, tôi đã khám phá ra điều này: giới tức là niệm. Tại vì niệm có nghĩa là ý thức được những gì đang xảy ra trong mình và xung quanh mình. Ví dụ, khi có sự căng thẳng và ta biết rằng ta đang có sự căng thẳng. Thở vào, tôi ý thức được sự căng thẳng trong thân tâm tôi. Thở ra, tôi buông bỏ sự căng thẳng trong thân tâm tôi. Trước hết, phải nhận diện được sự căng thẳng đang có mặt, và sự căng thẳng là một nỗi khổ. Nếu có niệm lực hùng hậu, thì định sẽ xuất hiện. Khi để hết tâm ý vào sự căng thẳng tức là khổ đế thì ta sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng (tập đế), đó là cách sống hấp tấp, vụt chạc, dồn nén, mà không chịu buông thư trong đời sống hằng ngày. Rõ ràng, niệm giúp ta nhận diện ra cái khổ, và giúp ta thấy được gốc rễ của cái khổ. Niệm đi cùng định tìm đến với tuệ. Tuệ tức là thấy được cái nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Khi biết được nguyên nhân của sự căng thẳng, ta sẽ thực tập và lấy những căng thẳng ra khỏi thân tâm, đó là diệt đế. Phương pháp buông thư, phương pháp thực tập để chuyển hóa tận gốc những căng thẳng chính là đạo đế. Vì vậy, niệm là đầu dây mối nhợ. Nhờ có niệm mà có định, nhờ có định mà có tuệ. Nhờ niệm định tuệ, ta thấy được chân tướng của Bốn sự thật.

Trong văn học đạo Bụt, chữ học có nghĩa là thực tập, Tam học là ba sự thực tập. Khi người hãy còn phải thực tập thì gọi là hữu học. Người đã thực tập thành công rồi, không còn phải học nữa thì gọi là vô học. Vô học không có nghĩa là vô giáo dục. Vô học trong đạo Bụt là một địa vị rất cao. Các bậc vô học cao hơn các bậc hữu học nhiều. Khi nói tôi là một người hữu học có nghĩa tôi là người đang còn thực tập. Bạn là một người vô học có nghĩa bạn đã thực tập thành công rồi. Ta thực tập niệm tức là ta thực tập giới. Vì vậy, ta cần biết rằng nền tảng của đạo đức đạo Bụt là chánh niệm. Đầu dây mối nhợ bắt đầu từ chánh niệm. Có chánh niệm, ta biết mình cần làm gì và không nên làm gì. Giới cũng có nghĩa là đạo đức. Đạo đức là những quy tắc, những tuệ giác giúp ta biết được nên làm gì và không nên làm gì để tránh khổ đau và mang lại hạnh phúc cho mình và cho người.

Tuệ giác là cái thấy sâu sắc

Trong quá khứ, có thể nhiều vị thầy đã thấy được giới tức là niệm. Nhưng có lẽ tôi là người đầu tiên nói ra điều đó. Chúng ta biết, nếu niệm hùng hậu sẽ mang tới định. Nếu niệm, định hùng hậu ắt sinh tuệ. Trong phạm vi Đạo đức học, tuệ tức là cái thấy. Như ví dụ về sự căng thẳng vừa xét trên, mình thấy được sự căng thẳng đang diễn ra trong thân tâm mình, mình cũng biết rằng mình có thể buông thư và có những phương pháp cụ thể để đạt tới sự buông thư, chấm dứt căng thẳng. Cái thấy này gọi là tuệ. Tuệ rất quan trọng, bởi không có tuệ, ta chẳng biết đường đâu mà thực tập. Tuệ tức là chánh kiến. Khi có chánh kiến, ta sẽ có chánh tư duy, và hẳn nhiên là sẽ nói năng đúng phép, tức là chánh ngữ. Khi có chánh kiến, ta sẽ hành động đúng, tức là chánh nghiệp. Và khi có chánh kiến, ta sẽ biết tìm nghề nghiệp mà không gây khổ đau, không tàn hại sinh môi, không gây tác hại cho những sự sống khác đó là chánh mạng. Tư duy, ngôn ngữ, hành động và nghề nghiệp đúng, không gây khổ đau cho ta và cho người khác là nhờ có tuệ hay chánh kiến. Sự siêng năng trong các hoạt động để phục vụ cho hạnh phúc của người và của mình gọi là chánh tinh tấn. Tinh tấn có khi còn được gọi là cần. Bát Chánh Đạo là con đường của tám sự hành trì chân chính có thể được coi như nền tảng của nền đạo đức Phật giáo.

Nhìn tổng quát, ta thấy rằng trong nền đạo đức Phật giáo, giáo lý Bát chánh đạo không phải chỉ dành riêng cho những vị tu sĩ. Giáo lý Bát chánh đạo dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Bởi khi sống trong xã hội, ta phải tiếp xúc với mọi người và mọi loài. Do vậy, hành động, ngôn ngữ của ta đừng để gây đổ vỡ, gây khó khăn cho người khác, cho các loài khác. Bát chánh đạo là căn bản của một nền đạo đức được áp dụng trong xã hội chứ không chỉ áp dụng riêng trong chùa hay trong các tu viện. Rõ ràng, đạo Bụt có tính cách nhập thế. Cho nên chúng ta xác định rằng Bát chánh đạo là nền tảng của nền đạo đức cho toàn xã hội. Đạo Bụt nhập thế, đạo Bụt đi vào cuộc đời có cơ sở ngay từ giáo lý Bát chánh đạo.

Làm sao để có tuệ giác?

Sự quán chiếu trong đạo Bụt phải dùng đến năng lượng niệm và định. Đối tượng của niệm và định trước hết là những đau khổ, những khó khăn trong đời sống. Đạo Bụt không chủ trương về những vấn đề siêu hình như sự quán sát trăng sao, vũ trụ, nguồn gốc của thế giới này… Đạo Bụt đưa con người trở về với vấn đề của hiện tại, vấn đề của những khổ đau, những khó khăn đang tồn tại trong cuộc sống, và giúp đưa ra phương pháp chuyển hóa những khổ đau và khó khăn ấy để mọi loài có thể sống hạnh phúc.

Vậy nên nền đạo đức đạo Bụt có tính cách thực dụng. Nếu quay trở về quán chiếu sự thật về khổ, ta sẽ khám phá ra được khổ đau và hạnh phúc đều có gốc rễ. Tập là gốc rễ của khổ và đạo là gốc rễ của hạnh phúc. Qua đó ta có thể thấy được Bốn sự thật nương vào nhau mà có, Bốn sự thật tương tức không thể tách rời nhau. Do vậy, tuệ giác là nền tảng của đạo đức đạo Bụt. Nhưng làm sao để có tuệ? Muốn có tuệ cần phải có niệm và định. Có tuệ thì tư duy đúng, nói năng đúng, hành động đúng, phương thức sống đúng, tinh tấn đúng. Một khi đã có tuệ thì không còn khổ đau nữa. Do đó, Bát chánh đạo bắt đầu bằng chánh kiến (cái thấy đúng). Cái thấy đúng tức là cái thấy tương tức. Nếu đạt được cái thấy tương tức thì sự thực tập bảy chi phần còn lại của Bát chánh đạo mới sâu sắc được. Ví dụ khi nhìn cây bắp, ta thấy được hạt bắp, cây bắp và hạt bắp không ở ngoài nhau, chúng ở trong nhau.

Trong khoá tu tổ chức đầu năm 2008 tại Ý, tôi có phát cho mỗi thiền sinh một hạt bắp. Tôi yêu cầu họ đem hạt bắp đó về trồng trong chậu, chăm sóc cho đàng hoàng. Khi cây bắp nẩy mầm, ra lá thì đến nói chuyện với nó, hỏi nó như thế này: Cây bắp ơi, em có nhớ rằng, ngày xưa em đã từng là hạt bắp không? Hỏi xong, hãy lắng nghe cây bắp trả lời. Cũng có thể cây bắp quên mất, nó lúng túng hỏi lại: Tôi hả? Tôi đã từng làm hạt bắp hả? Lạ quá, tôi không nhớ chuyện đó. Nếu nó quên, ta cần nhắc cho nó nhớ. Ta là người đã trồng ra nó, ta đã mang nó từ khóa tu về, ta đã chăm sóc nó, quan sát nó từ khi nó nẩy mầm, ra lá thứ nhất, lá thứ hai, lá thứ ba…

Đôi khi, ta cũng giống như cây bắp. Khi giận cha, giận mẹ, ta quên mất rằng ta được sinh ra và lớn lên như thế nào. Ta nghĩ cha mẹ là những thực thể ngoài ta. Ta không còn nhớ cha mẹ là người đã từng sinh ra ta và ta đang mang cha mẹ trong người. Ta đâu biết, ta bước được một bước, nở được nụ cười là cha mẹ ta cũng được hưởng những điều ấy. Nếu thấy được như vậy thì ta không thể nào giận cha mẹ được. Đối với người Hồi giáo và Ấn Độ giáo hay giữa người Palestine và người Do Thái, nếu họ thấy được tính tương tức trong nhau thì họ sẽ không còn chống đối nhau, kỳ thị nhau nữa. Tất cả chúng ta cùng chung một tổ tiên cho dù chúng ta mang màu da khác nhau. Nếu thấy được rằng chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì chúng ta sẽ không còn làm khổ nhau nữa. Tương tức là cái thấy căn bản do đức Thế Tôn khám phá ra.

Các nhà khoa học đặt ra câu hỏi: bộ não và tâm thức của ta có dính líu với nhau không? Có phải tâm thức là do não bộ sinh ra không? Bộ óc và tâm thức là hai hay là một? Có cái chủ thể nhận thức nằm ở trong bộ não không? Có một thế giới được nhận thức ở bên ngoài bộ não không? Cái tâm thức chủ quan và cái thế giới khách quan có liên quan với nhau không? Đây là những mối quan tâm nhất hiện nay của các nhà khoa học. Nhưng ba mươi mấy năm nay, phần lớn giới khoa học chủ trương theo đường hướng nhị nguyên. Còn đạo Bụt quan niệm rằng, tâm thức và pháp (đối tượng của tâm thức) ở trong nhau. Thân ở trong tâm và tâm ở trong thân. Thân và tâm không thể ở ngoài nhau. Đó là cái nhìn tương tức, bất nhị. Theo cái nhìn bất nhị, não bộ với tâm ý chứa đựng nhau, trong não bộ có tâm ý, trong tâm ý có não bộ. Trong cây bắp có hạt bắp, trong hạt bắp có cây bắp._ Con có trong cha mẹ, cha mẹ có trong con._

Một trong những phép tu của đạo Bụt là các phép quán: quán vô thường, quán vô ngã, quán duyên sinh, quán không, quán tương tức. Nhưng chúng ta phải thấy được các phép quán này có tính tương tức. Nếu ta thực tập thành công một phép quán thì ta có thể hiểu được những phép quán khác. Ví dụ, đứng về phương diện thời gian thì cái chuông này vô thường. Nhưng đứng về phương diện không gian, cái chuông này vô ngã. Cái chuông không có một thực thể riêng biệt. Nó được tạo thành từ rất nhiều yếu tố và nó biến chuyển không ngừng theo thời gian. Do vậy, vô thường là vô ngã. Hơn nữa, tất cả các hiện tượng đều do nhân duyên mà thành, mà biểu hiện nên vô ngã cũng chính là duyên sinh. Từ đóa hoa, chiếc bàn cho đến vì sao trên bầu trời… đều do những điều kiện hội tụ mà thành. Mọi hiện tượng do duyên sinh, mọi hiện tượng đều vô ngã, vô thường. Vô thường tức vô ngã, vô ngã tức duyên sinh, duyên sinh tức không. Không tức là không có mặt riêng biệt, độc lập. Hạt bắp làm sao có mặt riêng biệt với cây bắp được? Cây bắp làm sao có mặt riêng biệt với hạt bắp được? Cha làm sao có mặt riêng biệt ngoài con và con cũng làm sao có mặt ngoài cha được? Ta cần thấy được tính tương tức giữa các sự vật, hiện tượng. Về mặt hình thức, đôi lúc ta thấy dường như có những cái chống đối nhau. Nhưng sự thực chúng không chống đối nhau, chúng tương tức với nhau. Nếu ta quán chiếu Tứ Điệu Đế dưới ánh sáng của chánh niệm, ta sẽ thấy được rằng có khổ cho nên mới có vui, có vui cho nên mới có khổ, khổ và vui tương tức. Và cái thấy này cũng đúng với tất cả các hiện tượng hiện hữu trong vũ trụ.

Như đã nói ở trên, mọi sự vật hiện tượng đều có tính thường, vô ngã, tương tức và không. Nhưng nếu dùng chữ không, nhiều người sẽ hiểu lầm là đạo Bụt chủ trương đoạn diệt, bi quan. Trong đạo Bụt có nhiều phép quán, ta có thể đem Niệm, đem Định chuyên chú về một phép quán. Nếu ta thành tựu được Định đó thì ta sẽ có Tuệ. Định này có thể là định vô thường, định vô ngã, định không, định duyên sinh hay định tương tức. Khi có Tuệ, ta sẽ có được nền tảng đạo đức không sai lạc. Lúc này, ta không còn bị kéo theo những cái tà kiến. Tà kiến là những cái thấy đi ngược lại với tính không, vô thường, vô ngã, duyên sinh, tương tức._ Nếu lấy tà kiến làm nền tảng thì tư duy sẽ sai lầm, ngôn ngữ sẽ sai lầm, hành động sẽ sai lầm, gây khổ đau cho ta và cho người khác. Ở đây, ta nói chánh kiến là nền tảng của nền đạo đức chân chính. Nhưng chánh kiến này từ đâu đến? Nó đến từ công phu quán chiếu. Nó không đến từ một đấng Thượng Đế. Chúng ta phải dùng Niệm, Định để khảo sát Tứ Đế, và đạt tới cái thấy về không,_ về tương tức, về vô thường về, vô ngã, và về duyên sinh. Đây là cái thấy Bất nhị. Chư Tổ có dạy, chánh kiến chính là tuệ, trước hết là cái thấy về Bốn sự thật. Nếu thấy được Bốn sự thật trong chân tướng của nó thì sẽ thấy được bản chất của toàn bộ vũ trụ.

Triết gia Aristotle có để lại thuyết Natural Law (luật tự nhiên). Thuyết này ra đời nhiều trăm năm trước Chúa giáng sinh. Và đã được một người đệ tử của Plato Aristotle ghi chép lại. Aristotle nói rằng mình phải đặt câu hỏi về bản chất và công dụng của những sự vật đang hiện hữu trong vũ trụ này. Cần hỏi rằng cái này là cái gì? Cái này làm bằng gì? Nó được làm ra như thế nào? Dùng vào việc gì? Ví dụ như ta cầm con dao lên hỏi cái này là cái gì? Trả lời: Con dao. Hỏi tiếp: Làm bằng gì? Trả lời: Sắt. Cái này do đâu mà có? Trả lời: Do ông thợ rèn. Dùng để làm gì? Trả lời: để cắt, gọt. Aristotle thấy sự xuất hiện của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có lý do tồn tại và mục đích, chứ không phải là sự tình cờ. Còn khoa học thì tin vào sự tình cờ, vào sự chọn lọc tự nhiên.

Nhưng có một điều rất thú vị là khi Aristotle được hỏi vi trùng vì sao mà có, lý do tồn tại của nó, mục đích của bệnh tật là gì thì ông ta hơi bỡ ngỡ, hơi lúng túng. Hoặc những trận bão, những trận hỏa hoạn có lợi ích và công dụng gì thì thật là khó hiểu, khó trả lời. Tới đây thì người ta loanh quanh, lẩn quẩn, và tìm cách để giải thích rằng đó là những hình phạt của Thượng Đế đối với những con người sống không đàng hoàng. Rõ ràng thuyết tự nhiên có những khó khăn.

Còn Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo nói rằng chính Thượng đế đã tạo ra thế giới này và Thượng đế đã đặt vào trong lòng sự vật những luật lệ, khi nhìn vào sự vật thì ta thấy được những ý định của Thiên chúa. Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo thì dạy rằng vũ trụ đã được một Thượng đế toàn năng và đầy thương yêu tạo ra để làm chỗ ở cho con người. Con người được tạo ra từ Thượng đế. Sự có mặt của vũ trụ này có ý nghĩa và có mục đích. Và vũ trụ này là nơi để thực hiện các chương trình và mục đích của Thượng đế. Đó là cái nhìn theo Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.

Căn cứ trên cái thấy đó, một nền đạo đức mà trong đó có mệnh lệnh của Thượng đế được thành lập. Thượng đế nói rằng cái này là đúng, cái này là sai; không được làm cái này, không được làm cái kia; phải làm cái này, phải làm cái kia. Vì vậy, đạo đức học của Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo căn cứ vào mệnh lệnh của đấng Thượng đế. Và mười điều răn của Chúa đã xuất hiện trong đạo Cơ Đốc và Do Thái. Trong khi đó, Năm Giới của đạo Bụt không xuất phát từ phán quyết của Bụt mà xuất phát từ nhận thức của Bụt và tăng đoàn. Nhận thức này do sự thực tập mà có. Ý thức được rằng những khổ đau do sự sát hại gây ra, đó chính là Niệm. Ý thức được chính những tà kiến, chính từ cái nhìn lưỡng nguyên, từ sự kỳ thị, lo lắng, giận hờn, sợ hãi mà đưa tới sự giết hại lẫn nhau, con nguyện thực tập giới thứ nhất là buông bỏ tà kiến. Đi theo chánh kiến, tập nhìn bằng cái nhìn Bất nhị, Tương tức, để con có thể bảo hộ được sự sống của mọi người và mọi loài.

Trong Mười Bốn Giới Tiếp Hiện có những giới liên hệ tới tuệ, tức là chánh kiến. Giới thứ nhất là không lạc vào tà kiến, không nắm giữ tà kiến, không bị kẹt vào cái thấy và phải sẵn sàng buông bỏ cái thấy. Cho nên có những ý trong các giới Tiếp hiện có thể bổ túc cho Năm giới. Khi nói về giới thứ nhất là bảo hộ sinh mạng, không sát sanh, chúng ta nói rằng: Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, đó là niệm. Khổ đau là sự thật thứ nhất, khổ đế. Giết hại sinh mạng là nguồn gốc của khổ đau tức là sự thật thứ hai, tập đế. Nhưng trong ánh sáng của Bát chánh đạo thì nguồn gốc khổ đau không phải chỉ là giết hại; sự giết hại đó là do ta không có chánh kiến. Ta không thấy được người đó là anh chị em của mình, là chính mình. Do vậy, giới thứ nhất của Năm giới cần được tu chỉnh lại để người hành trì thấy rõ rằng, khi người ta giết là vì người ta có tà kiến. Các giới khác cũng cần được tu chỉnh lại để Năm giới có thể trở thành một đóng góp của đạo Bụt.

Ở Bombay vừa có một loạt thảm sát, gây chết và bị thương hàng mấy trăm người. Đó là khổ đau rất lớn do sự khủng bố và giết hại gây ra. Sự giết hại đó đã tới từ những cái thấy sai lạc. Đôi khi ta tưởng người ta kia sắp giết mình, nhưng thực tế có thể người kia không có ý định giết ta mà chỉ vì ta sợ nên đã ra tay giết người ta trước cho chắc ăn. Sự sợ hãi nằm ở mặt sau của sự giết hại. Mặt sau của giết hại cũng có thể là sự kỳ thị, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị chủng tộc. Mặt sau của sự giết hại cũng có thể là tham lam. Nhưng tựu trung lại, nguyên nhân của sự giết hại đến từ tà kiến. Bụt đã dùng chánh niệm để chế giới nhằm mục đích đối trị với những khổ đau đó. Do đó, giới tức là niệm, từ niệm mà sinh ra. Niệm sinh ra một nền đạo đức. Và nhờ có niệm, có định mà sinh ra tuệ, chánh kiến. Chánh kiến làm nền tảng trở lại cho sự hành trì, cho những hành động của chúng ta.

Đọc Con đã có đường đi, chương 01 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 02 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 03 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 04 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 05 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 06 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 07 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 09 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 10 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 11 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 12 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 13 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 14 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 15 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 16 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 17 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 18 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 19 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, chương 20 tại đây.

Đọc Con đã có đường đi, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Tuyển tập sách của Nguyễn Ngọc Tư

Tuyển tập sách của Nguyễn Ngọc Tư

Cánh đồng bất tận bao gồm những truyện hay và mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đây là tác phẩm đang gây xôn xao trong đời sống văn…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.