Nguyễn Nam Trân | Đồ Nhiên Thảo | Chương 09

Những tùy bút cổ điển của Nhật Bản mà mình yêu thích vì nhờ đó mà đã đọc được những người Nhật mỗi ngày gặp nhau ngoài đường phố dù không cần trao đổi qua lời nói.

 · 180 phút đọc.

Những tùy bút cổ điển của Nhật Bản mà mình yêu thích vì nhờ đó mà đã đọc được những người Nhật mỗi ngày gặp nhau ngoài đường phố dù không cần trao đổi qua lời nói.

Những tùy bút cổ điển của Nhật Bản mà mình yêu thích vì nhờ đó mà đã đọc được những người Nhật mỗi ngày gặp nhau ngoài đường phố dù không cần trao đổi qua lời nói.

[0073] – Âm Hán là Đồ Nhiên Thảo 徒然草. Đồ nhiên 徒然 có nghĩa là trạng thái buồn chán, thẫn thờ, trong khi thảo là viết láu, quyển sách hay bản sơ khởi còn cần chữa lại. Tuy nhiên có bản Tsurezuregusa trình bày thẳng với tựa đề bằng chữ hiragana (Tsurezure + Thảo つれづれ草; Tsurezure + Chủng つれづれ種). Thảo và Chủng đều đọc là Kusa.

[0074] – Âm Hán Bốc Bộ, Kiêm Hảo hay Kiêm Hiếu. Bốc Bộ là dòng họ chuyên về bói toán (bốc phệ), liên quan đến tôn giáo lễ nghi.

[0075] – Có thời ông về ở bên cạnh đền Kanshinin ở Yoshida (vùng Kyoto).

[0076] – Từ Biến, không rõ năm sinh năm mất. Tuy là tăng Phật Giáo nhưng tư tưởng lại thiên về Thần Đạo.

[0077] – Âm Hán là Tàng Nhân, người làm ở Tàng Nhân Sở (Kuromu. dokuro) tức cơ quan lo về nghi thức, tuyên chỉ, sớ tấu, xuất nạp và các tạp dịch bên cạnh thiên hoàng. Thường được xem như là một hàm danh dự.

[0078] – Tả Binh Vệ Tá. Một chức quan võ phụ tá.

[0079] – Gobô: ngự phòng. Tiếng tôn xưng một tăng lữ.

[0080] – Tục Thiên Tải Hòa Ca Tập (20 tập). Tập waka đời thứ 21, ra đời năm 1320 do Nijo (Fujiwara) Tameyo soạn.

[0081] – Nhị Điều (hay Đằng Nguyên) Vi Thế (1250 – 1338), tổ nhánh Nijo, trường phái waka đối lập với nhánh Kyogoku của Tamekane.

[0082] – Sứ Quân Túc Lợi Tôn Thị, em ông là Túc Lợi Trực Nghĩa và tướng của họ là Cao, Sư Trực. Sau này vì tranh chấp quyền lợi, anh em ruột thịt, chủ tớ sẽ giết hại lẫn nhau.

[0083] – C. G. cho là ông mất trong một cái am ở vùng Narabigaoka, trên một ngọn đồi gần chùa Ninnaji (Kyoto) năm 1350.

[0084] kiêm Hảo (Hiếu) Pháp Sư Gia Tập.

[0085] – Cổ Kim Sao.

[0086] – Michel (Eyquem) de Montaigne (1533 – 92).

[0087] – Jean de la Bruyère (1645 – 96).

[0088] – Blaise Pascal (1623 – 62).

[0089] – George Sand (1804 – 76).

[0090] – Chính Triệt (1381 – 1459), tăng sĩ và nhà thơ waka.

[0091]kim Xuyên, Liễu Tuấn (1326 – 1414?), võ tướng và học giả về lý luận thơ waka.

[0092] – Tsurezure naru mama ni: lúc cứ chán mà không biết làm gì. Câu mở đầu của tập sách và thành tựa đề.

[0093] – Trong văn mạch này, ngụ ý nói về người đàn ông.

[0094] – Nguyên văn là vườn trúc (trúc viên) chỉ dòng dõi vua chúa, chữ xuất phát từ điển cố về gia đình Lương Hiếu Vương, con Hán Văn Đế Lưu Hằng (179 – 157 TCN). Miki Sumitomo chuyển ra tiếng Nhật là dòng dõi chư thần.

[0095] – Ý nói con cái năm bậc quan lớn thời Kamakura như gia đình Tể Tướng Nhiếp Chính Fujiwara no Michinaga chẳng hạn.

[0096] – Thời KenKo, giới vũ sĩ hưng thịnh và nhiều quý tộc trở nên nghèo khó. Tuy vậy, ta thấy KenKo rất kính trọng giới quí tộc. Cả đời ông không đi xa hơn được trên hoạn lộ vì không xuất thân từ tầng lớp này.

[0097] – Nữ quan đời Heian, sinh và mất khoảng 965 – 1010, hầu hạ hoàng hậu Teishi tức Sadako của thiên hoàng Ichijo (987 – 1011). Rất thông minh, hiểu biết nhiều và tinh tế. Tác giả tập tùy bút Ghi nhanh bên gối (Makura no Sôshi, 1000?).

[0098] – Trong tùy bút Makura no Soshi, bà Sei Shonagon xem các sa môn là hạng người không còn tình cảm.

[0099] – Sôga Shonin (Tăng Hạ thượng nhân, 917 – 1003), còn đọc là Zôga, con nhà quý tộc họ Tachibana. Là một cao tăng có hành tung kỳ dị, trước theo phái Thiên Thai chùa núi Hieizan, sau chán ghét đường lối dấn thân chính trị của phái này, ẩn cư trên ngọn Tô – no – mine.

[0100] – KenKo rất chú trọng về lễ nhạc.

[0101] – Ở đây nói về gõ phách trong việc diễn tấu các loại nhạc.

[0102] – Chỉ giới thượng lưu trong xã hội đương thời.

[0103] – Cụm từ thường dùng để chỉ các bậc vua chúa lý tưởng như Nghiêu, Thuấn bên Trung Quốc hay ba thiên hoàng Nhật Bản là Nintoku (303 – 399), Daigo (898 – 930) và Murakami (947 – 967).

[0104] – Hay Kujodono, tên gọi tôn kính quan Tả Đại Thần Fujiwara no Morosuke (Đằng Nguyên, Sư Phụ, 908 – 960). Dinh ông ở khu phố Kujo (đường số 9) trong thành Kyoto nên gọi là ngài Kujo. Có để lại một tập gia huấn, răn dạy con cháu về cách xử thế.

[0105] – Jissha (ngưu xa): xe bò kéo, chỉ xe của giới quí tộc.

[0106] – Juntokuin, thiên hoàng thứ 84 hiệu là Juntoku (Thuận Đức, 1197 – 1242), sau cuộc biến loạn năm Joukyuu buộc phải thoái vị (1221), bị đày ra đảo Sado rồi chết ở đó. Một nhà thơ hàng đầu và là người hiểu rõ về nghi thức các triều trước. Có tập Kinpisho Cấm Bí Sao (1218 – 1221) chép về lễ lạc và lề lối làm việc trong cung.

[0107] – Đoạn này bổ sung ý của đoạn 1, bàn về giá trị của người đàn ông.

[0108] – Cũng là nhân sinh quan thấy trong bài thơ của thi hào Fujiwara no Shunzei (trong tập Choshu Eiso, Trường Thu Vịnh Tảo), một người lớp trước của KenKo.

[0109] – Câu nói có chép ở Văn Tuyển (Monzen) nếu đọc theo âm Nhật, ở bài tựa Tam Đô Phú: Ngọc chi vô đương, tuy bảo bất dụng Chén ngọc thủng đáy, tuy quí chẳng dùng được.

[0110] – Xem thêm cách miêu tả về đêm ngủ một mình cho đến sáng trong đoạn 137.

[0111] – Hàm ý phê phán kẻ ngoại tình hay yêu ngoài vòng lễ giáo như vương tử Ariwara Narihira trong Truyện Ise. Tuy ca ngợi tình yêu nhưng quan điểm của KenKo không đồng ý sự buông thả.

[0112] – Một trong những đoạn ngắn nhất của quyển sách nhưng có liên lạc với đoạn 3.

[0113] – Theo S. M., nhân vật mà KenKo nhắc tới ở đây có thể là quan tả đại thần Minamoto no Akihito (Nguyên, Hữu Nhân, 1103 – 1147), người mà ông ca tụng trong Hosshinshuu.

[0114] – Gặp chuyện thất vọng hay bị đè nén.

[0115] – Minamoto no Akimoto (Nguyên, Hiển Cơ, 1000 – 1047), bầy tôi yêu của thiên hoàng Go – Ichijo. Giữa lúc tiền đồ xán lạn, bỗng dưng năm mới 37 tuổi, bỏ triều đình đi vân du khi thiên hoàng vừa mất. Pháp danh Ensho (Viên Chiếu). Chính KenKo cũng đã bỏ đi tu khi Thiên Hoàng Go Nijo, người mà ông hầu hạ từ năm ông mới 19 tuổi, qua đời.

[0116] – Ước mơ lãng mạn của nhiều trí thức đời trung cổ đặt mình vào hoàn cảnh của các thi nhân đã ngắm trăng nơi đất trích (Lý Bạch, Bạch Cư Dị… ). Hành động có vẻ tự bế, tự ngược nhưng cũng là cơ hội giúp họ tự quan sát cho thấu rõ mình hơn.

[0117] – Tức hoàng tử Kaneakira (Kiêm Minh, 914 – 987), tước vương giữ chức Trung Thư Khanh. Gọi là Tiền để phân biệt với Hậu Trung Thư Vương Tomohisa (Câu Bình). Cả hai đều học rộng tài cao, lo việc soạn sắc chiếu văn thư. Ông có 2 con.

[0118] – Theo S. M, đó là Fujiwara no Nobunaga (Đằng Nguyên, Tín Trường, 1022 – 1094). C. G. cho là Fujiwara no Koremichi, chết năm 1165, thọ 73 tuổi và có nhiều con, trong đó một gái làm hoàng hậu.

[0119] – Tức Minamoto no Arihito, đã chú ở đoạn 4. Ông là người đẹp trai, giỏi thi ca lẫn âm nhạc. Có phủ đệ ở vùng Hanazono gần chùa Ninnaji nên gọi là Tả Đại Thần Hanazono. Chết năm 41 tuổi.

[0120] – Tức quan Nhiếp Chính Thái Chính Đại Thần Fujiwara no Yoshifusa (Đằng Nguyên, Lương Phòng, 804 – 872). Somedono là gọi tên theo phủ đệ.

[0121] – Yotsugi còn có nghĩa là _nối dõi.

Ông già Yotsugi là tên nhân vật đóng vai người kể truyện trong cuốn sử truyện Gương Lớn Okagami. Truyện có một đoạn nói về Yoshifusa nhưng nội dung không đúng như KenKo trình bày. Có thể ông nhớ sai.

[0122] – Tức Thánh Đức thái tử (574 – 622), nhà chính trị lỗi lạc và đạo đức, cha đẻ của nhà nước Nhật Bản thời cổ. Ông muốn xây cất kiệm ước để cơ nghiệp đến đó thì ngừng chứ không truyền tử lưu tôn. Tuy nhiên, theo C. G., tương truyền ông có 14 người con.

[0123] – KenKo không con nên đứng trên lập trường _con cái là đồ vô dụng.

Đoạn này viết ra và nêu nhiều tên tuổi lớn là để ông biện hộ cho chính ông chăng?

[0124] – Cánh đồng Adashi ở ngoại thành Kyoto, có chùa và là nơi phong táng nghĩa là chôn theo gió, có thể là chỗ rải tro người chết. Chữ Hán viết Adashi là Hóa Dã nghĩa là cánh đồng biến hóa, từng gợi hứng cho nhiều vần thơ waka về cuộc đời vô thường.

[0125] – Vùng gò núi phía đông Kyoto, cũng là nơi hỏa táng. Khói núi Toribe cũng là đề tài cho nhiều vần thơ nói về cái chết và sự hóa thân.

[0126] – Tạm dịch cái đáng để xúc động từ thành ngữ nổi tiếng và khó dịch: mono no aware.

[0127] – Câu trong Hoài Nam Tử: Phù du triêu sinh nhi mộ tử.

[0128] – Câu trong Trang Tử, thiên Tiêu Dao Du: Triêu khuẩn bất tri hối sóc, huệ cô (hạ thiền) bất tri xuân thu. Huệ cô là con ve sầu nhỏ.

[0129] – Câu trong sách Trang Tử:

– Nghiêu viết: Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đa sự, thọ tắc đa nhục. Thị tam giả sở dĩ vi dưỡng đức dã._

[0130] – Quan niệm thời trung cổ là đời người chỉ có 50 năm.

[0131] – Theo sách Quan Tâm Lược Yếu Tập: Triêu lộ chi để tham danh lợi. Tịch dương chi tiền ái tử tôn.

[0132] – Xưa nay sắc và hương vẫn thường đi đôi.

[0133] – Thơ waka lãng vịnh trong tập Wakan Reishuu của Nhật có ghép với Hán thi của Bạch Cư Dị: Vị quân huân y thường, Quân văn lan xạ bất hinh hương (Tân Nhạc Phủ Đại Hành Lộ, Bạch Thị Văn Tập). Quý tộc Nhật xưa có tục lệ xông hương quần áo.

[0134] – Nguyên tác sennin (tiên nhân) nhưng ở đây có nghĩa là người tu hành có pháp thuật chứ không có nghĩa nhà tu đạt dược lý tưởng của Đạo gia.

[0135] – Nhà ẩn tu Kume tương truyền là một người biết bay. Truyện của ông có chép trong Truyện giờ đã xưa Konjaku Môngatari. KenKo cũng nhắc đến ông trong Hosshinshuu với ngụ ý chê bai.

[0136] – Mái tóc đen và buông dài là tiêu chuẩn thẩm mỹ của người Nhật thời trung cổ.

[0137] – Bức mành bằng cói thưa hay tấm màn mỏng để người phụ nữ dấu mặt trước người lạ nhưng vẫn giúp họ quan sát được chung quanh.

[0138] – Sáu giác quan (mục, nhỉ, tỵ, thiệt, thân, ý) khi tiếp xúc với ngoại giới (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) sẽ sinh ra lòng ham muốn.

[0139] – Các nhà chú thích thời Edo (dẫn bởi S. M. ) cho biết trong kinh Đại Uy Đức Đà La Ni và kinh Ngũ Khổ Chương Cú có chuyện con bạch tượng khổng lồ hung dữ phá phách nhưng bị người ta trói được bằng sợi thừng xe bằng lọn tóc (không nói rõ là tóc đàn bà). Theo C. G., trong các đền chùa ngày nay như đền Kuruma, các kiệu thờ còn có dây kết bằng tóc đàn bà.

[0140] – Điển cố không rõ lắm nhưng có ghi trong một tập sách nói về nghi thức của gia đình samurai thời Muromachi tên là Tựu Cung Mã Nghi Đại Quan Văn Thư. Theo đó, người thợ săn khi thổi ông tiêu đẽo từ gỗ loại guốc ashida của người kỹ nữ có thể dụ được nai đực trong mùa động tình.

[0141] – Tên thật là Fujiwara no Kanesada (Đằng Nguyên, Thực Định, 1139 – 1191). Cũng là một nhà thơ waka. Gotokuji là tên phủ đệ của ông trên ngọn núi Kitayama.

[0142] – Saigyo (Tây Hành, 118 – 1190) tên thật là Sato Norikiyo trước làm võ quan thuộc đội ngự lâm quân, đi tu năm mới 23 tuổi. Ông là nhà văn hóa quan trọng thời trung cổ Nhật Bản. Giỏi thơ waka. Gia đình ông đời đời giúp việc cho phủ Gotokuji cho đến khi có biến cố gây ra sự đoạn tuyệt này. Xem ở đây thì thấy KenKo có hơi chỉ trích Saigyo tuy về văn học, ông chịu ảnh hưởng của nhà thơ lớn này.

[0143] – Hoàng tử đi tu (Hôshinnô), con trai Thiên Hoàng Kameyama, tên nhà Phật là Shoe (Tính Huệ) nên thường được gọi là Shoe Hoshino.

[0144] – Cũng là biệt viện của một ngôi chùa, gọi là Myohoin (Diệu Pháp Viện) thuộc phái Thiên Thai, trước ở trên Hieizan sau dời về Higashiyama (1184). Hoàng tử Ayanokoji ra đó ở vì đây là chùa riêng của một dòng họ, đời nào cũng có một người trong họ ra đó tu. C. G. cho biết gần đây, tục lệ ấy vẫn còn.

[0145] – Người Nhật gọi tháng mười âm lịch là kaminazuki (thần vô nguyệt). Theo một thuyết thì tháng này các thần đi dự hội, không còn vị nào cả.

[0146] – Địa danh gần Kyoto.

[0147] – Cây cam rực rỡ được rào kỹ lưỡng để tránh trộm cắp có tác dụng sát phong cảnh, chứng tỏ chủ nhân (một người ẩn tu) không phải là một ẩn sĩ đích thực…

[0148] – Văn Tuyển của Chiêu Minh Thái Tử nhà Lương biên tập, gom góp một nghìn năm thơ văn từ cuối đời Xuân Thu, đã truyền bá đến Nhật dưới đời Thái Tử Shotoku. Rất phổ biến trong giới trí thức.

[0149] – Bạch Thị Văn Tập gồm 75 quyển (nay chỉ còn 71) thu thập văn thơ của Bạch Cư Dị đời Đường. Truyền đến Nhật dưới triều Heian, rất được ái mộ.

[0150] – Lão Tử. Ý nói Đạo Đức Kinh tương truyền của của Lão Đam, 2 quyển.

[0151] – Ý nói Nam Hoa Kinh của Trang Chu. Nam Hoa là nơi ông ở ẩn.

[0152] – Chức Hakase (Bác Sĩ) nghĩa hẹp chỉ các học quan ở nhà Quốc Tử Giám, nghĩa rộng chỉ tầng lớp trí thức, học giả cung đình. Sei Shonagon, trong Makura no Soshi của bà, có lần trích dẫn một số sách Hòa Hán mà trí thức thời Heian yêu thích nhưng ở đây, KenKo không nói rõ là loại sách nào.

[0153] – Thể thơ quốc âm truyền thống 31 âm, xếp theo thứ tự 5/7/5/7/7. Không những viết tuy bút, KenKo là một thi nhân có hạng. Cùng với 3 tăng sĩ cùng thời từng được xem là tứ trụ của thơ waka.

[0154] – Nguyên văn: Fusu i no toko. Tương truyền heo rừng ngủ bảy ngày bảy đêm trong ổ cỏ khô của nó (theo Waka Iroha, tên một quyển sách nhập môn về thơ waka).

[0155] – Ito ni yoru / mono naranaku ni (Được tơ quấn lại / Nào đâu có phải). Về câu thơ của Tsurayuki, ông đã viết như sau: Azuma e makarikeru toki / Michi nite yomeru: Ito ni yoru / mono naranaku ni / Wakareji no / Kokorobosokumo / Omohoyuru kana. Ý nói: Khi đi về hướng đông, trên đường ta có ngâm câu thơ sau: Dù tình cảm chúng mình nào đâu phải như tơ quấn. Ở ngã rẽ chia tay, lòng bao nhiêu lo lắng. Trong bài, chữ hosoi trong thành ngữ kokoro – bosoi (lo lắng) làm liên tưởng tới con đường hẹp (hosoi) dần cũng như sợi tơ mỏng dần.

[0156]ki no Tsurayuki (Kỷ, Quán Chi, ? – 945), nhà thơ cự phách thời Heian, tác giả Nhật Ký Tosa và là người vâng lệnh thiên hoàng biên soạn tập thơ Kokin – Wakashuu (Cổ Kim Hòa Ca Tập, 905).

[0157] – Tên tắt của Kokin Waka – shuu nói trên.

[0158] – Mono to wa nashi ni cũng đồng nghĩa với Mono nara naku ni (Dù đâu có phải).

[0159] – Genji Monogatari, cuốn tiểu thuyết tâm lý miêu tả cuộc sống cung đình do bà Murasaki Shikibu soạn khoảng năm 1001 – 1008.

[0160] – Tập thơ Waka do Fujiwara no Teika (Đằng Nguyên, Định Gia) soạn theo chiếu chỉ năm 1201, hoàn thành năm 1206.

[0161] – Thơ Hafuribe Narishige (Chúc Bộ, Thành Mậu) Nguyên văn: Fuyu no kite / Yama mo arawani / Ko no ha furi / Nokoru matsu sae / Mine ni sabishiki. Ý nói: Mùa đông đã đến. Lá rụng và núi hoang sơ. Duy còn một cây thông xanh nhưng đơn độc đứng buồn tênh trên đỉnh. Không rõ ai đã gọi nó là thơ xoàng xĩnh, không giá trị!

[0162] – Thiên hoàng Go – Toba (1180 – 1239), người rất giỏi văn chương.

[0163] – Minamoto no Ienaga (Đằng Nguyên, Gia Trường, 1170 – 1234). Chức vị đứng thứ nhì trong Viện Thi Ca (Waka – dokoro).

[0164] – Phong cảnh nổi tiếng tạo thành ước lệ cho người làm thơ.

[0165] – Tên Hán là Lương Trần Bí Sao. Tuyển tập các bài ca gọi là Seikyoku (Dĩnh Khúc) _Những bài ca đất Dĩnh.

Dĩnh (có người đọc là Sính), kinh đô nước Sở ngày xưa, một nơi hành lạc trong thiên hạ. Seikyoku dân dã, thông tục, được hát trong chỗ hội hè đình đám hay xóm ăn chơi. Không thuộc loại waka. Tập thơ trên do thái thượng hoàng Go – Shirakawa biên soạn.

[0166] – Câu này nhiều người dịch khác nhau chỉ vì vị trí một dấu chấm câu.

[0167] – Phải chăng KenKo muốn bảo trên đường du lịch, người ta thường dễ xúc cảm hơn, hiếu kỳ hơn và ý thức rõ về mình hơn?

[0168] – SM cho rằng các đền chùa ngay trong thành phố cũng là một thế giới riêng biệt. Vào đó giống như đi chơi xa!

[0169] – Dòng liên tưởng đưa KenKo dù đoạn 15 (chùa, đền thần) đến đoạn 16 (nhạc cúng tế).

[0170] – Thần Nhạc (kagura) tức nhạc chơi trong buổi lễ tế thần đệm cho điệu múa. Được trình đấu trong cung lẫn trong dân.

[0171] – Wagon (Hòa cầm), một loại đàn 6 dây thô sơ, đặc biệt Nhật. Câu này nói lên lòng hoài cựu của Kenko đối với vẻ đẹp cổ truyền dù ở trong cung hay ở chỗ quê mùa, nhất là vì ông vốn sinh trong gia đình phục vụ tế lễ.

[0172] – Các nhà nghiên cứu phỏng đoán KenKo muốn nói riêng về chùa Yokawa trong núi Hieizan vì đó hầu như là một quy ước của các văn nhân Nhật Bản khi dùng chữ sơn tự.

[0173] – Xem Shaseki Shu (Sa Thạch Tập) của tăng Mujuu: Tư học đạo, học bần _Muốn học đạo, trước phải biết sống trong cảnh nghèo.

Sách chú thích Tsurezuregusa của tăng Huệ Không lại trích dẫn câu: Cổ ngữ vân: Hiền giả vị tất phú. Phú giả vị tất hiền.

[0174] – Nguyên văn Morokoshi (Đường thổ) ám chỉ Trung Quốc nói chung chứ không riêng gì nhà Đường.

[0175] – Sách Mông Cầu có chép truyện Hứa Do Nhất Biều _Quả Bầu ông Hứa Do.

Hứa Do là người hiền trong truyền thuyết, được vua Nghiêu sai sứ giả đến mời về để nhường ngôi cho nhưng ông xem đó là chuyện nhơ bẩn nên xuống sống Dĩnh rữa tai rồi lên núi Kỳ Sơn ở ẩn không ra nữa. Việt Nam ta cũng quen với điển tích Sào Phủ Hứa Do. Sách Mông Cầu là sách giáo khoa gồm 3 quyển với 596 câu 4 chữ do Lý Hàn đời Đường thu thập gương các danh nhân để dạy nhi đồng.

[0176] – Truyện hiền nhân cổ đại từa tựa truyện Hứa Do. Sách Mông Cầu cũng có ghi lại tích Tôn Thần Cảo Tịch Chiếu rơm của Tôn Thần.

[0177] – Trong chính sử Trung Quốc kể từ Hậu Hán Thư đều có mục Ẩn Sĩ Liệt Truyện. KenKo ca tụng Trung Quốc để phê phán Nhật Bản.

[0178] – Từ xưa vẫn có xuân thu tranh ưu luận, qua đó người ta bàn xem mùa nào đáng thích hơn.

[0179] – Có khi hiểu là gà (gáy sáng) hay chim oanh (còn gọi là momo chidori, bách thiên điểu, con chim tượng trưng cho mùa xuân).

[0180] – Thơ Vương An Thạch: Xuân sắc não nhân miên bất đắc. Nguyệt di hoa ảnh thướng lan can. Trong thơ Nhật cũng có những vần waka của vương tử Ariwara no Narihira và tăng Saigyo chia sẻ ý kiến này (theo S. M. ).

[0181] – Yamabuki (Japanese rose, kerria rose) hoa họ hồng màu vàng hay trắng.

[0182] – Fuji (wisteria, glycine), còn gọi là đậu tía, hoa buông chùm màu tím nhạt.

[0183] – Hai loại hoa này nở vào cuối xuân. Trong tập Wakan Ryoshuu có câu: Trù trướng xuân qui lưu bất đắc. Tử đằng hoa hạ tiệm hoàng hôn. Cho nên tuy không nói Cuối xuân gì cả mà chỉ cần đưa tên hoa tử đằng (wisteria, glycine) ra cũng có thể ngầm hiểu là tiếc xuân.

[0184] – Lễ Kanbutsu (Quán Phật) vào thượng tuần tháng tư (ta), còn gọi là Sinh Phật Hội, một nghi thức liên quan đến ngày đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni. Lúc đó, người ta dùng nước thơm để rưới lên tượng ngài.

[0185] – Ayame (iris) hoa màu tím hoặc trắng, lá hình lưỡi kiếm, mọc trên thảo nguyên, thường được trồng bên hiên nhà.

[0186] – Kuninaga (water rail, râle d_eau): gà nước, lưng màu xám có ban đêm, bụng chấm trắng. Trong Waka, nó là giống chim tượng trưng cho mùa hạ.

[0187] – Khoảng thời gian này, gà nước thường kêu từ chiều đến nửa đêm làm người ta nghĩ về người mình yêu có thể đến thăm.

[0188] – Yuugao (moonflower, liseron nocturne), tên chữ Hán là tịch nhan, một loại hoa bìm, gốc vùng nhiệt đới, lá hình quả tim, thân dây, bò như rau muống, ăn được, hoa màu trắng nở vào buổi tối. Dùng cữ bìm nôm na tuy không sát nhưng hợp với ngữ cảnh hơn.

[0189] – Nghi thức thần đạo cuối mùa hè, cử hành ban đêm bên bờ nước.

[0190] – Vào dịp này, trong triều cũng như nơi nhà dân đều làm lễ khất xảo để cầu khéo tay trong việc nữ công. Quang cảnh rất vui.

[0191] – Hagi (Lespedeza Bicolor) một loại cây như cây oải hương (lavender) nhưng hoa trắng. Sự kiện lá nhuộm màu đỏ đối với thi nhân là dấu hiệu báo tin mùa đông sắp tới. (D. K. ).

[0192] – Cảnh lá đỏ rụng bời bời sau cơn bão. Chú ý đến cách thưởng thức thiên nhiên của KenKo khác người thường và tương phản với cách nhìn của Sei Shonagon. Ví dụ KenKo thích cả mùa đông trong khi bà Sei cũng như bao người khác rất sợ mùa đông (D. K. ).

[0193] – Ví dụ trong Truyện Genji đã có chương thứ 28 nhan đề Nowaki (Bão Mùa Thu) nói về cảnh giông tố rất nổi tiếng.

[0194] – Makura no Soshi của Sei Shonagon.

[0195] – Nghi thức niệm Phật (Obutsumyo) có lẽ là hình thức đàn tràng để trừ tà cử hành ở điện Seiryo (Thanh Lương) hàng năm trong cung trong vòng 3 hôm từ ngày 19 tháng chạp.

[0196] – Nghi thức Nosaki no tsukashi, thiên hoàng cho người về cúng các lăng mộ của dòng họ vào giữa tháng chạp.

[0197] – Tsuina: Nghi thức đuổi quỷ, trừ dịch lệ, cử hành vào cuối tháng chạp. Đã bị bãi bỏ từ thời Muromachi (thế kỷ 14). Mỗi tục ném đậu đuổi quỷ ra vào ngày xuân phân là còn được giữ lại mà thôi.

[0198] – Shihôhai: Lễ bái vọng bắc đẩu thất tinh do chính thiên hoàng chủ lễ vào ngày đầu năm.

[0199] – Hoonki tức sách Báo Ân Ký viết thời Edo cho biết mỗi năm người chết về nhà 6 lần, trong đó có đêm Vu Lan và Giao Thừa.

[0200] – Tức miền Đông so với Kyoto. Nay là vùng Tokyo.

[0201] – Có thuyết cho rằng KenKo muốn nhắc đến Kamo no Chomei, tác giả Hojoki vì Chomei từng phát biểu một câu tương tự: Tất cả tham vọng một đời là được ngắm cảnh vật thay đổi theo bốn mùa (xem _Cảm Nghĩ Trong Am, đoạn 11). Cũng có thể là một ẩn sĩ khác mà nhà sư Shinkei (Tâm Kính) đã nhắc đến trong Hitorigoto (Nói Một Mình). Tuy nhiên, việc xác định ai là nhân vật ở đây e có hơi khó.

[0202] – Nhiều lối giải thích khác nhau: một là sự vận chuyển của thời tiết bốn mùa, hai là vầng trăng (như trong đoạn 21 tiếp theo đó), ba là phong cảnh của bầu trời.

[0203] – Trong Wakan Roeishuu, đã thấy nhắc lại câu thơ nói về sương và trăng: Khả liên cửu nguyệt sơ tam dạ. Lộ tự chân châu, nguyệt tự cung.

[0204] – Đề tài gió thu rất phổ biến trong Waka của Kokin hay Shin – Kokin (thơ Saigyo chẳng hạn).

[0205] – Hai câu trong bài Tương Nam Tức Sự của Đái Thúc Luân đời Trung Đường: Lô quất hoa khai, phong diệp suy. Xuất môn hà xứ vọng kinh sư. Nguyên, Tương nhật dạ đông lưu khứ. Bất vị sầu nhân trú (chỉ) thiểu thời. (xem Tam Thể Thi do Chu Bật biên). Khuất Nguyên từng viết trong Ly Tao: Tế Nguyên Tương dĩ đông chinh hề. Hoàng thân Kaneakira cũng có câu: Nhiễu Nguyên Tương nhi thương Sở. Đây KenKo nói về cảm xúc (nhớ kinh đô, thương người hiền như Khuất Nguyên bị vua đuổi đi không dùng) mà cảnh sông mang đến cho ông.

[0206] – Tự là Thúc Dạ, một trong Trúc Lâm Thất Hiền nước Ngụy đời Tam Quốc. Câu ông viết trong bức thư tuyệt giao gửi Sơn Đào: Du sơn trạch, quan ngư điểu, tâm thậm lạc chi (Văn Tuyển).

[0207]kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, kinh cầu cho quốc thái dân an, do các cao tăng được mời tới giảng ở một căn phòng trong điện Seiryo (Thanh Lương).

[0208] – Ảnh hưởng tư tưởng mạt pháp của Phật Giáo.

[0209] – Âm Hán là Lộ Đài, một cái đài cao không có mai nối hai điện lớn là Tử Thìn và Nhân Thọ, là chỗ hội họp kín đáo trong cung. Ngày lễ có tổ chức múa hát. Theo C. G., còn có đấu vật và đá cầu.

[0210] – Âm Hán là Triệu Hướng Gian, nơi thiên hoàng dùng bữa điểm tâm.

[0211] – Có thể kể ra vài cái tên như Tử Thìn Điện, Thanh Lương Điện, Chu Tước Môn, Kiến Lễ Môn chẳng hạn.

[0212] – Nguyên văn Jin (Trận) hay Jin no Za (Trận Tọa) trong nghĩa trận mạc tức chỗ các công khanh bàn luận về chính trị, nghi lễ. Còn viết là Trần như trình bày.

[0213] – Thế là người Nhật đã thích ngủ gật từ ngày xưa rồi!

[0214] – Tên gọi Fujiwara no Kintaka (Đằng Nguyên, Công Hiếu, 1253 – 1305), thái chính đại thần từ năm 1302, chức của ông ngang với thủ tướng ngày nay. Có thể có quen biết với KenKo, người mà từ năm 19 tuổi đã làm một chức quan nhỏ lo việc nghi lễ trong cung. Đoạn này nói về những hồi ức về cuộc sống trong cung mà KenKo đã từng trãi.

[0215] – Nội Thị Sở, nơi giữ một trong 3 quốc bảo là cái kính thần (Yata no Kagami). Khi thiên hoàng ngự đến đấy khấn nguyện, các nữ quan rung chuông nhỏ.

[0216] – Saiô hay Itsuki no Miko, âm Hán là Trai Vương, chữ dùng để chỉ cô công chúa chưa chồng, thay mặt thiên hoàng ra tu ở đền thần. Thể nghiệm bản thân của KenKo có lẽ là chuyện xảy ra năm 1306, ông 24 tuổi, lúc công chúa Soshi (Trang tử), con gái Thiên Hoàng Go – Uda (trị vì 1267 – 1324) ra ở No no Miya trước khi vào đền thần.

[0217] – No no Miya hay Dã Cung là nơi công chúa được chọn làm Saiô được đưa đến. Công chúa sẽ phải cách tuyệt người đời để trai giới sạch sẽ trước khi phó nhậm đền Ise. Cung này là nơi ở tạm dùng cho giai đoạn chuyển tiếp giữa đời tục và đời tu. Di tích hãy còn ở cánh đồng Saga, gần Kyoto và cuộc sống ở đây đã được mô tả trong chương Kiaki truyện Genji.

[0218] – Engishiki, tập nghi thức Thần Đạo đã chuyển hết ngữ vựng Phật giáo dưới dạng ngôn ngữ Thần đạo để phân biệt hai tôn giáo.

[0219] – Tuy tama nghĩa là ngọc nhưng chỉ là một từ tu sức, hàm ý cao quý. Hàng giậu này, theo Truyện Genji cho biết, làm bằng tre.

[0220] – Dây tua bằng sợi tướt từ vỏ cây.

[0221] – Một loại lá cây luôn luôn xanh, các nhà tu thần đạo hay làm động tác phất qua phất lại để tẩy uế. Tên khoa học là cleyera ochnaceae thuộc họ trà (camellia) (theo D. K. ).

[0222] – Những ngôi đền chính trong số 22 ngôi có truyền thống và nổi tiếng ở Nhật. Ở đây, cách liệt kê của KenKo có vẻ giống kiểu viết của Sei Shonagon.

[0223] – Sông Asuka gần Nara, nơi có kinh đô xưa là một hình ảnh quen thuộc trong thi ca Nhật Bản. Tập Kokinshu có câu thơ như sau: Yo no naka wa / Nani ka tsune naru / Asukagawa / Kinô no fuchi zo / Kyo wa se ni naru. Ý nói: Ở đời này có gì vĩnh cửu đâu! Sông Asuka hôm qua là vực sâu nay là con lạch.

[0224] – Fuchi: vực sâu. Se: con lạch (cạn).

[0225] – Câu này cũng lấy ý từ bài tựa Kokinshu. Xuất xứ từ Trường Hận Ca Truyện của Trần Hồng: Thời di, sự khứ, lạc tận, bi lai.

[0226] – Ý câu thơ chữ Hán của Sugawara no Fumitoki (Quản Nguyên, Văn Thì, 899 – 981) thấy trong Wakan Ryorishu: Đào lý bất ngôn, xuân kỷ mộ. Yên hà vô tích, tích thùy thê (Đào lý không nói gì, đã mấy chiều xuân rồi. Đi vào khói sóng không để lại dấu vết, hỏi xưa chốn này ai ở). Sử Ký cũng có chép: Đào lý bất ngôn, hạ tự thành hề (Đào lý không nói gì, dưới chân tự thành lối đi, Lý Tướng Quân Truyện).

[0227] – Điện Kinh Cực do Fujiwara no Michinaga cho xây trên đại lộ cùng tên. Cháy năm 1054.

[0228] – Pháp Thành Tự, nơi Michinaga vào tu năm 1018 khi từ giã chính trường. Ông chết ở đây năm 1027.

[0229] – Đối lập giữa ý chí con người và sự việc. Sách Monzui (Bản Triều Văn Túy) có câu: Lạc tận ai lai, chí lưu sự biến. Đây nói về ý chí sắt đá của quyền thần Fujiwara no Michinaga không ngăn nỗi sự tàn phá của thời gian.

[0230] – Tên tôn kính để gọi quyền thần Fujiwara no Michinaga.

[0231] – Nơi đặt tượng Phật chính trong chùa.

[0232] – Niên hiệu Chính Hòa (1312 – 1317). Không biết chính xác nam môn cháy năm nào.

[0233] – Muryojuin (Vô Lượng Thọ Viện) chính ra cũng đã bị cháy năm 1331, chứng tỏ KenKo đã viết đoạn này trước biến cố đó.

[0234] – Mỗi tượng tượng trưng cho một cõi trời. Trượng sáu (joroku) hay 4, 85m là hai lần chiều cao truyền thuyết của Phật A Di Đà (tám thước ta).

[0235] – Quan tham nghị cấp cao Fujiwara no Yukinari (Đằng Nguyên, Hành Thành, 972 – 1027) còn có thể đọc theo âm Hán cho trang trọng là Kosei (Hành Thành). Chữ Gaku (ngạch, cai trán) có nghĩa là hoành phi hay trướng.

[0236] – Minamoto no Kaneyuki (Nguyên, Kiêm Hành), trấn thủ vùng Yamato, giỏi viết chữ. Năm sinh năm mất không rõ, phỏng đoán là người hoạt động khoảng 1053 – 65. Theo học giả Ienaga Saburo, ông ta chỉ viết chữ lên cửa sau này thôi.

[0237] – Còn gọi là Tam Muội Đường, thờ Phổ Hiền Bồ Tát. Tòa nhà dùng cho tăng phái Thiên Thai tụng kinh Pháp Hoa.

[0238] – Sách Mông Cầu có viết:

– Ông Mặc Tử buồn cho sợi tơ. Ông Dương Chu khóc khi thấy ngã rẽ_ Mặc Tử bi ti, Dương Chu khấp kỳ. Hai sự tích này từng được nhắc trong thiên Thuyết Lâm, sách Hoài Nam Tử: Ông Mặc Tử thấy người ta nhuộm tơ mà buồn vì biết nó sẽ hết trắng mà biến thành vàng hoặc đen. Ông Dương Chu thấy ngã rẽ mà khóc vì con đường có thể về Nam hay về Bắc. Ý thương xót cho những thay đổi làm mất sự trinh nguyên buổi ban đầu cũng như nỗi khổ tâm của con người trong cuộc sống khi phải đứng trước sự chọn lựa.

[0239] – Bài này là một trong 100 bài tuyển từ 1600 bài viết giữa 1099 – 1103 do 16 nhà thơ viết, được dâng lên Thiên Hoàng Horikawa vào năm 1104.

[0240] – Cảm xúc của KenKo trước cảnh thất vọng của cựu hoàng Hanazono vì sự thay bậc đổi ngôi ngoài ý muốn của mình. Năm đó (1318), cựu hoàng mới 22 tuổi và tân quân Go – Daigo 31 tuổi (hai người thuộc hai dòng vua khác nhau). Sách chép hôm ấy buổi lễ đã diễn ra trong mưa.

[0241] – Ý nói Thiên Hoàng Go – Daigo (Hậu Đề Hồ, trị vì 1318 – 1339), người cho chí đánh đổ mạc phủ, trung hưng vương thất.

[0242] – Ám chỉ Thiên Hoàng Hanazono (Hoa Viên, tại vị 1308 – 1318) Ông đóng vai cựu hoàng (shinin) từ 1318 đến 1333.

[0243] – Bài thơ này không thấy chép ở đâu cả. Người ta ngờ nó phát xuất từ một bài khác của Minamoto no Kintada (Nguyên, Công Trung, 889 – 948) có từ xưa, đã đăng trong Shuuishuu (Thập Di Tập, 995): Tonomori no / Tomo no miyako / Kokoro araba / Kono haru bakari / Asagiyomesu na. Ý nói: Hỡi những người làm việc tạp dịch trong cung (miyako) ơi! Nếu các ngươi có một chút lòng. Thì nội mùa xuân này thôi. Hãy nhịn đừng có quét vườn vào buổi sáng. Dĩ nhiên bài này có một hàm ý khác (xin đừng quét lối hoa anh đào rụng để giữ vẻ đẹp đáng yêu của mùa xuân) và được sử dụng như một honka (bài thơ gốc) cho bài của cựu hoàng Hanazono vốn chỉ có nội dung cay đắng.

[0244] – Khi người Nhật chỉ nói hana (hoa) thôi thì phải hiểu là hoa anh đào.

[0245] – KenKo muốn phúng thích sự bỏ chủ cũ để chạy theo chủ mới của người đời trong một thời đại có nhiều biến động. Sau đó, Nhật Bản sẽ bước vào thời phân ly thành hai triều đình Nam (đóng ở Yoshino) Bắc (đóng ở Kyoto).

[0246] – Dòng liên tưởng tiếp tục đoạn này với các đoạn 23, 24 và 27 ở trên, nói về các tập tục nghi thức trong cung.

[0247] – Thời gian gọi là ryoan (lượng ám) nghĩa là _thành thực trầm ngâm suy xét.

Thiên hoàng cư tang cha, mẹ mình hay bậc trưởng thương ngang vai họ. Thời gian thường là một năm.

[0248] – Cung giả nơi thiên hoàng tạm trú, xa cách mọi người. Ngày xưa, thời gian ra ở đây kéo dài 13 tháng, nay rút ngắn, chỉ ở tượng trưng có 13 hôm.

[0249] – Có ý nghĩa là gần với mặt đất và người chết hơn.

[0250] – Vì dùng những màu chìm và tối như màu sơn đen, màu nâu hạt dẻ.

[0251] – Nguyên văn là nagakiyo (đêm dài) mà thôi. Thế nhưng, nhân vì trong tập Wakan Ryoshuu có câu Thu dạ trường, trường dạ. Vô miên, thiên bất minh và _Mạn thảo, lộ thâm, nhân định hậu.

nên các nhà dịch qua kim văn thường nhận định đó là _đêm thu dài _(thu dạ trường), sau khi mọi người đã ngủ yên (nhân định hậu).

[0252] – Có thuyết cho rằng người dùng vật đã quen tay này không phải bản thân tác giả mà là một người đã mất hay vắng mặt.

[0253] – Âm Hán là Trung Ấm, còn đọc là Chuu. u (Trung Hữu), thời gian tính từ một niệm (60 đến 90 sát na) đến vĩnh viễn nhưng thường được ấn định là trong vòng 49 ngày (shijukunichi), để kẻ chết thác sanh vào kiếp khác. Cứ mỗi bảy ngày, họ có một cơ hội để đầu thai, mau hay chậm là tùy công đức của mình. Gia đình sẽ tụng niệm để người chết thác sanh vào nơi hạnh phúc.

[0254] – Thường thường đền, chùa và nghĩa trang nằm ở những nơi xa vắng như ven núi.

[0255] – Những việc như nhập quan, tống táng, đọc kinh, cúng tế…

[0256] – Câu trong Văn Tuyển: Khứ giả nhật dĩ sơ. Lai giả nhật dĩ thân. Xuất quách môn trực thị. Đản dĩ khâu dữ phần (Cổ Thi Thập Cửu Thủ).

[0257] – Thơ Bạch Cư Dị: Hóa tác lộ bàng thổ. Niên niên xuân thảo sinh. (Tục Cổ Thi Thập Thủ Đệ Nhị. Bạch Thị Văn Tập).

[0258] – Cũng là câu trong Văn Tuyển:… Cổ mộ lê vi điền. Tùng bách thôi vi tân. Bạch dương đa bi phong. Tiêu điều sầu sát nhân. Tư hoàn cố lý lữ. Dục qui đạo vô nhân. (Cổ Thi Thập Cửu Thủ).

[0259] – Thơ Bạch Cư Dị: Cổ mộ hà đại nhân. Bất tri tính dữ danh. (Tục Cổ Thi Thập Thủ Đệ Nhị. Bạch Thị Văn Tập).

[0260] – Theo truyền thống, người Nhật hay nhắc đến thiên nhiên trên đầu bức thư để hỏi thăm. Hơn nữa, cảnh tuyết rơi dễ xuôi nhớ bạn. Trong phần nhan đề Giao Hữu (Koyuu) trong tập thơ Wakan Ryohei – shuu có hai câu thơ chữ Hán của Bạch Cư Dị (772 – 846) và một bài waka của Taira no Kanemori (? – 990). Câu thơ của ông Bạch như sau: Cầm thi tửu hữu giai phao ngã, Tuyết nguyệt hoa thì tối ức quân_ (Bạn rượu, đàn, thơ đều bỏ tớ. Bên hoa, tuyết, nguyệt, nhớ mình ai). Thơ Kanemori: Trong núi tuyết rơi đầy. Lấp hết cả đường đi. Một mình ngóng hình bóng. Người ngỡ đến hôm nay. (Shuu – I shuu, Đông. Bài Yamasato wa / Yuki furitsumite / Michi mo nashi / Kyo komu hito wo / Aware to wa mimu).

[0261] – Người nào đó có xác suất lớn là một ông bạn cũ nhưng nhiều thuyết ngờ rằng đây là một người đàn bà vì văn từ trong thư trả lời rất cung kính kiểu văn phụ nữ. Hơn nữa, xưa vẫn có câu nói:

– Nếu sáng tuyết rơi nhớ đến người đàn bà thì tối sáng trăng sẽ cất bước tìm nàng.

Dù trong đời KenKo rất ít thấy hình bóng đàn bà nhưng qua đoạn văn này, ông dùng lối tu từ mitate nghĩa là đặt mình vào trường hợp người khác.

[0262] – Ngày 20 tháng 9 âm lịch nhằm tiết vãn thu, lúc mà đêm tàn trăng vẫn còn treo trên trời (ariake no tsuki). Mùa của luyến ái.

[0263] – Có lẽ là một nhà quý tộc (như đại thần Horikawa Tomomori), người mà lúc chưa xuất gia, KenKo từng phục vụ.

[0264] – Có thể phỏng đoán là nơi cư trú của một người đàn bà.

[0265] – Người con gái biết thưởng thức cảnh tuyết rơi (đoạn 31) và người con gái lịch sự còn nhìn theo sau khi tiễn chân khách (đoạn 32 này) là hai hình ảnh đối xứng nhưng cùng chia sẻ một số phận hẩm hiu (chết sớm). Nó cũng nói lên sự mong manh, vô thường của cái đẹp, đúng theo quan điểm của KenKo: hể đẹp thì mong manh nhưng vì mong manh nên mới đẹp.

[0266] – Vì hỏa tai xảy ra liên tiếp, người ta phải xây cất cung thất mới, mô phỏng theo mẩu điện Kanin (Nhàn Viện Điện).

[0267] – Thiên hoàng Hanazono (Hoa Viên). Nhà vua đã dọn vào cung mới năm 1317.

[0268] – Bà Genkimonin (Hoàng thái hậu Huyền Huy Môn), tên thật là Fujiwara Inko, mẹ của Thiên Hoàng Fushimi và như thế, vai bà nội đương kim thiên hoàng (Hanazono). Mất năm 1329, thọ 84 tuổi.

[0269] – Cung điện cũ của 8 đời Thiên Hoàng. Bà Genkimonin đã từng ở đó tới năm 14 tuổi (lúc bà là phi tần trẻ của Thiên Hoàng Go Fukakusa), và rất quen thuộc với kiến trúc của điện này. Nhất là cửa sổ điện Kanin là cái lổ hổng hình bán nguyệt, cửa thông duy nhất để từ trong cung cấm bà có thể nhìn ra thế giới sinh hoạt của các triều thần bên ngoài.

[0270]kiến trúc ngày xưa đơn sơ không chuộng đẽo gọt, hoa hòe. Câu chuyện này không những muốn ca ngợi trí nhớ bền bỉ và sự thông hiểu của hoàng thái hậu mà còn nói lên tinh thần phục cổ của KenKo.

[0271] – Âm Hán viết là Giáp Hương. Ngày xưa người Nhật hay nghiền vỏ sò để làm hương từ vỏ ốc hình miệng loa và gọi đó là loại hương làm từ vỏ ốc, vỏ sò (bối hương) và cũng đọc là KaiKo. Chữ Bối (ốc sò) và Giáp (vỏ, mai) đều đọc qua âm Nhật là Kai. Hương đạo cũng là một nghệ thuật của Nhật được đưa lên hàng đạo như trà đạo, vũ đạo, cung đạo, kiếm đạo, hoa đạo… Xem chương 32 Umegae (Cành Mơ) nói về Cuộc Thi Hương Thơm trong Truyện Genji thì hiểu.

[0272] – Horagai, âm Hán là Pháp Loa Bối. Một loại sò lớn, dài khoảng 40cm, thường dùng làm loa hoặc tù và được các nhà sư hay quân đội dùng như một phương tiện thông tin thô sơ.

[0273] – Kanazawa đây không phải là thành phố lớn cùng tên phía tây Nhật Bản mà là một thị trấn nhỏ miền đông gần Yokohama, ngày xưa tên đọc là Kanasawa. Đồng bằng Musashi ám chỉ khu vực quanh Tokyo bây giờ.

[0274] – Chưa truy nguyên được ý nghĩa của chữ này nhưng theo S. M. các nhà chú thích cho rằng đây là một tiếng lóng của dân sở tại vùng Tokyo, có liên quan đến tính dục và không được thanh nhã. Cái tên henatari thông tục tương phản với việc người ta dùng nó để chế tạo hương thơm, một sản phẩm có tính văn hóa và được dùng trong giới thượng lưu xã hội ở Kyoto. S. M. còn tự hỏi tại sao đoạn này lại nằm giữa 3 đoạn trên và 3 đoạn dưới có vẻ nói về phụ nữ.

[0275] – KenKo nổi tiếng là người viết chữ đẹp đã đành nhưng ở đây, có lẽ ông phê bình thái độ phụ nữ hơn là phê bình cách viết chữ của họ. Ông cảm được thái độ ngây thơ, thành thật (câu trên) và thái độ khách sáo, không thành thật (câu dưới) của người đó. Không có gì phiền hơn khi những điều thầm kín viết trong thơ phải qua tay một người thứ ba!

[0276] – Trong tiếng Nhật cổ, từ thăm (otozureru) không chỉ là đi thăm mà còn hàm ý thư từ thăm hỏi, cho hay tin tức.

[0277] – Ban cho một cơ hội làm lành?

[0278] – Dĩ nhiên làm gì cần cậu giúp việc nào ngoài kẻ bạc tình và một kẻ ấy mà thôi. Dùng chữ jichou (người giúp việc, kẻ làm tạp dịch) là đã đủ để trả thù rồi.

[0279] – Có thuyết cho rằng KenKo chỉ giả thác như thế thôi chứ nhân vật nam trong đoạn này chính là ông.

[0280] – Hai chữ quan trong trong câu này là choseki (sáng chiều) và hedate – nashi (không ngăn cách). Tuy không nói rõ người thân này là đàn ông hay đàn bà nhưng các nhà chú thích e rằng đây là một nhân vật nữ, có liên hệ vừa tinh thần vừa thể xác với người trong cuộc. Có lẽ tình cảm hai người đã lờn đi vì thời gian chăng?

[0281] – Theo văn mạch, cũng có thể hiểu là phụ nữ.

[0282] – Hậu Hán Thư: Vị tôn, thân nguy, tài đa, mệnh đãi (Chức lớn, thân nguy hiểm, lắm tiền, dễ tiêu mạng). Thơ của tăng Hàn San đời Đường cũng có câu: Tài đa mệnh đãi.

[0283] – Trong Monzen (Văn Tuyển) bài Hồng Hộc Phú có câu: Bất hoài bảo chỉ cổ hại hề. Bất sức biểu chỉ chiêu lụy. (Không giữ của để rước hại chừ. Không diện bên ngoài để mua vạ),.

[0284] – Ý thơ Bạch Cư Dị: Thân hậu đồi kim trụ Bắc Đẩu. Bất như sinh tiền nhất tôn tửu (Khuyến Tửu. Bạch Thị Văn Tập).

[0285] – Ý nói giàu có sang trọng. Sách Mông Cầu nói về Tư Mã Tương Như có câu: Đại xa phì mã.

[0286] – Trang Tử, thiên Thiên Địa: Tàng kim ư sơn, tàng châu ư uyên. Thế nhưng, câu trong Văn Tuyển: Quyên kim ư sơn. Trầm chu ư uyên, thì gần ý đó hơn.

[0287] – Cái danh không chôn vùi mục nát. Bạch Thị Văn Tập: Long Môn nguyên thượng thổ. Mai cốt bất mai danh.

[0288] – Văn Tuyển (trong Thơ tuyệt giao Sơn Đào tức Sơn Cự Nguyên), Kê Khang viết: Lão Tử, Trang Chu, ngô chi sư dã. Thân cư tiện chức. Liễu Hạ Huệ, Đông Phương Sóc, đạt nhân dã. An hồ ti vị. Ngô khởi cảm đoản chi dã.

[0289] – Sách Trang Tử (thiên Đức Sung Phù) có viết: Khí dự, cơ khát, hàn thử, thị sự chi biến, mệnh chi hành dã.

[0290] – Sách Liệt Tử: Dương Chu: Sở hiếu tử hậu danh. Phi sở thủ dã. Trong Tấn Thư, truyện Trương Hàn: Sử ngã hữu thân hậu danh. Bất như tức thời nhất bôi tửu.

[0291] – Ý trong sách Lão Tử Đạo Đức Kinh: Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa. Trí tuệ xuất, hữu đại ngụy.

[0292] – Tư tưởng khảbất khả trong Trang Tử, thiên Tề Vật Luận: Phương khả phương bất khả. Phương bất khả phương khả. Nhân thị nhân phi, nhân thị nhân định. Thị dĩ thánh nhân, bất do nhi chiếu chi vu thiên.

[0293] – Quan niệm nhị trí trong kinh Phật: bày tỏ được chân lý là thực trí (tri thức tuyệt đối), những hiện tượng bộc lộ ra và được dùng như phương tiện gọi là quyền trí (tri thức tương đối).

[0294] – Sách Trang Tử Nam Hoa Kinh, thiên Tiêu Dao Du có câu: Chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh.

Có ba điều kiện này tức là bậc chân nhân (con người lý tưởng).

[0295] – Ma Kha Chỉ Quán (594), sách Phật đời Tùy giảng giáo lý phái Thiên Thai có nói về thái độ người đi ở ẩn là thu cái đức, để lộ tì vết, khoe cái khùng, dấu cái thực (súc đức, lộ hà, dương cuồng, ẩn thực). Tuy nhiên, KenKo cho rằng làm như thế cũng không đúng.

[0296] – Thơ Đỗ Phủ: Thán tức nhân gian vạn sự phi. (Cú Giải dẫn). Vạn sự giai phi đăng hạ lệ. Nhất sinh bán mộ nguyệt tiền tình (Bàn Trai Sao dẫn).

[0297] – Sách Hòa Luận Ngữ cho người đến hỏi đạo ngài Honen là Sasaki Shirô Takatsuna, một vũ sĩ đã tham dự trận đánh nổi tiếng bên cầu Uji, sau lánh đời trên núi Koyasan.

[0298] – Ngài Honen tức Pháp Nhiên thượng nhân (1133 – 1212) khai tổ phái Tịnh Độ. Ông chủ trương chỉ cần niệm Phật A Di Đà sẽ được vãng sanh cực lạc.

[0299] – KenKo kính trọng Honen đến nỗi sau mỗi câu Honen phát biểu chỉ biết tấm tắc _đáng kính thay.

Bao lần Tịnh Độ tông của Honen bị đàn áp nhưng lúc nào nó cũng bền vững vì biết đi sâu vào lòng dân. Là một học giả vô song nhưng Honen thấy cần bài trừ giáo điều phiền toái, giản dị hóa cách tu hành đến mức tối đa. Ông lại rộng lòng cưu mang mọi người, khuyến khích cả những tín đồ còn thiếu căn cơ.

[0300] – Xứ Inaba nay thuộc phía đông tỉnh Tottori, miền Tây Nam đảo Honshuu.

[0301] – Ông bố xuất gia này được mang danh xưng nyuudou (nhập đạo) thì không phải thường dân, ít nhất là người trong hoàng tộc hay quan từ tam phẩm trở lên. Có lẽ ông là một hào tộc có danh vọng trong vùng.

[0302] – Thời trung cổ đã có nhiều chuyện _Ông bố xuất gia và cô con gái.

Các ông bố xuất gia như hai quyền thần Fujiwara no Michinaga (966 – 1027) và Taira no Kiyomori (1118 – 1181) rất tích cực trong việc gả chồng cho các con gái là Shoshi và Tokushi (lấy hai Thiên Hoàng) để thỏa mãn tham vọng nới rộng thế lực dòng họ và kết tinh tình thương của họ nơi các cô. (Đã xuất gia mà còn tham luyến như thế đấy). Chuyện ông bố xuất gia xứ Inaba này xảy ra hai ba trăm năm về sau (thế kỷ 14), lúc thời thế đã khác, có thể làm cho nhiều người liên tưởng đến chuyện xưa (thế kỷ 11, 12) mà cười nụ nhưng cùng lúc, thương cảm cho nỗi thất vọng của ông già.

[0303] – Cuộc đua ngựa từng cặp ở đền thần đạo Kamo (Kyoto) vào dịp mùng năm tháng năm để tìm hiểu tính năng của ngựa chứ không hẳn lấy nhanh. Thật ra thường được tổ chức vào mùng 1 tháng năm và có tên là Umahase.

[0304] – Đây là một trong một số đoạn ít oi (như đoạn 238 Tự khen mình) mà tác giả KenKo xuất hiện như vai chánh.

[0305] – Đọc đoạn này, cảm tưởng của người Nhật (như S. M. ) là thấy hiện ra khung cảnh và không khí của một ngày sơ hạ, lúc người ta dễ buồn ngủ. Ngồi trên cao, nắng ấm, gió mát, chả trách!

[0306] – Bạch Thị Văn Tập: Nhân phi mộc thạch giai hữu tình. Bất như bất ngộ khuynh thành sắc (Tân Nhạc Phủ bài Lý Phu Nhân). Truyện Genji chương Kagero (Chuồn chuồn) cũng lặp lại với ý tương tự.

[0307] – Chuujo (Trung Tướng) là bậc thứ hai trong cập chỉ huy ngự lâm quân. Tướng Karahashi tên thật là Minamoto no Masakiyo (Nguyên, Nhã Thanh, 1182 – 1230). Còn là một nhà thơ waka, đã xuất gia ở ẩn trên ngọn núi Tonomine năm mới 43 tuổi.

[0308] – Âm Hán là Nhã Hành tăng đô. Tăng đô (Sôzu) là hàng thứ tư trong giáo phẩm đạo Phật thời ấy (D. K. ). Chuyện này không thấy đâu chép và việc ông là con của tướng Karahashi cũng chưa chắc chắn.

[0309] – Nguyên văn kyosô (giáo tướng). Phật giáo Mật Tông phân biệt giáo tướng (kyosô, phần lý luận) và sự tướng (jisô, phần áp dụng thực tiễn).

[0310] – Nguyên văn ki no agaru byo, S. M. giải thích là bệnh xông máu, mặt mày đỏ ửng. C. G. dịch _xung huyết não (congestion). D. K. hiểu như bệnh xây xẩm, mất thăng bằng (dizzy spells).

[0311] – Mặt nạ cho người đóng vai hề trong bugaku, điệu múa đền thần. Mặt nạ vai hề nữ già gọi là Hareomote (Thũng Diện) hay mặt sưng phù.

[0312] – Đoạn 41 vừa nói cái chết có thể xảy ra lúc nào không biết, đoạn 42 này nói về một thứ bệnh quái ác, có chung dòng liên tưởng. Ông không phê phán gì Gyoga Sozu hay người cha của ông ta (tướng Karahashi cùng họ với gia đình Horikawa, nơi mà KenKo có thời giúp việc). Hình như ông chỉ muốn đưa ra một ví dụ thực cụ thể nhằm chứng minh một người đạo đức và dòng dõi cũng có thể vướng lấy cảnh khổ (nghiệp bệnh) như bất cứ ai?

[0313] – Phòng phía nam thường dùng cho khách đến thăm.

[0314] – Đây là một đoạn văn đặc biệt trong đó KenKo đưa ra hình ảnh một người đàn ông đáng yêu. Tác giả tỏ ra đã đi xa hơn sự hiếu kỳ thường nhật.

[0315] – Đoạn 43 vừa nói về một cậu công tử trước cảnh cuối xuân thì đoạn 44 này lại nói về một cậu công tử trong cảnh sáng mùa thu. Không phải là giữa hai đoạn không có sự liên tưởng. Và cả với đoạn 31 (Sáng tuyết rơi) và 32 (Ngày 20 tháng 9) về hai người con gái cũng có một gạch nối nào đó.

[0316] – Trong văn chương thời trung cổ phên trúc cửa tre tượng trưng cho lối sống thoát tục của người ở ẩn. Trúc biên, thảo am, sài hồ, tùng môn… là những ước lệ. Thơ Fujiwara Kinto có câu: Thảo sáng chủ nhân vân ngoại hậu. Trúc biên khách xá vũ trụy thì. (Tân Soạn Lãng Vịnh Tập).

[0317] – Nguyên tác Kariginu, áo thụng khoác ngoài của quý tộc mặc hằng ngày.

[0318] – Có thể hiểu như cúng dường hoặc truy điệu vong linh.

[0319] – Gió tỏa mùi hương áo xống các nàng?

[0320] – Tên tắt của Fujiwara Kin. yo (Đằng Nguyên, Công Thế, ? – 1301). Quan tùng nhị phẩm và là nhà thơ waka. Giỏi đàn tranh. Ông là một người mà KenKo rất kính trọng và quý mến.

[0321] – Âm Hán là Lương Giác tăng chính. Chức shojo (tăng chính) đứng đầu hàng giáo phẩm một tôn phái.

[0322] – Nguyên văn là Enoki (Hackberry). D. K. dịch là Nettle – tree. C. G. dịch là Micocoulier. Dù sao, theo từ điển, Enoki là một loại đại thụ, cao từ 10 đến 20m và đường kính thân cây từ 1 đến 3m, vỏ dùng làm thuốc. Đó là một loại cây có tính thiêng liêng, và cũng là nguồn gốc của những câu chuyện ma quái.

[0323] – Một khu vực trong thành phố Kyoto.

[0324] – Nguyên văn Gôdô no Hôin, âm Hán là Cường Đạo Pháp Ấn, Pháp Ấn (Hôin) là cách gọi tắt của Pháp Ấn Đại Hòa Thượng Vị, ngang hàng với Pháp Chính (Sojo), chức vị đứng đầu hàng giáo phẩm.

[0325] – Đọc câu thứ hai mới hú hồn. Tuy trong thời đại loạn lạc ấy không thiếu gì tăng nhân đi theo giặc cướp nhưng nhà sư của chúng ta chỉ là nạn nhân của bọn trộm chứ không nhập bọn với chúng. Không biết ông có gì để chúng lấy mãi, chứ người đời sau như tăng Ryokan (1758 – 1831) thì đã có câu thơ: Trộm chôm hết của ta. Chỉ chừa trăng cài cửa.

[0326] – Ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng xây khoảng năm 798 (có thuyết khác là vào năm 805) ở Kyoto thờ Thập Nhị Diện Thiên Thủ Quan Âm. Được mọi giới từ quý tộc đến bần dân tôn sùng.

[0327] – Thần chú để giải hạn trừ tai, nguồn gốc không rõ. Theo S. M., có thuyết của nhà dân tộc học Yanagita Kunio cho rằng nguyên nó là Kusohame 糞喰め, một tiếng chửi tục. Tuy nhiên, nó tương tự với những câu chúc God bless you hay A vos souhaits ở Tây Phương cho ai đang hắt xì hơi.

[0328] – Kushami. Chữ này gần giống Kusame nên dễ gây liên tưởng cho bà ni sư vú già.

[0329] – Để chỉ Enryakuji (Diên Lịch Tự), ngôi chùa chính trên ngọn Hieizan, núi thiêng của Phật giáo Nhật Bản. Nơi này dành để dạy dỗ, đào tạo con cái quý tộc. Chùa cấm đàn bà lai vãng.

[0330] – Mới đọc thì thấy bà già ngớ ngẩn, làm chuyện buồn cười. Đọc kỹ mới thấm thía cái tình thương và sự tận tụy của một người nhũ mẫu dành cho cậu chủ trẻ, lẽ sống duy nhất của bà trong những ngày xế bóng, mà bà không còn được ở bên cạnh hầu hạ chăm nom (vì chùa cấm các bà). KenKo đã khéo miêu tả tâm sự đó qua câu chuyện giản dị, ngắn gọn (theo S. M. ). Trong lịch sử Nhật Bản có nhiều bà nhũ mẫu tận tụy như thế, có khi quên cả con ruột. Nổi tiếng nhất là bà Fuku (Kasuga no Tsubone, 1579 – 1643) nhũ mẫu của Tướng Quân Tokugawa Iemitsu.

[0331] – Mitsuchika no Kyo, cách đọc tôn xưng tên của đại thần Fujiwara no Mitsuchika (Đằng Nguyên, Quang Thân, 1176 – 1221), một công khanh gương mẫu, sủng thần của Thiên Hoàng Go Toba. Ông chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc đảo chánh chống Mạc Phủ trung hưng vương thất năm Joukyuu thứ 3 (1221) nên bị xử trảm dù trên thực tế ông đã thuyết phục thái thượng hoàng đừng mưu sự nhưng không được nghe theo (theo D. K. ). Thọ 46 tuổi. Thái thượng hoàng thì bị đi đày ra đảo Oki (ngoài khơi tỉnh Shimane ngày nay).

[0332] – Có thuyết cho rằng nhân vật liên quan đến câu chuyện này là một người khác (Fujiwara no Naganobu) chứ không phải Mitsuchika.

[0333] – Xem chú đoạn 22.

[0334] – Ý nói Kaya no in (Cao Dương Viện) nơi thiên hoàng Go Toba (trị vì 1183 – 1198) sau khi nhường ngôi, lui về để lo giật giây chính trị bên trong.

[0335] – Có người, theo D. K. hiểu là _Ai mà ăn đồ ông ấy bỏ mứa!

[0336] – Thái thượng hoàng Go – Toba có vẻ hiểu giá trị và kính trọng người bề tôi thân cận này. Ông Mitsuchika vượt khỏi nghi lễ thông thường nhưng có thể là, theo S. M., một người quá bận bịu công việc?

[0337] – Tức sách Mười nguyên nhân để được vãng sinh (Vãng Sinh Thập Nhân), thánh điển phái Tịnh Độ, do tăng Yogan (Vĩnh Quán, 1033 – 1111), tu ở Thiền Lâm Tự (chùa Zenrin) thuộc nội thành Kyoto, trứ tác. Giai thoại này cũng từng được thấy trong nhiều sách khác như Phát Tâm Tập, Bảo Vật Tập, Tư Tụ Bách Nhân Duyên Tập. Theo sách Vãng Sinh Thập Nhân Tư Ký, người trong truyện là một nhà tu đạo đức tên Ryoe (Liễu Huệ), sống gần chùa Ninna (S. M. ).

[0338] – Nguyên văn:

– Kim hữu hỏa cấp sự. Ký bức như đán mộ._

[0339] – Tức tăng Tâm Giới, tục danh Munechika (Tông Thân) con nuôi của tướng Taira no Munemori (Bình, Tông Thịnh), không rõ năm sinh năm mất. Trước là quan trấn thủ vùng Awa trên đảo Shikoku. Sau khi họ Taira thua trận Yashima, ông bỏ mọi người lên núi Koya tu, sau vân du khắp nơi.

[0340] – Niên hiệu Ứng Trường đời Thiên Hoàng Hanazono. Lúc ấy KenKo trên dưới ba mươi tuổi.

[0341] – Có chuyện một người đàn bà hóa quỷ được thu thập lại trong một quyển truyện răn đời Phật giáo nhan đề Bạn nhàn cư Kankyo no Tomo (Nhàn Cư Hữu, 1221). Tuy nhiên, theo KenKo, liên quan đến đoạn này, tất cả lời đồn đại về nữ quỷ đều dựng ra từ trí tưởng tượng của người ta.

[0342] – Khu vực ngày xưa thuộc ngoại thành Kyoto.

[0343] – Ngôi chùa của một chi nhánh họ Fujiwara.

[0344] – Cung điện dưới chân ngọn núi Kameyama do Thiên Hoàng GoSaga (1220 – 72) ra lệnh kiến tạo hồi năm Kencho (1249 – 1256). Thiên hoàng Kameyama (1249 – 1305) cũng ngự ở đây. Khuôn viên rất rộng lớn, giáp sông Ôi, cảnh trí đẹp đẽ. Sau trở thành hoang phế. Vị thiên hoàng được nói đến trong điện này không rõ là thiên hoàng GoSaga hay Kameyama (D. K. ).

[0345] – Thuộc khu vực phía tây Kyoto, bên cạnh vùng Arashiyama.

[0346] – Làng phía nam Kyoto bên cạnh hồ Biwa, nổi tiếng về nghề làm guồng nước.

[0347] – Trong Tsurezuregusa, KenKo hay ca tụng những kẻ thạo nghề. Đây là đoạn đầu tiên. Chú ý là ông có bảo chu cấp tiền nong hậu hĩ chứng tỏ, theo ý ông, kẻ thạo việc mới đáng đồng tiền bát gạo. S. M. tự hỏi không lẽ KenKo đã hiểu nguyên lý kinh tế thị trường?

[0348] – Có một thời Ken Ko sống gần chùa Ninna nên ông có cả một mớ chuyện về các nhà sư ở đó, kể cả chuyện nhà sư thành tâm nhưng khờ khạo này.

[0349] – Một ngôi chùa lớn, có ý nghĩa lịch sử, của phái Chân Ngôn, được hoàn thành ở tây bắc Kyoto vào niên hiệu Ninna (888) dưới đời Thiên Hoàng Uda. Thiên Hoàng từng ra đấy tu, sau bổ nhiệm các hoàng tử nối tiếp trụ trì.

[0350] – Đền trấn sơn trên ngọn Otokoyama ở phía nam Kyoto. Tên đầy đủ là Iwashimizu Yawata hay Iwashimizu Yahata. Đền này thờ thần chiến tranh (thần cung tên) Hachiman có liên quan đến dòng họ Minamoto (Genji) và là một đền thần đạo có tầm cỡ quan trọng toàn quốc chẳng kém đền Ise và Kamo.

[0351] – Thời đó, viếng đền Iwashimizu người ta thường đi thuyền cho đỡ mệt. Lội bộ khổ nhọc hơn, chứng tỏ nhà sư này có lòng thành.

[0352] – Hai đền chùa phụ thuộc dưới chân núi nhưng không phải là đền chính mà nhà sư muốn thăm vốn ở trên núi.

[0353] – Để thành sư (ở lứa tuổi từ 17 đến 19), chú tiểu này phải gọt tóc hoàn toàn.

[0354] – Trong câu chuyện này, KenKo đặc biệt ta thán sự suy đồi trong kỷ cương của một ngôi chùa lớn và có truyền thống như Ninnaji khi các nhà sư say sưa và hát hỏng. Các tranh mộc bản liên quan tới đoạn này thường khắc thêm bên cạnh những bài thơ dâm tình.

[0355] – Mới vừa vui nhộn, hoạt kê đó mà thoắt cái đã trở thành thảm cảnh cười ra nước mắt. KenKo muốn chứng minh là cực lạc sinh bi?

Xúm xít đầu giường_ muốn nhấn mạnh là tình trạng đã đến chỗ tuyệt vọng.

[0356] – Tuy thuộc khu vực chùa Ninna nhưng đây gọi là Omuro hay ngự thất để tỏ lòng tôn kính việc Thiên Hoàng Uda từng ra đó tu.

[0357] – Chắc đây là một cậu công tử con nhà nào đó. Sự mến mộ của các tăng nhân này, theo S. M., không được ngay thực hồn nhiên cho lắm. Các chùa chiền thời trung cổ Nhật Bản chứng kiến nhiều cảnh phong hóa suy đồi, đặc biệt là chuyện đồng tính luyến ái giữa nam giới (danshoku).

[0358] – Cần chú ý là những người gọi là asobi – hôshi có thể là những tăng lữ chuyên múa hát, nhưng ở đây, ám chỉ những người chỉ mượn áo tăng chứ không phải là tăng sĩ thật.

[0359] – Vùng có ba quả đồi bên cạnh chùa Ninna. Cuối đời KenKo về sống ẩn dật ở đấy. Dưới chân núi hãy còn bia mộ của chính ông.

[0360] – Theo ý thơ Bạch Cư Dị trong Bạch Thị Văn Tập được dẫn ra trong thi tuyển Wakan Ryoei – shuu: Lâm gian noãn tửu thiêu hồng diệp. Thạch thượng đề thi tảo lục đài. (Đốt lá giữa rừng hâm nậm rượu. Quét rêu trên đá thảo vần thơ).

[0361] – Phương pháp bí truyền với thần chú và ấn quyết của phái Shingon (Chân Ngôn) chùa Ninna. Khai tổ của phái ấy là tăng Kuukai (Không Hải, 774 – 835) đã tu học ở Trung Quốc.

[0362] – Cũng có thể là người (phụ nữ) ngày đêm khắng khít không rời thấy trong đoạn 37.

[0363] – Theo C. G., KenKo muốn châm biếm thói quen của một số nhà thơ thường vẽ vời hoa hòe hoa sói chung quanh hoàn cảnh sáng tác của nó trong khi chính bài thơ tự thể chẳng có giá trị văn chương gì. Những người đó chắc đã bắt chước kiểu trình bày của Truyện Ise, trong đó, trước mỗi bài thơ đều có lời giải thích về nguyên lai của nó.

[0364] – Xin xem thêm đoạn 79: Đừng tỏ ra ta đây rành rẽ.

[0365] – Dường như KenKo phản đối việc chỉ dựa vào cái tâm cầu đạo để tu Phật. Ông chống lại mọi hình thức thỏa hiệp. Có lẽ ông cho rằng phải cắt mọi liên lạc với cõi tục thì mới tiến lại gần với đạo được. Sống ở cõi tục mà cầu đạo như Duy Ma Cật, Bạch Lạc Thiên hay Vương Khang Cư (Đại ẩn tại triều thị, Tiểu ẩn nhập sơn khâu, Văn Tuyển) là một chuyện không dễ dàng tí nào.

[0366] – Duyên là cái nguyên nhân đã tạo ra kết quả. Nếu nhân trực tiếp thì duyên gián tiếp gây ra cái quả. Xin xem thêm đoạn 75, trong đó sinh hoạt, nhân sự, kỹ năng, học vấn…là những cái duyên được nhắc đến.

[0367] – Thơ Trương Hoa: Ẩn sĩ thác sơn lâm. Độn thế dĩ bảo chân. (Người ở ẩn gửi thân nơi rừng núi. Lánh đời giữ được lòng chân thật).

[0368]kinh Pháp Hoa, Tỉ Dụ Phẩm: Chư khổ sở nhân. Tham dục vi bản. (Mọi cái khổ đều có nguồn gốc. Tham lam là nguyên nhân lớn nhất).

[0369] – Xem Cảm Nghĩ Trong Am, đoạn 11:

– Cũng có lần ta lên kinh đô, hổ thẹn về hình dáng ông sư khất thực của mình_ (Kamo no Chômei). [0407][0408]

[0370] – Tuy cho rằng phải xa lánh thế tục để cầu đạo nhưng KenKo cho rằng muốn sống ẩn dật cũng phải tích cực và cố gắng vì người ở ẩn cũng là con người với những đòi hỏi vật chất của nó. Do đó, ta thấy ông từ chối cả hai quan điểm cực đoan (S. M. ).

[0371] – Làm người là được một cơ hội quý hiếm để tiến về cõi vãng sanh cực lạc nên phải tận dụng.

[0372] – Nguyên văn: đạo bồ đề.

[0373]kinh Niết Bàn, chương 16: Thân tuy đại phu. Hành động súc sinh (Thân tuy là người. Hành động thú vật).

[0374] – Đoạn này cũng như đoạn 49, phủ nhận thái độ lần khân của con người trước sự cấp bách của việc tu hành.

[0375] – Chân Thừa Viện chùa Nhân Hòa, có nhiều quý tộc đến tu.

[0376] – Thịnh Thân tăng đô, tiểu truyện không rõ. Tăng đô (Sôzu), chỉ đứng sau tăng chính (Sojo), là cấp bậc cao nhất của một tông phái.

[0377] – Còn gọi là oya – imo (một loại khoai môn, khoai sọ), không có vị ngọt, người Nhật hay ăn vào dịp Tết.

[0378] – Làm liên tưởng đến cô tiểu thư chỉ thích ăn hạt dẻ trong đoạn 40.

[0379] – Đơn vị tiền đồng (zeni). Cứ 1. 000 mon (văn) thì thành một kan (quan). Thời đó, giá chính thức một thạch gạo (hộc gạo, 180 lít) chỉ có một kan. Tăng Joshin dùng cả món tiền 200 quan thầy cho và 100 quan tiền bán thiền phòng để ăn khoai thì biết ông ăn nhiều như thế nào. (S. M. ).

[0380] – Về chuyện tiêu lớn cho một món nào đó thì Tống Thư Ẩn Dật Truyện có chép việc Đào Uyên Minh được Nhan Diên Chi cho hai mươi vạn tiền, dùng cả vào việc uống rượu (dẫn từ Bansaisho, tức Bàn Trai Sao, của nhà quốc học Katô Bansai, 1661).

[0381] – Một cái tên không rõ nghĩa, có thể được tạo ra bằng cách ghép hai âm shiro và ruri, trắng hếu và trơn láng như vỏ dưa.

[0382] – Nhất định Joshin là mẫu người có cá tính (kusemono) nhưng không hiểu KenKo có định đem so sánh nhà sư bất cần đời này với mẩu người lý tưởng vượt được khỏi điều hiền, ngu, được, mất mà ông đã nói đến trong đoạn 38 chăng?_

[0383] – Trong Truyện Heike (chương 3), nhân bàn về cảnh Hoàng Hậu Tokushi sinh Thiên Hoàng Antoku, có cho biết nếu sinh hoàng tử thì ném niêu đất về hướng nam, nếu sinh công chúa thì ném niêu đất về hướng bắc. Tục đó gọi là koshiki – otoshi. Phải chăng vì chữ koshiki (niêu đất dùng để thổi cơm hay hấp thức ăn) có âm koshi (phần hông và mông của cơ thể) nên được dùng làm bùa giải nạn?

[0384] – Atozan (hậu sản): thời gian nhau rớt (ena) được đẩy ra khỏi thân thể người mẹ.

[0385] – Có thể là Oharano nay thuộc về khu Sakyo trong thành phố Kyoto. Ohara có thể viết bằng hai chữ Hán khác nhau: Đại Nguyên (Cánh Đồng Lớn) hay Đại Phúc (Bụng Chửa).

[0386] – Tranh dân gian có những mảnh niêu đất vỡ đã được thái thượng hoàng Go – Shirakawa thu thập và giữ ở một nơi tên gọi Rengeoin Hozo (Liên Hoa Vương Viện Bảo Tàng). Go – Shirakawa là một người yêu chuộng nghệ thuật dân gian, đã sưu tập dân ca đầu đường xó chợ trong tập Ryojin Hisho (xem chú thích ở đoạn 14).

[0387] – Diên Chính Môn Viện, tên cúng cơm là công chúa Esshi (Duyệt Tử, 1229 – 1332). Đi tu năm 1284. Một nữ quan theo hầu bà, tên là Enseimonin Ichijo, có một mối tình với KenKo.

[0388] – Tức Thiên Hoàng GoSaga, cha bà Enseimonin, lúc này đã thoái vị nhưng vẫn bận bịu đa đoan, ít gặp con cái. Bà phải viết bài thơ này trước năm bà 14 tuổi tức năm GoSaga băng. Thiên Hoàng sinh bà lúc ông đã 40.

[0389] – Chữ có hai nét こchữ giống sừng bòい chữ thẳngし chữ cong vòng く hợp lại thành chữ (こいしく ko – i – shi – ku) có nghĩa là nhớ thương. Tuy nhiên, chữ kimi ở đây có nghĩa tôn kính như quân vương, thiên hoàng, ngài chứ không phải cha, bố.

[0390] – Cuộc lễ cử hành ở viện Shingon trong cung từ ngày thứ tám trong tháng giêng và kéo dài một tuần lễ. Chữ Hán viết là Hậu Thất Nhật, một nghi thức mật giáo của phái Shingon (Chân Ngôn), có lập đàn, đọc kinh, bắt quyết. Mục đích đa dạng (trừ tai, tăng ích, kính ái, hàng phục). Người chủ tế (Ajari) phải là tăng sĩ có địa vị cao nhất của chùa Toji.

[0391] – Không thỏa đáng vì trong những nghi thức thiêng liêng đã có cái trần tục dính vào.

[0392] – Loại xe bò của giới thượng lưu ở trước rèm thường kết ở tả, hữu, trung ương… những sợi dây da nhuộm màu, hoặc bảy, hoặc năm hoặc bốn sợi.

[0393] – Đó là các gia đình quan chức lớn cỡ nhiếp chính, quan bạch, thái chính đại thần như họ Fujiwara, Konoe, Kujo, Ichijo, Takatsukasa, Koga, Saionji. Thời của KenKo, những quy luật này còn được theo dõi kỹ lưỡng. Tuy nhiên khi có sự không rõ ràng về cách dùng xe như ở đây, ta thấy trật tự của thời đại đã có phần nào biến đổi.

[0394] – Đoạn 65 này (mũ mãng) và đoạn 64 (xe cộ) có liên quan với nhau. Tác giả xúc động vì mũ mảng xe cộ là những cái không cần chạy theo thời thượng mà đã thay đổi. Làm ta nhớ thơ Đỗ Phủ (Thu Hứng bát thủ) từng có câu: Văn vũ y quan dị tích thì (Áo mão các quan văn võ nay đã khác thời xưa). Tuy nhiên ông không giải thích tại sao các ông quan không sắm hộp mũ (kaburi – oke) mới mà chỉ nói về hai bên hộp cũ.

[0395] – Chức quan dành cho quyền thần, mọi chính vụ phải bẩm báo qua người đó mới đến tai vua. Bắt đầu có ở Nhật từ đời Heian, khoảng năm 884. Xuất xứ từ Hán Thư, Hoắc Quang Truyện: Chư sự giai tiên quan bạch Quang, nhiên hậu tấu ngự thiên tử. Quan bạch có nghĩa thưa gửi.

[0396] – Ông tên thật là Fujiwara Akira (Đằng Nguyên, Gia Bình, 1282 – 1324), làm chức Kanpaku năm 1313, mất năm 1324, lúc 43 tuổi. Okamoto là vùng đất đông bắc Kyoto, nơi ông có dinh.

[0397] – Nguyên văn là tori (chim). Tuy nhiên qui ước trong cổ văn Nhật là khi chỉ nói chim không thôi, phải hiểu là chim trĩ, một món ăn thông dụng thời đó cũng như gà bây giờ.

[0398] – Một cận vệ (zuijin) trong phủ Konoe (quân cấm binh) đã làm việc từ đời cha của Kanpaku Okamoto. Thời đó, trong đám cận vệ có nhiều người có sở trường về một môn đặc biệt.

[0399] – Taketatsu trả lời đại thần Okamoto là ông không biết gì hết nhưng qua đoạn văn sau đây, ta thấy ông biết rất nhiều tập tục nghi lễ trong cung liên quan đến việc săn mồi bằng chim ưng. Thành thạo như vậy nên ông không chịu nghe lệnh chủ sai gắn chim lên một cành hoa, một chuyện mà ông xem là trái với thường thức.

[0400] – Shaku (xích) khoảng 30cm. Như vậy cành cây hơi dài.

[0401] – 1, 5cm.

[0402] – D. K. dịch là Có khi gắn bằng thân chim lên cành, có khi lại gắn bằng chân chim nhưng như thế e không ổn.

[0403] – Nguyên văn hiuchi – ba (D. K.: false wind), một từ kỹ thuật khó hiểu. Có thể là cái mấu để gắn cánh thật (real wind). C. G. cho rằng đó là những cái lông dài nhất trên lưng chim (les plus longues plumes dorsales).

[0404] – Sơ tuyết tham bái là một nghi lễ mà quần thần phải làm hằng năm.

[0405] – Thường vật vua ban vào dịp này là áo xống.

[0406] – Văn từ đoạn này tuy không được dễ hiểu cho lắm nhưng đã cho ta thấy hình ảnh rất đẹp của văn hóa quý tộc Nhật Bản thời trung cổ.

[0407] – Tập truyện thơ đời Heian, không rõ ai viết. Gồm 125 đoạn, tập trung vào chủ đề tình yêu nam nữ. Đoạn 98: Wa ga tanomu / kimi ga tame ni to / oru hana wa / tokishimo wakanu / mono nizo arikeri (Ý nói: Tôi bẻ một cành hoa cho người tôi tôn quý, trông cậy, nhưng hoa kia không biết đến thời tiết, lúc nào cũng nở) (S. M. ).

[0408] – Taketatsu chỉ đưa ra câu chuyện nhưng không thấy giải thích.

[0409] – Đền thượng Kamo có tất cả 16 phân nhánh,.

[0410] – Iwamoto ở tả ngạn sông Nara no Ogawa trên một kè đá (iwa).

[0411] – Chánh điện của đền Hashimoto ở bên một chiếc cầu (hashi) cạnh sông Mitarashi.

[0412] – Nguyên Kamo có hai đền: thượng và hạ. Đây là truyện về đền thượng.

[0413] – Fujiwara no Sanekata, cũng là một thi nhân, từng làm chức trấn thủ vùng Mutsu. Không rõ liên quan thế nào đến đền Hashimoto. Chết năm 994 trên đường đi đày trên miền bắc vì bị Thiên Hoàng Ichijo bắt tội sau một cuộc cải vã với Fujiwara no Yukinari, nhà thư pháp nổi tiếng.

[0414] – Con sông nhỏ chảy gần thần xã Kamo. Mitarashi có nghĩa là nước để tẩy sạch, ở gần mỗi đền thần đều có chỗ để khách thập phương tẩy uế trước khi vào đền.

[0415] – Được biết với tên khác là Jien (Từ Viên, 1155 – 1225). Đứng đầu phái Thiên Thai. Yoshimizu là nơi ông ở ẩn. Cũng là một nhà thơ, có 91 bài tuyển đăng trong tập thơ Shin Kokin.

[0416] – Để ý koko ni ariwara (hiện ra nơi đây) là một hình thức chơi chữ vì nó cũng là tên của vương tử Ariwara no Narihira.

[0417] – Vương tử đa tình, một trong 6 nhà thơ lớn (ca tiên) thời Heian. Không rõ liên quan như thế nào với đền Iwamoto.

[0418] – Truyện Ise gợi ra trong đoạn 66 được nối tiếp ở đây với nhân vật trung tâm của nó, vương tử Narihira. Thái độ nhũn nhặn của ông từ giữ đền trong đoạn 67 này tương phản với cách nói chuyện đầy tự tin của Taketatsu trong đoạn 66. Có lẽ trọng tâm của đoạn này là ông từ giữ đền chứ không phải là hai cái đền.

[0419] – Con gái quan Dainagon Fujiwara no Korehira, có xuất hiện trong tuyển tập thơ Shoku – Kokin và nhiều tập khác.

[0420] – Bà tên là Fujiwara Kishi (Đằng Nguyên, Hỷ Tử), hoàng hậu của Thiên Hoàng Kameyama.

[0421] – Hình thức thi tập với số bài nhất định thường để cúng đền chùa.

[0422] – KenKo hình như muốn mượn hai ông thần thơ để ca tụng bà Konoe này. Thi tăng Tonna cũng kính trọng và tán dương bà.

[0423] – Tên cũ của vùng đất phía bắc đảo Kyuushuu.

[0424] – Nguyên văn Oryoshi, một chức quan địa phương lo việc trị an đời xưa. Có lẽ chuyện đã xảy ra trước thế kỷ 12 vì vào thời Kamakura, danh xưng này đã trở thành hữu danh vô thực.

[0425] – KenKo là người chú ý đến việc dưỡng sinh. Nếu câu chuyện được bình giảng theo chiều hướng đó thì nghe được nhưng nếu định gán cho nó ý nghĩa siêu hình thì hơi trẻ con, buồn cười. Phải chăng nó chỉ là một tiểu phẩm thuộc loại truyện báo ân báo oán đầy dẫy trong thời trung cổ.

[0426] – Thư Tả Thượng Nhân (928 – 1007), pháp danh Tính Không, dòng dõi quý tộc Tachibana, tu trên núi Shosha vùng Harima.

[0427] – Chuyện này mô phỏng Củi đậu nấu đậu liên quan đến giai thoại Tào Thực đời Tam Quốc, bị anh là Ngụy Văn Đế Tào Phi bức bách, bảy bước thành thơ. Có lẽ đây là một truyện có mục đích dùng uy tín của nhà sư Tính Không để giảng đạo.

[0428] – C. G. đọc là Genno.

[0429] – Thanh Thự Đường, một trong 9 nhạc viện trong cung.

[0430] – Niên hiệu Nguyên Ứng (1319 – 1321) đời Thiên Hoàng Go Daigo, lúc KenKo khoảng 37 – 38 tuổi.

[0431] – Một cây đàn quý trong cung, tên được viết theo âm Hán là Huyền Thượng hay Huyền Tượng. Đã được đem về từ Trung Quốc.

[0432] – Tức đại thần Fujiwara (Saionji) Kanesue (1284 – 1339), một người giỏi đàn Biwa. Hiệu Kikutei (Trúc Đình) vì ông nổi tiếng yêu hoa cúc.

[0433] – Mục mã, cây đàn quý thứ hai trong cung, cũng được đem từ Trung Quốc về.

[0434] – Có thuyết cho là một người đàn ông trá hình. Âm mưu phá hoại của ai đó chăng? Dù sao Kanesue đã bình tĩnh cứu vãn tình thế.

[0435] – Nhà thơ haikai Matsunaga Teitoku (1571 – 1653), một người đi trước Basho, trong tác phẩm Nagusamigusa của ông cũng tỏ ra đồng cảm với Ken Ko khi đọc đến đoạn này (S. M. ).

[0436] – Không đợi khoa tâm lý học hiện đại ra đời, vào thế kỷ 14 mà Ken Ko đã nói về những hiện tượng tâm lý như déjà vu (đã thấy ở đâu rồi) chẳng hạn.

[0437] – Bút pháp theo kiểu liệt kê hết chuyện này tới chuyện nọ như ở đây có vẻ học được từ Makura no Soshi của bà Sei no Shonagon.

[0438] – Fuguruma, một chiếc xe nhỏ có tay nắm để thồ sách. Hiền nhân Trung Quốc xưa có câu nói:

– Bình sinh nhất hồ tửu. Thân hậu ngũ xa thư_ (Sống đời một be rượu. Chết để sách năm xe) cũng cùng chung một ước nguyện như thế chăng?

[0439] – Trong đoạn này, KenKo tìm hiểu quá trình biến chuyển thế nào để điều dối trá lại trở thành sự thực dưới mắt mọi người.

[0440] – Cách nói dối thứ nhất (vô căn cứ, bị khám phá tức khắc) theo phân tích của S. M. về 5 cách nói dối chủ động hay nói dối thụ động mà KenKo quan sát.

[0441] – Việc KenKo viết là okomeken hay ugomeku ở đây gây nhiều tranh cãi. Theo D. K. có nhà chú giải đã viết cả ba trang giấy để bàn về nó. Theo DK, đó là vênh váo mãn nguyện, trong khi C. G. dịch là _làm lộ cái nói láo ra mặt.

S. M. cho rằng dịch kiểu trước hợp với văn mạch hơn.

[0442] – Cách nói dối thứ hai (tiếp cận thông tin nói dối).

[0443] – Cách nói dối thứ ba (có chủ tâm, nói dối lão luyện).

[0444] – Cách nói dối thứ tư (vì tiếng khen, cam chịu sự dối trá).

[0445] – Cách nói dối thứ năm (buông thả, mặc nhận một điều nói dối).

[0446] – Sách Luận Ngữ có câu: Tử bất ngữ quái lực loạn thần (Khổng Tử không nói tới những chuyện sức mạnh quái dị hay tranh chấp của các thần).

[0447] – Văn Tuyển, quyển 9, trong bài Trường Địch Phú có câu: Phong tụ, nghị đồng (Họp lại như ong và kiến). Tùy Thư, truyện Vu Trọng Văn có chép: Hà Nam nghị tụ chi đồ (Bọn đồ đảng họp như kiến ở Hà Nam). Con người khi họp thành đàn thường được ví với ong hay kiến.

[0448]kinh Duy Ma đưa ra ví dụ về kiếp người: Thị thân như điện. Niệm niệm bất trú.

[0449] – Thường trú, hằng thường. Trái lại với vô thường. Không bao giờ thay đổi là dịch theo ý của biến (lão, bệnh) và hóa (sinh, tử). Hữu hóa ra vô. Trong đoạn này, tư tưởng của KenKo có nhiều chỗ giống với Kamo no Chomei (xem Hojoki).

[0450] – Sách Maka Shikan (Ma Kha Chỉ Quán): Sinh hoạt duyên vụ giả kinh kỷ sinh phương. Xúc đồ phân củ đắc nhất thất nhất, táng đạo loạn tâm. Ý nói người sống ở đời vì việc được mất là lòng bị rối loạn. Maka Shikan là tác phẩm đời Tùy của Thiên Thai Đại Sư Trí Khải (Chigi, 538 – 97), vị tăng khai tổ phái Thiên Thai sáng tác và đệ tử là Chương An (Shoan, 561 – 632) chép lại (594). Đây là quyển sách ảnh hưởng rất lớn đến Phật Giáo Nhật Bản.

[0451] – Sách Vãng Sinh Yếu Tập (Ojo Yoshuu) có viết: Ức tưởng vọng phân biệt, tức thị ngũ dục bản. Trí giả bất phân biệt. Ngũ dục tắc đoạn diệt. Ý nói sự tính toán so bì là đầu mối của lòng dục.

[0452] – Sách Maka Shikan (Ma Kha Chỉ Quán): Duyên vụ hữu tứ. Nhất sinh hoạt. Nhị Nhân sự. Tam kỷ năng. Tứ học vấn. Sách dạy phải thoát khỏi bốn cái trần duyên thì mới diệt được khổ.

[0453] – Cả hai đoạn 76 và 77 đều nói về tình trạng xã hội đương thời, lúc một số tăng sĩ đã xuống cấp, đồi bại về mặt phong hóa.

[0454] – Đời nào cũng có và chỉ phục vụ lòng tự tôn của mình thôi.

[0455] – Đoạn 79 này thừa hứng và bổ túc cho đoạn 78 ở trên.

[0456] – Nguyên văn Ebizu tức man di, ám chỉ những vũ sĩ thô bạo miền Đông Nhật Bản.

[0457] – Thơ khổ 5/7/5/7/7 do nhiều người họp nhau lại tiếp nối nhau mà làm, có thể dài đến 10. 000 câu. Rất được giới vũ sĩ yêu thích.

[0458] – Cảnh ngộ của Lý Lăng, tướng nhà Hán thua Hung Nô bị bắt cầm tù. Văn Tuyển, Đáp Tô Vũ Thư: Binh tận, thỉ cùng, nhân vô xích thiết, do phục đồ thủ phấn hồ, tranh vi tiên đăng. (Lính chết, hết tên, tay không tấc sắt).

[0459] – Đoạn 81 này lại nói về gia cư, có thể kết hợp với các đoạn 10, 72 có liên quan ít nhiều với nó.

[0460] – Vải mỏng (usumono) dùng để chỉ chung lụa, là, sa…là loại vải quý dùng để trang trí bìa sách đời xưa. Trong _Truyện Genji, chương Sakaki (Cây Thiêng) có chép:

– trục bằng ngọc, bìa bằng là._

[0461] – Tức danh tăng phái Thì Tông tên Đốn A (có thể đọc là Ton. a hay Tonna, 1289 – 1372),. Ông là nhà thơ waka, môn đệ của Nijo Tameyo, cùng với KenKo, Joben và Keiun là bốn đại thụ trong làng thơ thời ấy. Có nhiều thi tập và thơ đăng trong các tập soạn theo chiếu chỉ.

[0462] – Tức Hoằng Dung Tăng Đô, nhà sư trụ trì chùa Ninna, một người bạn của KenKo, nhỏ hơn ông khoảng bốn tuổi.

[0463] – Có thể là chính bản thân KenKo. Ông dùng chữ có người trong nhiều trường hợp.

[0464] – Ý nói hoàn hảo hay trật tự quá đều làm cho người ta hoảng sợ.

[0465] – Trong ngôn ngữ nhà Phật, nội điển là kinh Phật, ngoại điển là các sách Nho hay thuộc các luồng tư tưởng khác.

[0466] – Tác giả thậm xưng. Tuy nhiên các sách vở nổi tiếng như Truyện Genji, Ma Kha Chỉ Quán, Mao Thi, Đại Học… đều thiếu mất một số chương hay đoạn.

[0467] – Chỉ Fujiwara (chi nhánh Saionji) no Kinhira (Đằng Nguyên, Công Hành) làm Tả đại Thần năm 1309 có 3 tháng, sau bỏ đi tu. Ông mất năm 1315 thọ 52 tuổi. Chikurinin (Trúc Lâm Viện) là tên phủ đệ.

[0468] – Nếu Tả Đại Thần là một trong hai chức Tổng Trưởng Đặc Nhiệm (Tả/Hữu) thì Thái Chính Đại Thần ngang hàng với Thủ Tướng trong quan chế đời xưa. Chi Saionji của dòng họ quyền thần Fujiwara đã 4 đời làm Thái Chính Đại Thần nên khả năng Chikurinin, con giòng đích trong nhà, lên đến chức này rất lớn.

[0469] – Chỉ Fujiwara no Saneyasu (Đằng Nguyên, Thực Thái) hiệu Toin (Động Viện) hai lần làm Tả Đại Thần từ năm 1318 đến 1322. Mất năm 1327, thọ 59 tuổi. Cha và con ông đều làm Thái Chính Đại Thần.

[0470] – Lời bàn về quẻ Càn trong Kinh Dịch: Thượng cửu, kháng long hữu hối. Ý nói _Con rồng lỡ leo lên đến chỗ cao hết nấc thì chỉ còn có nước đi xuống, nên nó đâm ra ăn năn.

Kháng có nghĩa là nơi cao.

[0471] – Điển trong Sử Ký Tư Mã Thiên, truyện Phạm Chuy (còn đọc là Tuy) Sái Trạch: Ngữ viết: Nhật trung tắc di, nguyệt mãn tắc (khuyết), vật thịnh tắc suy, thiên địa chi thường số dã._

[0472] – Chỉ còn một nấc nữa là đạt đến tột đỉnh trên nấc thang danh vọng mà Chikurinin lại bỏ ra đi khiến cho cả Toin và KenKo đều thương cảm. Xin xem thêm đoạn 155 (Người chạy theo thời) để thấm thía hơn.

[0473] – Cao tăng Trung Quốc thời Đông Tấn (337? – 422?), vì cảm thấy phần Luật của mình chưa đầy đủ nên sang Thiên Trúc (Ấn Độ) học hỏi. Mười lăm năm sau mới về tới nước. Ra công dịch nhiều tạng kinh và viết sách nói về chuyến đi tu học bên đó. Được gọi là Tam Tạng (cũng như Huyền Trang và các vị khác) vì thông hiểu ba tạng Kinh, Luật, Luận. Người Nhật gọi ông là Hokken Sanyo.

[0474] – Sách Cao Tăng Pháp Hiển Truyện có kể là khi một thương nhân cúng dường một chiếc quạt lụa trắng làm ở Trung Quốc thì tăng Pháp Hiển nhỏ lệ vì nhớ nước, cảm cảnh cuộc đời vô thường và thương những đồng đạo cùng ra đi với mình nay không còn nữa.

[0475] – Ký sự ghi trong Pháp Uyển Châu Lâm, truyện thứ 91 có nói về một vị tăng Trung Quốc vị khách tăng mịch bản hương trai thực (vì nhà sư nước ngoài (tức Pháp Hiển), kiếm cơm chay nấu kiểu quê ông ấy) nhưng không hề nói đó là ước mong của chính Pháp Hiển.

[0476] – Xem chú của đoạn 82.

[0477] – Sách Luận Ngữ, thiên Lý Nhân: Kiến hiền, tư tề yên. Kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã. (Thấy người hiền, muốn được giống như họ. Thấy người không hiền, lấy đó mà phản tỉnh).

[0478] – Sách Luận Ngữ, thiên Dương Hóa: Tử viết: Duy thượng tri dữ hạ ngu bất di (Chỉ có người cực kỳ sáng láng và kẻ cực kỳ ngu si mới không thay đổi).

[0479] – Câu này mượn ý từ Shaseki Shu (Sa Thạch Tập), đoạn 10:

– Nếu kẻ điên chạy, người không điên cũng bắt chước chạy theo. Các vị tổ sư là người không chạy vậy._

[0480] – Sách Dương Tử Phương Ngôn, chương Tu Thân: Nhân chi tính dã, thiện ác hỗn. Tu kỳ thiện tắc vi thiện nhân. Tu kỳ ác tắc vi ác nhân (Tính con người lẫn cả thiện ác vào nhau. Dốc lòng vào việc thiện thì thành người thiện, ngược lại, bắt chước kẻ ác thì thành kẻ ác). Dương Tử Phương Ngôn do Dương Hùng (53 TCN – 18) đời Hán soạn.

[0481] – Ngựa hay ngày chạy ngàn dặm, ý nói người hiền đức, giỏi giang. Dương Tử Phương Ngôn cũng có câu: Hy Ký chi mã, diệc Ký thì thừa dã. Hy Nhan chi nhân, diệc Nhan chi đồ dã (Mong được như ngựa Ký, ắt cũng là vật để cưỡi giống ngựa Ký. Mong được là người như Nhan Hồi, ắt phải là đồng đạo của thầy Nhan). Có lẽ KenKo nhìn từ dạng Nhan sai thành Thuấn. Lý do là sách xưa có câu: Phụ Ký vĩ nhi hành ích hiển (Theo đuôi ngựa Ký để hành vi càng phong phú và tỏa sáng) nói việc Nhan Hồi theo học Khổng Tử (theo Thiều Chửu).

[0482] – Chỉ Taira no Koretsugu (Bình, Duy Kế), năm 1330, có thời làm chức Gon – Chuunagon, một chức quan cố vấn về chính vụ. Ông học giỏi, được phong Monjo Hakase (Văn Chương Bác Sĩ), có nhiều thơ đăng trong tuyển tập soạn theo chiếu chỉ. Xuất gia năm 1342 và mất năm sau đó, thọ 78 tuổi.

[0483] – Viên Y Tăng Chính. Giỏi văn chương, có thơ trong các tuyển tập soạn theo sắc chiếu. Ngoài ra còn nổi tiếng về vẽ tranh cuốn.

[0484] – Miidera (còn gọi là Onjouji, Viên Thành Tự) và Enryaku (Diên Lịch Tự) là hai chùa lớn. Cảnh chùa Miidera, bản sơn của phái Thiên Thai được gói gọn là Jimon (Tự môn) trong khi cảnh chùa Enryakuji trên núi Hieizan được gọi là Sanmon (Sơn môn).

[0485] – Ít ai hiểu câu nói này ý nhị ở chỗ nào. Có thể là một câu nói _khôi hài đen.

Chữ Hôshi (sư) ở đây còn có thể hiểu là (lo lửa cháy = hi+ushi) ám chỉ hỏa hoạn do tăng nhân chùa địch thủ (Enryaku) tạo ra vì có cuộc tranh chấp giữa hai tôn phái. Theo thiển ý (N. N. T. ) ý nhị ở chỗ khi nhà sư mất chùa đi rồi ngài mới thong dong, thật sự gần đạo được.

[0486] – Thành phố nhỏ gần Kyoto, có nhiều phủ đệ.

[0487] – Vùng rừng núi giữa Kyoto và Uji.

[0488] – Dưới thời phong kiến, để giữ lãnh địa và gây áp lực với chính quyền, các chùa như Kyofukushi (Hưng Phúc Tự) và Todaiji (Đông Đại Tự) ở Nara đều có lực lượng quân sự riêng.

[0489] – Kuchinashi (gardenia = cây dành, cây sơn chi), cũng có thể là tên riêng của cánh rừng.

[0490] – Bàn về cái hại của rượu, xin xem thêm các đoạn 117 và 175.

[0491] – Tuyển tập thơ nửa Nhật nửa Hán do Fujiwara no Kinto (Đằng Nguyên, Công Nhiệm, 966 – 1041) soạn khoảng năm 1012, gồm 588 bài thơ chữ Hán và 216 bài thơ Nhật nổi tiếng. Kinto thường được gọi là Shijo Dainagon (quan tham nghị cấp cao nhà ở phường số 4).

[0492] – Tức Tiểu Dã Đạo Phong (894 – 966), cùng với Fujiwara Sukemasa và Fujiwara Kozei là một trong ba cây bút thư đạo lỗi lạc (sanseki) thời Heian. Ông mất năm 966 là năm Kinto sinh ra đời nên không thể nào chép một tập thơ mà 46 năm sau Kinto mới soạn xong.

[0493] – Một loại mèo già hóa cáo tương truyền có hai đuôi và biến hóa được. Các sách cổ của Nhật chẳng hạn Meigetsuki (Minh Nguyệt Ký), nhật ký của thi hào Fujiwara no Teika (1180 – 1235) có nhắc đến sự xuất hiện của con thú này vào năm 1233.

[0494] – Tên các sư Tịnh Độ Tông và Thì Tông thường có chữ A Di Đà Phật. Ken Ko viết Ani. Amida Butsu co nghĩa là Gì gì đó. A Di Đà Phật, có vẽ chế giễu.

[0495] – Theo ý trong bài, ông sinh nhai bằng nghề này.

[0496] – Phê phán những lời đồn đại như đã thấy ở đoạn 50 nói về quỷ cái.

[0497] – S. M. cho là một Hôin (tăng lữ chức vị cao nhất trong hàng giáo phẩm và con của một quan tham nghị cập cao (Dainagon). Có thể là En. i (Viên Y, xem đoạn 86), Dôga (Đạo Ngã, đoạn 160) hay Ryuuben (Long Biện, đoạn 216). Thuyết về Ryuu Ben có vẽ dễ được chấp nhận hơn cả vì ông ta là người đồng thời và là bạn thân của tác giả.

[0498] – Dựa vào việc đầu có tóc hay không để phân biệt tăng và tục. Quan hệ đi lại thân thiết giữa một tiểu đồng ngây thơ và một ông quan lớn mà cậu ta vì một cớ gì không thấy mặt, có thể suy diễn như S. M. là giữa hai người có một liên hệ đồng tính ái. D. K. chỉ bảo đây là một truyện đùa không thanh nhã trong khi C. G. dịch nguyên văn không thêm không bớt. Tuy nhiên, xin xem thêm các đoạn 53, 54 về chùa Ninna để có một ý niệm rõ hơn về cách giải thích của S. M…

[0499] – Đọc là Onmyodo hay Onkyo Do, hình thức học vấn của Trung Quốc dựa trên tư tưởng âm dương ngũ hành, sử dụng thiên văn, lịch số, bói toán để đoán biết sự hên xui, may rủi. Truyền vào Nhật Bản qua ngã Triều Tiên, có thời trở thành một thứ quan học, ảnh hưởng lớn đến triều chính.

[0500] – Nguyên văn Shakusetsunichi (Xích Thiệt Nhật). Ngày đó, một trong sáu bộ hạ quỷ sứ của Thần Lưỡi Đỏ (Xích Thiệt Thần) giữ nhiệm vụ canh gác cửa Tây Môn của Thần Thái Tuế (Mộc Tinh) đổi phiên gác. Ngày thứ sáu nhằm phiên của quỷ La Sát. Có 60 ngày Lưỡi Đỏ trong năm (360: 6=60). Tục kiêng Ngày Lưỡi Đỏ xuất hiện từ cuối đời Kamakura (thế kỷ 14).

[0501]kinh Niết Bàn, đoạn 27: Nhất thiết chúng sinh tất hữu Phật tính. Như Lai thường trú, vô hữu dịch biến. Cái có cái không thay đổi biến chuyển.

[0502] – Nguyên văn gamô (nga mao). Có thể hiểu theo nghĩa bóng là nhẹ như như lông hồng.

[0503] – Lão Tử, chương 41 viết: Thượng sĩ văn đạo, cẩn nhi hành chi. Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo. Tạm hiểu: Người cao hiền nghe đạo thì nghiêm cẩn chấp hành. Người kha khá nghe đạo, lúc giữ lúc quên. Kẻ thấp kém nghe đạo thì cười ồ. Thế nhưng hễ lời nói không bị người cười thì chưa xứng đáng gọi là đạo.

[0504] – Ông tên là Fujiwara (chi Saionji) Saneuji (Đằng Nguyên, Thực Thị, 1194 – 1269) làm chức Thái Chính Đại Thần tùng nhất phẩm. Tướng Quốc là cách gọi theo Trung Quốc. Ông là ông ngoại của hai thiên hoàng và tằng tổ phụ của Kinhira (Tả Đại Thần Chikurinin trong đoạn 83). Học trò của thi hào Teika, ông có nhiều thơ (236 bài) được tuyển vào các tập thơ soạn theo chiếu chỉ. Tokiwai là tên phủ đệ.

[0505] – Cho thấy cái quyền thế của Tướng Quốc Tokiwai, người mà phán đoán cá nhân không khác gì chính lệnh triều đình.

[0506] – Có thể dây phải được xỏ qua một vòng khoen (kan) hình chiếc nhẫn trên nắp hộp. Dây cột quanh nắp hộp có mục đích giữ cho nó cố định và kín. Câu chuyện cho ta thấy nghi thức đời xưa rất chi li nhưng cách trình bày ở đây hơi khó hiểu ngay đối với các nhà chú giải. Các dịch giả như D. K. và C. G. cũng tránh né. Có lẽ phải thấy cái hộp trước mặt (N. N. T. ).

[0507] – Lĩnh vực nghi thức dầu là chuyện nhỏ nhặt đều là mối quan tâm của KenKo.

[0508] – Một loại cỏ thân thảo họ cúc, mọc quanh năm. Còn gọi là yabutabako hay thuốc lá dại, cao khoảng 80 cm, nhiều lông, hơi giống lá thuốc lá. Từ hạ sang thu có hoa vàng. Tên Hán là Thiên Danh Tinh. Sách Bản Thảo Cương Mục cho biết tính chất của nó là trừ được chất độc của các loại trùng và rắn.

[0509] – Theo S. M., bản Shotetsu chép:

– hái cất sẵn đâu đó.

Đây cũng là một lĩnh vực mà KenKo quan tâm nghĩa là chú ý đến vấn đề sức khỏe để sống lâu. Xem thêm 3 đoạn 147, 148 và 149 cũng như đoạn 224.

[0510] – Ý trong sách Trang Tử, thiên Biền Mẫu: Thiên hạ tận tuẫn dã. Bĩ kỳ sở tuẫn nhân nghĩa. Dã, tắc tục vị chi quân tử. Kỳ sở tuẫn tài hóa. Dã, tắc tục vị chi tiểu nhân. Bởi vì nhân nghĩa đi ngược lại bản tính tự nhiên của con người nên nhân nghĩa hại phẩm chất, ràng buộc hành động của bậc quân tử.

[0511] – Đạo pháp, giới luật… là cái có giá trị nhưng có thể ngăn cách, làm cho người tu hành không thông cảm được với người thường. Các sách Phật như Dã Chùy, Duy Ma Kinh và Ma Kha Chỉ Quán đều nhắc tới. Ma Kha Chỉ Quán chép: Quán pháp tuy chính, trước tâm đồng tà. Ý nói giữ phép tắc là điều phải nhưng để nó ám ảnh tâm hồn thì cũng là xằng bậy.

[0512] – Tên quyển sách dạy giáo lý Nhất Ngôn Phương Đàm chép lại hơn 150 lời dạy của 34 cao tăng phái Tịnh Độ và viết bằng chữ katakana nghĩa là văn tự biểu âm Nhật Bản. Tác phẩm vào giai đoạn sau của Mạc Phủ Kamakura nhưng không biết đích xác ai viết và vào thời điểm nào. Có thuyết cho tác giả là Tonna (Đốn A, xem thêm đoạn 82 có nói về ông).

[0513] – Câu nói của Minh Thiền Pháp Ấn (1167 – 1242), học trò Honen.

[0514] – Câu nói của Shunjobo (Tuấn Thùa Phòng, túc Chuugen (Trọng Nguyên), 1121 – 1206), một đệ tử khác của Honen.

[0515] – Câu nói của Kyobutsubo (Kính Phật Phòng, không rõ năm sinh năm mất) cũng là đệ tử Honen.

[0516] – Tức Thái Chính Đại Thần Koga (Cửu Ngã, Cơ Cụ), con trai Tomomori (Cụ Thủ), người mà KenKo giúp việc lúc chưa xuất gia.

[0517] – Tủ rất lớn có từ 4 đến 6 chân, màu đỏ, gọi là karahitsu, dùng để quần áo hay đồ vật.

[0518] – Tuy là một chuyện tiêu cực nhưng dụng tâm Kenko không nhằm nói xấu gia đình chủ cũ mà chỉ muốn bày tỏ tinh thần kiệm ước và phục cổ của mình.

[0519] – Xưa nay vẫn tin rằng đó là Minamoto no Masazane (Nguyên, Nhã Thực, 1059 – 1127). Thuyết mới cho rằng chính là Minamoto no Hachimitsu (Nguyên, Thông Quang, 1187 – 1248) cũng làm Tướng Quốc nhưng về sau. Để phân biệt với Masazane (Koga trước), Hachimitsu được gọi là Nochi no Koga (Koga sau). Thơ Hachimitsu có 49 bài được đưa vào các tuyển tập.

[0520] – Thanh Lương Điện, nơi thiên hoàng đọc công văn, nghe tấu sớ.

[0521] – Nguyên văn Tonomozukasa, một trong 12 ty quản lý hậu cung, lo việc đèn đóm, củi lửa, nước nôi.

[0522] – Nguyên tác Magari. Các nhà chú giải đều bối rối trước cái chữ khó này. Họ phỏng đoán là bát bằng gỗ hay một loại chén bát thích hợp với hoàn cảnh lúc đó hơn. C. G. còn đi xa hơn, ông cho rằng đây là một cái bát sắt (écuelle de fer) hay gáo, môi (louche) để giữ nước cho mát. Nhân là ở Nhật, nơi các đền thần, người ta hay dùng gáo gỗ uống nước và cũng vì KenKo có thể viết đoạn này để so sánh sự khiêm cung, thanh đạm của Tướng Quốc Koga so với cái xa xỉ của Tướng Quốc Horikawa trong đoạn trước nên kiểu dịch gáo gỗ này xem ra không vô lý lắm.

[0523] – Nguyên văn Nakatsukasa – shou, cơ quan bên cạnh thiên hoàng phụ trách sắc chiếu, tuyên chỉ, nhận tấu sơ và giám tu quốc sử. Trung Quốc gọi là Trung Thư Tỉnh, Phượng Các.

[0524] – Tử Thìn (Thần) Điện nơi triều hạ, nghi lễ.

[0525] – Nakahara Yasutsuna (Trung Nguyên, Khang Cương, 1289 – 1339).

[0526] – Xem chú về áo chàng kazuki ở đoạn 70. Tuy nhiên trong trường hợp này, mọi sự tự nhiên hơn.

[0527] – Đoạn này có mục đích ca tụng tài ứng phó của các viên chức hành chánh, ra tay cứu nguy một đồng liêu đang gặp khó khăn mà không làm mất danh dự gia đình vị đại thần nhậm chức.

[0528] – Tức Minamoto no Mitsutada (Nguyên, Quang Trung), sẽ còn xuất hiện ở đoạn 136. Có làm chức In no Dainagon, chuyên đàn hặc những lỗi lầm các quan lại, và mất khoảng năm 1332, thọ 48 tuổi. Không nghe nói đến việc xuất gia của ông.

[0529] – Xem chú đoạn 19.

[0530] – Xem chú đoạn 83.

[0531] – Matsugorô Onoko. Gọi một người Onoko là xem họ như phận dưới nhưng cũng tỏ tình thân ái.

[0532] – Một nhân vật thuộc dòng họ Konoe, một đại thần cấp bậc cao nhưng không nói rõ là ai: Iehra (Gia Bình, đoạn 66), Tsunetada (Kinh Trung, 1302 – 1352) hay Tsunehiro (Kinh Bình, 1287 – 1318).

[0533] – Geki (ngoại ký), chức quan trông coi (kiểm soát, điều hành) nghi thức và ký lục.

[0534] – Cung điện nằm trong khuôn viên ngôi chùa cùng tên, là nơi thái thượng hoàng Gouda về ẩn tu nhưng vẫn giật dây chính trị cho nên nơi đây quần thần vẫn hay tụ họp để hoặc bàn bạc hoặc làm thơ tiêu khiển.

[0535] – Đã xuất hiện ở đoạn 12. Tên là Tanba Tadamori (Đan Ba, Trung Thủ), trưởng quan phụ trách y dược trong cung, nhà thơ có thơ được tuyển vào các tập sắc chiếu, cũng là nhà nghiên cứu cổ văn. Ông gốc người di dân đến từ Trung Quốc.

[0536] – Đã xuất hiện ở đoạn 24. Tên là Nijo Kin. akira (Nhị Điều, Công Minh, 1282 – 1336), cũng là một nhà thơ nhưng trong đoạn này, chứng tỏ mình kỳ thị người di trú và không có hồn thơ cho lắm.

[0537] – Xưa kia, quyền thần Taira no Tadamori (Bình, Trung Thịnh) xuất thân ở Ise nên đã bị gọi Ise – heiji (bình đất Ise) rồi. Ngoài lý do Heiji là cách đọc chữ Hán của Bình thị (họ Taira), còn vì tướng mạo ông không đẹp, giống như lọ đựng giấm. Kara có nghĩa là Trung Quốc, nước ngoài, hay rỗng, cạn. Chữ Kara – heiji còn nghe na ná như Kara – ishi (y sĩ người Tàu) nữa. Ngoài việc hai người giống nhau vì có cùng một cái tên (Tadamori), có thuyết cho rằng hình dáng ông y sĩ Tadamori ở đây cũng thô kệch giống bình rượu.

[0538] – Hơi văn và chữ dùng gần với câu mở đầu trong chương Hanachiru sato (Làng hoa rụng) trong Truyện Genji.

[0539] – Kể từ đoạn 44 mới thấy lại một đoạn có cái không khí của cuộc sống cung đình. Người đàn ông đến thăm có phải chính KenKo hay sao mà ta có cảm tưởng đang theo bước chân ông vào căn nhà ấy. Đoạn 104 này có thể kết hợp đọc với các đoạn 26 và 105.

[0540] – Trùng hợp với phong cách của người đàn bà trong đoạn 32.

[0541] – Có hương vị và chi tiết trong chương 50 nhan đề Azumaya (Mái đông) của Truyện Genji.

[0542] – Có nhiều thuyết nói về ai là người sẽ ngủ ngon. Bọn thị nữ? Bọn tùy tùng? Cô chủ và chàng trai?

[0543] – Không khí nồng nàn và ướt át đã hội đủ cho cuộc tái ngộ.

[0544] – Cách tả cảnh gà gáy sáng chịu ảnh hưởng chương 2 Hahakigi (Cây kim tước chi) trong Truyện Genji.

[0545] – Tình yêu vĩnh cửu với nàng, kỷ niệm một đêm hay cả hai?

[0546] – Quế là loại cây to, cao đến 20 hay 30 mét, chứng tỏ chàng nhìn theo rất lâu. Cành quế cũng thấy trong chương 11 Hanachiru sato (Làng hoa rụng) của Truyện Genji.

[0547] – Giống như thơ Sugawara no Michizane (845 – 903) lúc bị đi đày: Kimi ga sumu / yado no kozue wo / yuku yuku to / kakuturu made mo / kaeri mishi haya. Ngọn cây nhà em ở đâu. Bước đi một bước ngoái đầu ta trông. Kimi có hai nghĩa (vua hay người yêu). Chương 31 Makibashira (Cây trụ xinh) cũng có lời thơ với ý tương tự.

[0548] – Bạch Thị Văn Tập, bài Dữu Lâu Vọng Hiểu (Trên lầu của Dữu Tín ngắm trời sáng) có câu: Tử thành ẩn xứ do tàn tuyết. Bởi vì tử thành có nghĩa là phía bắc nên đúng với ý đoạn này. Phía bắc không có mặt trời nên có cái đẹp tịch mịch thê lương. Trong Truyện Genji, chương Wakana Jo (Rau Non, phần thượng) cũng có tả lại cảnh vợ chồng Genji – Murasaki no Ue nói chuyện với nhau và câu thơ trên được nhắc đến để nói lên tâm trạng của Genji lúc ấy. Có lẽ thời điểm vào giữa hoặc cuối tháng hai.

[0549] – Xe của quý tộc sử dụng, đi chậm chạp cho trang trọng.

[0550] – D. K. cho rằng từ kabushi katachi dùng ở đây còn là đề tài của nhiều tranh cãi. D. K. và C. G. đều dịch theo cái nghĩa Người đàn bà đầu nghiêng nghiêng về phía người đàn ông trông thật khả áihương thơm toát ra từ áo xống của nàng chứ không nói về cả hai người. Chúng tôi dịch theo ý của S. M.

[0551] – Quý tộc ngày xưa bất luận nam nữ hay xông hương áo xống.

[0552] – Đoạn này như một khung cảnh được miêu tả trong văn học vương triều, trình bày cái đẹp cao nhã trong cảnh lạnh lẽo thê lương, theo chủ trương thẩm mỹ của KenKo.

[0553] – Nhân vật chưa rõ là ai.

[0554] – Cao Dã Sơn, gần Kyoto, ngọn núi danh tiếng của Phật giáo Nhật Bản, có chùa Kongobuji (Kim Cương Phong Tự) của phái Shingon do đại sư Kuukai (Không Hải) thiết lập.

[0555] – Nguyên tác: phi tu phi học.

[0556] – Hy vọng KenKo chỉ có ý châm biếm chứ không thái độ thành thực kính trọng ông Shokuu lỗ mãng này như đối với cao tăng Honen trong đoạn 39. Tuy nhiên S. M. bảo ngược rằng không thiếu gì thuyết cho là KenKo thực bụng khen ông Shokuu (có lẽ thế, nếu dựa vào quan điểm thiên trọng nam giới của ông trong đoạn 107, N. N. T. ).

[0557] – Thiên hoàng đời thứ 90 (trị vì 1259 – 1274) tức là trước khi KenKo ra đời. Sau khi thoái vị làm thái thượng hoàng cho đến lúc mất (1305).

[0558] – Tiếng cuốc kêu báo mùa hè. Thời vương triều, khi nói mình nghe tiếng cuốc kêu đầu tiên (hatsune) trước cả mọi người là để tỏ ra tự đắc về mình.

[0559] – Ông Minamoto no (chi Horikawa) Tomomori này (1249 – 1316) cũng hóm hỉnh trả lời. Vì Iwa, hai âm đầu địa danh Iwakura còn có nghĩa là không nói (C. G. ). Dù sao, Iwakura còn là tên một vùng núi non thanh u, nơi ông có sơn trang, địa điểm thích hợp để nghe cuốc kêu (S. M. ).

[0560] – Có lẽ muốn nói về Kujo Motonori (Cửu Điều, Sư Giáo), làm nhiếp chính, quan bạch, mất năm 1320, thọ khoảng 45 tuổi. Có thuyết cho là Tadanori (Trung Giáo), cha ông ta.

[0561] – Hay An Hỉ Môn Viện, con gái nhà Fujiwara, tên là Yuushi (Hữu Tử), hoàng hậu của Thiên Hoàng Go – Horikawa. Mất năm 1286 lúc 80 tuổi. Bà vai chị của bà nội Motonori.

[0562] – Toin (Saionji) Saneo (Động Viện (Tây Viên Tự) Thực Hùng) làm Tả Đại Thần năm 1261, mất năm 12173). Yamanashi là tên phủ đệ.

[0563] – Tuy trong sách vở Nho, Phật, giá trị người đàn bà thường bị phủ nhận nhưng ôi chao, những dòng buộc tội đanh thép này của KenKo thật vượt quá sức tưởng tượng nên thấy hơi buồn cười. Tương phản rõ ràng với những đoạn khác mà ông đã rất tinh tế khi nói đến đàn bà và tình yêu. Ý kiến về phụ nữ trong đoạn này của ông sẽ được bổ túc với đoạn 190.

[0564] – Nguyên tác: nhất thốn quan âm. Sách Shohô genzô zuimonki (Chính pháp nhãn tàng tùy văn ký) có viết:

– Người học đạo, phải biết tiếc quang âm.

Hiền nhân Trung Quốc cũng từng nói:

– Nhất thốn quan âm, nhất thốn kim…

[0565] – Tạ Linh Vận là văn nhân (sinh 385 – mất 433) Trung Quốc đời Lục Triều, nổi tiếng về thơ sơn thủy. Sinh trong gia đình quý tộc họ Tạ triều Đông Tấn, tước Khang Lạc Công. Đông Tấn mất, làm thái thú Vĩnh Gia nhà Tống nhưng sau bất mãn, bỏ đi chu du. Môn hạ rất đông. Vì triều đình nghi ông có chí mưu phản nên bắt giết.

[0566] – Tạ Linh Vận có liên quan đến việc hiệu đính kinh Niết Bàn nhưng không nghe nói gì về kinh Pháp Hoa.

[0567] – Nguyên tác tư phong vân có thể vừa hiểu là có tham vọng chính trị vừa hiểu là thích rong chơi giữa thiên nhiên.

[0568] – Huệ Viễn (334 – 416), cao tăng thời Đông Tấn. Thủy tổ Tịnh Độ Tông Trung Quốc.

[0569] – Nhóm đồng đạo vài trăm người của tăng Huệ Viễn ở chùa Đông Lâm núi Lô Sơn, chuyên tu tập theo lối niệm Phật để được vãng sinh. Hai bên đông tây Phật đường có hồ sen trắng nên tên của nhóm là Bạch Liên Xã.

[0570] – Có lối dịch _bỏ việc đời để chuyên lo tu niệm.

Chúng tôi theo S. M., người đã dịch từ chỉ (ngừng lại), tu_ (dốc lòng) trong nguyên văn của KenKo theo lối bình giảng của tăng Mujuu (Vô Trú):

– chỉ ác tu thiện…thoát vòng sinh tử, gần với đạo của Bồ Tát._

[0571] – KenKo lại ca tụng những người lành nghề. Đây có lẽ là một đình sư chuyên môn trông coi việc làm vườn.

[0572] – Ví dụ câu nói trong Kinh Dịch, thiên Hệ Từ: Quân tử, an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong, trị nhi bất vong loạn, thị dĩ thân an nhi quốc gia khả bảo dã_ (Người quân tử lúc yên ổn không quên sự nguy hiểm (có thể xảy ra)_…

[0573] – Cầu làm bằng da hươu. Trò chơi của quý tộc. Do tám người đá trên một sân hình vuông có trồng bốn loại cây anh đào, liễu, phong, tùng.

[0574] – Sugoroku hay sugoroku, trò chơi truyền từ Trung Quốc vào Nhật đã lâu, có lẽ vào thời Nara (710 – 784). Chữ Hán viết là song lục nhưng không giống hẳn trò mang tên đó ngày nay. Trò này có hai người chơi, mỗi bên có 12 quân (6 x 2) bằng gỗ hay tre, bên đen bên trắng, sử dụng còn thò lò sáu mặt để tiến quân, chiếm được nhiều ô thì thắng.

[0575] – Nếu đoạn 109 nói về việc leo cây, Ken Ko chủ trương không nên lơi là vì thất bại thường đến lúc lơ đễnh, đoạn 110 này, ông đánh giá tính nhẫn nại như chìa khóa của thành công.

[0576] – Cờ vây (Igo) truyền từ Trung Quốc, bố trận bằng hai loại quân đen trắng trên một bàn vuông vức, mỗi bề 19 hàng nên có tất cả 361 ô. Vận dụng nhiều khả năng suy nghĩ chiến lược. Rất phổ biến ở Nhật từ thời Trung Cổ. Về Sugoroku, xem chú đoạn 110.

[0577] – Trong hai loại cờ, sugoroku đặc biệt bị xếp vào loại cờ bạc. Đúng thế, thời trung cổ, trò sugoroku dã trở thành một tệ đoan xã hội. Ngài Huyền Huệ trong sách Du Học Vãng Lai có viết: Song lục, bác dịch, tham dục chi giả, tất đạo nhân chi cơ dã. Kiên khả cấm chế giả dã. Ông coi việc chơi sugoroku là đầu mối của trộm cắp cần cấm đoán nghiêm ngặt.

[0578] – Các tội trọng theo quan điểm Phật Giáo. Tứ trọng: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ. Ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết a la hán (cao tăng), phá sự hòa hợp của các tăng, tổn thương đến Phật thân.

[0579] – Dòng liên tưởng của KenKo hơi khó hiểu vì ông vừa mới ca tụng lối suy nghĩ của một cao thủ Sugoroku là thâm thúy trong đoạn trên (110).

[0580] – Như khi gặp lúc tang tóc chẳng hạn.

[0581] – Tác giả muốn nói đến những tiết tháo, đạo nghĩa nhỏ nhen, chi ly.

[0582] – Câu thơ thuật hoài của Bạch Cư Dị, không hiểu KenKo kiếm ra từ đâu. Có tác phẩm đời sau tên là Chư Thượng Nhân Thiện Nhân Vịnh của sư Đạo (Yển) đời Minh, trong phần tiểu truyện Bạch Cư Dị có dẫn: Nhật mộ nhi đồ viễn. Ngô sinh dĩ sa đà (Đường xa, trời đã tối. Đời ta một lỡ làng). Lý Bạch có câu: Túc tích thanh vân chí. Sa đà bạch phát sinh. Thơ Trương Cửu Linh đời Đường xem sa đà là chẳng gặp thời (bất ngộ).

[0583] – Bây giờ, gọi là sơ lão phải đợi qua tuổi 60 hay 65. Thời trung cổ, tuổi sơ lão, sơ toán là 40 và cứ mỗi 10 năm, người ta lại làm lễ ăn mừng gọi là toán hạ. Do đó sách Luận Ngữ, thiên Vi Chính II mới có câu: Tứ thập nhi bất hoặc (Bốn mươi tuổi tâm không còn rối loạn, nghi ngờ). Trong Tsurezuregusa, xin xem thêm các đoạn 7 và 148 có liên quan đến tuổi 40.

[0584] – Các thuyết đều cho là Saionji Kinsuke (Tây Viên Tự, Công Tướng, 1223 – 1267), thuộc dòng quyền thần Fujiwara, làm quan nhất phẩm Thái Chính Đại Thần, bị thiên hạ cho là người thiếu nhân đức, không mấy ai thương. Điện Imadegawa đã được nhắc tới ở đoạn 50.

[0585] – Người coi việc chăn bò kéo xe phục vụ lâu năm cho gia đình Saionji, được sự tín cẩn của họ từ ông (Kintsune), cha (Saneuji) đến cháu (Kinsuke).

[0586] – Đời xưa, kẻ ngồi sau xe, nhất là ngược với chiều xe đi, có chức phận thấp chứ không giống như bây giờ.

[0587] – Có thuyết cho rằng chủ ý của KenKo trong đoạn này là, qua lời bình phẩm của đại thần Imadegawa, ca tụng sự chuyên nghiệp (professionalism) của Saiômaru.

[0588] – Không rõ là ai. Có thuyết cho là chức Nội Đại Thần Fujiwara Nobukiyo (Đằng Nguyên, Tín Thanh, 1159 – 1216) nhưng ông này sống trước Saimaru nên có lẽ nhân vật Uzumasa chỉ là con cháu ông này hay một người thuộc nhóm quý tộc Saionji như Kintsune hay Saneuji, ông và cha của Kinsuke.

[0589] – Ông nội của Kisuke là Kintsune đã tiến cử Saiomaru và hai người chăn bò lành nghề khác để phục vụ thiên hoàng GoSaga.

[0590] – Không rõ nghĩa nhưng đều có vẻ liên quan đến bò (ushi) cả. Gia đình Saionji này tỏ ra rất tha thiết với bò. Họ quý trọng xe bò, người chăn bò… đến nỗi đặt tên bò cho các nữ quan, có lẽ vì bò tượng trưng cho oai quyền của dòng họ mình?

[0591] – Không rõ địa danh này nằm ở đâu, nhiều thuyết cho là thuộc tỉnh Kawasaki, gần Yokohama bây giờ. Tuy nhiên theo nhà dân tộc học Yanagita Kunio, địa danh mang tên Shukugawara có rất nhiều vì nó có nghĩa là bãi sông để ở tạm, nơi những kẻ không nhà không cửa đơn sơ chất phác tụ tập và sinh hoạt. Họ như các Homeless hay SDF (Sans Domicile Fixe) bây giờ.

[0592] – Một loại người ẩn dật, thường để tóc dài, mang đao xách gậy, quần áo sơ sài, đội mũ trùm kín mặt và thổi sáo làm bằng ống tre to, đi vân du và khất thực.

[0593] – Lối niệm Phật gồm chín cấp bậc (cửu phẩm) từ thượng phẩm thượng sinh cho đến hạ phẩm hạ sinh. Người tu hành có thể chọn bậc nào phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình mà làm theo.

[0594] – Không rõ ý nghĩa chính xác của các danh từ này. Âm Hán chép lần lượt Boronnji (Phạm Luận Tự hay Phạm Luận Sư), Bonji (Phạm Tự hay Phạm Chí), Kanji (Hán Tự). Phạm có nghĩa là thành tĩnh nên những gì liên quan đến nhà Phật thường có chữ Phạm đi trước. Có thể hiểu bọn họ là người _tu theo đạo Phật.

Riêng từ Hán trong Hán Tự thì hoàn toàn không hiểu muốn nói gì.

[0595] – Những tăng lữ này chỉ là bần dân không nhà không cửa, nào có phải là samurai, thế mà cũng có kiếp sống thực hào hùng. Họ đã làm xúc động sâu xa KenKo, một kẻ cũng lánh đời như họ.

[0596] – KenKo không hề có pháp danh. KenKo chỉ là cách đọc theo âm Hán tên cúng cơm Kaneyoshi của ông thôi. Cũng như trường hợp Chomei (theo tên thật Naga. akira). Đoạn này chứng tỏ ông là người nặng tinh thần phục cổ.

[0597] – Có lẽ phân biệt theo Luận Ngữ, chương Quí Thị 16: Khổng Tử viết: Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích nhĩ. Tiện tích hữu, thiện nhu hữu, tiện nịnh, tổn hữu hĩ (Có ba loại bạn bè có ích cho ta, ba loại bạn bè gây thiệt hại cho ta. Loại bạn có ích: bạn ngay thẳng, bạn khoan dung, bạn thông hiểu. Loại bạn có hại: bạn khoe khoang, bạn nhu nhược, bạn ton hót).

[0598] – Họ không cùng giai cấp, làm cho ta bị khớp, đối xử không thoải mái. Giống như tâm sự của Chomei thấy mình lép vế trước kẻ phú quý giàu sang (xem đoạn 7 của Cảm Nghĩ Trong Am).

[0599] – Họ còn bồng bột và dễ dao động (xem ý kiến về người trẻ trong đoạn 172).

[0600] – Cho nên không biết thông cảm cảnh khổ của người bệnh tật.

[0601] – Xem lại đoạn 80 để hiểu KenKo nghĩ gì về họ.

[0602] – Bi quan hơn cả Khổng Tử. Bạn xấu có đến bảy, tốt chỉ có ba.

[0603] – Thường được dịch là canh. S. M. đặt nghi vấn có phải là một loại cá chép chưng (koikoku) với tương đậu nành đỏ? Xin lưu ý koi (carp, cá chép) khác với tai (sea bream, cá điêu, cá hồng hay cá mè). Loại sau này hiện nay được dùng vào việc lễ lạc và nấu nướng nhiều hơn.

[0604] – Về nghệ thuật nấu cá chép, xem thêm đoạn 231.

[0605] – Đó là một ngoại lệ. Thông thường, không có quyền đem con thịt hay vật đã chết đến trước mặt thiên hoàng vì nó sẽ làm ô uế.

[0606] – Sách Godansho (Giang Đàm Sao) tức tác phẩm của học giả cũng là quan Dainagon nhị phẩm Oe no Masafusa (Đại Giang, Khuông Phòng, 1041 – 1111) có thuật lại: Ba ngày tết, thiên hoàng (thời đó) phải ăn ba thứ thịt trĩ, lợn lòi và hươu, như vị thuốc, để cứng chân răng (trường thọ).

[0607] – Vật dụng của hoàng hậu, thường làm bằng gỗ ngô đồng và sơn màu đen. Về sau, từ đời Muromachi trở đi, trong các của hồi môn của các cô về nhà chồng cũng có loại đồ đạc như thế này.

[0608] – Nơi nấu nước, có nghĩa là nhà bếp cho thiên hoàng, ở bên cạnh chỗ ở của hoàng hậu.

[0609] – Thái Chính Đại Thần Kitayama, còn xuất hiện trong đoạn 231 sau này. Tức là Tể Tướng Fujiwara (Saionji) Sanekane (Tây Viên Tự, Thực Khiêm), người có tiếng thành thực, chu đáo.

[0610] – Muốn nói đến bà hoàng hậu Kishi (Hỷ Tử) của Thiên Hoàng Go – Daigo, được sắc phong năm 1319. Bà là con gái ngài Kitayama. Ông lo lắng chỉ bảo cho cô con gái cả khi bà đã lên ngôi hoàng hậu.

[0611] – Cá ngon, vị ngọt đậm nhưng hơi tanh. Ăn sống phải kèm với gừng, hành, hay nướng cháy cạnh. Có thể vì có mùi tanh nên có thời bị ghét bỏ chăng?

[0612] – Đoạn này có giá trị về dân tộc học. Cá Katsuo về sau đã trở thành món ăn được người Nhật yêu chuộng. Sách Honcho Shokkan (Bản Triều Thục Giám) viết bằng Hán văn ra đời vào thời cận đại đã cho thấy người Nhật kẻ sang người hèn ai cũng thích ăn cá ngừ (chữ Hán đọc là Kiên) và hầu như ăn mỗi ngày (Kiên, bản bang nhật dụng chi vật. Thượng tự triều đường chí hạ điền xá, nhất nhật bất khả hữu vô yên).

[0613] – KenKo tỏ ra ngoan cố trong việc bảo thủ ý kiến về tập tục ăn uống mà chỉ có các cụ cố lão ở Kamakura là còn biểu đồng tình.

[0614] – Thời này, mậu dịch Nhật Tống phát triển rất mạnh và người Nhật đua đòi hay những của lạ phù phiếm đến từ đại lục. Thái độ đó làm cho KenKo khó chịu.

[0615]kinh Thư, thiên Lữ Ngao: Bất bảo viễn vật, tắc viễn nhân cách (Không chuộng vật ở xa để hòng chiếm đoạt nó thì sẽ làm cho người địa phương khỏi phải lo sợ). Ý nói đừng thích có vật ở xa.

[0616] – Lão Tử Đạo Đức Kinh, thiên Bất Thượng Hiền: Bất quí nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo (Nếu người cai trị chỉ thích đồ chẳng ai thèm thì sẽ khiến cho dân chúng không muốn trộm cắp).

[0617] – Theo Meigetsuki (Minh Nguyệt Ký) của thi hào Fujiwara no Teika, thời này, nhiều giống thú lạ được đưa vào từ nhà Tống và người Nhật đổ xô mà nuôi. KenKo tỏ ra có ác cảm với hành động đua đòi của họ.

[0618] – Qua văn thơ, người như Phan Nhạc hay Tô Đông Pha đều thích tự do ngao du ngoài đồng nội, giữa trời xanh.

[0619]kiệt, bạo chúa nhà Hạ, còn Trụ, bạo chúa nhà Ân. Hai ông vua cuối cùng, mất ngôi vì quá bạo ngược.

[0620] – Văn nhân đời Đông Tấn Vương Vi Chi (? – 388?), tự Tử Do. Ông là con trai thứ năm thư thánh Vương Hy Chi, người viết thiếp Lan Đình. Trước làm quan chức Hoàng Môn Thị Lang sau về ẩn cư trong núi Cối Kê. Chữ cũng đẹp, nổi tiếng yêu trúc. Trong phần Hán thi của Wakan Ryoei – shuu có câu vịnh trúc: Nguyễn Tịch tiêu trường nhân bộ nguyệt. Tử Do khan xứ, điểu thê yên. (Nơi Nguyễn Tịch huýt sáo, người đi bộ cùng trăng. Chỗ Tử Do ngắm cảnh, chim ngủ trong đám khói).

[0621]kinh Thư, thiên Lữ Ngao: Trân cầm, kỳ thú, bất dục vu quốc. Ý nói không nên nuôi những thú lạ không có ích cho cuộc sống hằng ngày trong nước.

[0622] – Đại Học: Sự thân giả, diệc bất khả bất tri y. (Phụng sự cha mẹ, không thể thiếu kiến thức y khoa).

[0623] – Lục nghệ: Lễ (nghi thức), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (viết chữ), số (toán học).

[0624] – Sách Đế Phạm, chương Vụ Nông: Phù, thực vi nhân thiên. Nông vi chính bản. Kokin chômonjuu (Cổ Kim Trứ Văn Tập) cũng viết: Thực giả, nhân chi bản dã. Ý nói việc ăn là cái chính, cái gốc của mạng sống con người.

[0625] – Luận Ngữ, chép lời Tử Cống trả lời viên Thái Tể: Thái Tể tri ngã hồ. Ngô thiếu dã tiện, cố đa năng, bỉ sự. (Quan Thái Tể có biết ta thuở nhỏ vì nghèo hèn, sinh ra biết lắm nghề, chuyện đáng thẹn).

[0626] – KenKo thương tiếc cho chính trị văn chính đã nhường bước cho chính trị vũ biền trong một thời đại can qua.

[0627] – KenKo luôn luôn bị ám ảnh về vấn đề sức khỏe.

[0628]kinh Niết Bàn có dẫn ra bốn cái ái trước (khó gạt bỏ) của người xuất gia là y phục, ẩm thực, ngọa cụ và y dược.

[0629] – Thị Pháp Pháp Sư, một nhà thơ ẩn dật, đàn anh của KenKo trong trường phái thơ Nijo và là người cùng thời với ông. Tên tuổi, ngày sinh ngày mất không ai biết. Chỉ nghe nói ông sống khỏe mạnh hơn 80 tuổi và không làm hỗ danh Tịnh Độ Tông vì là nhà tu hành rất có nhân cách và tinh thông Hòa Hán.

[0630] – Về chữ kara no inu (con chó bên Tàu đem qua) này có nhiều thuyết hiểu khác nhau, đều nói về hình dáng của nhà sư. Nếu hiểu nghĩa komainu nghĩa là con chó đá đang đùa trái châu, được đặt trước đền thần và hoàng cung, thì hẳn là dữ tợn, hung bạo như sư tử vì để trừ tà.

[0631] – Có thể đây là câu chuyện khôi hài, phê bình một người ăn nói vô duyên và thiếu lý luận.

[0632] – Nên đọc đoạn này cùng với đoạn 155 nói về thời vận.

[0633] – Đoạn ngắn nhất trong sách nhưng lời nói thâm thúy vì có thể áp dụng vào cả chuyện nhỏ lẫn quốc gia đại sự. Phải chăng cũng có những sự sửa đổi chỉ vì muốn sửa đổi cho thỏa lòng tự ái?

[0634] – Tức Tsuchimikado Masafusa (Thổ Ngự Môn, Nhã Phòng, 1262 – 1302), dòng dõi quý tộc Minamoto, con trai trưởng của Thái Chính Đại Thần Sadasane (Định Thực).

[0635] – Chưa xác định được là vị nào. Thời Masafusa giữ chức Dainagon (1295 – 1301) có lần lượt các vị thái thượng hoàng Kameyama, Go – da, Fushimi, Go – Fushimi.

[0636] – Thời Kamakura chỉ có con nhà đại quý tộc như các họ Saionji, Koga, Sanjo, Ôimikado, Kazan… mới được bổ vào chức này.

[0637] – Nếu thái thượng hoàng cho điều tra hư thực rồi mới có thái độ thì đáng tôn kính hơn (N. N. T. ).

[0638]kinh Phật có chữ _súc sinh tàn hại chi bi.

Súc sinh là cầm thú, côn trùng… có tất cả 34 ức loài.

[0639] – Nguyên văn: hữu tình (các loài động vật).

[0640] – Đoạn này cùng một chủ đề với đoạn 121 nói về việc nuôi gia súc.

[0641] – Người đời cuối đời Xuân Thu bên Trung Quốc, tự là Tử Uyên, đệ tử số một của Khổng Tử, nổi tiếng là hiền _một đời ở trong ngõ hẻm, giỏ cơm bầu nước, vui đạo quên nghèo.

Chết năm 483 TCN, lúc mới có 32 tuổi.

[0642] – Luận Ngữ, Công Trị Trường 5: Tử viết: Cái các ngôn nhĩ chí?Nhan Hồi viết: Nguyện vô phạt thiện, vô thí lao. Giáo sư Yoshikawa Kojiro giải thích về thí lao là không làm cho khốn đốn, nhọc lòng.

[0643] – Luận Ngữ, Tử Can 9: Tam quân khả đoạt sư dã. Thất phu bất khả đoạt chí dã. Ý nói cái chí của kẻ hèn kém khó đoạt hơn việc đánh tan đoàn quân lớn. Ở đây KenKo dùng lệch điểm này qua một bên (không nên tước đoạt cái chí của kẻ thất phu).

[0644] – Văn Tuyển, quyển 27 đoạn 21 nói về Dưỡng Sinh Huấn của Kê Khang: Phù phục dược cầu hãn, hoặc hữu phất đắc. Nhi khôi? tình nhất tập, hoán nhiên lưu ly.

[0645] – Có tên khác là Lăng Vân Đài (có chỗ chép Lăng Tiêu), ngôi lầu cao khoảng 70m do Ngụy Văn Đế Tào Phi cho xây dựng. Sách Thế Thuyết Tân Ngữ, truyện 21 trong mục nói về Xảo Nghệ (nghề khéo) kể lại rằng ngày hoàn thành, Ngụy Minh Đế hạ lệnh dòng gây cho Vi Đản leo lên viết chữ trên hoành phi. Ông này sợ chỗ cao quá nên lúc xuống bạc trắng cả tóc.

[0646] – Hậu Hán Thư, chương Huệ Ban nữ giới (Lời răn đàn bà của Huệ Ban): Khiêm nhượng cung kính, tiên nhân hậu kỷ. Ý nói nhường nhịn người khác, hy sinh lợi ích cá nhân.

[0647] – Lễ Ký, Khúc Lễ Thượng: Bần giả bất dĩ hóa tài vi lễ. Lão giả bất dĩ cân lực vi lễ. Kẻ nghèo không biết có tiền của hay không mà cứ muốn đem của tặng người, người già đâu có sức vóc mà muốn giúp sức cho người. Đó là lễ nghi do lòng hư vinh. KenKo bỏ chữ bất trong câu nói để châm biếm thói đời ở Nhật lúc đó.

[0648] – Toba Tsukaimichi, tên con đường chạy suốt từ cửa Rajomon (La Thành Môn, ta hay đọc là Rashomon hay La Sinh Môn) cho đến điện Toba trong thành phố Kyoto thời xưa. Tuy nhiên lúc đó điện chưa có mà chỉ có đại lộ Toba.

[0649] – Tên một ly cung của thiên hoàng ở phía Nam kinh thành.

[0650] – Hoàng tử Shigeaki (Trọng Minh, 906 – 954), con trai thứ 4 Thiên Hoàng Daigo, thượng thư bộ Lễ nên gọi là Lý (Lễ) Bộ Vương. Nhật ký ông viết (Juuki, Trọng Ký) đã thất lạc gần hết nên xuất xứ câu chuyện nói trên không kiểm chứng được.

[0651] – Hoàng tử Motoyoshi (Nguyên Lương, 890 – 943), con cả của Thiên Hoàng Yozei (Dương Thành), thượng thư bộ Binh, nổi tiếng háo sắc.

[0652] – KenKo muốn đính chính một sự hiểu lầm về cách đặt tên đường cho một đại lộ mới xây xong lúc đó. Thế nhưng chuyện ấy ông cũng chỉ nghe nói và luận cứ có hơi trẻ con.

[0653] – Tư tưởng Trung Quốc: Thiên địa sinh khí thủy ư đông phương. Sách Lễ Ký, thiên Ngọc Tảo cũng viết: Quân tử cư hằng đương hộ. Tẩm hằng đông thủ. (Người quân tử thường ngồi nhìn ra cửa, ngủ thường gối đầu hướng đông).

[0654] – Luận Ngữ, chương Hương Đảng: Tật, quân thị chi. Đông thủ, gia triều phục, đà thân (Khổng Tử ốm, vua đến thăm ông. Thấy nằm gối đầu về hướng đông, mặc triều phục, mang đai, bái yết vua).

[0655] – Đức Phật lúc nhập diệt tương truyền gố đầu về hướng bắc và mặt nhìn về hướng tây (Tây Phương). Tuy nhiên có thuyết cho rằng Thái Thượng Hoàng Shirakawa gối đầu hướng bắc là để cư tang người vợ yêu của ông, hoàng hậu Kenshi (Hiền Tử). Về trường hợp Thái Thường Hoàng Toba, không thấy nói gì.

[0656] – Tôn miếu của hoàng gia Nhật Bản, nằm ở thành phố Ise, tỉnh Mie, miền trung nước Nhật.

[0657] – Risshi (Giới Luật), chức thứ ba trong hàng giáo phẩm sau Shojo (Tăng Chính) và Soyu (Tăng Đô).

[0658] – Chùa Seiganji (Thanh Nhàn Tự) phía đông Kyoto, nơi giữ hài cốt Thái Thượng Hoàng Takakura (Cao Thương, 1161 – 1181), cha của Thiên Hoàng xấu số Antoku(An Đức, 1178 – 85).

[0659] – Xin đọc chung với các đoạn 113, 131, cùng khai triển chủ đề này.

[0660] – Tức Fujiwara no Sukesue (Đằng Nguyên, Tư Quý, 1207 – 1289). Tinh thông Hòa Hán, có 37 bài thơ waka được tuyển vào các tập soạn theo sắc chiếu.

[0661] – Nakain Tomouji (Trung Viện, Cụ Thị, 12320 – 1275) quan tham nghị, trung tướng trong đội ngự lâm quân. Có 17 bài thơ được đem vào các tuyển tập.

[0662] – Ám chỉ thiên hoàng Kameyama hay Go Saga.

[0663] – Ý nghĩa của câu này đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Có thể chỉ là một chuỗi âm vô nghĩa đẻ bắt nọn con người tự phụ kia mà hình ảnh một phần đã được thấy qua các đoạn trước (tự cảm thấy hổ thẹn về mình, đoạn 134) (ông già chen vào giữa đám trẻ và đem chuyện làm quà để chúng cho nhập bọn, đoạn 113), tóc đã bạc màu mà lại đua đòi với bọn trai tráng, đoạn 134).

[0664] – Tên thật là Wake Matsushige (Hòa Khí, Đốc Thành) một nhân vật có thực nhưng không rõ năm sinh năm mất, hoạt động y dược trong khoảng 1293 – 1312.

[0665] – Thái thượng hoàng Gouda (có thuyết là Hanazono).

[0666] – Chữ _diêm_塩là muối vốn có hai cách viết. Nếu theo Thiều Chửu (T. C. ) thì ông Matsushige sai hoàn toàn vì cả hai chữ đều nằm trong mục bộ mãnh 皿 (xem từ điển T. C. trang 424) chứ không phải bộ _thổ_土. Tuy nhiên S. M. trách nội đại thần Rokujo chơi ác khi hỏi về một chữ Hán có hai cách viết và cho rằng chưa chắc việc ông ta, cử tọa và cả KenKo cười ông thầy thuốc này đã thỏa đáng vì có người như học giả Yamada Toshio (Chữ Diêm thuộc bộ nào? tạp chí Kokubungaku số tháng 9/1966) chủ trương việc cả hai tự dạng của chữ diêm thuộc về bộ nào vẫn còn chưa thống nhất, chưa biết chữ diêm nào xưa hơn chữ diêm nào và chữ diêm nào mới được dùng trong sách thuốc.

[0667] – Đây là đoạn dài nhất và quan trọng nhất trong tập để hiểu KenKo. Cũng trong đoạn này, ông có dụng công ra sức thuyết phục người đọc cho quan điểm thẩm mỹ vì vô thường nên mới đẹp.

[0668] – Hoa (anh đào) tượng trưng cho mùa xuân và trăng (rằm) tượng trưng cho mùa thu, hai cảnh sắc thiên nhiên đẹp hơn cả theo mỹ quan Nhật Bản.

[0669] – Thơ vịnh Đối vũ luyến nguyệt Trước cảnh mưa thương nhớ vầng trăng có rất nhiều trong Hán thi Nhật Bản. Đặc biệt với Minamoto no Shitagô (Nguyên, Thuận, 911 – 983): Vân trù, thướng vọng thanh quang thấu. Thủy ám nan vong tố ảnh sinh. Dương Quý Phi qui Đường đế tứ. Lý Phu Nhân khứ Hàn hoàng tình. (Mây dày, vẫn đợi xuyên tia sáng. Nước bủa, đâu quên dáng đẹp xinh. Như thể Minh Hoàng cùng Hán Vũ. Lý, Dương khuất bóng chẳng quên tình. (Chép trong Raijuu Kuraishi tức Loại Tụ Cú Đề Thi, một tập thơ theo chủ đề, cũng được ghi lại trong Wakan Ryoei – shuu tức Hòa Hán Lãng Vịnh Tập, phần thơ thu).

[0670] – Bà Fujiwara Yoruka Ason, gọi tắt là Yoruka (Nhân Hương) trên giường bệnh ngắm hoa cắm trong bình mà tưởng tượng đến bước thời gian vô tình: Tarekomete / Haru no yuku e wo / Shiranu mata / Machishi sakura mo / Utsuri keri (Buông rèm và rủ trướng. Đâu hay mùa xuân qua. Anh đào ta mãi đợi. Cũng tàn một đời hoa).

[0671] – Cựu thiên hoàng Sutoku (Sùng Đức, 1119 – 64) có câu: Chôseki ni / Hana matsu hodo wa/ Ômoi ne no / yume no naka ni zo / Sakihajime keru (Sáng chiều cứ đợi hoa. Ngủ rồi vẫn mong nhớ. Đêm đến, trong mộng mình. Hoa kia bắt đầu nở. (trong Senzai – shuu Thiên Tài Tập, phần thơ xuân). Bài này giúp ta hiểu tâm tình rạo rực của người đợi chờ hoa nở.

[0672] – Tăng Ryozen (Lương Tiêm) có câu: Tazune tsuru / Hana mo wa ga mi mo / Otoroete / Nochi no haru to mo / Ekoso chigiranu (Cành hoa, ta đi thăm. Như thân ta, đều tàn. Năm sau nào dám hẹn. Cùng đón ánh xuân quang) (Trong tập Shin Kokin Tân Cổ Kim, phần thơ xuân) cho ta hiểu tại sao người ta thương hoa tàn.

[0673] – Tăng Saigyo (Tây Hành) có câu: Hana chira de / Tsuki wa kumoranu / Yo nariseba / Mono wo omowanu / Wa ga miramashi. (Nếu hoa chẳng hề tàn. Trăng không mây u ám. Làm người ở trên đời. Còn gì để thương cảm) (Trong Sanka – shuu tức Sơn gia tập, phần thượng).

[0674] – Khởi đầu bằng hoa thật nguyệt thực, KenKo bước qua chuyện hoa nguyệt giữa nam nữ.

[0675] – Trong Bạch Thị Văn Tập, Bạch Cư Dị trong đêm trực ban có thơ nhớ bạn là Nguyên Chẩn: Tam ngũ dạ trung tân nguyệt sắc. Nhị thiên lý ngoại cố nhân tâm (Đêm mười lăm tỏ màu trăng mới. Vạn dặm đường xa dạ cố nhân). Tam ngũ dạ là đêm 15 (3 x 5), thường chỉ rằm tháng tám.

[0676] – Đây là con trăng hạ huyền của đêm 27 hay 28, một mảnh trăng liềm gần sáng mới hiện ra.

[0677] – Sau anh đào mùa xuân và trăng rằm mùa thu, KenKo tả cảnh tịch liêu của trăng cuối thu và mưa rào đầu đông trong núi sâu.

[0678] – Xem lại đoạn 79 để hiểu về anh chàng nhà quê này.

[0679] – Cảnh mùa hè và mùa đông. Như thế đủ bốn mùa.

[0680] – Lễ hội quan trọng vào tháng tư, có đám rước diễn hành.

[0681] – Đã nói đến ở đoạn 50. Rạp gỗ có chỗ ngồi dựng lên bên đường để xem đám rước.

[0682] – Xem đoạn 111.

[0683] – Con nhà lương gia tử đệ chứ không phải kẻ hầu người hạ.

[0684] – Nguyên văn Aoi (hollyhock, rose mallow) được dịch ra là đường quì, thực quỳ hay cẩm quỳ. Lá to, mặt trước xanh nhạt, mặt sau tím nhạt. Tượng trưng cho mùa hè. Việc giắt lá Aoi trên quần áo, rèm khán đài, xe bò là một tập tục trong ngày hội Kamo.

[0685] – Đây là xe của những người quyền quý đi xem hội. Trong Truyện Genji, công nương Aoi no Ue, vợ của Genji đi trễ nên xảy ra vụ tranh xe với công nương Rokujo.

[0686] – Hội tàn mới thấy cảnh đời phù du, là cái đáng xem như lúc hoa tàn, trăng bị mưa che.

[0687] – Sách Dã Chùy có nói về khắc lậu tức là vật dùng để đo thời giờ. Bài tựa sách Phạm Cương Kinh Bồ Tát Giới cũng thấy chép: Thủy lậu tuy vi doanh đại khí (Nước tuy nhỏ giọt nhưng có thể tràn vật chứa lớn). Sách Dã Chùy gồm 10 quyển (có nơi in thành 14 quyển) do nhà nho đầu đời Edo tên là Hayashi Razan (Lâm, La Sơn, 1583 – 1657) soạn năm 1601.

[0688] – Tức là Funa Okayama, gần Kyoto, cũng là nơi tống táng như cánh đồng Toribe (đã thấy ở đoạn 7).

[0689] – Tên một trò chơi mang cái tên lạ lùng là phân phối tài sản cho con ghẻ, trong đó 15 quân tượng trưng cho con vợ trước và 15 con cho con vợ sau, cũng được chơi ở Âu Châu dưới cái tên Josephus. Trò này dựa vào quân cờ sugoroku. Người khéo phân bố quân cờ lấy được quân chót thì thắng.

[0690] – Có vẻ như muốn phản đối luận điệu thiên trọng người lánh đời của Kamo no Chômei trong Hojoki. Xin xem tiếp đoạn 155 để hiểu thêm một góc cạnh khác về tư tưởng vô thường của KenKo.

[0691] – Người Nhật có thành ngữ matsuri no ato (sau ngày hội) để chỉ việc lỡ làng, không đúng thời điểm.

[0692] – Cũng là hoa văn biểu tượng cho hội Kamo cho nên hội này còn được gọi là Hội Hoa Quì (Aoi Matsuri).

[0693] – Suô no Naishi (Chu Phường Nội Thị), một nữ quan và là thi nhân cung đình, không rõ năm sinh năm mất. Con gái quan trấn thủ vùng Suô là Taira no Mannaka. Bà là người tài hoa, có nhiều thơ được đưa vào các tuyển tập. Đã thờ 4 đời thiên hoàng. Người cùng ngắm có lẽ là một bạn gái cùng giúp việc trong cung.

[0694] – Để ý phương pháp tu từ làm cho câu thơ có thêm một nghĩa bóng: Chia ly không biết ngày nào thấy lại nhau. Misu (tấm rèm) giống như mizu (chẳng thấy), aoi (lá quì) gần với auhi (ngày gặp gỡ) và kare (héo) viết theo tự dạng khác có nghĩa là chia ly.

[0695] – Liên quan đến một người tên Fujiwara no Sanekata (Đằng Nguyên, Thực Phương) khi ông gửi thư cho người yêu đang xa cách. Chữ aoi (quì)và auhi (ngày gặp gỡ) là một dụng công đặc biệt của tác giả trong trường hợp này.

[0696] – Một quyển sách mà KenKo thích đọc và ông đã nhắc đến nó ở đoạn 19, nhưng hình như là sách ngụy tạo. Truyện nói về lòng nhớ nhung của nữ sĩ Izumi Shikibu với một người tình của bà, đại tướng Ono.

[0697] – Đãy hương nho nhỏ bằng gấm tên là kusudama (dược ngọc) để giữ chỗ ngủ cho thanh khiết, chứa các loại hương thơm như xạ hươu, đinh hương và trầm hương. Xương bồ, ngải cứu hay cúc dùng để trang trí. Có tua bằng chỉ ngũ sắc. Tục lệ truyền từ Trung Quốc, người thời Heian hay dùng làm quà tặng.

[0698] – Tức bà Fujiwara Kenshin, con của quyền thần Michinaga và là vợ Thiên Hoàng Sanjo. Lúc vãn niên về sống ở điện Biwa (Tỳ Bà Viện). Chết năm 34 tuổi (1027).

[0699] – Gọi là bà Ben no Menoto, vú em công chúa Yomeimon, con gái của Thiên Hoàng Sanjo và bà Kenshi (Biwa). Đây là hai câu cuối (7/7). Bài thơ này được đang trong Sen Zaishuu (Thiên Tài Tập, 1188) gồm 3 câu đầu như sau: Ayame – gusa / Namida no tama ni / Nukikaete (Những giọt nước mắt ngọc. Đẫm ướt hoa xương bồ).

[0700] – Đã đến mùa hoa cúc mà người ta vẫn còn treo cành xương bồ khô héo vì chủ nhân đã vĩnh viễn ra đi. Chữ ne (rễ cây, ám chỉ cành xương bồ) khi viết dưới tự dạng khác có nghĩa tiếng khóc.

[0701] – Tức con gái của nhà văn học Oe (Gô) no Masahira (Đại Giang, Khuông Hành) và bà Akazome – emon (Xích Nhiễm Vệ Môn), một thi hào thơ waka. Từng hầu hạ công chúa Yomeimon.

[0702] – Đây chỉ là các câu 2 và 3 (7 / 5). Nguyên văn gồm 5 câu: Tamanuki shi / Ayame no kusa wa/ Arinagara / Yodono wa naren / Mono to ya wa mishi (Xương bồ một nhánh cỏ. Vẫn treo cùng đãy hương. Cung khuya giờ vắng lạnh. Nào thấy bóng nương nương). Chữ Yodono (cung khuya yo+tono) còn có nghĩa thư hai là cánh đồng Yodono (Yodo+no), nơi có nhiều hoa xương bồ.

[0703] – Vùng Yoshino là nơi nổi tiếng có nhiều anh đào đẹp. Anh đào ở núi Yoshino và lá phong đỏ trên dòng sông Tatsuta là ước lệ trong văn chương Nhật Bản.

[0704] – Cây hoa anh đào rừng trồng bên trái cửa điện Shishin (Tử Thần (Thìn)) trong hoàng cung. Gọi là Sakon (Tả Cận) vì là chỗ các quan võ của phủ Sakon đứng chầu. Bên hữu có trồng một cây quýt (tachibana).

[0705] – Quan điểm thẫm mỹ của KenKo hơi khác thường vì ai cũng nghĩ anh đào kép là một loại hoa đẹp. Có lẽ vì sặc sỡ và um tùm như người con gái chưng diện quá mức nên không lọt được vào mắt ông chăng?

[0706] – Tên kính xưng đại thi hào Fujiwara no Teika (Đằng Nguyên Định Gia, 1162 – 1241). Kyogoku (Kinh Cực) là tên khu vực trong thành phố Kyoto nơi ông có phủ đệ. Câu nói trên thấy trong tác phẩm Meigetsuki (Minh Nguyệt Ký) của ông ta.

[0707] – Đọt phong non được xem như tượng trưng cho tuổi trẻ. Từng thấy trong Truyện Genji và Ghi Nhanh Bên Gối.

[0708] – Phần nhiều là những giống thực vật ôn đới và đặc biệt ở Nhật nên tên dịch có thể thiếu chính xác vì không có tiếng tương đương.

[0709] – Tên viết kiểu Trung Quốc gọi hồng là tường vi, chuối là ba tiêu…Những tên khác như kiết cánh, tử uyển, long đởm thì càng khó hiểu hơn nhưng vẫn thấy trong đoạn này và KenKo tỏ ra không ý thức là chính mình cũng đã dùng nó.

[0710] – Đoạn này cùng một chủ đề với các đoạn 18, 38 và 98.

[0711] – Ngài Gyoren (Nghiêu Liên) không hiểu là ai. Còn viện Hiden (Bi Điền Viện) là một cơ sở trước của nhà nước trong thành phố Kyoto, lo việc chẩn tế cho bệnh nhân, cô nhi và người ăn xin. Được thành lập khoảng năm 1308, sau bị phế bỏ, thành chùa Daionji (Đại Ứng Tự).

[0712] – Ca tụng cái đức thanh bần. Cùng chung dòng liên tưởng với các đoạn 18, 38 và 98.

[0713] – Nguyên văn hitokoto (nhất ngôn). Luận Ngữ, thiên Tử Trương đoạn 19: Quân tử nhất ngôn dĩ vi trí, nhất ngôn dĩ vi bất trí (Người quân tử chỉ cần nói một lời thôi đủ hiểu là kẻ trí hay bất trí).

[0714] – Thường là để chỉ các võ sĩ miền Đông vốn dũng mãnh, hoang dã (araemishi).

[0715] – Chính miệng KenKo đã khuyên (xem đoạn 6) mọi người đừng có con và trên thực tế, ông chẳng có con cái. Có thể ông mâu thuẫn với chính mình hay chỉ muốn không có con vì sợ con cái không ra gì mà thôi.

[0716] – Không khác gì những câu Sinh con mới biết lòng cha mẹ hay Nước mắt chảy xuôi của người Việt Nam.

[0717] – Sách Mạnh Tử, chương Lương Huệ Vương, phần thượng: Vô hằng sản nhi hữu hằng tâm giả, tiến sĩ vi năng. Nhược dân tắc vô hằng sản, nhân vô hằng tâm. Câu sau ý nói _Nếu dân không an định trong cuộc sống vật chất thì cuộc sống tinh thần cũng không an định. _Cũng thấy ý này trong chương Đằng Văn Công, phần thượng.

[0718] – Sách Khổng Tử Gia Ngữ, thiên Nhan Hồi: Điểu cùng tắc trác. Thú cùng tắc quắc. Nhân cùng tắc trá. Mã cùng tất dật (Chim hết đường thì mổ, thú hết đường thì vồ, người hết đường thì dối. Ngựa hết đường thì sổng). Sách Luận Ngữ, chương Vệ Linh Công, đoạn 15: Tiểu nhân cùng, tư lạm hĩ (Tiểu nhân hết đường, quá đà ngay). Cả hai từng được dẫn từ sách Dã Chùy.

[0719] – Trong đoạn này, KenKo tỏ ra chấp nhận trọn goi lý luận của Mạnh Tử.

[0720] – Thời trung cổ đầy dẫy những ký sự mô tả cảnh lâm chung với lời tán tụng là kẻ sắp chết có những dị tướng báo trước sẽ được vãng sanh về miền cực lạc. Có thấy cả trong Nihon Ojo Gokurakuki (Nhật Bản Vãng Sinh Cực Lạc Ký) của Yoshishige no Yasutane (Khánh Từ Bảo Dận, ? – 1002). KenKo muốn đả kích việc thói tục cho phép một đệ tam nhân can dự vào giây phút trọng đại là lúc lâm chung của một con người.

[0721] – Câu này tối nghĩa. Có nhiều cách dịch: 1) Không biết người khác đánh giá hành động lúc lâm chung của các vị ấy thế nào. 2) Các vị ấy không biết có gì sẽ xảy đến cho mình lúc lâm chung. 3) Các vị tài giỏi như thế cũng không biết con người lúc lâm chung sẽ làm những gì.

[0722] – Danh tăng Myoe (Minh Huệ), húy Koben (Cao Biện) là một nhà sư có nhiều hành tung độc đáo. Còn Toganô là tên một vùng ở Kyoto có ngôi chùa Koenji nơi ông tu. Myoe có công trung hưng Pháp Hoa Tông. Ông để lại nhiều trứ tác. Viên tịch năm 1232, lúc 60 tuổi. Nhân lúc ông lâm chung có truyền lại nhiều chuyện lạ (kỳ tích) nên đoạn văn đầy tính khôi hài này cũng như hai đoan 106 và 143 ở trên có thể có mục đích đả phá thần tượng chăng?

[0723] – Tức một chức võ quan bậc thấp trong phủ cận vệ. Còn anh tắm ngựa chỉ là một bộ hạ tầm thường của ông ta thôi.

[0724] – Người rành về mã thuật, thuộc dòng họ Hata đời đời làm cận vệ kỵ đội hộ tống trong cung. Shigemi từng phụng sự Thiên Hoàng Go – Uda giữa khoảng thời gian 1288 – 1308.

[0725] – Không rõ tiểu sử. Nhưng chính ra có một họ Shimotsuke No (chữ viết theo lối khác) cũng là một dòng họ giỏi mã thuật.

[0726] – Nguyên văn momojiri ga warui nghĩa là mông không đặt chính vị trên yên như quả đào (momo) chẻ đều ra hai bên.

[0727] – Bản thân KenKo cũng rành rẽ về ngựa. Ông đã bàn về mã thuật trong các đoạn khác nữa (185, 186 và 238).

[0728] – Meiun (Minh Vân, 1115 – 1183), còn đọc là Myoun, làm tọa chủ (zasu) tức chưởng môn đời thứ 55 và 57 phái Thiên Thai ở chùa Enryakuji trên núi Hieizan. Ông là con thứ quan Gon Dainagon tên là Koga no Akimichi (Cữu Ngã, Hiển Thông). Trong một cuộc chạm trán giữa lực lượng Genji và Thái Thượng Hoàng Go – Shirakawa, bị trúng tên lạc, ngã ngựa chết (nên nhớ tăng binh lúc đó cũng vũ trang).

[0729] – Có thuyết cho là Shinzui (Tín Tây), hiệu của Fujiwara no Michinori (Đằng Nguyên, Thông Hiến), người xem tướng có tiếng thời đó. Thế nhưng lúc Meiun bị tên lạc thì Shinzei chết đã 8 năm.

[0730] – Liên quan đến việc dưỡng sinh và vấn đề nghi thức. Cùng một chủ đề với đoạn 91 về Ngày Lưỡi Đỏ.

[0731] – Thời trung cổ, người bước qua tuổi 40 bị coi là bắt đầu già (sơ lão), lúc phải cẩn thận về sức khỏe.

[0732] – Một điểm trên thân thể gọi là sanri (tam lý), sau đầu gối, về hướng bên ngoài, chỗ hơi lõm vào một chút. Cũng như đoạn 148, ở đây, KenKo có vẻ biện hộ cho việc châm cứu.

[0733] – Sừng non mới nhú sau khi vừa cắt sừng cũ của hươu xong vào dịp đầu mùa hè. Vì nó giống cái bọc (đại) nên lộc hươu được gọi là _đại giác.

Đêm phơi lên rồi sấy nhỏ, dùng làm thuốc bổ để tăng sức lực. Các sách thuốc cho biết không nên ngửi nó vì trong đó có một loại sâu rất độc, mắt khó nhìn thấy, mắc bệnh sẽ không có thuốc chữa.

[0734] – Ưu tư về dưỡng sinh của cá nhân KenKo cũng như người Nhật đương thời.

[0735] – Hơi mâu thuẫn với đoạn 134 nói về ông sư tam muội nhưng ở đây, KenKo tỏ ra hoạt bát và lạc quan hơn.

[0736] – Sách Luận Ngữ, chương Tử Can, đoạn 9: Tử viết: Hậu sinh khả úy. Yên tri lai giả chi bất như kim dã. Tứ thập, ngũ thập nhi vô văn yên, tư diệc bất túc úy dã dĩ. Ý nói đến tuổi 40 hay 50 không nên gần bọn trẻ vốn đáng sợ, không giống như ta.

[0737] – KenKo khuyên người đời phải biết tự kiềm chế, không nên mất quá nhiều thời giờ cho những gì không hợp với khả năng bẩm sinh.

[0738] – Tĩnh Nhiên thượng nhân, tức tăng Ryocho (Lương Trừng), trưởng lão chùa Saidaiji. Mất năm 1331, thọ 80 tuổi.

[0739] – Chùa Tây Đại Tự, tổng bản sơn phái Shingon (Chân Ngôn) ở Nara.

[0740] – Saionji Sanehira (Tây Viên Tự, Thực Hành, 1290 – 1326).

[0741] – Tức quan Gon Chuunagon tên Hino Suketomo (Nhật Dã, Tư Triều, 1290 – 1332). Người tâm phúc của Thái Thượng Hoàng Go Daigo. Sau cuộc đảo chánh mạc phủ bất thành, bị bắt đi đày ngoài đảo Sado và bị chém.

[0742] – Nhân vật Sukemoto xuất hiện 3 lần trong tập tùy bút và lần nào cũng chứng tỏ mình ngang ngạnh khác đời. KenKo chắc chỉ muốn nói là chiếc áo không làm nổi thầy tu chứ chưa chắc đã có ác ý với vị trưởng lão nói trên.

[0743] – Tức Fujiwara no Tamekane (Đằng Nguyên Vi Khiêm, 1254 – 1332), chắt của thi hào Teika. Trường phái thơ Waka gọi là phái Kyogoku của ông đối lập với người bà con là Nijo Tameyo (Nhị Điều, Vi Thế), thầy của KenKo.

[0744] – Ông bị bắt đày ngoài đảo Sado vì chống chức shikken (phụ chính) họ Hojo. Lý do hình như vì một người tên họ Saionji tên là Sanekane (Tây Viên Tự, Thực Khiêm) sàm báng. Tuy nhiên, ông chết già chứ không như Sukemoto. Rokuhara là cơ quan hành chính về an ninh của mạc phủ.

[0745] – Lúc đó Suketomo 26 tuổi. Chín năm sau, ông cũng cùng chung số phận và chết ở cái tuổi của Tamekane lúc đó.

[0746] – Cảnh tiền hô hậu ủng! Chắc kể từ lúc này, Suketomo đã chả thích gì mạc phủ.

[0747] – Ngôi chùa quan trọng (hộ quốc tự) tổng bản sơn của phái Shingon (Chân Ngôn). Trước kia còn có Chùa Tây (Saiji) đối xứng với chùa này thành một cặp nhưng đã bị phế tuyệt. Năm 823, Thiên Hoàng Saga ban cho tăng Kuukai (Không Hải), từ đó trở thành đạo tràng của Mật Tông.

[0748] – Loại cây cảnh bonsai đã bắt nguồn từ thời đó hay trước nữa.

[0749] – Sự quan trọng của việc xử sự đúng lúc, nắm lấy thời cơ đã được đề cập đến ở đoạn 126 nói về nghệ thuật đánh bạc.

[0750] – Trung ngôn nghịch nhĩ. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

[0751] – Nguyên văn koharu (tiểu xuân), tên để gọi tháng mười âm lịch, lúc trời ấm lên một chút như một mùa xuân ngắn ngủi trước khi trở lạnh hẳn.

[0752]kinh Phật gọi là tứ khổ. Tương ứng với sinh, trú, dị, diệt đã nói ở đoạn trước.

[0753] – Tiệc mời các quan từ cấp đại thần trở xuống vào dịp Tết hay ăn khao nhậm chức.

[0754] – Ý nói Fujiwara no Yorinaga (Đằng Nguyên, Lại Trường, 1120 – 56), một người tinh thông Hòa Hán, chết trong cuộc nội loạn năm Hôgen.

[0755] – Dinh thự của chính gia đình Yorinaga. Việc thiên hoàng đang dùng làm hành tại có lẽ là một thông tin sai lầm của KenKo vì sự kiện này vốn liên quan đến hai điện khác (S. M. ).

[0756] – Nguyên văn Join (nữ viện) chỉ chung chơ ở của các bà từ mẹ thiên hoàng, hoàng hậu trở xuống đến hàng công chúa.

[0757] – Đoạn này quan trọng đối với KenKo vì là một sự kiện đáng lưu ý thời đó nhưng không liên hệ gì với những người hiện đại như chúng ta.

[0758] – Tâm Địa Quán Kinh: Tâm tùy vạn cảnh chuyển (Lòng người thay đổi theo muôn hoàn cảnh khác nhau). Xem đoạn 58 cũng có ý này.

[0759] – Cái cá biệt tương đối của hiện tượng (sự) và cái phổ quát, tuyệt đối của chân lý (lý) chỉ là một. Tuy nhiên các tông phái Phật Giáo hiểu quan hệ của cặp sư / lý này theo nhiều cách khác nhau.

[0760] – Nói lên tương quan giữa dáng vẻ bên ngoài (ngoại tướng) và sự giác ngộ bên trong (nội chứng).

[0761] – Hành động bên ngoài phản ánh cái tâm bên trong. Kẻ ăn ở hiếu kính ắt phải có lòng hiếu kính (D. K. ).

[0762] – Cách giải thích rượu sót của KenKo dựa theo hai chữ Hán ngưng (đọng lại) và đương (chỗ ấy). Chính ra sách cổ Saikyuuki (Tây Cung Ký) phần nói về cách uống rượu có chữ ngưng trệ đọc là gyotaku có nghĩa là cặn đọng lại.

[0763] – Cách giải thích rửa chén của người kia thì ngư (cá) và đạo (con đường) nghĩa là luồng cá đi. Sách xưa có câu: Ngư tuy vịnh đại hải. Bất cảm vong cựu đạo_ (Cá lội ngoài biển lớn. Không dám quên lối xưa) và tiếp theo đó, đề cập đến việc rửa chén rượu cũng gọi là ngư đạo. Có lẽ người đối thoại với KenKo đã dựa vào sách đó. Thế nhưng vì sao ngư đạo lại dính líu tới việc rửa chén thì chưa ai rõ (S. M. ).

[0764] – Tục lệ Nhật Bản uống chung chén với người khác để biểu lộ sự thân mật, gần gũi. Thế nhưng vì lịch sự cũng phải hắt cặn tượng trưng (không hiệu quả cho lắm về mặt vệ sinh).

[0765] – Một loại sò nhỏ hình xoắn cao khoảng 3cm. Mina là tên cổ, kawamina là tên mới, thông dụng. Đây là một kiểu quấn tơ để làm dây cột áo thành một chuỗi như hình những con sò.

[0766] – Cũng như đoạn 158, đoạn 159 này cũng thuộc phần khảo chứng. Tuy nhiên KenKo e dè, không bày tỏ ý kiến riêng. Có lẽ người ông hầu chuyện là bậc sang trọng.

[0767] – Nói chung là gaku, tấm biển, bức hoành phi…treo trên cửa ra vào chùa hoặc đền ghi tên hiệu bằng đại tự của những nơi ấy.

[0768] – Tên của Fujiwara no Tsunemasa (Đằng Nguyên, Kinh Doãn, 1247 – 1320?), quan nhị phẩm chức Cung Nội Khanh, xuất gia năm 1310. Ông viết chữ đẹp có tiếng.

[0769] – Có lẽ một phần vì chữ đóng lên (utsu) viết bằng những chữ Hán như đả, kích_thảo (phạt) nên bị kiêng cữ.

[0770] – Vì phải đóng cọc để giăng màn.

[0771] – Nguyên tác Hirabari, màn giăng ngang để che nắng.

[0772] – Lửa Hộ Ma, phiên âm từ tiếng Phạn Homa. Nghi thức Mật Giáo của phái Shingon để cúng dường, trừ tà, tăng ích.

[0773] – Tức Donga Shojo (Đạo Ngã Tăng Chính, 1284 – 1343), thi nhân và bạn của KenKo. Còn Seikanji (Tĩnh Nhàn Tự) là một ngôi chùa nhỏ phái Shingon (Chân Ngôn) trên một ngọn đồi phía đông Kyoto.

[0774] – Lập trường phục cổ, phê phán những đổi thay trong tiếng Nhật (còn thấy ở đoạn 22).

[0775] – Đông chí (Toji) là một trong 24 tiết chí, ngày mà mặt trời ở xa nhất về hướng nam, cho nên ở bắc bán cầu, ngày đó ngắn nhất. Đối xứng với nó là ngày hạ chí (Geshi).

[0776] – Trong năm có hai ngày mà đêm và ngày dài ngắn ngang nhau (jisho = thì chính). Vào mùa xuân thì gọi là xuân phân. Vào mùa thu thì gọi là thu phân. Theo S. M. con tính của KenKo không được chính xác hoặc ông chép nhầm vì như thế anh đào nở vào hạ tuần tháng ba nghĩa là quá sớm.

[0777] – Ngày xuân bắt đầu. Theo Tây Lịch là khoảng ngày 5 tháng 2, cho nên ngày anh đào mãn khai (75 hôm sau) tức là 20 tháng 4 dương lịch, chậm hơn so với bây giờ.

[0778] – Biến Chiếu Tự, chùa ở Saga, phía tây Kyoto, có một cái hồ rất rộng.

[0779] – Quan Dainagon tên Horikawa Mototoshi (Quật Hà, Cơ Tuấn, 1261 – 1319), em trai Tomomori, đại thần mà KenKo phục vụ. Ông đã xuất hiện ở đoạn 99, chỉ làm quan bù nhìn cho cha.

[0780] – KenKo chỉ đưa ra sự kiện mà không buộc tội về hành động tàn ngược sát sinh. Chẳng hiểu ông có dụng ý gì khi kể lại câu chuyện này. Phải chăng ông sải kia cũng như con người bình thường, một ngày nổi cơn điên, phủ nhận tất cả những việc mình làm?

[0781] – Thái Xung. Theo bói toán, để chỉ tháng 9, còn gọi là tháng ngọ. Vấn đề ở đây là cách đọc Thái Xung hay Đại Xung vì trong tiếng Nhật, cả hai đều có âm Tai.

[0782] – Có lẽ quan tam phẩm coi về tài chính Fujiwara no Morichika (Đằng Nguyên, Thành Thân).

[0783] – Abe no Yoshihira (An Bồi, Cát Bình).

[0784] – Sự phân biệt không rõ ràng giữa Thái và Đại rất nhiều trong các từ kép của tiếng Nhật.

[0785] – KenKo ngán ngẩm trước cảnh các võ sĩ thô bạo miền đông lên kinh đô bắt chước nếp sống phong lưu của công khanh và các quý tộc miền Tây phiêu lưu sang miền đông để có ít chức tước bù nhìn vì lúc đó chính quyền Kyoto đã không còn thực lực. Đó là một thời đại đầy biến chuyển đảo điên.

[0786] – Thời ấy có nhiều tôn phái. Hiển giáo (kengyo) chủ trương dùng ngôn ngữ hay văn tự để tu hành như Thiên Thai (Trung Quốc), Tịnh Độ, các giáo phái Thiền Tông và Phật giáo Nara. Mật giáo (mitsukyo) như Chân Ngôn hay Thiên Thai (Nhật Bản) chỉ dựa trên những nghi thức bí mật.

[0787] – Ý tưởng không có gì tân kỳ nhưng thí dụ dựa trên một hình ảnh đẹp (tuyết tan từ dưới lên). Triển khai cùng đề tài với đoạn 155.

[0788] – Sách Lễ Ký, chương Khúc Lễ, có viết: Chí bất khả mãn. Lạc bất khả cực.

[0789] – Thời thịnh trị 40 năm trước khi KenKo sinh ra. Thiên Hoàng GoSaga (Hậu Tha Nga, trị vì khoảng 1242 – 1248) là vị thiên hoàng thứ 88.

[0790] – Thật ra là shiki (thức) và có thể hiểu rộng như là phép tắc, hình thức, phương thức nữa. Nghi vấn chung quanh chữ bà Ukyo no daibu dùng: keshiki (phong cảnh) hay shiki (nghi thức)? (S. M. ).

[0791] – Bà là một nữ quan sau khi tập đoàn Taira tan rã, lui về ẩn cư nhưng lại được mời ra vào hầu trong cung, đã ghi lại chi tiết sinh hoạt hậu cung kể cả kinh nghiệm luyến ái trong tập bút ký nổi tiếng của bà.

[0792] – Con gái nhà Taira, tên là Taira no Tokushi (Bình, Đức Tử, 1155? – ?). Thiên Hoàng Takakura, chồng bà, trị vì từ 1168 đến 1180.

[0793] – Thiên Hoàng thứ 82 Go – Toba (Hậu Điểu Vũ, 1183 – 1198).

[0794] – Xin xem thêm các đoạn 12 (xa) và 164 (gần) để hiểu về thái độ kén chọn bạn bè của KenKo trong giao tế.

[0795] – Ẩn sĩ người nhà Tấn, một trong Trúc Lâm Thất Hiền, cuối đời Tam Quốc. Sách Mông Cầu có chữ Nguyễn Tịch thanh nhãn để nói việc ông tiếp bạn hiền bằng mắt xanh (và người làm phiền bằng mắt trắng).

[0796] – Một kiểu chơi bài của phụ nữ quý tộc đời trung cổ phân biệt hơn kém bằng cách làm sao ghép được hai quân đồng bộ lại với nhau. Quân bài làm bằng vỏ sò có trang trí để phân biệt. Người ta rãi một số quân rồi dùng số quân còn lại trên tay để tìm cách ghép với quân đã được rải ra.

[0797] – Một biến thể của cờ vây, đến từ Trung Quốc.

[0798] – Danh thần đời Tống, tên là Triệu Biện (1008 – 1084), thờ ba đời hoàng đế Nhân Tông, Anh Tông và Thần Tông. Còn được gọi là Thanh Hiến Công.

[0799] – Sách Dã Chùy chép thơ của Phùng Doanh Vương từ Hoàng Triều Loại Uyển chương 36: Đản tri hành hảo sự. Mạc yếu vấn tiền trình (Chỉ biết làm việc tốt. Cần chi hỏi tương lai). Không rõ mối liên quan của Thanh Hiến Công và Phùng Doanh Vương ra thế nào! (S. M. ).

[0800] – Câu nói trong Bản Thảo Kinh, dẫn trong sách Dã Chùy: Đương phong ngọa thấp, trách tha nhân ư thất phục, giai nghi nhân dã.

Vị y sĩ trong câu ám chỉ Bản Thảo Kinh, sách nói về dược thảo, tương truyền do vua Thần Nông viết, nhưng thực sự chỉ là một ngụy thư đời Hán.

[0801] – Vua hiền đời thượng cổ của Trung Quốc. Được vua Thuấn nhường ngôi vì thành công trong việc trị thủy. Tổ sáng lập nhà Hạ. Vũ theo lệnh vua Thuấn đi đánh giặc Tam Miêu (tức dân tộc Mèo miền Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây), 3 năm không thắng. Sau nghe kế của Ích, tuyên bố rút quân thì 70 hôm là Tam Miêu xin thần phục (theo Kinh Thư).

[0802] – Luận Ngữ, chương Quý Thị: Khổng Tử viết: Quân tử hữu tam giới. Thiếu chi thì, huyết khí vị định, giới chi tại sắc. Cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu. Cập kỳ lão dã, huyết khí dĩ suy, giới ư tại đắc. Ở đây, huyết khí có thể được hiểu là sinh lực. Tuổi trẻ phải coi chừng việc sắc dục.

[0803] – Theo sách Dã Chùy, trong Bạch Thị Văn Tập, Tân Nhạc Phủ bài Tỉnh Để Dẫn Ngân Bình, có câu:

– Vi quân nhất nhật ân. Ngộ thiếp bách niên thân_ (Vì ơn (yêu) chàng một ngày. Thiếp lỡ đời trăm năm).

[0804] – Lần đầu tiên KenKo muốn chứng minh lợi thế của người già so với lớp trẻ. Thông thường, ông hơi tự ti mặc cảm trước tuổi trẻ.

[0805] – Nhà thơ nữ đầu thời Heian, năm sinh năm mất, thân thế, dòng dõi, không ai biết rõ. Chỉ biết bài thơ hay (trong 6 vị ca tiên thời ấy) và được ca tụng như một trong ba mỹ nhân Nhật Bản tuyệt thế…và rất ác với đàn ông. Tương truyền bà tư khước không chịu lấy ai, nên về già xấu xí, rốt cục phải đi ăn mày.

[0806] – Tác phẩm tương truyền được viết giữa thời kỳ Heian, không rõ của ai và đề tài nghĩa là gì. Nội dung nói về một người đàn bà già nua luân lạc mà người ta nghĩ là nàng Ono no Komachi.

[0807] – Có thể là Miyoshi no Kiyoyuki (Tam Thiện, Thanh Hành, 847 – 918) hoặc là Abe no Kiyoyuki (An Bồi, Thanh Hành, 825 – 900). Đều là quan cao, có tài học. Tương truyền, hai ông đã có thơ tặng đáp với bà.

[0808] – Tiếng tôn xưng Hoằng Pháp Đại Sư tức cao tăng Kuukai (Không Hải), khai tổ phái Chân Ngôn. Vì ông tu trên ngọn Koyasan (Cao Dã Sơn) nên người đời gọi là Koya Đại Sư.

[0809] – Có thể người viết về Ono no Komachi là Ninkai (Nhân Hải), cũng là tăng phái Chân Ngôn và là người thừa kế Kuukai.

[0810] – Đi săn loại chim nhỏ như cút, sơn ca, se sẻ… thì dùng chim ưng nhỏ. Cách săn bằng chim ưng nhỏ gọi là kota kagari, vào mùa thu. Còn săn bằng chim ưng lớn và là chim trống (gọi là otakagari) nhắm các loại hạc, ngỗng trời, vịt trời, thỏ… thì xảy ra vào mùa đông. Một khi chó đã nhắm thú săn lớn rồi sau sẽ không để ý đến các loại thú nhỏ nữa.

[0811] – Với lập luận con người vốn linh thiêng nhất trong mọi loài động vật nên dễ đến với đạo Phật hơn hết.

[0812] – Đoạn 175 này luận về công tội của rượu. Dài thứ hai, chỉ thua đoạn 137.

[0813] – Nguyên văn Eboshi là một loại mũ người thành nhân hay đội trong nhà hay ngoài đường.

[0814] – Không phải nhà sư thực sự mà là một người phụ trách trình diễn, ăn mặc như nhà sư.

[0815] – Hán Thư, Thực Hóa Chí:

– Phù, diêm thực hào chi tương, tửu, bạch dược chi trưởng, gia hội chi háo_ (Phàm, muối làm đậm vị món ăn, tửu đứng đầu trong trăm vị thuốc, món được yêu thích trong tiệc tùng khánh hạ).

[0816] – Nguyên tác: vong ưu. Cổ Nhạc Phủ: Hà dĩ vong ưu. Duy hữu Đỗ Khang (Chỉ có rượu Đỗ Khang. Giúp quên đi mối sầu). Đào Uyên Minh, Ẩm Tửu Thi (Văn Tuyển, Tạp Thi): Phiếm thử vong ưu vật. Viễn ngã đạt thế tình). Sugawara no Michizane: Tam phân thiên tửu, ẩm vong ưu (Ba phân rượu cạn, uống quên sầu).

[0817]kinh Phạm Cương (Bommôkyo, Brahmajâla sutra, được Kumarajiva dịch sang tiếng Trung Hoa năm 406): Nhược tự thân thủ quá tửu khí., dữ nhân ẩm tửu giả, ngũ bách sinh vô thủ. Hà huống tự ẩm.

[0818] – Một cách khác để gọi Thiên Hoàng thứ 58 KoKo (Quang Hiếu, tại vị 884 – 887). Komatsu là tên cung điện cũ của ông. Sau ông mất cũng chôn gần đó. Vì Thiên Hoàng Yozei bị phế, ông đột ngột nối ngôi lúc đã già (55 tuổi) nên có sẵn một số thói quen như tự nấu ăn cho mình và vẫn giữ được đức khiêm cung như thế.

[0819] – Tức hoàng thân Munetaka (Tông Tôn, 1242 – 1274), con trai cả của Thiên Hoàng GoSaga. Có thời làm Shogun nhưng bị phế, cuối đời đi tu. Lúc này ông đang giữ chức bí thư trong cung (Trung Thư Vương).

[0820] – Tức Sasaki Masayoshi (Tá Tá Mộc, Chính Nghĩa, 1208 – 1290), cha làm trấn thủ vùng Oki. Ông xuất gia năm 1250, pháp danh Tâm Nguyện.

[0821] – Nhân vật không rõ là ai.

[0822] – Tổ chức vào ngày cát nhật (ngày lành) tháng 12 âm lịch.

[0823] – Một điện trong cung ngoài điện Seiryo, bản điện, ngự sở của thiên hoàng.

[0824] – Sramana, ý nói người xuất gia.

[0825] – Thượng nhân Dogen (Đạo Nhãn), một thiền tăng không sang Tống nhưng sang Nguyên (năm 1309, lúc nhà Tống đã bị diệt vong). Không rõ tiểu sử.

[0826] – Gồm 3 tạng Kinh, Luật, Luận, tổng cộng hơn 7000 quyển. Còn gọi Đại Tạng Kinh.

[0827] – Đại Giang Khuông Phòng (1041 – 1111), một đại thần đa tài bác học. Gọi là nguyên súy vì ông chỉ huy Thái Tể Phủ trên đảo Kyuushuu, chịu trách nhiệm cả về chính trị lẫn quân sự của đảo.

[0828] – Hai quyển sách có nói đến Ấn Độ, nơi các cao tăng tam tạng là Huyền Trang và Pháp Hiển sang thỉnh kinh. Trên nguyên tắc, thời đó, tăng lữ sang Ấn Độ đều viếng chùa Na Lan Đà.

[0829] – Chùa ở Trường An, cất năm 658 thời Đường Cao Tông, mô phỏng Kỳ Viên Tinh Xá bên Ấn Độ.

[0830] – Do câu trả lời của Masafusa khi Fujiwara no Yorimichi (Đằng Nguyên, Lại Thông, 992 – 1074) hỏi (xem một người học rộng như) ông có biết có chùa nào xây mặt hướng về phương bắc không. Masafusa đã đưa ra ba thí dụ: Na Lan Đà Tự (ở miền trung Ấn Độ), Tây Minh Tự (ở Trường An) và Lục Ba La Mật Tự. Yorimichi giữ chức Thái Chính Đại Thần, con quyền thần Michinaga, lúc đó đang cho xây Byodo – in (Bình Đẳng Viện, 1052, hiện là quốc bảo về nghệ thuật kiến trúc của Nhật) ở bên sông Uji và vì địa thế, bắt buộc phải xây đại môn của nó hướng về phía bắc.

[0831] – Sagicho được viết bằng nhiều chữ Hán nhưng chỉ là chữ mượn ví dụ như như Tả Nghĩa Trường hay Tam Cầu Trượng. Nói chung đó là một nghi thức sử dụng lửa tên gọi Dondoyaki vào khoảng rằm tháng giêng để đốt tất cả những gì đã dùng vào việc mừng năm mới (bụi tùng matsukado, trúc, côn để đánh cầu).

[0832] – Viện Shingon (Chân Ngôn Viện) là nơi học kinh sách và hành lễ, còn vườn Shinsen (Thần Tuyền) là một ngự uyển.

[0833] – Lời cầu xin cho việc tu hành ở điện Shingon có kết quả. Vườn Shinsen là nơi dùng làm lễ cầu đạo. Tăng Kuukai đã có lần cầu đạo Long Vương hồ này và thành công. Có lẽ câu thần chú này liên quan đến việc xin mưa của ông chăng?

[0834] – Chính ra, chữ koyuki có thể viết là tiểu tuyết hoặc phấn tuyết.

[0835] – Một vùng đất kế cận kinh đô Kyoto.

[0836] – Có thể hiểu như một câu kêu gọi nếu xem tamare là mệnh lệnh cách của động từ tamaru.

[0837] – Tức bà Choshi (Nagako, Trường Tử), con gá (cha) và Toba (con) nên nhật ký (viết từ 1107 đến 1110) của bà có nhiều chi tiết i của viên trấn thủ vùng Sanuki (trên đảo Shikoku) Fujiwara no Akitsuna (Đằng Nguyên, Hiển Cương). Giữ chức nội thị, từng hầu hạ hai thiên hoàng Horikawa về cuộc sống cung đình.

[0838] – Thái Thượng Hoàng Toba tức thiên hoàng thứ 74 (Điểu Vũ, 1103 – 1156).

[0839] – KenKo lấy làm tiếc không biết nhà vua hát như thế nào (Tanba no? Tamare?) vì bà Sanuki no Suke chỉ chép lại có mỗi câu đầu Fure fure koyuki.

[0840] – Fujiwara no Takachika (Đằng Nguyên, Long Thân, 1203 – 1279) một bậc công khanh quan trọng nhưng cũng là người giỏi nấu ăn.

[0841] – Ý nói cá hồi khô vốn là vật ngon, tại sao lại cấm. Và nếu được phép dâng cá hương khô, tại sao lại cấm cá hồi khô.

[0842] – Theo nội dung bộ luật Yoro (niên hiệu Dưỡng Lão) biên năm 718 và áp dụng năm 757.

[0843] – Bộ luật nói trên cũng phạt roi người chủ nào không chịu giết chó điên.

[0844] – Cùng đề cập đến việc nuôi súc vật như các đoạn 121 và 128.

[0845] – Tức Hojo no Tokiyori (Bắc Điều, Thì Lại, 1227 – 1263, chức Shikken phù tá tướng quân trong khoảng 1246 – 56). Năm 30 tuổi, xuất gia, lấy hiệu là Dosuu (Đạo Sùng). Chính trị gia tài đức kiêm bị, trên thực tế là người lãnh đạo nước Nhật bấy giờ.

[0846] – Con gái Yonosuke (hay Date) Kagemori, thủ thành Akita, làm vợ của Hojo Tokifuji (Bắc Điều, Thì Thị). Năm 1230, chồng chết, vào chùa tu. Yonosuke tức là chức phó tướng giữ thành.

[0847] – Tức Date Yoshikage (An Đạt, Nghĩa Cảnh, 1210 – 1253), thừa kế chức của cha là Kagemori giữ thành Akita.

[0848] – Phỏng đoán lúc này Tokiyori vừa mới nhậm chức Shikken (khoảng 23 – 27 tuổi).

[0849] – Luận Ngữ, chương Lý Nhân đoạn 4: Tử viết: Xa tắc bất tốn. Kiệm tắc cố. Dữ kỳ bất tốn dã, ninh cố. Ý nói sống xa hoa là không biết nhún nhường. Cần kiệm mới bền chắc. (Theo sách Dã Chùy). Liên quan đến các đoạn 2 và 18.

[0850] – Date Yasumori (An Đạt, Thái Thịnh, 1231 – 1285), con trai thứ ba của Yoshikage (xem chú của đoạn trên), phó tướng giữ thành Akita (1254), được thăng lên chức trấn thủ vùng Mutsu (1282). Sau cuộc loạn năm Koan (1285), dù đã xuất gia, cũng bị tru diệt với cả nhà.

[0851] – Mã đạo (Ngự), một trong lục nghệ, rất cần cho quý tộc.

[0852] – KenKo đánh giá cao tính chuyên nghiệp. Xem thêm các đoạn 51 và 150.

[0853] – Hayauta (Tảo Ca) một loại bài hát mà ca từ gồm những câu 5/7 chữ, nhịp điệu nhanh, nội dung buồn cười, xuất phát từ miền Đông Nhật Bản, được quý tộc, vũ sĩ và tăng lữ yêu chuộng.

[0854] – KenKo trách con người không biết phân biệt cái gì chính, cái gì phụ trong khi cuộc đời thì có hạn. Giống như đã trình bày trong đoạn 49.

[0855] – Bạch Thị Văn Tập, quyển 17, Túy Ngâm Nhị Thủ, có câu: Sự sự vô thành thân lão dã. (Mọi sự chưa thành, đời đã hết). Đỗ Phủ cũng có câu: Nam nhi sinh bất thành danh thân dĩ lão (Đồng Cốc huyện tác ca).

[0856] – Theo ý KenKo, chuyện thiết thân duy nhất dĩ nhiên là việc tu hành theo đạo Phật.

[0857] – Theo C. G., có lẽ KenKo ám chỉ cõi cực lạc vật chất hơn ở phương đông của Phật Dược Sư và cõi cực lạc tinh thần hơn ở phương tây của Phật A Di Đà.

[0858] – Câu chuyện răn đời có chép trong các sách Dã Chùy và Vô Danh Sao (Mumyosho).

[0859] – Masuho no susuki: loại lau có ngù hoa đan xoắn vào nhau (D. K. ).

[0860] – Mashou no susuki: loại lau có hoa phơn phớt màu đất nâu (D. K. ) nhưng nói chung khó phân biệt được chúng (S. M. ).

[0861] – Tôren Hôshi (Đăng Liên Pháp Sư), không rõ năm sinh năm mất, một trong 6 nhà thơ nổi tiếng thời trung cổ. Ông thuộc đám môn nhân của Shun. e (Tuấn Huệ) và có thơ được tuyển vào các tập soạn theo sắc chiếu như Shukashuu (Từ Hoa Tập, 1151 – 1154). Kiến thức về cây lau giúp ông sử dụng chính xác hơn từ ngữ trong thơ.

[0862] – Luận Ngữ, thiên Dương Hóa 17. Cũng thấy ở thiên Nghiêu Viết 20.

[0863] – Nguyên văn: Nhất đại sự nhân duyên. Chữ trong kinh Pháp Hoa (Hokkekyo), Phương Tiện Phẩm.

[0864] – Không có nghĩa là độc thân, chỉ có nghĩa là không sống chung thường xuyên với một người phụ nữ nào.

[0865] – Dĩ nhiên nhân sinh quan của KenKo chỉ thích hợp với bối cảnh xã hội nam tôn nữ ti và đa thê của ông. Khó mà chấp nhận được trong thời đại nam nữ bình quyền.

[0866] – Khi nhãn quan bị vướng mắt thì trí tưởng tượng làm việc. Xin xem thêm đoạn 137 nói về sự mỹ hóa đối tượng. Văn hào Tanizaki Jun. ichirô (1886 – 1965) tỏ ra đồng cảm với quan điểm này trong tập luận thuyết về văn học nhan đề Inei Rai San (Ca Ngợi Bóng Âm) của ông.

[0867] – Cũng như trong hai đoạn 43 và 44, KenKo cũng xúc động trước vẻ thanh tú của đàn ông.

[0868] – Cùng với đoạn 4, đây là đoạn ngắn nhất trong toàn văn. Thần Phật chỉ đền chùa. Ngày không có ai là ngày thường, không phải lúc hội hè. Những ngày chùa vắng khách đó hay ban đêm thanh tĩnh mới tiện cho việc trầm tư.

[0869] – Sách Ma Kha Chỉ Quán có nói đến bất tả thế gian văn tự pháp sư cộng diệc bất tả sự tướng thiền sư, sách Dã Chùy cũng nói đến tụng văn pháp sư, ám chứng thiền sư nghĩa là phân biệt hai loại sư: sư giỏi giáo lý và sư giỏi thực hành.

[0870] – Một khu vực ngày nay nằm giữa thành phố Kyoto,.

[0871] – Nguyên văn kosode là một tấm áo lót dài mặc bên trong triều phục. Còn quần muốn nói đến okuchi, giống như tấm tạp dề choàng lên trên kosode. Ý nói trang phục tuy mặc không đúng chỗ nhưng là của người quý phái.

[0872] – Jizo tức Địa Tạng Bồ Tát, hay cứu giúp trẻ thơ, tượng thường được dựng ở ngoài đồng hay trong sân chùa.

[0873] – Kariginu, áo thụng người quý tộc thường mặc.

[0874] – Tức Minamoto no Michimoto (Nguyên, Thông Cơ, 1240 – 1308), cháu nội của Thái Chính Đại Thần Michimitsu (Thông Quang, 1187 – 1248), người nổi tiếng kiệm ước, đã thấy trong đoạn 100. Koga là vùng có sơn trang của dòng họ ông.

[0875] – KenKo không chủ tâm phê phán Koga, vốn cùng dòng họ với Horikawa, chủ nhân của ông. Ông chỉ tỏ lòng cảm thương cho người điên hiền lành này và chứng minh lẽ vô thường không trừ ai cả.

[0876]kiệu thần Hachiman (Thần Chiến Tranh) ở Todaiji (Đông Đại Tự), một ngôi chùa lớn ở Nara. Hachiman là tổ thần của tập đoàn Minamoto. Chùa Toji (Đông Tự) ở Kyoto cũng thờ một thần Hachiman khác. Rước kiệu thường là dịp biểu dương thế lực của các đền chùa.

[0877] – Quan Tướng Quốc Tsuchimikado tức là Minamoto no Sadazane (Nguyên, Định Thực, 1241 – 1306), một người anh em họ của Koga, tuổi tác kém một chút nhưng chức vụ lớn hơn. Do đó, hai bên hay bài bác nhau.

[0878] – Hokuzan Sho tức Bắc Sơn Sao, tập ghi chép các nghi thức cổ xưa do Fujiwara Kinto (Đằng Nguyên, Công Nhiệm, 966 – 1041) soạn, gồm 10 quyển. Trong quyển thứ 8, ông cho biết việc cấm quân mở đường trước các đền chùa là không cần thiết. Bắc Sơn (Hokuzan hay Kitayama) là nơi Kinto có sơn trang.

[0879] – Cũng là một sách nói về các nghi thức đời xưa do Minamoto no Taka. akira (Nguyên, Cao Minh, 914 – 982) soạn. Thế nhưng, trái với sự khẳng định của Koga, sách ấy chẳng hề nói đến việc sử dụng cấm quân để dẹp đường trong đám rước. Chức vụ của Taka. akira là Tả Đại Thần, vì ông có nhà ở Nishinomiya (còn đọc là Tây Cung) nên sách có tên là Saikyuuki (Tây Cung Ký).

[0880] – Theo S. M., sách Kitano Tenjin Enki (Bắc Dã Thiên Thần Duyên Khởi, Sự tích về đền thần Kitano) cho biết ông thần Kitano này cũng có 168. 000 ma vương ác quỷ theo hầu.

[0881] – Các từ jogaku (định ngạch), jogakusô (định ngạch tăng), jogaku nyou (định ngạch nữ nhụ) để chỉ nhân số hạn định những chức vụ hưởng bổng lộc từ ngân sách nhà nước. Jogaku đã được nhắc đến trong bộ luật năm Taika (646).

[0882] – Sách Engishiki (Diên Hỷ Thức) là sách nói về nghi thức tối cổ của Nhật, đã được Fujiwara Tokihira soạn từ niên hiệu Engi (Diên Hỷ) thứ 5 (905) và hoàn thành sau đó (927) bởi Fujiwara no Tadahira.

[0883] – Chức quan nhỏ ở địa phương, thuộc hạng hai (suke = trợ), chỉ có danh (yumei = dương danh) mà không được cấp bổng lộc.

[0884] – Chức quan ở dưới cấp Yomi no Suke, hàng thứ tư (sakan = mục). Còn có hàng thứ ba (jo =duyện).

[0885] – Seijiyoryaku (Chính Sự Yếu Lược) là sách nói về pháp luật điển chế do học giả Kore Mune no Masasuke (Duy Tông, Dận Lượng) soạn dưới triều Thiên Hoàng Ichijo (987 – 1011), gồm 130 quyển, nay thất lạc, chỉ còn 26.

[0886] – Một trong ba ngôi chùa nằm trên ngọn Hieizan, núi thiêng của Phật Giáo Nhật Bản, nằm ở vùng lân cận thành phố Kyoto.

[0887] – Nhạc theo âm giai nhạc cúng tế (gagaku), sau dùng trong cung đình, thiên về lý tính, thanh thoát (theo S. M. và Ch. G. ).

[0888] – Nhạc tuy cũng phát xuất từ âm giai nhạc cúng tế nhưng thiên về tình cảm, thấp thỏm hơn (theo S. M. và C. G. ). D. K. cho rằng nhạc Nhật có cả hai nhưng Ritsu chỉ dùng trong nhạc Phật giáo lúc tụng kinh (shomyo).

[0889] – Không rõ ông là ai nhưng câu nói của ông do Ton. a, bạn của KenKo, thuật lại trong Seia. sho (Tỉnh Oa Sao =Ghi chép của ếch ngồi đáy giếng). Câu nói này được KenKo đưa ra với dụng ý cho rằng có sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Trung – Nhật (mà ông đã chứng minh trong nhiều dịp khác).

[0890] – Kure. take là một tên của hachiku (đạm trúc). Kure có nghĩa là Ngô (Trung Quốc), có lẽ trúc ấy được đem từ bên đó qua chăng. Còn gọi là Kara. take (Đường trúc) vì Đường cũng là Trung Quốc. Đặc điểm của trúc Kawa. take là có ban tím trên thân cây (ban trúc), được gọi là trúc Hán. (theo Ch. G. ).

[0891] – Đại Đường Tây Vực Ký quyển 9 có kể chuyện vua nước Makada là Binbashara đã cho xây một đôi tháp trên đường đi đến Linh Thứu Sơn để nghe Phật Thích Ca thuyết pháp. Tháp Taibon (Thoái Phàm) để đánh dấu chỗ cấm người thường tiến thêm, còn tháp Gejo (Hạ Thừa) để buộc cả các bậc vua chúa phải xuống đất mà đi chứ không người ngồi kiệu hay voi, ngựa.

[0892] – Tư tưởng và truyện ký về Thích Ca rất được trí thức thời Trung Cổ chú ý tìm hiểu cho nên KenKo ghi chép cả những chi tiết nhỏ nhặt như thế này khi đọc sách.

[0893] – Chính ra theo các thuyết đó, chỗ chư thần họp là Izumo thuộc tỉnh Shimane chứ không phải Ise tỉnh Mie.

[0894] – Sử chép việc thiên hoàng thoái vị, băng hà hay có những trận động đất xảy ra trước sau những cuộc xa giá thăm viếng đền.

[0895] – Gojo Tenjin (Ngũ Điều Thiên Thần), ngôi đền quan trọng ở khu Gojo trong thành phố Kyoto, thờ thần gây dịch lệ.

[0896] – Kurama là tên khu đồi phía bắc Kyoto có nhiều đền chùa. Thần Hanamichi là thần y dược, chỗ thờ tên gọi Yugi Jinja (Đền Túi Tên) trong vùng Kurama. Âm yugi có 2 nghĩa.

[0897] – Âm Nhật shimoto, chữ Hán viết là si. Si hình (Chikei) cùng với các hình phạt trượng, đồ, lưu, tử là một trong ngũ hình. Thường tội roi phạt từ 10 đến 50 roi, trong khi phạt trượng thì nặng hơn, từ 60 đến 100 trượng.

[0898] – Có người dịch là cột (pilori như Ch. G. ), người khác dịch là cái giá (rack như D. K. ), có người cho là gông (T. S. ) nhưng chung quy không ai biết hình thù đích xác.

[0899] – Jie Sojo (Từ Huệ Tăng Chính), còn gọi là Gensan Daishi (Nguyên Tam Đại Sư). Tương truyền ông có viết một bản ước thệ gồm 26 điều.

[0900] – Ý nói tăng Saicho (Tối Trừng), biệt hiệu Dengyo Daishi (Truyền Giáo Đại Sư), khai tổ núi Hieizan.

[0901] – Câu nói này không rõ nghĩa nhưng có thể ám chỉ chỗ khác nhau hay đối lập giữa luật pháp và lời ước thệ về những điều cấm kỵ chẳng hạn. Khởi thỉnh văn chỉ là quy ước riêng của tập thể chư tăng cũng như vũ gia pháp độ (buke hatto) là luật lệ riêng của samurai.

[0902] – Chức danh của Fujiwara Kintaka (Đằng Nguyên, Công Hiếu, 1253 – 1305) nên nhiều thuyết cho là ông.

[0903] – Nakahara Akikane (Trung Nguyên, Chương Kiêm, không rõ năm sinh năm mất), lúc ấy là một chức quan nhỏ trong lực lượng cảnh bị.

[0904] – Cha của Kintaka, tên là Fujiwara Sanemoto (Đằng Nguyên, Thực Cơ, 1201 – 73).

[0905] – Thành ngữ Trung Quốc có câu _Nghi tâm sinh ám quỷ.

Di Kiên Chí của Hồng Mại đời Tống, quyển 8, cũng viết: Kiến quái bát quái, kỳ quái tự hoại_ (Thấy quái mà không cho là quái, cái quái ấy tự nó mất đi) để nói lên sự quan trọng của yếu tố tâm lý trong việc xét đoán mọi sự hằng ngày.

[0906] – Hai đoạn liên tiếp (206, 207) nói lên tinh thần hợp lý của KenKo. Hiện giờ, mỗi khi người Nhật xây cất hãy còn làm lễ Trấn Địa (Chinjisai) để cầu an, huống chi vào thời Trung Cổ, sự mê tín hãy còn nhiều.

[0907] – Ông dòng dõi quý tộc Kujo, đứng đầu chùa Toji khoảng 1320 – 1323. Kegon – in là một trong nhiều viện (nới các quý tộc đến sống và tu) thuộc chùa Ninnaji (Nhân Hòa Tự).

[0908] – Một trong ba con chim được nhắc đến trong tuyển tập thơ Kokin – shuu (Cổ Kim Tập). Nhiều thuyết cho rằng đó là một tên của chim cuốc (kakKo, cuckoo, quách công, hototogisu).

[0909] – Một loài chim bí mật, thuộc họ se sẻ, còn gọi là toratsugumi, lưng và ức điểm đốm vàng và trắng như da cọp (tora), có nhiều ở Nhật Bản và Trung Quốc, cũng hót vào giữa đêm hay tảng sáng cuối xuân, tiếng hót bi thương nên bị xem như báo điềm gỡ.

[0910] – Có nhiều cách ngôn Trung Quốc liên quan đến chủ đề này. Ví dụ trong Lão Tử, chương 16 có câu: Nhân chi sinh, dã nhu nhược. Kỳ tử, dã kiên cường. Cố kiên cường giả, tử chi đồ. Nhu nhược giả, sinh chi đồ. Thị dĩ binh cường, tắc bất thắng, bất cường, tắc cộng. Cường đại xứ hạ, nhu nhược xứ thượng. (Do đó kẻ kiên cường là kẻ chết, người nhu nhược là kẻ sống còn). Các sách Tuân Tử, Hoài Nam Tử đều có ý kiến tương tự.

[0911] – Sử Ký, Nho Lâm Truyện: Khổng Tử can thất thập dư quân, vô sở ngộ (Khổng Tử tìm đến với trên bảy mươi vị quân chủ nhưng không gặp thời).

[0912] – Luận Ngữ, thiên Úng Dã: Tử đối viết:

– Hữu Nhan Hồi giả, hiếu học. Bất thiên nộ, bất nhị quá. Bất hạnh, đoản mệnh, tử hĩ_ (Khổng Tử trả lời: Ta có trò Hồi là người hiếu học. Không hay giận, không phạm hai lần một lỗi. Chẳng may mệnh yểu, đã chết).

[0913] – KenKo bài bác việc dựa vào một cái gì để biện minh rằng phải có những tâm hồn phóng khoáng. Lý do là sự Nương tựa đồng nghĩa với sự _tự giới hạn_mình.

[0914] – Chữ trong Kinh Thư, thiên Thái Thệ: Duy thiên địa vạn vật chi phụ mẫu. Duy nhân vạn vật chi linh. _Riêng trời đất là cha mẹ của muôn loài. Duy con người là linh thiêng trong vạn vật).

[0915] – Trong thơ Waka, có khuôn mẫu cố định _ xuân hoa, thu nguyệt_ để ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên.

[0916] – Xem thêm đoạn 137 cũng nói về trăng thu.

[0917] – Hibachi (hỏa bát) lò sưởi nhỏ chứa than hồng để trước mặt để hơ tay cho ấm vào mùa đông và cũng dùng để đun nước uống. Chế tạo hoặc bằng gỗ, đất hay kim loại.

[0918] – Một khúc nhạc cung đình Trung Quốc, âm Trung Quốc đọc là Siang Fou Lien. Xưa có điệu vũ kèm theo nhưng đã bị thất truyền. Trong Bạch Thị Văn Tập, Bạch Lạc Thiên có bài thơ nhan đề Tưởng Phu Liên trong Thính Ca Lục Tuyệt Cú. Không hiểu có phải vì do ảnh hưởng của ông Bạch mà tên khúc nhạc đã được đổi đi không. Truyện Heike có một giai thoại về khúc nhạc này lúc nàng ái phi Kogô ra ẩn cư ở Saga vì bị hoàng hậu đánh ghen.

[0919] – Đây nói về đời Đông Tấn (317 – 419) chứ không phải Tây Tấn (265 – 316) nhưng thực ra, lúc Vương Kiệm (452 – 489) ra đời thì Đông Tấn cũng đã bị diệt vong rồi. Vương Kiệm làm chức Thượng Thư Bộ Lại, phụng sự hai triều Cao Đế và Vũ Đế nhà Nam Tề, nổi tiếng là người yêu hoa sen. Vì chỗ ở của Vương Kiệm là liên phủ nên về sau, nhà của kẻ quyền quý gọi là liên phủ hòe môn.

[0920] – Tương truyền, có viên đại thần Quý Dưỡng Thành lúc cha chết đánh đàn cầm thì xương người chết như tìm lại được sinh khí, đi ba vòng quanh mộ trước khi chết hẳn nên khúc nhạc ấy có tên là Hồi Cốt. Sau đó, khúc nhạc này trở thành Hồi Hốt (hoảng hốt đi chung quanh) được dùng trong tang lễ; Còn Hồi Hột tức dân tộc Ouigur (Uighur) là một sắc dân Thổ Nhĩ Kỳ, sống ở Tân Cương và Ngoại Mông, cường thịnh vào khoảng thế kỷ thứ 8 và 9.

[0921] – Tức Osaragi Nobutoki (Đại Phật, Tuyên Thì, 1238 – 1323) quan tùng tứ phẩm, phụ tá cho chức Shiiken là Hojo Sadatoki, cũng là thi nhân waka có thơ để lại trong tuyển tập soạn theo sắc chiếu.

[0922] – Tức Hojo Tokiyori (Bắc Điều, Thì Lại, xem đoạn 184). Saimyoji (Tối Minh Tự) là phủ đệ của ông, trở thành chùa sau khi ông xuất gia. Có thể xem, trước khi đi tu, ông là người quyền lực nhất đương thời.

[0923] – Thực ra gọi là vài lượt mời (ken = hiến). Mỗi ken là ba chén (hai = bôi) cho nên có thể trên một chục chén con.

[0924] – Thời ấy là lúc các nhà lãnh đạo cao cấp như Tokiyori đều sống đạm bạc thanh bần và tấm lòng cũng bình dị khả ái.

[0925] – Tức Hojo Tokiyori, chức Shikken (phụ chính của Tướng Quân). Xem lại chú thích đoạn 215.

[0926] – Tức Ashikaga Yoshiuji (Túc Lợi, Nghĩa Thị, 1189 – 1254), một võ tướng nhiều huân công của mạc phủ, vai dượng của Saimonji. Việc Saimonji sau khi viếng đền Tsurugaoka (tổ miếu của mạc phủ) đến thăm Yoshiuji ngay là để tỏ lòng kính trọng.

[0927] – Ý nói tiếp đãi thanh đạm.

[0928] – Tăng chính Long Biện, trụ trì đền Iwashimizu, một ngôi đền quan trọng. Cũng thuộc dòng dõi quý tộc. Một nhà thơ waka có tiếng.

[0929] – Tên lãnh địa của họ Ashikaga, nổi tiếng về tơ sợi.

[0930] – Nói lên sự tận tụy của Ashikaga với họ Hojo và tình thân ái giữa hai bên. Sở dĩ KenKo kể lại chuyện này với lòng luyến tiếc vì sau đó, con cháu của Ashikaga Yoshiuji là Takauji đã tuyệt diệt bè đảng của Hojo Takatoki (con cháu Saimonji) để dựng nên mạc phủ Ashikaga.

[0931] – Tỉ dụ lấy từ câu nói trong Kinh Dịch:

– Thủy lưu thấp, hỏa tựu táo; Vân tòng long, phong tòng hổ_ và sách Mạnh Tử thiên Cáo Tử thượng:

– Nhân tính chi thiện dã. Do thủy tựu hạ dã_ (theo Dã Chùy).

[0932] – Câu này lấy từ Câu Xá Luận, đoạn 22: Thùy hữu trí giả, lịch thủy tẩy ung dĩ hữu thiểu lạc, sinh kế ung vi lạc hĩ_ (theo Thập Di Sao).

[0933] – Quan tham nghị cấp cao Koga Michitomo (Cữu Ngã, Thông Cụ), nhân vật đã xuất hiện nhiều lần trong những đoạn trước, có ân tình với KenKo. Nơi đây con cháu ông ta sinh sống.

[0934] – Câu chuyện có vẻ tầm thường vô vị nhưng ở đây, KenKo muốn chỉnh lý cách suy nghĩ của người đương thời, vốn xem chồn cáo là giống vật linh thiêng, có sức thần thông.

[0935] – Tứ Điều Hoàng Môn. Hoàng Môn là tên Trung Quốc của chức quan tham nghị bậc trung, còn Tứ Điều là tên chỗ ở. Ám chỉ Fujiwara no Takasuke (Đằng Nguyên, Long Tư, 1292 – 1352) hay Takakage (Long Âm (1295 – 1364).

[0936] – Để chỉ Toyohara Tatsuaki (Phong Nguyên, Long Thu, 1291 – 1363) một nhạc công thổi sáo bầu hay khèn (Sho) trứ danh.

[0937] – Nhạc khí trong nhã nhạc cung đình, ống dài khoảng 40 cm. Ngoài lỗ để thổi (xuy khẩu), còn có bảy lỗ nhỏ tính từ xa đến gần môi (1) thứ, 2) can, 3) ngũ, 4) thượng, 5) tịch, 6) trung và 7) lục), khi bịt bằng đầu ngón tay có thể cho ra 12 loại âm thanh khác nhau (như kể trên).

[0938] – Đoạn này hơi chuyên môn làm mệt mắt người đọc nhưng thật ra nội dung rất bình dị.

[0939] – Câu trong Luận Ngữ, thiên Tử Can: Tử viết: Hậu sinh khả úy. Yên tri lai giả chi bất như kim dã.

[0940] – Tức Ôga Kagemochi (Đại Thần, Cảnh Mậu, 1292 – 1376), quan trấn thủ xứ Echizen, tước tùng tứ phẩm, cũng là người sành thổi địch.

[0941] – Sho, tên nhạc khí trong nhã nhạc cung đình, gồm 1 7 lóng trúc dài ngán khác nhau gắn vào một cái bầu tròn. Giống khèn của Lào, Việt Nam.

[0942] – Nhã nhạc cung đình sử dụng đàn, sáo và các loại trống hợp tấu theo phong cách ngoại quốc.

[0943] – Tức Tứ Thiên Vương Tự ở Ôsaka. Ngôi chùa lớn tối cổ của Nhật do Thái Tử Shotoku (Thánh Đức, 574 – 622) cho xây.

[0944] – Hoàng Chung hay chuông vàng là một âm chuẩn từ thời các tiên vương. Người xưa nghĩ âm nhạc dựa theo âm chuẩn giúp an định được chính trị. Cách gọi hoàng chung mô phỏng kiểu nói của nhà Đường, dười triều Thái Tông Lý Thế Dân (627 – 649), một người sành âm luật.

[0945] – Lễ Thích Ca nhập diệt.

[0946] – Ngày kỵ Thái Tử Shotoku.

[0947] – Đền chùa ở thành Xá Vệ miền trung Ấn Độ.

[0948] – Chùa của họ Saionji ở Kitayama, phía bắc Kyoto, tiền thân của Kim Các Tự.

[0949] – Chùa xây trên nền cũ của Đàn Lâm Tự, trong điện Kameyama ở Saga (Kyoto).

[0950] – Kenji (Kiến Trị, 1275 – 78), Koan (Hoằng An, 1278 – 88).

[0951] – Khúc hát không rõ nguồn gốc ý nói:

– Cho dầu con ngựa hoang đã bị vướng màng nhện nhưng xin đừng tin chi gã đàn ông chạy (một lượt) hai con đường.

Theo hai con đường (futamichi) có nghĩa là yêu một lúc hai người đàn bà.

[0952] – KenKo không chỉ nói về bọn hômen (phóng miễn)mà phê phán chung cái hoa mỹ xa xỉ trong đám rước nay đã khác xưa.

[0953] – Ông húy là Sôgen (Tông Nguyên), sống ở vùng Taketani. Vốn con nhà quý tộc họ Fujiwara, trước tu theo Mật Tông (Chân Ngôn), về sau thành đệ tử hòa thượng Honen (Pháp Nhiên).

[0954] – Bà vốn con nhà quý tộc Saionji, sau nhập cung thiên hoàng Go – Fukakusa, trở thành hoàng thái hậu. Khi bà nhập cung thì Joganbô đã mất nên câu chuyện trên có lẽ đã xảy ra lúc bà hãy là một công nương trẻ tuổi sống ở phủ Saionji.

[0955] – Có thuyết cho rằng đọc các thần chú này thì người dưới địa ngục sẽ được giải tội đã phạm ở thế gian và vãng sanh cực lạc.

[0956] – Đệ tử phái Tịnh Độ của Honen, khoảng hơn 70 người.

[0957] – Quan điểm nói có sách mách có chứng.

[0958] – Ám chỉ quan Nội Đại Thần Kujo Motoie (Cửu Điều, Cơ Gia, 1203 – 1280). Ông còn là một nhà thơ có tên trong các tuyển tập soạn theo sắc chiếu. Có lẽ tên mang Tazu để cầu mong cho sống lâu như chim hạc.

[0959] – Ông tên Abe no Arimune (An Bồi, Hữu Tông, không rõ năm sinh năm mất), một nhà bói toán tên tuổi.

[0960] – Việc trồng cây ăn được và cây thuốc là mối quan tâm hàng đầu của nhà ẩn sĩ. Xem thêm các đoạn 96, 147, 148, 149.

[0961] – Một trong hai vị quan đứng đầu Nhạc Sở (Gakuso).

[0962] – Tức Fujiwara no Michinori (Đằng Nguyên, Thông Hiến) trước làm quan trải 4 đời thiên hoàng, sau xuất gia, đạo hiệu Enkuu (Viên Không) rồi Shinzei (Tín Tây). Tài học cao thâm nhưng chết trong cuộc loạn năm Heiji (1159).

[0963] – Một người đàn bà giỏi nghề múa hát đương thời. Tuy hiệu là Zenji (Thiền sư) nhưng không liên hệ gì đến Phật giáo.

[0964] – Mũ các cậu con trai đội trong ngày lễ thành nhân (20 tuổi).

[0965] – Tức nàng ái cơ của tướng Minamoto no Yoshitsune.

[0966] – Trấn thủ đất Kawachi, bầy tôi yêu của Thái Thượng Hoàng Go – Toba. Đáng lẽ đã bị xử hình trong cuộc loạn năm Jokyuu nhưng được ân xá. Một nhà thơ, học giả đa tài. Từng hiệu đính Truyện Genji và có thể có liên hệ đến việc soạn Truyện Heike. Chết năm 1244, thọ 82 tuổi.

[0967] – Thiên Hoàng thứ 82 (1180 – 1239) trong sử Nhật, tài hoa thi phú, có chí trung hưng vương thất và thất bại, bị đi đày.

[0968] – Có thuyết cho rằng nàng là một mầm xung đột giữa mạc phủ và vương thất.

[0969] – Tên thật là Nakayama Yukinaga (Trung Sơn, Hành Trường), năm sinh và mất không rõ.

[0970] – Tên một bài tân nhạc phủ của Bạch Cư Dị dựa theo một vũ khúc cung đình nhà Đường ca tụng bảy cái đức (võ bị) của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, người dùng võ công để thống nhất và đem lại thái bình cho Trung Quốc. Sách Tả Truyện nói về năm Tuyên Công thứ 12 có viết:

– Phù vũ cấm bạo, tập chiến, bảo đại, định công, an dân, hòa chúng, phong tài giả dã_ (Phàm, võ là phương pháp để 1) trừ bạo ngược, 2) dập tắt chiến tranh, 3) giữ giềng mối lớn, 4) định công lao, 5) giúp dân sống yên lành, 6) hòa hợp mọi người, 7) làm của cải sung túc).

[0971] – Nguyên văn Gotoku no Kanja. Gotoku (ngũ đức) tức là năm cái đức, còn Kanja để chỉ một cậu bé mới đến tuổi thành nhân (nhược quán = tuổi đội mũ) tuy Yukinaga lúc đó đã vào khoảng 50. Ý nói tài học của ông bị xem là còn non.

[0972] – Còn gọi là Jien (Từ Viên), một nhà tu làm đến chức tăng chính, rất có thế lực.

[0973] – Yoshitsune là con thứ 9 của tướng Yoshitomo nên có tên là Cữu Lang (Kurô). Ông còn làm chức Tổng Chỉ Huy An Ninh nên gọi là Phán Quan (Hôgan).

[0974] – Con thứ 6 của Yoshitomo và anh em với Tướng Quân Minamoto no Yoritomo và Yoshitsune. Cũng bị anh (Yoritomo) giết năm 1193 như em thứ 9 (Yoshitsune, năm 1189) vì bị anh cả Yoritomo tình nghi có mưu phản. Tên Kaba no Kanja do việc ông sinh ở xứ Kama (Kaba còn đọc là Kama).

[0975] – Phiên âm chữ Sinh Phật hay Tính Phật, tương truyền ông là người đã tạo ra khúc hát kể dạo của Truyện Heike. Không rõ tên họ.

[0976] – Anraku (An Lạc) đẹp trai, đọc kinh thánh thót êm tai nên các cung nữ đua nhau bỏ nhà đi tu theo. Thiên hoàng Go – Toba thấy thế tức giận, buộc tội khi quân, bắt xử hình năm 1207. Ngài Honen cũng bị đi đày.

[0977] – Tức Pháp Nhiên Thượng Nhân, còn gọi là Enkuu (Viên Không) (1133 – 1212), khai tổ Tịnh Độ Tông.

[0978] – Lục Thì (sáu lần) là sáng, trưa, chiều, đầu hôm, nửa đêm, hừng sáng. Lúc đó những người theo phái Tịnh Độ phải niệm A Di Đà Phật.

[0979] – Tên để chỉ chùa Horyuji (Pháp Long Tự) do thái tử Shotoku xây.

[0980] – Một chi của Tịnh Độ Tông, chủ trương một đời chỉ cần niệm Phật một lần (nhất niệm) là đủ (C. G. ).

[0981] – Tức chùa Senbon no Dai – Hoonji (Thiên Bản Đại Báo Ân Tự) ở Kyoto. Thay vì niệm Nam Mô A Di Đà Phật, người ta niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Họ bắt chước phái Tịnh Độ nhưng không có kết quả trong dân chúng.

[0982] – Văn Vĩnh (1264 – 1275).

[0983] – Con trai một vị Nhiếp Chính họ Fujiwara, tu ở chùa Dai – Hoonji, học trò một môn đệ của ngài Honen.

[0984] – Theo sách Dã Chùy thì Myokan (Diệu Quán) là tên người điêu khắc tài danh thời Nara (khoảng năm 786) đã chạm trỗ các tượng Phật Quan Âm và Tứ Thiên Vương ở chùa Katsuo – dera gần Ôsaka. Cũng có thể là người trùng tên và sống đồng thời với KenKo, đã xây chùa Nyoraiji (Như Lai Tự).

[0985] – Nhà phê bình Kobayashi Hideo cho rằng đoạn này rất thâm thúy. Khi quá khéo tay thì phải cần con dao nhụt là một triết lý có thể áp dụng trong nhiều trường hợp.

[0986] – Đã nhắc đến trong đoạn 176.

[0987] – Vùng quanh điện Gojo có lẽ có nhiều chồn… thật (chứ không phải hồ ly). Ở đây, chồn được vẽ ra như con vật tinh quái nhưng dễ thương thôi chứ không có phép thần thông như suy nghĩ của người đương thời.

[0988] – Có lẽ là Fujiwara no Motouji (Đằng Nguyên, Cơ Thị, 1211 – 1282)Năm 24 tuổi đã bỏ đi tu, đạo hiệu là Enkuu (Viên Không). Tổ trường phái bếp núc Sono. Có thuyết cho là Motofuji (Cơ Đằng, 1276 – 1316)) cháu ông.

[0989]kitayama là nơi có phủ đệ của dòng họ Saionji. Người làm chức Thái Chính Đại Thần mà lại thuộc dòng này chỉ có Kintsune (Công Kinh, 1171 – 1244) hay cháu chắt ông ta, Sanekane (Thực Kiêm, 1194 – 1269). Ở đây có lẽ là Sanekane (xem thêm đoạn 118).

[0990] – Vãn cảnh một trăm chùa, thăm trăm ngọn núi, mổ cá một trăm ngày… ý nói chuyên tâm về một việc gì hay đang theo đuổi công phu rèn tập chuyên môn.

[0991] – Cũng đồng quan điểm với đoạn 98: Kẻ trí phải làm như ngu…kẻ có tài phải làm như bất tài… Đoạn này bàn về học vấn và tài nghệ.

[0992] – Để chỉ các loại sách vở như Sử Ký của Tư Mã Đàm và Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố.

[0993] – Gọi là biwa – bôshi (tỳ bà pháp sư) thường là người mù và đánh đàn kể truyện chuyên nghiệp.

[0994] – Trục treo dây đàn, thường là bốn. Lúc đánh Truyện Heike phải cần đến năm trục.

[0995] – Đây là một bí quyết trong nghề tỳ bà (vì gỗ tùng bách Nhật Bản (loại cây hi và sugi) chế ra môi nấu ăn lâu năm thì sẽ khô, làm trục đàn rất tốt) có chép trong các sách xưa mà chỉ có người trong nghề mới để ý. Tuy nhiên việc dùng cán gỗ như thế về sau không còn hợp thời vì quê kệch, thế mà anh chàng này vẫn phát biểu điều đó để chứng tỏ ta đây am tường.

[0996] – Đó là những người có sở học nhưng không đủ khiêm tốn để tự kìm hãm.

[0997] – Đoạn 233 này tiếp nối dòng văn của đoạn 232.

[0998] – Vì tự dạng giống nhau, có thể đã viết nhầm chữ Hata, tên một thổ hào của vùng, xuất thân từ Triều Tiên, thành Shida.

[0999] – Thánh Hải thượng nhân, không rõ là ai.

[1000] – Một loại bánh dẻo làm bằng bột gạo với nhân đậu ngọt.

[1001] – Có thể hai bức tượng này là gỗ hơn là đá (như ngày nay) vì con nít làm sao mà khiêng nổi để trở đầu như thế!

[1002] – Yanaibako, hòm (hộp) hình tứ giác đan bằng nhành cây liễu để đựng đồ, về sau chỉ dùng phần trên nắp như một cái giá, có hai trụ chống đằng sau để chưng đồ như nón, bút, nghiên, mực và sách vở.

[1003] – Tam Điều Hữu Đại Thần, nhân vật không rõ là ai. Có thể là Nội Đại Thần, Thái Chính Đại Thần Sanjo Saneshige (Tam Điều, Thực Trọng, 1260 – 1329) hay một người trong đám con cái của ông.

[1004] – Tên một trường phái thư đạo bắt nguồn từ Fujiwara Kozei (Đằng Nguyên, Hành Thành), một nhà thư đạo lớn.

[1005] – Tác giả KenKo muốn giữ gìn truyền thống và phản đối lại chủ nghĩa tùy tiện đương thời.

[1006] – Tức Nakahara Chikamoto (Trung Nguyên, Cận Hữu), sĩ quan hộ giá dưới triều các thiên hoàng Horikawa và Toba.

[1007] – Có lẽ là Thiên Hoàng thứ 96 Go Daigo (Hậu Đề Hồ, 1288 – 1339).

[1008] – Có lẽ là Minamoto no Monochika (Nguyên, Cụ Thân, 1294 – ?), tức là cháu nội của Monomori (Cụ Thủ), người mà KenKo từng phục vụ khi chưa xuất gia.

[1009] – Màu tím là một màu pha (gián sắc) trong khi màu son đỏ là màu chính (chính sắc). Ý nói bực mình khi thấy vật giả dối (ngụy vật) lại lấn lướt vật chính tông (bản vật). Nguyên văn:

– Tử viết: ố tử chi đoạt chu dã.

Câu này nằm ở thiên Dương Hóa, nếu là bản Luận Ngữ 10 chương thì câu nói nằm ở chương 9. Còn như trong bản Luận Ngữ 20 chương thì nó nằm ở chương 17.

[1010] – Fujiwara no Sadaie hay Teika (Đằng Nguyên, Định Gia, 1162 – 1241).

[1011] – Hai chữ sode (tay áo) và tamoto (ống tay áo) mà để chung vào một bài waka 31 âm là mắc vào một trong những kabyo (ca bệnh) hay là điều khiếm khuyết trong nghệ thuật làm thơ. Bệnh này gọi là doshin (đồng tâm) hay doji (đồng sự). Sách Ogisho (Áo Nghĩa Thư) có bàn:

– Văn từ tuy dị, ý nghĩa kỳ đồng, tối bất nghi nhĩ_ (Văn từ dù khác, ý nghĩa giống nhau, hoàn toàn không thích hợp).

[1012] – Bài này thấy trong Kokinshu (Cổ Kim Tập) phần Thu Thượng do Ariwara Muneyama (Tại Nguyên, Đống Lương) viết.

[1013] – Chúng ta đều biết ở Trung Quốc và Nhật Bản, ống tay áo thụng có thể dùng để diễn tả thay lời nói, ví dụ phất tay áo đứng dậy bỏ đi để chứng tỏ sự bất bình…

[1014] – Thái Chính Đại Thần Cửu Điều Y Thông (1093 – 1165), người có tiếng thông minh, học rộng. Còn việc ông tâu xin ra sao thì không rõ.

[1015] – Văn học bác sĩ, chức tham nghị Sugawara no Arikane (Quản Nguyên, Tại Kiêm, 1249 – 1321).

[1016] – Hành Phòng, Triều Thần, một nhà thư đạo nổi tiếng đương thời. Chết trận năm 1337.

[1017] – Bạch Cư Dị có câu thơ: Trường Lạc chung thanh hoa ngoại tận (Tiếng chuông vọng mãi ra ngoài ngàn hoa cung Trường Lạc). Có nơi cho là thơ Lý Kiểu nhưng Toàn Đường Thi quyển 9 chép tác giả là Tiền Khởi.

[1018] – Tháp Đông, tháp Tây và Yokawa. Yokawa ở xa nhất.

[1019] – Thường Hành Tam Muội Đường.

[1020] – Tên khác của Tứ Quý Giảng Đường của chùa.

[1021] – Tức Fujiwara Sari (Đằng Nguyên, Tá Lý, 944 – 998), một nhà thư đạo nổi tiếng thời Heian.

[1022] – Tức Fujiwara Kozei (Đằng Nguyên, Hành Thành, 972 – 1027), cũng là một nhà thư đạo nổi tiếng nhưng sau Zairi một thế hệ. Kozei, Sari và Tofuu (Đạo Phong) họp thành Sanseki (Tam Tích) tức ba nhà thư đạo lỗi lạc thời Heian.

[1023] – C. G. dịch là màng nhện.

[1024] – Chùa Na Lan Đà thuộc phái Shingon (Chân Ngôn) do ngài Dogen cất trên chỗ điện Rokuhara bị thiêu cháy, ở khu vực phía đông thành phố Kyoto. Đây không phải là một ngôi chùa lớn. KenKo đến đây với tư cách khách quý.

[1025] – Tức thiền sư Đạo Nhãn (đã nói đến trong đoạn 179) và không nên lầm với thiền sư Đạo Nguyên (1200 – 1253) thời Kamakura cũng đọc là Dogen.

[1026] – Nguyên là Hachisai (bát tai) hay Hachisaigen (bát tai hoạn) nghĩa là tám cái trở ngại trên đường tu thiền. Gồm ưu (lo buồn), hỉ (thích vui), khổ (đau khổ), lạc (thích sướng), tầm (thích tìm tòi), tỳ (thích chi ly), xuất tức (phải thở ra), nhập tức (phải hít vào).

[1027] – Thái độ thiếu khiêm tốn này của bản thân KenKo tương phản với quan điểm hãy làm như mình là kẻ vô tài bất tướng mà ông đề xướng trong đoạn 232.

[1028] – Tăng chính Genji (Nguyên Chính), đứng đầu chùa Toji.

[1029] – Gia Trì Hương Thủy, một nghi thức của Mật Giáo Chân Ngôn dùng nước thơm để thanh tẩy.

[1030] – Chúc tăng quan thứ hai, chỉ sau tăng chính.

[1031] – Kỷ niệm Thích Ca nhập diệt.

[1032] – Xem lại đoạn 8 về mãnh lực của làn hương.

[1033] – Thường để chỉ chỗ ở của thái thượng hoàng, thiên hoàng, hoàng hậu, hoàng tử, tướng quân hay các đại thần.

[1034] – Rằm tháng 8 trời có trăng đẹp. Còn ngày 13 tháng 9 cũng được kể là đêm trăng đẹp thứ hai trong năm.

[1035] – Một trong 28 ngôi sao dọc theo đường hoàng đạo. Sao Lâu (Lâu tú) ngôi thứ hai trong bảy ngôi nằm ở hướng tây, tượng trưng bằng con chó (Tuất) thuộc hành kim.

[1036] – Nguyên tác dùng chữ mắt người làng chài trên bãi biển Shinobu mà chữ Shinobu tuy là tên đất ở vùng Mutsu đông bắc nước Nhật còn có nghĩa bóng là _ẩn nhẫn, chịu đựng sự đớn đau.

Lấy ý từ một câu thơ tình (câu 1096) trong tập Shin – Kokin.

[1037] – Nguyên tác dùng chữ sự theo dõi của người canh chừng trên núi Kurama nhưng chữ Kurama, tên núi ở vùng Yamashiro, gần Kyoto, với Kurabu (ám bộ = đêm tối tăm) liên quan đến việc người con gái mượn trời tối để thoát sự canh phòng của cha mẹ. Đây là hai hình thức tu từ mượn một địa danh để nói lên ý khác, đến từ kỹ thuật thơ Waka của Nhật.

[1038] – Ý thơ của nàng Ono – no – Komachi (bài số 938) trong tập Kokin để trả lời cầu hôn của Funya no Yasuhide, quan trấn thủ vùng Mikawa.

[1039] – Ý một câu thơ trong Shin – Kokinshu (Tân Cổ Kim Tập, chương 1, bài 1013) nói về những lao khổ hai người yêu nhau phải trải qua để có thể lên tới đỉnh núi Tsukuba, một nơi trai gái thời xưa hay làm chỗ hò hẹn.

[1040] – Như huyễn, chữ trong kinh Duy Ma để nói về cuộc đời.

[1041] – Sở nguyện giai vọng tưởng.

[1042] – Vọng tâm, là cái đối nghịch với chân tâm.

[1043] – Tức là Urabe Kaneaki (Bốc Bộ, Kiêm Hiển), cha của KenKo, một chức quan giữ đền thần dưới triều Thiên Hoàng Go – Uda.

[1044] – Cha của KenKo không nói đích xác vị Phật nào mà chỉ nói là lời Phật dạy.

[1045] – Câu này không sử dụng lối viết kính trọng nữa như thể ông bố đã đuối lý. Theo sách Dã Chùy thì đây là lời trong Lễ Ký, thiên Vấn Tang đoạn 35:

– Phi tùng thiên giáng dã, phi tùng địa xuất dã. Nhân tình nhi dĩ hỷ_ (Tình người chính là cái không ở trên trời đáp xuống, không từ dưới đất chui lên).

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 01 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 02 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 03 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 04 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 05 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 06 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 07 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, chương 09 tại đây.

Đọc Đồ Nhiên Thảo, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.