Thích Nhất Hạnh | Phép lạ của sự thức tỉnh | Chương 09

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 9 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tác viên ngồi thiền để làm gì? Trước hết là để thực hiện một sự nghỉ ngơi toàn vẹn. Thiều nên biết trong giấc ngủ cũng chưa hẳn là hình thức nghỉ ngơi toàn vẹn. Ngủ với thần kinh căng thẳng, với những bắp thịt trên mặt và trên tay chân co rút, với những những giấc mộng nặng nề. Ngủ như thế không phải là nghỉ ngơi. Nằm cũng chưa phải là nghỉ ngơi, nhất là khi còn trăn trở bất an. Nằm dài, xuôi tay chân, đầu không kê gối là một tư thế rất tốt để tập thở và để buông thả bắp thịt cho thư thái.

Nhưng nằm thì dễ ngủ. Với lại nằm thì không đi sâu vào Thiền quán được bằng ngồi. Ta có thể tạo nên sự nghỉ ngơi toàn vẹn trong tư thế ngồi và tiếp đó có thể đi sâu hơn trong thiền quán để đối trị lại những trở ngại tâm lý của ta.

Tôi biết các tác viên có nhiều người biết ngồi kiết già, bàn chân trái đặt lên bắp chân phải và bàn chân phải đặt lên bắp chân trái, cũng có người chỉ có thể ngồi bán già, bàn chân trái đặt lên bắp chân phải hay chân phải đặt trên bắp chân trái. Tại lớp Thiền tập ở Paris, có người không ngồi được các tư thế trên. Tôi khuyên họ nên ngồi theo lối người Nhật. Hai gối song song, hai lòng bàn chân úp xuống làm nơi nương tựa cho thân hình với một chiếc gối kê gọn dưới hai sóng bàn chân. Ta có thể ngồi yên trong tư thế đó hơn một giờ nữa. Tuy nhiên ai cũng có thể ít nhất là tập ngồi theo tư thế bán già. Ban đầu có hơi đau, nhưng độ vài tuần lễ thì ít đau hơn. Khi đau thì đổi tư thế đi hay đổi vị trí của các bàn chân cho nhau. Trong trường hợp kiết già hay bán kiết già, ta nên kê dưới mông một cái gối để cho hai đầu gối chúc xuống, như vậy là ta có 3 điểm tựa, thế ngồi như vậy là rất vững chắc sống lưng ta giữ cho thật thắng, đây là một điều quan trọng. Đầu và cổ giữ theo sống lưng thật thẳng nhưng không cứng ngắt như gỗ. Mắt nhìn xuống khoảng hai thước về phía trước. Miệng giữ nụ cười hàm tiếu.

Bây giờ ta bắt đầu theo dõi hơi thở và cũng bắt đầu buông thả mọi bắp thịt trong người, chỉ giữ xương sống thật thẳng và theo sát hơi thở, còn bao nhiêu thứ còn lại cùng buông thả hết.

Muốn buông thả những bắp thịt chằng chịt trên mặt, những bắp thịt co lại vì lo âu, cáu kỉnh, sợ hãi hay buồn phiền, ta hãy gọi về trên môi nụ cười hàm tiếu, nụ cười chớm nở, nụ cười tới thì các bắp thịt kia bắt đầu buông thả. Ta duy trì nụ cười ấy càng lâu càng quý, nụ cười mà Thiều thấy nở hoài trên mặt Phật.

Ta đặt lòng bàn tay trái ngửa ra trong lòng bàn tay mặt, buông thả mọi bắp thịt trong bàn tay, trong ngón tay, trong cánh tay, trong bắp chân. Hãy để cho tất cả trôi đi, như những dãy rong rêu trôi theo dòng nước trong khi tảng đá dưới nước vẫn nằm im bất động, chỉ giữ lấy hơi thở và nụ cười hàm tiếu trên môi. Những ai mới bắt đầu tập ngồi thiền thì nên ngồi từ 20 phút đến nửa giờ. Trong thời gian đó, nên thực tập sự nghỉ ngơi toàn vẹn. Kỹ thuật của sự nghỉ ngơi này được tóm tắt trong hai tiếng: Nắm giữ và Buông thả. Nắm giữ hơi thở và buông thả tất cả những gì còn lại. Buông thả tất cả các thớ thịt trong châu thân, trong khoảng 15 phút hành giả có thể đạt đến sự tĩnh lặng và an lạc. Duy trì trạng thái tĩnh lặng và an lạc ấy.

Có người xem thiền tọa như một cực hình. Muốn cho thì giờ qua mau để nằm nghỉ. Trong trường hợp này, ta thấy đương sự chưa biết ngồi thiền. Biết ngồi thiền thì tự khắc tìm thảy sự khỏe khoắn và an lạc ngay trong tư thế ngồi. Tôi thường đề nghị những người này dung hình ảnh hạt sỏí rơi trong dòng sông để thực hiện sự an nghỉ trong thiền toạ.

Thế nào là hạt sỏi rơi trong dòng sông. Hành giả ngồi xuống trong tư thế tiện nghi nhất, bán già hay kiết già, lưng thẳng. Miệng giữ nụ cười hàm tiếu. Hành giả thở chậm và sâu, theo dõi hơi thở, đồng nhất mình với hơi thở. Thế rồi hành giả tự dể mình buông thả hoàn toàn như một hạt sỏi trắng được thả xuống dòng sông trong vắt.

Hạt sỏi thả xuống dòng sông không hề tự ý cử động, nó tự buông thả và rơi xuống từ từ trong dòng sông bằng con đường ngắn nhất và cuối cùng tìm tới đáy sông. Xuống tới đáy sông rồi là nó được chỗ an nghỉ, không còn rơi nữa. Hành giả tự thấy mình như một hạt sỏi, tự để rơi mình trong một dòng sông, buông thả hoàn toàn. Trọng tâm của hành giả là hơi thở. Thời gian buông thả để rơi, để tìm tới nơi an nghỉ trên cát mịn dưới đáy sông không cần thiết là dài bao lâu. Khi mà hành giả thấy mình ngồi an lạc, khỏe khoắn như một hạt sỏi trên cát mịn dưới đáy sông là khi ấy bắt đầu có sự nghỉ ngơi trọn vẹn. Hành giả không bị quá khứ níu kéo, không bị vị lai thâu hút. Hành giả biết rằng nếu mình không có khả năng thọ hưởng sự an lạc trong giờ phút thiền toạ hiện tại, thì tương lai cũng sẽ trôi qua những kẽ tay mình, và mình cũng sẽ không bao giờ thực sống khi tương lai biến thành hiện tại. An lạc là an lạc trong giờ thiền tọa đây. Nếu không tìm được an lạc lúc này thì sẽ không tìm được an lạc ở bất cứ lúc nào khác. Đừng đuổi theo vị lai như người bị thu hồn chạy theo bùa phép. Dừng lại và tìm sự an lạc trong giờ phút hiện tại. Hành giả thấy rằng thời gian này là thời gian của mình, chỗ ngồi này là chỗ ngồi của mình. Chính trên chỗ ngồi này và trong giờ phút này mà mình có thể thành Phật chứ không phải ở dưới một cây Bồ Đề nào trong 1 kiếp vị lai nào xa xôi. Thiền tập như thế trong vài ba tháng thì hành giả bắt đầu biết thế nào là Thiền Duyệt. Thiền Duyệt là sự an vui tìm thấy trong Thiền Tọa. Ngày xưa Thầy Thanh Từ có cất một thiền thắt trên đỉnh phương Bối, lấy tên là Thiền Duyệt Thắt.

Thiều ơi! Giờ tọa thiền có dễ thành công hay không là do đời sống hàng ngày mình có tập chánh niệm nhiều hay ít. Và cũng do mình có thực tập đều đặn mỗi ngày hay không. ở chùa lá Pháp Vân mình nên tổ chức thiền tọa mỗi đêm cho tác viên, từ 10 đến 11 giờ. Ai muốn ngồi nửa giờ hay cả giờ tùy ý.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 01 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 02 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 03 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 04 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 05 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 06 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 07 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 08 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 09 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 10 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 11 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 12 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 13 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 14 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 15 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 16 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 17 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 18 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 19 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 20 tại đây.

Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Giận | Chương 07

Thích Nhất Hạnh | Giận | Chương 07

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.