Phép lạ của sự thức tỉnh | Chương 10
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.
· 6 phút đọc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Nhưng mục đích của Thiền Tọa chỉ là để tìm sự nghỉ ngơi thôi sao? Có người sẽ hỏi. Thiều cũng dư biết rằng mục đích của thiền tọa sâu xa hơn sự nghỉ ngơi. Nhưng sự nghỉ ngơi là khởi điểm cần thiết. Thực hiện sự nghỉ ngơi, ta thực hiện được sự tĩnh tâm và nhiếp ý là đi được một quãng đường khá dài trong thiền tập rồi.
Ta nên nhớ rằng, quán niệm hơi thở là một phương pháp thần diệu. Đừng nói rằng pháp quán niệm hoi thở là chỉ dể dành cho người mới học đạo. Thiền sư Tăng Hội đầu thế kỷ thứ ba đã viết trong kinh An Ban thủ ý: Quán niệm hoi thở là đại thừa (cỗ xe lớn) của chư phật để cứu vớt chúng sanh đang trôi chìm trong sanh tử. Đếm hơi thở, theo dõi hơi thở, nắm lấy hơi thở là những phương pháp thần diệu đề nhiếp tâm và tịnh ý.
Tuy nhiên nếu muốn nhiếp tâm và tịnh ý đến chỗ căn bản, ta phải biết quán niệm về cảm thọ và tư duy của ta. Muốn điều tâm ta phải quán tâm. Ta phải biết quan sát và nhận ra mọi mặt cảm thọ và mọi tư duy khi chúng có mặt nơi ta.
Thiền sư Thiền Chiếu cuối đời Lý có nói: người tu đạo nếu biết rõ tâm mình thì sẽ phí sức ít mà dễ thành công. Người tu đạo nếu không biết gì về tâm mình thì chỉ phí công vô ích. Muốn biết tâm mình thì chỉ có một cách quán sát nó, nhận diện nó. Công việc đó làm thường trực trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong giờ thiền tọa. Trong lúc ta thiền tọa, những cảm thọ và những ý tưởng có thể phát hiện trong ta. Nếu ta không dùng những phương pháp quán niệm hơi thở thì chúng có thể xâm chiếm và đưa ta ra ngoài chánh niệm. Nhưng ta đừng nghĩ rằng hơi thở chỉ là để xua đuổi cảm thọ và ý tưởng. Hơi thở còn là để tâm lắng lại thân tâm, mở lối cho định và tuệ. Khi một cảm thọ hay một ý tưởng xuất hiện, ta đừng cố ý xua đuổi bằng hơi thở, dù sự tập trung tâm ý nơi hơi thở có tác dụng khiến cho cảm thọ hay ý tưởng đó tạm bị loại trừ ra khỏi tâm ý. Đừng cố xua duỗi, ghét bỏ, e sợ. Phải làm sao? Chỉ cần nhận diện thôi. Thí dụ khi một cảm thọ đau nhức phát hiện nơi ta, ta liền nhận diện nó: Một cảm thọ đau nhức xuất hiện nơi ta. Một cảm thọ đau nhức còn tồn tại nới ta, ta cũng nhặn diện nó: Cảm thọ đau nhức còn tồn tại nơi ta. Nếu một ý tưởng phát hiện nơi ta. Ví dụ, nhà hàng xóm giờ này mà còn làm ồn quá thì ta nhận diện nó: ý tưởng nhà hàng xóm giờ này mà còn làm ồn quá vừa phát hiện nơi ta. Nếu ý tưởng dó còn tồn tại ta tiếp tục nhặn diện, nếu có một cảm thọ khác, hay một ý tưởng khác đi qua đầu ta thì cũng phải nhận diện như thế. Ta không để cho một cảm thọ hay bất cứ ý tưởng nào phát sinh hay lưu trú trong ta mà có thể tránh thoát sự quán niệm và nhặn diện của ta.
Ta quan sát và nhận diện chúng như người gác cửa cung vua, nhận diện mỗi gương mặt đi qua cửa khuyết. Khi không còn cảm thọ hay ý tưởng nào có mặt, ta cũng nhặn diện sự không có mặt của chúng. Cảnh giác thường trực như vậy tức là quán niệm về cảm thọ và tâm thức. Quán niệm tinh tiến như vậy, thì ta sớm điều phục được tâm ta. Ta có thể phối hợp phương pháp quán niệm này với phương pháp quan niệm hơi thở để nhiếp phục tâm ý.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 01 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 02 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 03 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 04 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 05 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 06 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 07 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 08 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 09 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 10 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 11 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 12 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 13 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 14 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 15 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 16 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 17 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 18 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 19 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 20 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, toàn tập tại đây.