Phép lạ của sự thức tỉnh | Chương 20
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.
· 16 phút đọc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Kinh An Ban Thủ ý (Anapanasati majjhima nikaya 118)
Kinh An Ban Thủ ý dạy 16 phương pháp quán niệm hơi thở, chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 4 phương pháp. Ba nhóm đầu nhắm tới cả định lẫn huệ, nhóm thứ tư chỉ nhắm tới huệ.
1/ Khi thở vào một hơi dài. Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào một hơi dài. Khi thở ra một hơi dài, hành giả quán niệm: tôi đang thở ra một hơi dài.
2/ Khi thở vào một hơi ngắn. Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào một hơi ngắn. Khi thở ra một hơi ngắn, hành giả quán niệm: tôi đang thở ra một hơi ngắn.
3/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và ý thức toàn vẹn được cả hơi thở mà tôi đang thở vào. Tôi đang thở ra và ý thức được toàn vẹn cả hơi thở mà tôi đang thở ra.
4/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và làm cho sự điều hành trong cơ thể tôi trở nên lắng lặng. Tôi đang thở ra và làm cho sự điều hành trong cơ thể tôi trở nên lắng lặng.
5/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và cảm thấy an lạc. Tôi đang thở ra và cảm thấy an lạc.
6/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và cảm thấy sung sướng, thảnh thơi. Tôi đang thở ra và cảm thấy sung sướng thảnh thơi.
7/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và theo dõi tâm ý của tôi. Tôi đang thở ra và theo dõi tâm ý của tôi
8/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và làm lắng dịu tâm.ý của tôi. Tôi đang thở ra và làm lắng dịu tâm ý của tôi.
9/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và ý thức toà n vẹn tâm ý của tôi. Tôi đang thở ra và ý thức toàn vẹn tâm ý của tôi.
10/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và làm cho tâm ý của tôi hoan lạc. Tôi đang thở ra và làm cho tâm ý của tôi hoan lạc.
11/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và tập trung tâm ý của tôi. Tôi đang thở ra và tập trung tâm ý của tôi.
12/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và tháo gỡ tâm tôi khỏi mọi ràng buộc. Tôi đang thở ra và tháo gỡ tâm tôi khỏi mọi ràng buộc.
13/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và quán niệm về tánh cách vô thường của vạn hữu. Tôi đang thở ra và quán niệm về tánh cách vô thường của vạn hữu.
14/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và quán niệm về sự tự do của tôi đối với vạn hữu. Tôi đang thở ra và quán niệm về sự tự do của tôi đối với vạn hữu.
15/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và quán niệm về sự dập tắt của mọi ảo vọng nơi tôi. Tôi đang thở ra và quán niệm về sự dập tắt của mọi ảo vọng nơi tôi.
16/ Hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào và quán niệm về sự buông thả của mọi phiền não và ảo vọng nơi tôi. Tôi đang thở ra và quán niệm về sự buông thả của mọi phiền não và ảo vọng nơi tôi.
Kinh An Ban Thủ ý nói về 4 phép quán niệm. Trong những phép quán niệm kể trên thì phép thứ nhất đến phép thứ tư là để quán niệm về thân thể, phép thứ năm đến phép thứ tám là để quán niệm về cảm thọ, phép thứ chín tới phép thứ mười hai là để quán niệm về tâm ý, phép thứ mười ba đến phép thứ mười sáu là để quán niệm về đối tượng tâm ý tức là các pháp. Sau đó kinh cũng nói thêm về 7 yếu tố ngộ đạo là: chánh niệm, sự giám định đúng sai, thiện ác, sự tinh chuyên, sự an vui, sự nhẹ nhõm, sự định tâm, sự buông thả.
Kinh Bách thiên tụng bát nhã, trích phẩm Phật Đà La Ni (Satasahasriha Prajaparamita).
Đây nữa, Tu Bồ Đề ơi, là con đường lớn của các vị Bồ Tát: Trước hết là bốn phép quán niệm. Bốn phép là gì ? Quán niệm thân thể, quán niệm cảm thọ, tâm ý và vạn pháp.
Bồ Tát an trú trong thân thể, cảm thọ, tâm ý và vạn pháp. Nhưng không khởi niệm phân biệt đối với thân thể, cảm thọ. tâm ý và vạn pháp. Bồ Tát tinh tiến, tỉnh thức hoàn toàn trong quán niệm. Sau khi đã bỏ ra ngoài những sầu đau tham dục trên thế gian và không trụ vào bất cứ thứ gì. Bồ Tát quán chiếu thân thể, cảm thọ, tâm ý và vạn pháp bên trong và bên ngoài.
Bồ Tát quán niệm thân thể bên trong bằng cách nào ? Khi đi Bồ Tát biết mình đang đi. Khi đứng Bồ Tát biết mình đang đứng. Khi ngồi Bồ Tát biết mình đang ngồi. Khi nằm Bồ Tát biết mình đang nằm. Bất cứ thân thể đứng ở trong tư thế nào dù tốt hay xấu, Bồ Tát cũng biết về tư thế ấy. Bồ Tát làm như vậy mà không có chấp trước.
Lại nữa khi thực hành Ba La Mật Bát Nhã, Bồ Tát thở vào một cách có ý thức và biết rằng: _Mình đang thở vào. Khi thở ra Bồ Tát ý thức rằng: Mình đang thở ra. Khi thở vào một hơi dài Bồ Tát ý thức rằng: Mình đang thở vào một hơi dài. Khi thở ra một hơi dài Bồ Tát ý thức rằng: Mình đang thở ra một hơi dài. Khi thở vào một hơi ngắn Bồ Tát ý thức rằng: Mình đang thở vào một hơi ngắn. Khi thở ra một hơi ngắn Bồ Tát ý thức rằng: Mình đang thở ra một hơi ngắn.
Một người thợ làm đồ gốm, khi đẩy một vòng dài biết là mình đẩy một vòng dài, khi đẩy một vòng ngắn biết là mình đẩy một vòng ngắn. Bồ Tát cũng quán niệm về hơi thở như vậy, làm như thế mà không có chấp trước.
Lại nữa, khi thực hành Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát quán niệm thăn thể nơi thân thể và thấy những yếu tổ cấu thành thân thể ấy: đất, nước, lửa, không khí. Như một vị đồ tể hay người phụ tá của ông ta sau khi mổ con bò ra làm 4 phần và quan sát, Bồ Tát cũng quán chiếu 4 yếu tố trong thân thể mình như vậy. Làm như thế mà không có chấp trước.
Lại nữa khi thực hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát quán niệm thân thể nơi thân thể, từ gót chân trở lên đỉnh tóc, từ đỉnh tóc trở xuống gót chân. khắp những nơi chứa nhiều thứ bất tịnh. Tóc, móng, da, thịt, gân, máu, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mạc, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, mồ hôi, nước mắt, nước mũi, nước bọt, nước ở các khớp xương, nước tiểu, ghèn, cứt ráy…
Như người nông phu có một bao tải đựng đủ thứ hạt: hạt mè, hạt cải, đậu đỏ, gạo lức, lúa mì, gạo trắng…bất cứ kẻ nào có đôi mắt tốt đều có thể thấy đủ các loại hạt như thế và nói rằng :_Này đây là hạt mè, đây là hạt cải… _ Bồ Tát quán niệm thân thể cũng như vậy mà không khởi tâm chấp trước.
Lại nữa, Bồ Tát quán niệm thân thể bên ngoài thế nào ? Khi đi đến nghĩa điạ, Bồ Tát thấy các xác chết bị quẳng đó, xác chết đã một ngày, đã 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày… sình lên, tím đen, thối rữa, bị dòi bọ ăn. Bồ Tát so sánh những xác chết với thân thể mình: Thân này cũng sẽ chịu số phận đó, không tránh thoát được, và Bồ Tát quán niệm khi thấy xác chết để 6, 7 đêm, bị quạ diều, chó sói rỉa nát, hay thấy xác chết đó bầm dập, thối nát, ghê tởm, hoặc thấy xác chét đó chỉ còn là một bộ xương dính thịt và máu, nhờ gân cốt mà còn dính vào nhau. Hay thấy xác chết chỉ còn lại một bộ xương, thịt máu và gân đã tan hết, hay thấy chỉ còn một đống xương rơi rớt trên mặt đất, hay thấy chỉ còn những cái xương rải rác đây đó trên bãi tha ma. Đây là xương chân, kia là xương sọ, kia nữa là xương sườn, đó là xương sống… Hay thấy những khúc xương đã trải qua nhiều năm, nhiều trăm năm dưới mưa nắng. trắng hếu như vỏ ốc, hay thấy những miếng xương đen, xanh, mục nát thành bụi rải rác trên mặt đất. Bồ Tát so sánh những hình ảnh ấy với tự thân và quán niệm rằng: Thân này cũng đồng một số phận như thế, không tránh thoát được. Bồ Tát quán niệm tâm ý và các pháp như thế sau khi đã bỏ ra ngoài mọi sầu đau và tham dục trần thế.
Và đây nữa, Tu Bồ Đề ơi, con đường lớn của Bồ Tát, là con đường chánh tinh tiến.
Kinh Bảo tích (Sikshasamuccaya Ratnakuta)
Hành giả tìm tâm, tâm nào? Tâm tham, tâm giận hay tâm si? Tâm quá khứ, tâm hiện tại hay tâm vị lai. Tâm quá khứ không còn. Tâm vị lai chưa có. Tâm hiện tại không trú.
Này Ca Diếp, tâm không thể nắm bắt từ bên trong hay bên ngoài, hay ở giữa. Tâm vô hướng vổ niệm, không có chỗ sở y, không có nơi qui túc. Chư Phật không thấy tâm trong quá khứ, trong hiện tại và trong vị lai. Cái mà chư Phật không thấy thì làm sao quán niệm nổi. Nếu có quán niệm thì chẳng qua là sự quán niệm về sinh diệt của các đối tượng tâm ý. Tâm như một ảo thuật, vọng tưởng điên đảo cho nên có sinh diệt muôn trùng. Tâm như nước trong dòng sông không bao giờ dừng lại. Vừa sinh đã hoại diệt. Tâm như ngàn lưỡi đao do nhân duyên mà có. Tâm như chớp giật loé lên rồi tắt. Tâm như không gian nơi muôn vật đi ngang. Tâm như bạn xấu tạo tác nhiều lầm lỗi. Tâm như lưỡi câu đẹp nhưng nguy hiểm. Tâm như ruồi xanh ngó đẹp nhưng rất xấu. Tâm như kẻ thù tạo tác nhiều nguy biến. Tâm như yêu ma tìm nơi hiểm yếu để hút sinh khí người. Tâm như kẻ trộm, trộm hết căn lành.
Tâm ưa thích hình dung như mắt con thiêu thân. ưa thích âm thanh như trống trận, ưa thích mùi hương như lợn thích rác bẩn, ưa thích vị ngon như ruồi thích thức ăn thừa, ưa thích xúc giác như con ruồi sa đĩa mật. Tìm tâm hoài mà không thấy tâm đâu. Đã tìm không thấy thì không thể phân biệt được. Những gì không thể phân biệt được thì không có quá khứ và hiện tại lẫn vị lai. Những gì không có quá khứ hiện tại lẫn vị lai thì không có mà cũng không không.
Hành giả tìm tâm bên trong cũng như bên ngoài không thấy. Không thấy tâm nơi ngũ uẩn, nơi tứ đại, nơi lục nhập. Hành giả không thấy tâm nên tìm dấu của tâm và quán niệm: tâm do đâu mà có? Rồi ý thức rằng hễ khi nào có vật thì có tâm. Vậy vật và tâm có phải là hai thứ khác biệt?
Không có cái gì là vật, cái đó cũng là tâm. Nếu vật và tâm là hai thứ thì hoá ra tâm có tới hai tầng? Cho nên vật chính là tâm…Vậy thì tâm có thể quán tâm không. Không, tâm không thể quán tâm. Một con dao không thể tự cắt mình, ngón tay không tự sờ mình, tâm không thể quán mình.
Bị dằn ép tứ phía, tâm phát sinh mà không có khả năng an trú, như con vượn chuyền cành, như hơi gió thoảng qua. Tâm không có tự tính. Biến chuyển rất nhanh chóng, bị cảm giác làm giao động, lấy lục nhập làm môi trưởng, duyên thứ này tiếp thứ khác. Làm cho tâm ổn định, bất động, tập trung an tĩnh, không loạn động, đó gọi là Quán niệm tâm ý.
Kinh Duy Ma Cật (Vimaxakirti Nirdesa)
Sao gọi là không an trú nơi vô vi? Bồ Tát quán không, nhưng không lấy không làm đối tượng tu chứng. Bồ tát tu tập về vô tướng và vô tác nhưng không lấy vô tướng và vô tác làm đối tượng tu chứng. Tu tập vô sanh mà không lấy vô sanh làm đối tượng tu chứng. Quán niệm vô thường mà không bỏ việc lợi hành. Quán niệm về khổ mà không chán ghét sinh tử. Quán niêm về sinh diệt mà không đi vào tịch diệt. Quán niệm về buông thả mà thân vẫn thực hiện các pháp lành. Quán niệm sự không qui túc mà vẫn quy túc theo vạn pháp. Quán niệm vô sanh mà vẫn nương vào hữu sanh để gánh vác nhiệm vụ. Quán niệm về vô lậu mà vẫn còn ở thế giới nhân duyên. Quán niệm về vô hình mà vẫn tiếp tục hành động để giáo hóa. Quán niệm về không vô mà không bỏ đại bi. Quán niệm về tính cách hư vọng, không bền, không nhân, không chủ, không tướng của các pháp mà không từ bỏ công trình phước đức, Thiền định và trí tuệ. Bồ Tát tu các pháp như thế gọi là không trú nơi vô vi.
Bồ Tát cũng vì có đầy đủ phước đức mà không trú ở vô vi, và đủ trí tuệ mà không chấm dứt ở hữu vi. Vì lòng thương lớn mà không trú vô vi, vì muốn thực hiện đại nguyện mà không chấm dứt ở hữu vi.
Kinh tinh yếu Bát nhã ba la mật đa (Prajnadaramitahrdaya)
Bồ Tát quán tự tại – khi quán chiếu thâm sâu – Bát Nhã Ba La Mật (tức diệu pháp trí độ) – Bỗng soi thấy năm uẩn – Đều không có tự tánh – Thực chứng điều ấy xong – Ngài vượt thoát mọi khổ đau. ách nạn.
Nghe đấy Xá lợi tử – Sắc chẳng khác gì không – Không chẳng khác gì sắc – Sắc chính thực là không – Không chính thực là sắc – Còn lại bốn uẩn kia – Cũng đều như vậy cả.
Xá lợi tử nghe đấy – Thể mọi pháp đều không – Không sanh cũng không diệt – Không nhơ cũng không sạch – Không thêm cũng không bớt – Cho nên trong tính không – Không có sắc thọ tưởng – Cũng không có hành thức – Không có nhãn. nhỉ, tỷ. thiệt, thân, ý.
Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp – Không có ba giới từ nhãn thức – Không hề có vô minh – Không có hết vô minh – Cho đến không lão, tử – Không khổ, tập, diệt đạo – Không đắc và cũng không sở đắc.
Khi một vị Bồ Tát – Nương Diệu pháp trí độ – Thì tâm không chướng ngại – Vì tâm không chướng ngại – Nên không có sợ hãi – Xa lìa mọi mộng tưởng – Xa lìa mọi điên đảo – Đạt Niết Bàn tuyệt đối.
Chư Phật trong ba đời – Y diệu pháp trí độ – nên đắc vô thượng giác – Vậy nên phải biết rằng – Bát Nhã Ba La Mật – Là linh chú đại thần – là linh chú đại minh – là linh chú vô thượng – là linh chú tuyệt đỉnh – là chân lý bất vọng – Có năng lực tiêu trừ mọi khổ nạn.
Cho nên tôi muốn thuyết – câu thần chú trí độ.
Nói xong Đức Bồ Tát – đọc thần chú viết rằng:
Gate,
Gate,
Paragate,
Paragsamgate,
Bodhi,
Svaha.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 01 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 02 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 03 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 04 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 05 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 06 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 07 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 08 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 09 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 10 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 11 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 12 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 13 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 14 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 15 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 16 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 17 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 18 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 19 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 20 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, toàn tập tại đây.