Thích Nhất Hạnh | Phép lạ của sự thức tỉnh | Chương 12
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.
· 6 phút đọc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thiều ơi ! Tôi muốn dành mấy trang trong trang thư này để nói về các pháp quán niệm mà người tác viên có thể thực tập đạt dần tới trình độ phá chấp, vô úy và đại bi của các vị Bồ Tát. Đó là các pháp quán niệm về nhân duyên, vô thường và từ bi.
Trong lúc thiền tọa, sau khi nhiếp tâm quán chiếu về tính cách duyên khởi của mọi hiện tượng. Phép quán niệm này không phải là sự suy tưởng miên man về triết lý duyên sanh mà là sự thể nhập của tâm thức vào trong đối tượng tâm thức, dùng định lực để phơi bày mặt thực của những đối tượng này.
Những ai đã từng học Duy Thức đều biết danh từ nhận thức là để gọi chung chủ thể và đối tượng nhận thấy. Chủ thể nhận thức thực không có thể tồn tại độc lập với đối tượng nhận thức.
Thấy là thấy một cái gì, giận là giận một cái gì, mơ ước là mơ ước một cái gì, tư duy là tư duy về một cái gì. Khi mà đối tượng nhận thức (một cái gì) không có mặt thì không thể có chủ thể nhận thức (thấy, nghe, giận, mơ ước, tư duy). Người tọa thiền phải quán tâm, quán tâm thì thấy được sự tương sinh của chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, và do đó khi ta quán niệm về hơi thở thì nhận thức về hơi thở là tâm. Khi ta quán niệm về thân thể thì nhận thức về thân thể là tâm. Khi ta quán niệm về vũ trụ vạn hữu thì nhận thức về vũ trụ vạn hữu cũng là quán niệm về tâm. Vậy quán niệm về thực tánh duyên khởi của vũ trụ vạn hữu cũng là quán niệm về tâm. Tất cả mọi đối tượng của tâm thức đều là tâm thức. Trong Đạo Phật, đối tượng của tâm thức dược gọi là pháp. Pháp được liệt kê thành năm loại: sinh vật lý (sắc), cảm thọ (thọ), tư duy (tưởng), hành nghiệp (hành) và nhặn thức (thức). Năm loại được gọi là năm nhóm (ngũ uẩn). Tuy thế nhóm thứ năm (thức) bao gồm cả bốn nhóm trước.
Quán niệm về duyên khởi là nhìn sâu vào các pháp để phát hiện tánh cách tương quan chặt chẽ của chúng, để thấy được chúng trong cái đại thể toàn nhất. Để thấy được thực tại không cắt xén thành từng mảnh nhỏ rời rạc khô chết.
Đối tượng cần được quán niệm trước tiên là con người của chính ta, là hợp thể ngũ uẩn. Hành giả quán niệm ngủ uẩn của chính mình nơi tự thân. Hành giả ý thức được sự có mặt của sinh lý, cảm thọ, tư duy, hành nghiệp và nhận thức. Hành giả quán sát những đối tượng ấy cho đến khi thấy rằng cái nào cũng có liên hệ thân thiết đến vũ trụ vạn hữu. Nếu không có vũ trụ vạn hữu thì hợp thể ngủ uẩn này cũng không thể có được.
Cũng như một cái bàn, cái bàn có được là nhờ những hiện tượng khác mà ta không gọi là bàn. Ví dụ rừng cây, người thợ gỗ, người thợ mộc, sắt để làm đinh, cưa và búa, bút chì và hàng trăm hiện tượng khác liên hệ xa gần tới cái bàn như cha mẹ người thợ mộc, sự hình thành xưởng mộc.
Nhìn thấy thực thể của cái bàn thì ta thấy nơi sự có mặt của những hiện tượng mà ta không gọi là bàn. Trả lại tất cả những hiện tượng không bàn về cho vũ trụ: đinh về cho sắt, gỗ về cho rừng, người thợ mộc về cho cha mẹ… thì cái bàn không còn có thể có mặt nữa. Người nào nhìn cái bàn mà thấy được vũ trụ, người ấy thấy được đạo.
Hành giả quán chiếu hợp thể ngũ uẩn của mình bằng cách đó cho đến khi thấy được sự có mặt của cái nhất thể thực tại nơi thân mình, mình cùng với sự sống của đại thể thực tại là một. Trả năm uẩn về thì tự ngã không còn nữa. Vũ trụ vạn hữu đang nuôi dưỡng hợp thể ngủ uẩn từng giây từng phút, tự ngã chỉ là hợp thể ngũ uẩn đó chứ không còn là gì khác và hợp thể ngũ uẩn đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành, tồn tại và hoại diệt của vạn hữu trong vũ trụ.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 01 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 02 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 03 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 04 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 05 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 06 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 07 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 08 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 09 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 10 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 11 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 12 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 13 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 14 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 15 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 16 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 17 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 18 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 19 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 20 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, toàn tập tại đây.