Thích Nhất Hạnh | Phép lạ của sự thức tỉnh | Chương 04
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.
· 6 phút đọc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Như vậy quán niệm vừa là một phương tiện vừa là một cứu cánh, vừa là nhân, vừa là quả. Khi thực tập quán niệm để luyện định tâm thì ta gọi quán niệm là nhân. Nhưng quán niệm vốn là sự sống tỉnh thức (sự có mặt của quán niệm là sự có mặt của sự sống mầu nhiệm), do đó ta cũng gọi quán niệm là quả. Quán niệm để xua đuổi quên lãng và phân tán. Quán niệm dể thực sự sống từng giây, từng phút của cuộc sống. Quán niệm để duy trì chánh niệm và duy trì sự sống.
Người tác viên biết sử dụng hơi thở để duy trì chánh niệm, bởi vì hơi thở là dụng cụ rất mầu nhiệm để đình chỉ loạn tưởng. Hơi thở là cây cầu bắt từ bờ sinh lý sang bờ tâm lý, là môi giới giữa thăn và tâm. Mỗi khi chợt nhớ ra rằng tâm ý mình đang phân tán, rong ruổi, người tác viên nên dùng hơi thở dể nắm giữ nó lại. Anh thở vào nhè nhẹ một hơi thở khá dài và ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài. Anh lại thở ra một hơi dài, đưa ra ngoài hết không khí trong buồng phổi anh và ý thức rằng mình đang làm như thế. Kinh quán niệm dạy về cách nắm lấy hơi thở như sau :
_Hành giả thở vào với ý thức minh mẫn là mình đang thở vào. Người ấy thở ra với ý thức minh mẫn là mình đang thở ra. Thở vào một hơi dài người ấy ý thức rằng ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy ý thức rằng ta đang thở ra một hơi dài. Thở vào một hơi ngắn, người ấy ý thức là ta đang thở ra một hơi ngắn. Người ấy tự mình luyện tập như sau: Tôi có ý thức rõ rệt về trọn cả hơi thở mà tôi đang thở vào. Tôi có ý thức về trọn cả hơi thở mà tôi đang thở ra. Tôi đang thở vào và làm cho sự điều hành trong thân thể tôi trở nên tĩnh lặng. Tôi đang thở ra và làm cho sự điều hành trong thân thể tôi trở nên tĩnh lặng.
Trong một tu viện Phật giáo, vị nào cũng được khuyến khích sử dụng hơi thở để đình chỉ loạn tưởng, tập trung tâm ý và thực hiện định lực. Định lực là sức mạnh của sự tập trung tâm ý, là năng lực có thể phát khởi sự tỉnh thức lớn. Nhưng sự tỉnh thức lớn cũng là một sự tỉnh thức. Khi người tác viên nắm lấy hơi thở mình, anh ấy đã là một người tỉnh thức rồi. Để duy trì chính niệm lâu dài, ta nên tiếp tục nắm lấy hơi thở. Mùa này ở đây lá vàng rơi đẹp lắm. đi ở van rừng khoảng mười lăm phút trong chánh niệm, giữ lấy hơi thở tôi thấy khỏe khoắn và tỉnh táo lạ. Tôi tiếp xúc được với từng chiếc lá.
Khi Thiều đi một mình trên con đường quê, Thiều dễ nắm giữ chánh niệm hơn. Nếu Thiều có một người bạn cùng đi bên cạnh không nói năng gì, cùng nắm lấy hơi thở thì Thiều vẫn nắm giữ chánh niệm một cách dễ dàng. Nhưng khi người bạn đi bên cạnh hỏi chuyện _Thiều thì sự tình trở nên khó khăn hơn chút ít.
Nếu Thiều khởi ra trong tâm ý niệm cái anh chàng này cứ hỏi chuyện hoài, không để cho mình chánh niệm thì Thiều dễ trở thành bực mình. Nhưng nếu Thiều tự nhủ: Anh chàng hỏi chuyện thì hỏi chuyện, mình trả lời thì trả lời, nhưng mình vẫn nắm giữ chánh niệm, biết mình với anh chàng đang đi trên dường với nhau, biết anh chàng hỏi gì, biết mình trả lời những gì, và dù sao mình vẫn còn có thể nắm lấy hơi thở. Nghĩ như vậy, Thiều tiếp tục duy trì chánh niệm, biết rằng trường hợp này hơi khó hơn trường hợp đi bộ một mình, nhưng cứ thực tập để từ từ đạt tới một khả năng tập trung ý lớn hon. Có câu ca dao nói: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Trong hoàn cảnh náo nhiệt phiền toái mà giữ được chánh niệm, đó mới là làm được chuyện khó, có phải không?
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 01 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 02 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 03 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 04 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 05 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 06 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 07 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 08 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 09 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 10 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 11 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 12 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 13 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 14 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 15 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 16 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 17 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 18 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 19 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, chương 20 tại đây.
Đọc Phép lạ của sự thức tỉnh, toàn tập tại đây.