Haruki Murakami | Biên niên ký chim vặn dây cót | Chương 50

Biên niên ký chim vặn dây cót với tiếng hót của con chim vặn dây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kín.

 · 18 phút đọc.

Biên niên ký chim vặn dây cót với tiếng hót của con chim vặn dây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kín.

Vật giữa vòng tròn Ít hôm sau cuộc viếng thăm đầu tiên của Ushikawa, tôi nhờ Quế mỗi khi đến Dinh thì mang cho tôi một tờ báo. Đã đến lúc tôi phải tiếp xúc với thực tại của thế giới bên ngoài. Dù ta cố tránh chúng đến đâu đi chăng nữa, nhưng hễ đã đến lúc là chúng đến với ta.

Quế gật đầu, và từ đó trở đi ngày nào anh ta cũng mang ba tờ báo đến.

Tôi thường nhìn qua các tờ báo sau khi ăn sáng. Đã từ lâu không buồn đọc báo, nay tôi thấy chúng thật lạ lùng: lạnh và trống rỗng. Mùi mực in kích thích thần kinh làm tôi thấy nhức đầu, những cụm chữ nhỏ đen nhánh như chọc thủng mắt tôi. Bố cục và kiểu chữ các tít bài cũng như giọng điệu của lối viết dường như phi thực đối với tôi. Tôi thường phải đặt tờ báo xuống, nhắm mắt thở dài. Trước kia thì không như vậy. Trước kia đọc báo hẳn phải là một việc bình thường hơn thế này nhiều. Cái gì đã thay đổi quá nhiều ở chúng vậy? Hay đúng hơn, cái gì đã thay đổi đến vậy ở chính tôi? Sau khi đọc báo một lúc, tôi có thể hiểu rõ một điều về Wataya Noboru: hắn đang xây dựng cho mình một vị thế ngày càng vững chắc hơn bao giờ hết trong xã hội. Đồng thời hắn đang tiến hành một chương trình hoạt động chính trị cực kỳ tham vọng với tư cách một thành viên hứa hẹn của hạ viện, đồng thời thường xuyên phát biểu trước công chúng bằng cách giữ một chuyên mục trên báo chí và làm bình luận viên truyền hình. Đâu đâu tôi cũng thấy tên hắn. Vì lý do nào đó tôi không hiểu nổi, người ta lắng nghe các ý kiến của hắn, đã thế còn lắng nghe ngày càng háo hức hơn. Hắn là lính mới trên chính trường, nhưng đã được tung hô như một trong các chính khách trẻ tuổi hứa hẹn làm được nhiều việc lớn. Trong một cuộc điều tra ý kiến bạn đọc của một tạp chí phụ nữ, hắn được mệnh danh là chính khách nổi tiếng nhất nước. Người ta xưng tụng hắn là một trí thức dấn thân, một kiểu chính khách trí thức mà trước nay chưa hề có.

Khi hết đọc nổi về các sự kiện hiện thời và vai trò nổi bật của Wataya Noboru trong đó, tôi chuyển sang thu thập ngày càng nhiều sách về Mãn Châu quốc. Quế mang đến cho tôi tất cả những gì anh ta tìm được về chủ đề này. Thế mà, ngay cả ở đây, tôi cũng không thoát nổi cái bóng của Wataya Noboru. Hôm đó cái bóng của hắn trỗi dậy từ những trang trong một cuốn sách về thống kê. Sách ấn hành năm 1978, bản của thư viện này trước đây chỉ được cho mượn một lần duy nhất khi sách hãy còn mới, và được trả lại gần như ngay lập tức. Có lẽ chỉ những người thân của trung úy Mamiya mới quan tâm đến các vấn đề thống kê ở Mãn Châu quốc mà thôi.

Theo tác giả, ngay từ năm 1920, quân đội Thiên Hoàng đang tìm nguồn tích lũy một lượng lớn quân trang cần thiết cho mùa đông để chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực chống liên bang Xô Viết. Trang bị cho quân đội khả năng chiến đấu trong cái lạnh cắt da được coi là nhiệm vụ cấp bách, bởi người ta còn thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế trong điều kiện mùa đông cực kỳ khắc nghiệt ở Siberia. Nếu một xung đột biên giới dẫn tới đột ngột tuyên chiến với Liên Xô (điều hoàn toàn có thể xảy ra hồi đó), quân đội sẽ chưa sẵn sàng cho một chiến dịch mùa đông. Vì vậy, một nhóm nghiên cứu trực thuộc văn phòng bộ tổng tham mưu đã được thành lập để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh giả thiết với Liên Xô, trong đó bộ phận hậu cần chịu trách nhiệm nghiên cứu việc mua sắm quần áo đặc biệt cho mùa đông. Để thực sự biết thế nào là cái lạnh họ đi lên cực bắc đảo Sakhalin vốn từ lâu là điểm tranh chấp giữa Nhật Bản với nước Nga sa hoàng về sau là liên bang Xô Viết, và sử dụng một đơn vị tác chiến thực thụ để kiểm tra các đôi bốt, áo choàng và đồ lót cách nhiệt. Họ tiến hành kiểm nghiệm kỹ lưỡng các trang thiết bị mà quân đội Xô Viết hồi đó đang sử dụng cũng như loại quần áo mà quân đội Napoléon đã dùng trong chiến dịch đánh nước Nga, để rồi kết luận rằng với trang thiết bị hiện tại thì quân đội Nhật Bản sẽ không sống nổi trong mùa đông ở Siberia. Họ dự tính rằng hai phần ba số bộ binh trên tiền tuyến sẽ bị loại khỏi vòng chiến vì tê cóng.

Quần áo chống rét của quân đội Nhật hiện nay chỉ để dùng cho mùa đông miền Bắc Trung Quốc vốn ít khắc nhiệt hơn, ngoài ra số lượng hiện có quá ít, không đủ cho tất cả. Nhóm nghiên cứu đã tính số cừu cần thiết để sản xuất đủ quần áo mùa đông cho mười sư đoàn (lúc đó trong nhóm có lưu truyền mẩu chuyện cười rằng họ quá bận đếm cừu đến nỗi không còn thì giờ để ngủ) rồi đưa số liệu này vào báo cáo, cùng với dự toán số thiết bị cơ khí cần thiết để xử lý ngần ấy len cừu.

Báo cáo viết rằng lượng cừu hiện có ở quần đảo Nhật Bản không đủ cung ứng cho một cuộc chiến kéo dài ở các lãnh thổ miền bắc chống lại liên bang Xô Viết trong trường hợp Nhật Bản bị trừng phạt hay phong tỏa kinh tế, vì vậy nhất thiết Nhật Bản phải đảm bảo được nguồn cung cấp len ổn định (không chỉ cừu và cả thỏ mà các loài có lông khác) ở vùng Mãn Châu – Mông Cổ và thiết bị cơ khí để xử lý số len đó. Người được giao nhiệm vụ tiến hành quan sát thực địa ở Mãn Châu quốc vào năm 1932, ngay sau khi chế độ bù nhìn ở đó được thành lập, là một nhà kỹ trị trẻ tuổi vừa tốt nghiệp trường Võ bị với bằng thống kê học; tên là Wataya Yoshitaka.

Wataya Yoshitaka! Đây chỉ có thể là bác ruột của Noboru. Chẳng có nhiều Wataya lắm trên đời này, còn cái tên Yoshitaka thì không nghi ngờ gì nữa.

Sứ mạng của ông ta là tính toán khoảng thời gian cần thiết để có thể bảo đảm nguồn cung cấp len ổn định ở Mãn Châu quốc. Wataya Yoshitaka chộp lấy ngay vấn đề này như một trường hợp mẫu cho thống kê học hiện đại và tiến hành phân tích số liệu một cách vô cùng thấu đáo.

Khi ở Mukden, Wataya Yoshitaka xin được gặp thiếu tướng Ishiwara Kanji và ngồi uống rượu đàm đạo thâu đêm với người này.

Ishiwara Kanji. Lại một cái tên mà tôi biết rõ. Ông bác của Wataya Noboru đã tiếp xúc với Ishiwara Kanji, kẻ đầu sỏ trong việc dựng lên việc Trung Quốc tấn công quân đội Nhật Bản một năm trước đó, sự kiện được mệnh danh là Sự biến Mãn Châu và được Nhật Bản dùng làm cái cớ để biến Mãn Châu thành Mãn Châu quốc, cũng là sự kiện mà về sau sẽ chứng tỏ hành vi xâm lăng đầu tiên trong suốt mười lăm năm chiến tranh.

Ishiwara lúc đó đã đi khắp Trung Hoa đại lục và đâm ra tin tưởng rằng một cuộc chiến toàn diện với Liên Xô không những là không tránh khỏi mà mấu chốt để thắng trong cuộc chiến này nằm ở việc tăng cường lực lượng hậu cần của Nhật Bản; muốn vậy thì phải cấp tốc hiện đại hóa đế quốc Mãn Châu vừa mới khai sinh và thiết lập một nền kinh tế tự cấp tự túc. Ông ta trình bày ý tưởng của mình với Wataya Yoshitaka một cách hùng hồn, đầy nhiệt huyết. Ông ta cũng lập luận rằng điều quan trọng là phải đưa nông dân từ Nhật sang để tổ chức lại ngành trồng trọt và chăn nuôi của Mãn Châu quốc, tăng năng suất của các ngành này.

Ý kiến của Ishiwara là Nhật Bản không nên biến Mãn Châu quốc thành thêm một thuộc địa của mình như Triều Tiên hay Đài Loan, mà nên làm Mãn Châu quốc trở thành một nhà nước châu Á kiểu mới. Tuy nhiên, Ishiwara vẫn tỉnh táo một cách đáng khâm phục khi thừa nhận rằng Mãn Châu quốc nên đóng vai trò cơ sở hậu cần cho cuộc chiến với Liên Xô – thậm chí cả với Hoa Kỳ và Anh Quốc. Ông ta tin rằng Nhật Bản nay là nước châu Á duy nhất có khả năng tiến hành cuộc chiến sắp tới chống phương Tây (mà ông ta gọi là cuộc chiến tối hậu) và rằng các nước khác có nghĩa vụ hợp tác với Nhật Bản để có thể tự giải phóng mình khỏi ách nô dịch phương Tây. Không một sĩ quan nào khác trong quân đội Thiên Hoàng lúc đó có mối quan tâm sâu sắc đến vấn đề hậu cần đồng thời có kiến thức uyên thâm như Ishiwara. Hầu hết sĩ quan Nhật lúc đó coi hậu cần là thứ công việc yếu đuối nữ nhi, họ cho rằng phàm đã là người lính của Thiên Hoàng thì phải chiến đấu anh dũng quên mình dù trang bị nghèo nàn đến đâu đi nữa, rằng danh dự đích thực của người lính là ở chỗ chiến thắng kẻ thù hùng mạnh với quân số và trang bị hơn hẳn. Đánh bại quân thù và tiến quân thần tốc đến nỗi hậu cần không theo kịp, đó mới là con đường dẫn tới vinh quang.

Đối với Wataya Yoshitaka, nhà kỹ trị thuần thành, thì cái triết lý này là một thứ hoàn toàn vô nghĩa. Theo ông, khởi đầu một cuộc chiến lâu dài mà không có hậu cần vững chắc thì chẳng khác gì tự sát. Người Liên Xô đã tăng cường và hiện đại hóa mạnh mẽ khả năng quân sự của mình trong thời gian kế hoạch năm năm phát triển kinh tế tập trung của Stalin. Năm năm đẫm máu trong Thế chiến thứ nhất đã hủy diệt nhiều giá trị của thế giới cũ, và chiến tranh cơ giới hóa đã làm thay đổi tận gốc cách nghĩ của châu Âu về chiến lược và vai trò của hậu cần. Từng làm tùy viên quân sự trong hai năm ở Berlin, Yoshitaka thấu hiểu điều đó đến tận xương tủy, nhưng não trạng của hầu hết giới quân nhân Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi cơn ngất ngây vì thắng lợi trong cuộc chiến Nga – Nhật gần ba mươi năm trước.

Trở về Nhật, Wataya Yoshitaka đã là một người hết lòng ngưỡng mộ Ishiwara, các lập luận, quan điểm cũng như tính cách vô cùng lôi cuốn của ông này. Hai người vẫn duy trì quan hệ thân thiết suốt nhiều năm sau đó.

Ông thường đến thăm Ishiwara ngay cả khi vị sĩ quan kiệt xuất này được chuyển từ Mãn Châu về nước để chỉ huy ngôi pháo đài biệt lập ở Maizuzu.

Trở về Nhật, Wataya Yoshitaka đệ trình ngay lên bộ chỉ huy bản báo cáo cực kỳ tỉ mỉ và chính xác về việc nuôi cừu và xử lý lông cừu ở Mãn Châu quốc; bản báo cáo được đánh giá cao. Tuy nhiên, do thất bại đau đớn của Nhật trong trận Nomonhan năm 1939, và do Hoa Kỳ cùng Anh siết chặt trừng phạt kinh tế, giới quân sự bắt đầu chuyển sang nhòm ngó về phương Nam; thế là nhóm nghiên cứu nhằm chuẩn bị một cuộc chiến giả định với Liên Xô được phép thôi hoạt động dần. Dĩ nhiên, chính kết luận của nhóm này rằng, trong điều kiện trang thiết bị hiện nay, chúng ta không có khả năng tiến hành một chiến dịch mùa đông chống lại quân đội Xô Viết đã là một yếu tố tác động đến quyết định sớm chấm dứt trận đánh ở Nomonhan vào đầu mùa thu chứ không để phát triển thành chiến tranh lớn. Ngay khi những cơn gió thu bắt đầu thổi, bộ tổng tham mưu vốn luôn bị ám ảnh vì vấn đề thể diện của quân đội Thiên Hoàng, đã bất ngờ quyết định phủi tay trong trận đánh này, và thông qua đàm phán ngoại giao, nhường vùng thảo nguyên Hulunbuir trơ trụi cho quân đội Ngoại Mông và Xô Viết.

Trong một cước chú, tác giả cho biết, Wataya Yoshitaka bị chính quyền chiếm đóng của MacArthur cấm không được giữ các chức vụ trong nhà nước, đành lui về sống ẩn dật mấy năm ở quê nhà Niigata. Nhưng khi lệnh cấm này được bãi bỏ, Đảng bảo thủ đã thuyết phục được Yoshitaka tham gia chính trường. Ông làm nghị sĩ Thượng viện trong hai nhiệm kỳ rồi chuyển sang Hạ viện. Trên tường phòng làm việc của ông có treo một cuộn thư pháp của Ishiwara Kanji.

Tôi không biết ông bác của Wataya Noboru đã là một nghị sĩ ra sao hay ông đã làm được gì với tư cách một chính khách. Ông đã có lúc là bộ trưởng trong Nội các, nhưng chưa bao giờ trở thành một thủ lĩnh chính trị có tầm cỡ quốc gia. Nay thì di sản chính trị của ông đã được truyền lại cho đứa cháu là Wataya Noboru.

Tôi bỏ cuốn sách qua một bên rồi chắp tay sau đầu, nhìn ra ngoài cửa sổ, ngó mông lung về phía cổng trước. Chẳng bao lâu nữa cổng sẽ mở vào trong, chiếc Mercedes-Benz sẽ tiến vào, Quế ngồi sau tay lái. Anh ta sẽ đưa tới một khách hàng khác nữa. Những khách hàng này và tôi gắn kết với nhau bởi vết bầm trên má tôi. Ông ngoại của Quế và tôi cũng gắn kết với nhau bởi vết bầm trên má tôi. Ông ngoại của Quế và trung úy Mamiya ràng buộc với nhau bởi thành phố Tân Kinh. Trung úy Mamiya và ông Honda có tài thấu thị gắn kết với nhau bởi cùng tham gia nhiệm vụ đặc biệt ở biên giới Mãn Châu – Mông Cổ, còn Kumiko và tôi thì được gia đình Wataya Noboru giới thiệu với ông Honda. Trung úy Mamiya và tôi gắn bó với nhau bởi cả hai đều đã biết thế nào là ở dưới giếng – ông Mamiya thì ở Mông Cổ, tôi thì trên mảnh đất đang ngồi lúc này đây. Một vị sĩ quan từng chỉ huy quân đội ở Trung Hoa cũng có dạo sống trên khu đất này. Tất cả đều gắn kết với nhau như trong một vòng tròn mà tâm điểm là Mãn Châu thời trước chiến tranh, Đông Á đại lục và cuộc chiến tranh ngắn ngủi ở Nomonhan năm 1939. Nhưng cớ sao Kumiko và tôi lại bị cuốn vào trong chuỗi mắt xích nhân quả lịch sử này, tôi không thể nào hiểu nổi. Tất cả những sự kiện ấy đã diễn ra từ lâu trước khi cả tôi và Kumiko chào đời.

Tôi ngồi ở bàn làm việc của Quế, đặt tay trên bàn phím. Những ngón tay tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác cuộc trò chuyện với Kumiko vừa qua. Cuộc nói chuyện qua máy tính này bị Wataya Noboru giám sát, chắc chắn như vậy. Hắn đang cố biết được đôi điều từ đó. Dứt khoát là hắn đã bố trí cho chúng tôi liên lạc với nhau bằng cách ấy không phải vì lòng tốt. Hầu như chắc chắn rằng hắn và lâu la của hắn đang tìm cách tận dụng khả năng truy cập vào máy của Quế để biết được những bí mật của nơi này. Nhưng điều đó chẳng làm tôi bận tâm. Chiều sâu của chiếc máy tính này chính là chiều sâu của bản thân Quế. Bọn họ sẽ chẳng bao giờ biết nổi những chiều sâu đó khôn dò đến mức nào.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 01 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 02 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 03 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 04 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 05 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 06 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 07 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 08 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 09 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 10 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 11 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 12 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 13 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 14 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 15 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 16 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 17 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 18 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 19 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 20 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 21 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 22 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 23 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 24 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 25 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 26 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 27 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 28 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 29 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 30 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 31 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 32 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 33 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 34 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 35 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 36 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 37 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 38 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 39 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 40 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 41 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 42 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 43 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 44 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 45 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 46 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 47 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 48 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 49 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 50 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 51 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 52 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 53 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 54 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 55 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 56 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 57 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 58 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 59 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 60 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 61 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 62 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 63 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 64 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 65 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, chương 66 tại đây.

Đọc Biên niên ký chim vặn dây cót, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.