Sinh viên trường nghệ thuật nghĩ gì về cộng đồng LGBT | Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu khoa học về LGBT với nhóm sinh viên trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế, tập trung vào nhận thức của sinh viên về LGBT. Nghiên cứu được tài trợ bởi trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
· 6 phút đọc.
Nghiên cứu khoa học về LGBT với nhóm sinh viên trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế, tập trung vào nhận thức của sinh viên về LGBT. Nghiên cứu được tài trợ bởi trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế vào năm 2015. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế về LGBT, nhóm nghiên cứu đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức về giới tính cho giới trẻ hiện nay, hướng đến xóa bỏ sự kỳ thị đối với nhóm cộng đồng LGBT.
Kết luận và kiến nghị từ nghiên cứu khoa học về LGBT
Kết luận
LGBT là một vấn đề nhạy cảm, khi mổ xẻ có nhiều vấn đề để đánh giá, kết quả nghiên cứu là quá trình tìm hiểu, đánh giá các quan điểm xung quanh vấn đề LGBT đề làm rõ các vấn đề. Qua nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng làm rõ các vấn đề mang tính trọng tâm, chủ chốt, gây tác động đến hành động, suy nghĩ của sinh viên, từ đó đề ra những biện pháp, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực cho số đông sinh viên.
Sinh viên tham gia khảo sát đa phần có quan điểm, chính kiến rõ ràng, thể hiện thái độ, trách nhiệm khi tham gia khảo sát, thể hiện suy nghĩ thoáng, rộng mở, không bị bó hẹp trong một phạm vi, một định kiến nhất định.
Đa phần các sinh viên hiểu và biết về các khái niệm thuộc LGBT, cũng như phân biệt rõ các nhóm phân biệt thuộc cộng đồng LGBT. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về định nghĩa giới và nguồn gốc.
Kiến nghị
Đối với nhà trường
Dựa trên kết quả nghiên cứu, Cần tạo môi trường học tập trong sáng, lành mạnh cho sinh viên. Thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, nói chuyện, chia sẻ giữa cán bộ giảng dạy, chuyên gia tâm lý và sinh viên, giữa sinh viên các khóa với nhau về vấn đề LGBT để nâng cao, củng cố thêm kiến thức có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này.
Đối với xã hội
Quan tâm, có những chính sách, biện pháp chia sẻ với cộng đồng LGBT, tránh những tổn thương, xung đột không đáng có phát sinh, làm gia tăng mâu thuẫn và khoảng cách giữa người dị tính và LGBT.
Truyền đạt cái nhìn đúng đắn, tích cực về cộng đồng LGBT để giảm sự kỳ thị trong xã hội với cộng đồng LGBT.
Đối với gia đình
Có cái nhìn tích cực với con, cháu là người trong cộng đồng LGBT.
Chia sẻ khó khăn, giúp đỡ những cha mẹ khác đang ở trong tình huống khó xử khi biết con mình trong cộng đồng LGBT.
Đối với bản thân
Có cái nhìn tích cực, thân thiện hơn với cộng đồng LGBT, xem họ cũng như là người bình thường, không kỳ thị, phân biệt đối xử. Tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan, ủng hộ cộng đồng LGBT về quyền bình đẳng ở các lĩnh vực.
Giúp đỡ, hỗ trợ cộng đồng LGBT hòa nhập, tìm được niềm vui, đặc biệt trong cuộc sống và công việc. Không nên kỳ thị, phân biệt đối xử hay làm khó với người trong cộng đồng LGBT, xem họ như là người bình thường và đáng được đối xử bình thường.
Danh mục bài viết
– Sinh viên trường nghệ thuật nghĩ gì về cộng đồng LGBT (Phần 1: Tổng quan nghiên cứu)
– Sinh viên trường nghệ thuật nghĩ gì về cộng đồng LGBT (Phần 2: Cơ sở lý luận của đề tài)
– Sinh viên trường nghệ thuật nghĩ gì về cộng đồng LGBT (Phần 3: Nghiên cứu và kết quả nghiên cứu)
– Sinh viên trường nghệ thuật nghĩ gì về cộng đồng LGBT (Phần 4: Kết luận và kiến nghị)
Tài liệu tham khảo
– [1] Don Colby, Cao Hữu Nghĩa và Serge Doussantousse, (2004), Men who have sex with men and HIV in Vietnam, AIDS Education and Prevention, 16, 45 – 54.
– [2] Tô Minh Ngọc, Trương Phi Hùng, Phạm Hằng Hà, (2010), Quan điểm về đồng tính của sinh viên y tế công cộng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
– [3] Đặng Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Phượng, Đinh Thị Huyền Trang, (2012), Thái độ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng với tình dục đồng giới.
– [4] Nhận thức sinh viên Ngoại thương vấn đề đồng tính, (2013).
– [5] Mạch Thị Hải, Bùi Thị Xuân, Hoàng Thị Nhàn Phương, Dương Bảo Việt, Lê Đình Tú, Nguyễn Thành Công, Trần Văn Hùng, (2014), Thái độ của sinh viên trường Học viện công nghệ bưu chính viễn thông đối với đồng tính luyến ái.
– [6] iSEE, (2015), Bảng đối chiếu thuật ngữ LGBT.
– [7] Wikipedia, LGBT, (2015).
– [8] Võ Văn Nam, Gia tăng tội phạm đồng tính trong giới trẻ, 15/12/2015.
– [9] Trần Tuấn, Giả đồng tính để chứng tỏ… sành điệu, 15/12/2015.
– [10] Crompton, Louis (2003), Homosexuality and Civilization, Cambridge, Massachusetts: Belknap Press.
– [11] Bagemihl, Bruce (1999), Biological Exuberance: Animal Homosexuality and Natural Diversity, London: Profile Books, Ltd.
– [12] Roughgarden, Joan (5/2004), Evolution_s Rainbow: Diversity, Gender, and Sexuality in Nature and People, Berkeley, CA: University of California Press.
– [13] Driscoll, Emily V, (7/2008), Bisexual Species: Unorthodox Sex in the Animal Kingdom, Scientific American.
– [14] Rosario, M., Scrimshaw, E., Hunter, J., & Braun, L. (2/2006), Sexual identity development among lesbian, gay, and bisexual youths: Consistency and change over time.
– [15] Appropriate Therapeutic Responses to Sexual Orientation, 15/10/2015.
– [16] Rosario, M., Scrimshaw, E., Hunter, J., & Braun, L. (2/2006), Sexual identity development among lesbian, gay, and bisexual youths: Consistency and change over time.
– [17] Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4, (1994), American Psychiatric Association.
– [18] Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5, (2013), American Psychiatric Association.
– [19] Robert Ernest Hales, Stuart C. Yudofsky, Glen O. Gabbard, (2008),The American Psychiatric Publishing textbook of psychiatry, American Psychiatric Publishing.
– [20] Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội và Môi trường và Học viện Báo chí và Tuyên truyền, (2008), Đặc điểm kinh tế xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam.
– [21] Khoa Mác Lênin, Giáo trình Bộ môn Triết học, Trường Đại học Khoa học Bách khoa Hà Nội.
– [22] Nhiều tác giả, (2005), Nhận thức, Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ Điển Bách Khoa.
– [23] Phạm Quang Uẩn, (2007), Tâm lý học hoạt động, NXB Sư phạm Hà Nội.
– [24] Chương 5: Lý luận nhận thức, Giáo trình khoa Mác Lênin, Trường Đại học Mỏ – Địa chất.
– [25] Viện Xã hội học và Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường, Quan điểm xã hội với hôn nhân cùng giới, (15/12/2015).