Những điều cần biết về trầm cảm | Triệu chứng trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy, hành vi và sức khỏe của người bệnh. Trầm cảm có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh, bao gồm tác động.

 · 20 phút đọc.

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy, hành vi và sức khỏe của người bệnh. Trầm cảm có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh, bao gồm tác động.

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy, hành vi và sức khỏe của người bệnh. Trầm cảm có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh, bao gồm tác động đến sức khỏe, mối quan hệ xã hội và năng suất làm việc. Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tự tử trên thế giới.

Nguyên nhân của trầm cảm không rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, chức năng của hóc môn thần kinh bị thay đổi và các yếu tố tâm lý xã hội. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm có thể bao gồm thay đổi nhiều trong cuộc sống, sử dụng thuốc, vấn đề về bệnh mãn tính, chấn thương tâm lý và thiếu nguồn lực xã hội.

Triệu chứng của trầm cảm có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thường bao gồm:

– Cảm giác buồn, chán nản, bi quan hoặc tuyệt vọng.

– Mất hứng thú hoặc thích thú với các hoạt động bình thường.

– Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc uể oải.

– Khó ngủ, ngủ quá nhiều hoặc ngủ không sâu.

– Ăn ít hoặc ăn quá nhiều, gây ra sự giảm hoặc tăng cân.

– Cảm thấy tự ti, vô dụng, tội lỗi hoặc hối hận.

– Khó tập trung, nhớ hoặc ra quyết định.

– Có ý nghĩ tiêu cực, tự hại hoặc tự sát.

Để chẩn đoán trầm cảm, bác sĩ thường dựa vào tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và các tiêu chuẩn chẩn đoán được quy định trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần (DSM – V) hoặc Hệ thống phân loại bệnh tâm thần quốc tế (ICD-10). Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Điều trị trầm cảm có thể bao gồm các phương pháp như:

– Tâm lý trị liệu: Là phương pháp điều trị dựa vào việc nói chuyện với một chuyên gia tâm lý để giúp người bệnh hiểu và giải quyết các vấn đề gây ra trầm cảm. Có nhiều loại tâm lý trị liệu khác nhau, như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp giao tiếp giữa các cá nhân (IPT), liệu pháp hướng dẫn (PT) và liệu pháp nhóm.

– Thuốc chống trầm cảm: Là các loại thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng, như serotonin, norepinephrine và dopamine. Có nhiều nhóm thuốc chống trầm cảm khác nhau, như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) và thuốc tricyclic (TCA).

– Kích thích từ xuyên sọ (TMS): Là một phương pháp điều trị sử dụng từ trường để kích thích các vùng của não bộ liên quan đến tâm trạng. TMS có thể được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc không thể sử dụng.

– Liệu pháp sốc điện (ECT): Là một phương pháp điều trị sử dụng dòng điện để gây ra các cơn co giật nhẹ trong não bộ. ECT có thể được sử dụng khi người bệnh có nguy cơ tự tử cao, không ăn uống hoặc không phản ứng với các phương pháp điều trị khác.

– Thay đổi lối sống và chăm sóc bản thân: Là các biện pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng cách cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Các biện pháp này có thể bao gồm tập thể dục, ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội và tham gia các hoạt động yêu thích.

Phòng ngừa trầm cảm là một việc quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát. Các biện pháp phòng ngừa có thể bao gồm:

– Tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

– Tham gia các buổi tư vấn theo dõi hoặc nhóm hỗ trợ.

– Học cách đối phó với các vấn đề và khó khăn trong cuộc sống.

– Xác định và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm.

– Phát triển và duy trì các mối quan hệ tích cực.

– Tăng cường khả năng chịu đựng và chấp nhận đau khổ.

– Chăm sóc bản thân và duy trì lối sống lành mạnh.

Trầm cảm là một bệnh tâm thần nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và người xung quanh. Tuy nhiên, với sự hiểu biết, chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể khôi phục và sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.

Những triệu chứng của trầm cảm

Sự khác biệt giữa nỗi buồn và trầm cảm

Đó là câu hỏi triệu đô và là nguồn cơn của rất nhiều tranh cãi. Nó cũng là một câu hỏi tương đối hiện đại. Như chúng ta đã thảo luận ở phần lịch sử của trầm cảm, trầm cảm là một chẩn đoán lâm sàng mới chỉ xuất hiện vào đầu thế kỷ 20; trước đó bạn chỉ đơn giản là sầu muộn – lúc buồn ít, lúc buồn nhiều. Không có một ranh giới rõ ràng, vì trầm cảm từng không được xem là rối loạn mà chỉ là một loại tính khí.

Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các chứng Rối loạn Tâm thần (DSM) đã cố gắng thiết lập một bộ tiêu chí chuẩn hóa để phân biệt giữa nỗi buồn bình thường với trầm cảm lâm sàng, nhưng khiến cho việc chẩn đoán vẫn còn là một khoa học thiếu chính xác. Đây không phải là một khối u vật lý mà bạn có thể đo đạc bằng cm, mà là một phép đo tâm trạng.

Theo DSM – V, để một cơn u sầu được xem là một giai đoạn Trầm cảm chính (Major Depressive Episode), nó phải kéo dài ít nhất 2 tuần, và kèm theo ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau:

– Tâm trạng chán nản hầu như suốt cả ngày, gần như mỗi ngày, được chỉ ra bởi báo cáo chủ quan (ví dụ, cảm thấy buồn bã hoặc trống rỗng) hoặc quan sát của người khác (ví dụ, có vẻ đang khóc)

– Giảm hứng thú hoặc niềm vui rõ rệt trong tất cả, hoặc hầu hết hoạt động suốt cả ngày, gần như mỗi ngày (được chỉ ra bởi báo cáo chủ quan hoặc quan sát của người khác).

– Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ, thay đổi hơn 5 phần trăm trọng lượng cơ thể trong một tháng), hoặc giảm hoặc tăng khẩu vị gần như mỗi ngày.

– Mất ngủ hoặc ngủ nhiều gần như mỗi ngày.

– Chậm hoặc kích động tâm thần vận động gần như mỗi ngày (theo quan sát của người khác, chứ không chỉ là cảm giác chủ quan về sự bồn chồn hoặc chậm chạp lại).

– Mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần như mỗi ngày. – Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp (có thể là ảo tưởng) gần như mỗi ngày (không chỉ đơn thuần là tự trách móc bản thân hoặc dằn vặt mình vì bị bệnh).

– Khả năng suy nghĩ hoặc tập trung giảm sút, hoặc do dự, thiếu quyết đoán, gần như mỗi ngày (theo báo cáo chủ quan hoặc theo quan sát của người khác).

– Suy nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại (không chỉ là sợ chết), ý nghĩ tự tử lặp đi lặp lại mà không có một kế hoạch cụ thể, hoặc một nỗ lực tự tử hoặc kế hoạch tự tử cụ thể.

Những triệu chứng đó nghe có vẻ hơi chuyên môn, vì vậy dưới đây là danh sách các dấu hiệu phổ biến được trình bày bằng ngôn ngữ bình dân bởi Mayo Clinic (trung tâm y tế học thuật):

– Cảm giác buồn bã, trống rỗng hoặc không vui vẻ.

– Những cơn nóng giận bộc phát, cáu kỉnh hoặc thất vọng, ngay cả trước những chuyện nhỏ nhặt.

– Mất hứng thú hoặc niềm vui trong những hoạt động bình thường, chẳng hạn như tình dục.

– Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

– Mệt mỏi và thiếu năng lượng, cho nên ngay cả những công việc lặt vặt cũng phải mất nhiều nỗ lực.

– Những thay đổi về khẩu vị – thường bị chán ăn và giảm cân, nhưng ở một số người thị lại tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.

– Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn – ví dụ, lo lắng thái quá, đi đi lại lại, vặn vẹo tay, hoặc không thể ngồi yên.

– Suy nghĩ, nói năng hoặc cử động cơ thể bị chậm lại.

– Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, đau đáu với những thất bại trong quá khứ hay đổ lỗi cho bản thân về những việc không phải trách nhiệm của bạn.

– Khó suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và hay quên.

– Thường xuyên nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự sát, cố gắng tự sát hoặc tự sát.

– Những bệnh thể chất không giải thích được, chẳng hạn như đau lưng hoặc đau đầu.

Bên cạnh Rối loạn trầm chính (Major Depressive Disorder), còn một dạng trầm cảm khác thường được chẩn đoán là Trầm cảm Nhẹ/Trầm cảm Mãn tính – Persistent Depressive Disorder. Nó ít mãnh liệt hơn một cơn MDD từ ngày này sang ngày khác nhưng nó dai dẳng hơn. PDP biểu hiện ở người trưởng thành như một tâm trạng chán nản đeo bám họ gần hết cả ngày, và xảy trong hầu hết các ngày, ít nhất 2 năm. Trong khoảng thời gian 2 năm nay, khoảng thời gian không bị trầm cảm kéo dài không quá 2 tháng. Tâm trạng chán nản của một người cũng phải đi kèm với ít nhất hai trong số các triệu chứng DSM được liệt kê ở trên.

Ngoài việc trải qua một nhóm các triệu chứng, mấu chốt chính của một trong hai chẩn đoán này là liệu tâm trạng của một người có gây ra đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng hay không. Nói cách khác, liệu chứng rối loạn của bạn có gây cản trở cuộc sống hằng ngày của bạn không? Thật không may, cũng giống như ranh giới giữa nỗi buồn nói chung và trầm cảm, tiêu chuẩn ở đây có phần mơ hồ.

DSM không cung cấp tiêu chí khách quan cho thứ đủ cấu thành nỗi thống khổ hay khiếm khuyết đáng kể mang tính bệnh lý, cho nên những cá nhân, bác sĩ, và nhà trị liệu phải tự mình đưa ra những quyết định chủ quan về việc khi nào thì một tâm trạng u ám chạm đến ngưỡng chẩn đoán này. Đối với một số người, điều đó có nghĩa là chứng trầm cảm của họ đang ngăn cản họ đi làm, hoặc chăm sóc gia đình; còn với những người khác thì nó có nghĩa rằng tâm trạng chán nản của họ đang ngăn cản họ đạt được những kỳ vọng cao phi lý về hạnh phúc. Một số nghiên cứu cho thấy phần lớn nhóm thứ hai sẽ đi khám bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần của họ để xin thuốc chống trầm cảm, trong khi những người bị trầm cảm nặng đến mức không thể chăm lo cho những chức năng sống cơ bản thì thường không được điều trị – họ thậm chí còn thiếu cả động lực để đặt lịch hẹn khám với bác sĩ.

Tất cả những điều này nói lên rằng việc xác định chính xác khi nào nỗi buồn trở thành trầm cảm có thể khá mơ hồ. Mặc dù cách tiếp cận dựa trên các triệu chứng của DSM để chẩn đoán đã khiến trầm cảm nhận được nhiều sự quan tâm y tế và ít bị kỳ thị hơn, các nhà phê bình cũng cho rằng nó cũng tạo ra một mạng lưới rộng có thể khiến một số người và các bác sĩ xem một cơn buồn bã hoặc tâm trạng chán nản bình thường là một chứng rối loạn.

Những triệu chứng trầm cảm ở Đàn ông

Khiến cho mọi việc khó khăn hơn trong việc chẩn đoán trầm cảm đó là những triệu chứng ở đàn ông thường khác biệt với phụ nữ. Vì nhìn chung, phụ nữ thường báo cáo về cảm giác chán nản, trầm cảm thường xuyên hơn nam giới, các triệu chứng và dấu hiệu mà DSM và các phác thảo chẩn đoán khác được tổng hợp lại có xu hướng hướng đến phụ nữ. Bởi thế mà nhiều nam giới có thể đang vật lộn với trầm cảm nhưng lại không được điều trị, và đáng buồn thay, nhiều người trong số họ đã tự tử; mặc dù phụ nữ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn, nhưng đàn ông lại nhiều khả năng tự sát hơn phụ nữ, với tỷ lệ hơn 4:1.

Mặc dù nhiều nam giới có các triệu chứng như tâm trạng chán nản, thiếu hứng thú với các hoạt động bình thường, vấn đề về giấc ngủ… mà DSM đã đưa ra, nhưng điều quan trọng là họ cũng cần theo dõi, để ý đến các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm chỉ có ở nam giới.

Một điều cần lưu ý khi bạn xem xét các triệu chứng bên dưới là, chỉ vì bạn biểu lộ nhiều hơn một triệu chứng trong số đó cũng không nhất thiết là bạn bị trầm cảm. Điều quan trọng là phải đặt các dấu hiệu trong bối cảnh của các tiêu chí khác cho bệnh trầm cảm, chẳng hạn như thời gian mà triệu chứng của bạn bộc lộ và liệu nó có gây ra khủng hoảng tinh thần hay làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bạn hay không. Cũng cần lưu ý rằng nhiều triệu chứng dưới đây trên thực tế có thể là những cách đáp trả lành mạnh trước trầm cảm nếu được sử dụng điều độ.

Do đó cần thận trọng và sáng suốt khi tự xét bản thân theo tiêu chí này; khi nghi ngờ, hãy trao đổi với bác sĩ tâm thần.

Gia tăng việc sử dụng rượu và các chất gây nghiện khác. Có một câu phổ biến khi nhắc đến giới tính và nỗi sầu muộn: phụ nữ trở nên trầm uất; còn đàn ông thì mượn rượu giải sầu. Quả thực, một phản ứng điển hình ở đàn ông khi trải qua tâm trạng chán nản kéo dài là tìm đến rượu và những chất làm thay đổi tâm trạng khác để giải sầu. Nếu bạn thấy mình dùng những chất gây nghiện này nhiều hơn bình thường thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm.

Giải trí và hành vi chạy trốn thực tế. Mặc dù chẳng có gì sai khi tham gia vào các hoạt động làm bản thân xao nhãng khỏi tâm trạng chán chường của bạn (trên thực tế, chúng tôi sẽ đề xuất nó như một phương pháp giúp bạn kiểm soát trầm cảm), song nó có thể trở thành vấn đề khi những trò giải trí gây xao nhãng đó là thứ khiến cho chứng trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc ngăn bạn sống một cuộc đời thăng hoa. Những trò tiêu khiển phổ biến mà đàn ông tìm đến khi trầm cảm bao gồm xem TV, chơi game và lướt web. Chẳng có gì sai khi thực hiện những hoạt động này ở mức vừa phải, nhưng nếu quá nhiều, chúng thực sự có thể làm cho bạn cảm thấy chán chường hơn – hay ít nhất cũng chẳng khá hơn trước. Trong một nghiên cứu, người tham gia được gọi vào những thời điểm ngẫu nhiên trong suốt một ngày và yêu cầu báo cáo về cảm xúc hiện tại của họ, người ta phát hiện thấy, người tham gia có tâm trạng chán nản nhất khi xem TV hoặc web, đặc biệt là vào lúc đêm khuya.

Một trò tiêu khiển khác mà đàn ông hay tìm đến khi trầm cảm là phim khiêu dâm. Mặc dù cảm giác thích thú của việc thủ dâm khi xem phim đen có thể làm vơi đi tâm trạng chán nản trong ngắn hạn, nhưng thói quen này có thể lợi bất cập hại về lâu về dài. Liên tục kích thích việc sản xuất dopamine của bạn theo cách nhân tạo, dù là thông qua việc xem nội dung khiêu dâm quá mức hay lạm dụng chất kích thích, đều dẫn đến tình trạng giải mẫn cảm dopamine. Và nghiên cứu gần đây cho thấy sự giải mẫn cảm dopamine có thể gây ra trầm cảm. Cũng khá hợp lý. Vì một triệu chứng của trầm cảm là thiếu động lực để làm những việc từng mang lại niềm vui cho bạn. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh của động lực, do đó nếu não bộ của bạn trở nên chai sạn trước dopamine thì động lực của bạn cũng suy giảm, và bạn sẽ rơi vào trầm cảm.

Nghiện công việc. Liên quan đến sự xao nhãng và hành vi chạy trốn thực tại là thói tham công tiếc việc. Thay vì trở nên lãnh đạm, quanh quẩn ở nhà thì một số đàn ông đáp lại tình trạng tụt mood bằng cách dành thêm thời gian làm việc ở văn phòng. Một lần nữa, đây không nhất thiết là một cách đáp trả tiêu cực đối với trầm cảm. Tập trung vào công việc có thể là một cách lành mạnh để khống chế con chó mực. Tuy nhiên, nó lại là vấn đề khi liên tục cắm mặt vào công việc gây khủng hoảng tinh thần và tổn hại lớn đến những khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn như trách nhiệm với gia đình và cộng đồng.

Cáu kỉnh và cơn nóng giận mất kiểm soát. Đối với đàn ông, tức giận và trầm cảm thường song hành với nhau. Nỗi u sầu đối với đàn ông tốt nhất không nên được miêu tả như một sự tồn tại hoàn toàn xám xịt, mà thay vào đó là một khung cảnh u ám và đôi khi được điểm xuyết bằng một vài ánh đỏ. Nó cũng không phải cơn giận mãnh liệt mà bạn đang cảm thấy, mà đúng hơn chỉ là một mức độ khó chịu và cáu kỉnh một chút mà thôi.

Hờn dỗi và thái độ xa lánh. Nhiều người đàn ông bị trầm cảm sẽ có thái độ xa lánh xã hội, còn khi ở bên mọi người, họ sẽ hờn dỗi – lầm lì ngồi đó, phát ra tâm trạng ủ ê và cảm xúc cáu kỉnh.

Giảm ham muốn tình dục. Đàn ông trầm cảm thường sẽ bị suy giảm ham muốn tình dục. Đây có thể là hệ quả trực tiếp của việc giảm độ nhạy dopamine, hoặc do bị giảm nồng độ testosterone, từ đó làm giảm sản sinh dopamine – chất dẫn truyền thần kinh mang lại ham muốn tình dục.

Tăng hành vi liều lĩnh, mạo hiểm. Nếu bạn nhìn chung không phải là mẫu đàn ông thích mạo hiểm, nhưng đột nhiên bạn thấy mình đang làm những chuyện như đánh bạc, uống rượu mà lái xe, phóng xe moto bạt mạng… bạn có thể đang bị trầm cảm. Mà cũng có thể không. Một lần nữa, điều quan trọng là có cách tiếp cận bao quát khi bạn xem xét, đánh giá về những triệu chứng này.

Kết luận

Vậy, bạn đang bị trầm cảm hay chỉ là cảm giác chán nản? Như bạn thấy, ranh giới giữa hai điều này không hề rõ ràng.

Tin tốt là khi nói đến những trường hợp bị trầm cảm ở mức độ nhẹ – đến – trung bình, thì việc biết rằng bạn có đang bị trầm cảm (về mặt lâm sàng, chuyên môn) hay không là không quan trọng. Đó là vì những phương pháp mà bạn sẽ dùng để giải quyết vấn đề này khá giống nhau, cho dù bạn đang bị trầm cảm hay chỉ đang trải qua một cơn buồn chán. Trên thực tế, những phương pháp tốt nhất để ngăn chặn trầm cảm là những việc mà bạn nên làm ngay cả trong những lúc mà bạn không bị trầm cảm.

Và nếu bạn bị trầm cảm nặng, vâng, bạn sẽ chẳng mất công nghi ngờ mình có phải đang vật lộn với con chó mực hay không. Chuyện này quá rõ ràng rồi. Nếu bạn thấy khó tìm ra động lực để rời khỏi giường, nếu toàn bộ thế giới của bạn trở nên xám xịt và bạn hoàn toàn chẳng có cảm xúc gì, và/hoặc bạn đang có ý nghĩ tự sát, bạn chắc chắn là bị trầm cảm lâm sàng. Trong trường hợp này, ngoài việc nghiên cứu những phương pháp tốt nhất mà chúng tôi trình bày ở cuối loạt bài này, bạn cần nói chuyện với bác sĩ tâm thần. Nếu bạn không làm việc đó thì chí ít cũng cần nói chuyện với một người bạn, người thân hay mục sư; đừng che giấu cảm xúc của bản thân.

Cuối cùng, mặc dù việc đặt một cái tên cụ thể cho những gì bạn đang trải nghiệm có thể là hữu ích, nhưng trầm cảm lại quá phức tạp, và những biểu hiện của nó lại mang tính cá nhân riêng biệt, nên tôi khuyên bạn đừng quá ám ảnh với danh sách kiểm tra lâm sàng để gán cho bản thân một cái mác. Chỉ có bạn mới biết chắc liệu những gì bạn đang trải nghiệm là bình thường và có thể chịu được hay không, hay là điều gì đó đang ngăn cản bạn sống cuộc đời mình muốn. Nếu vậy thì khi ấy bạn cần bắt tay vào hành động.

Danh mục bài viết

Những điều cần biết về trầm cảm (Phần 1: Lịch sử trầm cảm)

Những điều cần biết về trầm cảm (Phần 2: Nguyên nhân gây ra trầm cảm)

Những điều cần biết về trầm cảm (Phần 3: Những triệu chứng của trầm cảm)

Những điều cần biết về trầm cảm (Phần 4: Kiểm soát trầm cảm)

Tài liệu tham khảo

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Link đặt sách giấy

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.