Sợ hãi | Chương 18

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.

 · 7 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Có thể khi đang sợ hãi, chúng ta không còn cởi mở, không mấy từ bi, hào phóng. Muốn thương ai trước phải biết thương mình. Trước phải chấp nhận bản thân, chấp nhận niềm vui hay đau khổ rồi từ đó mới có thể đem nguồn vui, hạnh phúc đến những người khác.

Metta có nghĩa là tâm từ bi. Chúng ta bắt đầu bằng một lời nguyện: Xin nguyện cho tôi không sợ hãi. Nhìn sâu vào bản thân để hiểu được mình, tiếp theo chúng ta hướng lời nguyện đến những người khác: Xin nguyện cho mọi người (hoặc là người này, người kia) không sợ hãi. Không nên nguyện như con vẹt. Phải dốc lòng chí tâm khi nguyện.

Khi thực tập chúng ta nên nghiệm xem ta được bình an, hạnh phúc, thảnh thơi tới đâu, chúng ta có đang lo lắng hay không. Ý thức và nhận diện như thế giúp ta hiểu rõ bản thân ta hơn, ta sẽ ý thức sợ hãi là chướng ngại cho hạnh phúc và hiểu rõ giá trị của tâm thương yêu chính mình và vun trồng tâm thương yêu đối với những người khác.

Thực tập niệm tâm từ

Bài thực tập này phỏng theo cuốn Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga) của Luận sư Buddhaghosa, thế kỷ thứ năm sau kỷ nguyên.

Thực tập trong tư thế ngồi, yên tĩnh, theo dõi hơi thở trong khi đọc lời nguyện cho chính mình nghe:

Xin nguyện cho tôi được bình an, hạnh phúc, tâm tư hiền hậu, thảnh thơi.

Xin nguyện cho tôi được an toàn, không tai nạn.

Xin nguyện cho tôi không sợ hãi, lo lắng, giận dữ, buồn phiền.

Tư thế ngồi là tư thế tốt nhất để thực tập Tâm Từ. Ngồi thật yên, không bận tâm vì chuyện gì khác. Đây là cơ hội để quán chiếu tự thân, mở lòng thương yêu chính mình và trải lòng thương yêu đến mọi người, mọi loài.

Tiếp theo gửi lời nguyện đến những người khác.

Xin nguyện cho chị được hạnh phúc, bình an và thảnh thơi.

Xin nguyện cho anh được hạnh phúc, bình an và thảnh thơi.

Xin nguyện cho tất cả mọi người được hạnh phúc, bình an và thảnh thơi.

Xin nguyện cho chị được an toàn, không tai nạn.

Xin nguyện cho anh được an toàn, không tai nạn.

Xin nguyện cho tất cả mọi người được an toàn, không tai nạn.

Xin nguyện cho chị không giận dữ, phiền não, sợ hãi và lo lắng.

Xin nguyện cho anh không giận dữ, phiền não, sợ hãi và lo lắng.

Xin nguyện cho tất cả mọi người không giận dữ, phiền não, sợ hãi và lo lắng.

Khi thực tập, trước hết ta hướng lời nguyện đến người ta thương. Tiếp theo đến người ta không thương, không ghét, và sau cùng đến những người đã gây cho ta đau khổ.

Để cho sự thực tập được cụ thể, bạn phải quán tưởng hình dung của bạn và của những người bạn đang hướng lời nguyện. Theo giáo lý đạo Bụt, con người được làm bằng năm yếu tố gọi là năm uẩn. Ngũ uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Ta có thể nói rằng ta là người gác cổng và năm uẩn là năm vùng thuộc quyền kiểm soát của ta.

Bắt đầu thực tập Niệm Tâm Từ bằng cách nhìn sâu vào cơ thể. Tự hỏi: Cơ thể ta bây giờ ra sao? Trong quá khứ nó ra sao và trong tương lai sẽ như thế nào? Tiếp theo hướng đến người mà ta không thương, không ghét, rồi đến người ta ghét. Tưởng tượng trong trí hình dáng người ấy. Thở vào… thở ra… Ta quán tưởng dáng vóc, khuôn mặt, cách đi, cách ngồi, cách nói của người ấy. Quán tưởng từng bộ phận, tim, phổi, thận, mỗi chi tiết về người ấy. Dành thì giờ để quán tưởng. Luôn luôn giữ chánh niệm. Một khi đã quán tưởng ngũ uẩn một cách tường tận, hiểu biết và thương yêu sẽ có cơ hội biểu hiện và ta biết phải làm gì và không nên làm gì.

Hãy quán sát cảm thọ của ta, cảm thọ dễ chịu hay khó chịu, không dễ chịu cũng không khó chịu (trung tính). Quán sát cảm thọ trôi qua như một dòng sông, mỗi cảm thọ là một giọt nước của dòng sông. Hành giả ngồi bên dòng sông cảm thọ, nhận diện những cảm thọ đang biểu hiện. Nhận diện những nguyên nhân trở ngại cho hạnh phúc và cách chuyển hóa. Thực tập tiếp xúc với những mầu nhiệm, tươi mát, trị liệu bên trong tự thân và cả bên ngoài vạn vật. Thực tập như thế sẽ giúp ta vững mạnh hơn, có thêm khả năng thương yêu chính bản thân và thương yêu những người khác.

Đức Thế Tôn dạy: Người càng đau khổ càng có nhiều vọng tưởng. Hầu hết tưởng của chúng ta là vọng tưởng. Trong bóng tối, sợi giây cũng khiến ta hoảng hốt, sợ hãi. Ta tưởng đó là con rắn. Hãy nhận diện những vọng tưởng đã gây đau khổ cho ta.

Niệm tâm từ giúp ta nhìn rõ sự việc với tâm bình thản, với nhận thức đúng đắn.

Sau khi quán sát cảm thọ, ta quán sát các tâm hành (mental formations), những ý nghĩ, suy tư đang gây ảnh hưởng cho hành động và ngôn ngữ của ta. Những tâm hành ấy có thể bắt nguồn từ trong tâm thức hay từ tâm thức cá nhân hay cũng có thể từ tâm thức cộng đồng của gia đình, tổ tiên hay xã hội. Sau cùng ta quán sát tâm thức. Theo giáo lý đạo Bụt, tâm thức giống như một thửa ruộng chứa đủ mọi hạt giống: hạt giống thương yêu, hạt giống từ bi, hạt giống vui mừng, lo sợ, hạt giống của bình an, giận dữ và hạt giống của chánh niệm. Tâm thức là kho chứa tất cả những hạt giống ấy, những hạt giống luôn luôn có khả năng biểu hiện lên trên tầng ý thức. Niệm tâm từ giúp đưa những hạt giống tích cực như mừng vui, thương yêu, lên tầng ý thức tạo thành một vùng năng lượng chuyển hóa năng lượng sợ hãi.

Đọc Sợ hãi, chương 01 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 02 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 03 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 04 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 05 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 06 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 07 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 08 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 09 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 10 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 11 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 12 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 13 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 14 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 15 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 16 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 17 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 18 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 19 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 20 tại đây.

Đọc Sợ hãi, toàn tập tại đây.

Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thiên long bát bộ | Chương 15

Thiên long bát bộ | Chương 15

Trong những tinh phẩm thượng thừa Thiên Long bát bộ luôn được đánh giá là một trong những kiệt tác của Kim Dung.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.