Clifford Stoll | Gián điệp mạng (Chương 15)
Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.
· 24 phút đọc.
Mỏ đá Windmill nằm ngay bên kia sông Niagara chảy xuôi từ Buffalo, New York, nơi tôi đã lớn lên. Từ đây, chỉ cần một cuốc đạp xe 16 kilometer qua cầu Peace là đến được Canada, và men theo vài con đường quanh co là đến hồ bơi đẹp nhất trong vùng. Chỉ cần biết tránh khéo ổ gà và ăn nói lễ độ với nhân viên hải quan ở cả phía Mỹ và Canada, bạn sẽ không gặp vấn đề gì cả.
Vào một thứ Bảy của tháng Sáu năm 1968, vừa khi tốt nghiệp trung học xong, tôi cùng hai người bạn nữa đạp xe đến Mỏ đá Windmill để bơi lội cho thỏa thích. Cả đám mệt lử người khi cố bơi tới cái bè ở giữa sông. Tới khoảng 6 giờ, cả ba nhảy lên xe đạp và quay trở về Buffalo.
Khi còn cách cầu Peace khoảng 5 kilometer, lúc chúng tôi đang đạp xe men theo con đường quê lởm chởm đá, một chiếc xe tải ép chúng tôi sát vào lề. Một người trong xe lên tiếng chửi chúng tôi và ném lon bia Genesse uống dở ra ngoài, va trúng người bạn đạp xe dẫn đầu. Cô bé không bị thương nhưng cả ba chúng tôi đều giận dữ.
Vì đạp xe nên chúng tôi không thể đuổi theo lũ khốn đó. Mà dù có đuổi kịp đi chăng nữa, thì chúng tôi biết làm gì tiếp theo? Dẫu sao, chúng tôi cũng đã tiến vào lãnh thổ Canada được 5 kilometer rồi, nên đành bất lực, không thể trả đũa.
Nhưng tôi đã kịp liếc nhìn biển số xe. Ra là từ bang New York. Hóa ra bọn chúng cũng đang trên đường trở về Buffalo. Thế rồi tôi nảy ra một ý hay. tôi dừng lại ở bốt điện thoại đầu tiên – thật may ở đó có sẵn danh bạ – và gọi hải quan Mỹ để báo cáo: Có một chiếc xe tải Chevy màu xanh đang hướng về phía cầu Peace. Tôi không dám chắc, nhưng tôi nghĩ họ đang vận chuyển ma túy đấy.
Nhân viên hải quan cảm ơn, và tôi gác máy.
Ba chúng tôi thong dong đạp xe trở về. Khi tới bên kia cầu và quay nhìn sang mé đường bên kia, tôi chợt mừng rơn! Quả nhiên, chính là cái xe đó, lúc này mui đang bị dựng lên, ghế bị kéo ra ngoài, và hai bánh xe bị tháo ra.
Các nhân viên hải quan đang sục sạo xung quanh để tìm ma túy.
Cảm giác trả được thù mới thực sảng khoái làm sao.
Nhưng ngày ấy, tôi không thách tên khốn kia ném lon bia về phía mình.
Cũng như ngày hôm nay tôi không mời gã hacker này xâm nhập vào máy tính của mình. Tôi không muốn rong ruổi tìm hắn khắp các mạng máy tính. tôi chỉ muốn được vùi đầu vào thiên văn học.
Nhưng bây giờ, tôi đã nghĩ ra được một chiếc lược đối phó. Tôi chỉ có thể bám theo gã hacker nếu biết hành động kín đáo và kiên trì. Ngoài ra, tôi cũng sẽ thông báo cho một số cơ quan thẩm quyền có vẻ quan tâm đến vụ việc này nữa. Như CIA chẳng hạn.
Roy vẫn đang trong kỳ nghỉ phép, tức là không những sếp không thể bảo tôi dừng cuộc điều tra vì thời hạn ba tuần đã hết, mà ông cũng không có cơ hội để nêu ý kiến về cuộc viếng thăm của CIA. Người đang tạm thay vào vị trí của sếp, Dennis Hall, sẽ phải đứng ra tiếp khách thôi.
Dennis là một vị thiền sư điềm đạm, nhiệm vụ của ông là liên kết các máy tính cỡ nhỏ với những siêu máy tính của Cray. Trong mắt ông, mạng máy tính là những con kênh để tát sức mạnh tính toán từ các phòng thí nghiệm sang ao hồ là các loại máy tính để bàn. Máy tính cỡ nhỏ nên giao tiếp với con người, nhường phần việc tính toán cho máy chủ cỡ lớn. Nếu máy tính để bàn của bạn quá chậm chạp, vậy thì hãy chuyển hết phần công việc nặng nhọc sang chiếc máy tính lớn hơn.
Hiểu theo một góc độ nào đó, có thể coi Dennis là kẻ thù của các trung tâm máy tính. Ông muốn mọi người đều được sử dụng máy tính mà không cần đến thứ nghi lễ bí hiểm là lập trình. Chừng nào còn tồn tại các chuyên gia phần mềm, chừng đó Dennis còn chưa hài lòng với việc phân phối sức mạnh điện toán.
Thế giới của ông là những cổng ethernet, cáp quang và các liên kết vệ tinh.
Các chuyên gia máy tính khác đo lường kích cỡ bộ nhớ theo megabyte và đo tốc độ tính toán theo megaflop (một thước đo hiệu suất máy tính bằng số triệu điểm phù động trên giây). Với Dennis, kích cỡ được tính bằng cách đếm đầu máy tính trên mạng lưới; tốc độ được tính bằng số megabyte trao đổi mỗi giây, tức là tốc độ giao tiếp giữa các máy tính. Hệ thống không phải là máy tính, mà chính là mạng lưới.
Dennis nhìn nhận vấn đề về gã hacker dưới lăng kính đạo đức xã hội. Sẽ luôn có những thằng ngốc lăng xăng sục sạo quanh dữ liệu của chúng ta. Điều đáng lo ngại ở đây là đám hacker đã làm suy yếu đi niềm tin, thứ đã xây dựng nên các mạng lưới của chúng ta. Sau bao năm tháng vất vả kết nối các máy tính, vậy mà chỉ vài tên khốn đã phá hỏng tất cả. Tôi thì không thấy niềm tin có can hệ gì đến việc này.
Mạng máy tính chỉ đơn thuần là hệ thống các đường dây cáp và dây điện thôi mà, tôi nói.
Và xa lộ liên tiểu bang chỉ là bê – tông, nhựa đường và cầu cống thôi phỏng? Dennis hỏi vặn lại. Anh chỉ nhìn thấy cỗ máy vật lý thô sơ với đống dây rợ và các hoạt động giao tiếp thôi. Nhưng công việc thực sự ở đây đâu phải là đi lắp đặt đường dây, mà là sự đồng thuận để liên kết các cộng đồng tách biệt lại với nhau. Là việc tìm ra ai sẽ là người trang trải chi phí cho hoạt động bảo trì và cải thiện mạng lưới. Là tạo ra mối liên minh giữa các nhóm không có sự tin tưởng lẫn nhau.
Như quân đội và các trường đại học phải không? Tôi vừa hỏi vừa nghĩ về Internet.
Đúng vậy, và còn nhiều nữa chứ. Những sự đồng thuận này vẫn chưa phải là chính thức và các mạng máy tính luôn bị quá tải, Dennis nói. Phần mềm của chúng ta cũng vẫn còn mỏng manh – nếu người ta xây nhà theo cái cách chúng ta viết phần mềm thì con chim gõ kiến đầu tiên sẽ quét sạch toàn bộ nền văn minh.
Khi chỉ còn 10 phút nữa là đến giờ hẹn với CIA, Dennis và tôi quay sang bàn nhau xem nên nói gì với họ. Tôi không biết họ muốn gì, ngoài một danh sách liệt kê các hoạt động trong ngày thứ Sáu vừa qua. Tôi có thể hình dung ra họ: những điệp viên mật trông ngầu như James Bond, hoặc những gã sát thủ giết người đã thành nghề. Dĩ nhiên, sẽ có một Ông Lớn đứng đằng sau tất cả bọn họ để giật dây rối. Tất cả họ sẽ đều mang kính đen và mặc áo khoác dài.
Dennis ra chỉ thị cho tôi. Cliff, hãy cho họ biết những gì chúng ta biết, nhưng đừng phỏng đoán hay giả định gì sất. Chỉ nói về các dữ liệu thực tế thôi nhé.
Vâng. Nhưng giả sử trong đoàn của họ có một sát thủ đi cùng, và họ muốn khử tôi vì tôi đã phát hiện ra rằng họ đang dò la quân đội thì sao?
Nghiêm túc đi nào.
Ai cũng có thể lên giọng bảo tôi phải nghiêm túc. Và chí ít là một lần này, hãy cư xử sao cho lịch thiệp vào. Họ đã có đủ vấn đề rồi, không cần gã tóc tai bù xù ở Berkeley này quấy nhiễu thêm nữa đâu. Và dừng chơi trò yo – yo đi.
Vâng, thưa bố. Tôi sẽ cư xử đường hoàng. Xin hứa.
Đừng lo quá. Họ cũng là người thường như chúng ta ở đây thôi, có chăng thì họ hoang tưởng hơn một chút.
Và thiên về phe Cộng hòa hơn, tôi thêm vào.
Thôi được rồi, tôi xin thú thực. Họ không vận áo khoác dài. Kính râm cũng không nốt. Chỉ comple, caravat nhàm chán. Tôi hối hận, lẽ ra phải nhắc họ nên ăn vận như người thổ cư ở đây: quần jean tả tơi và áo sơ – mi họa tiết caro.
Nhác thấy bốn người bọn họ xuất hiện, Wayne gửi ngay tin nhắn tới máy tính của tôi: Tất cả chuẩn bị. Các đại diện bán hàng đang tiếp cận qua cổng phải. Comple màu xám. Đặt tốc độ cao để tránh những lời dụ khị mua hàng của IBM.
Chỉ có Chúa mới biết anh ta đang nói gì.
Bốn điệp viên mật lần lượt tự giới thiệu về bản thân. Một người trạc tuổi ngũ tuần nói ông là lái xe, và không chịu xưng danh – trong suốt thời gian diễn ra buổi gặp gỡ, ông ta chỉ lẳng lặng ngồi yên một chỗ. Điệp viên thứ hai là Greg Fennel, tôi đoán đây là một gã nghiện máy tính vì có vẻ anh ta không thoải mái trong bộ comple.
Điệp viên thứ ba lại vạm vỡ như một trung vệ bóng đá và tự xưng là Teejay – không rõ đây là họ hay tên của anh ta. Nếu trong đoàn này có sát thủ, thì hẳn gã sát thủ đó sẽ là Teejay. Người thứ tư chắc là nhân vật có số có má, vì hễ ông ta cất tiếng là tất cả những người khác đều ngậm miệng. Tuy vậy, nhìn qua một lượt thì trông họ giống đám quan chức hơn là điệp viên.
Cả bốn người lẳng lặng ngồi im nghe Dennis tóm tắt sơ qua về những gì chúng tôi đã chứng kiến. Không có câu hỏi nào. Tôi bước về phía chiếc bảng và vẽ một giản đồ như sau: Greg Fennel không chịu để tôi vẽ xong một giản đồ rồi ung dung về chỗ.
Hãy chứng minh sự liên hệ từ công ty điện thoại đến Tymnet. Tôi kể về cuộc lần dấu theo đường dây điện thoại và các cuộc gọi hội nghị với Ron Vivier.
Hắn chưa xóa gì cả, làm sao anh phát hiện được hắn?
_Do một sai sót nhỏ trong hệ thống kế toán; hắn khiến các tài khoản của chúng tôi bị chênh lệch khi… _
Greg cắt ngang: Vậy hắn là siêu người dùng trên hệ thống Unix của các anh à? Tin xấu nhỉ?
Greg có vẻ là một anh chàng sắc sảo về hệ thống, nên tôi nghĩ mình có thể trình bày chi tiết hơn.
Đó là một lỗi trong chương trình biên tập Gnu – Emacs. Tính năng email của nó vận hành với đặc quyền của siêu người dùng.
Những câu hỏi thiên về kỹ thuật thật dễ trả lời.
Chúng tôi nói về Unix một lúc, và Ông Lớn bắt đầu lôi bút chì ra nghịch.
Anh có thể miêu tả về gã này được không? Hắn bao nhiêu tuổi? Trình độ chuyên môn ra sao?
Câu hỏi khó rồi. À, chúng tôi mới theo dõi hắn được ba tuần nên chưa dám khẳng định gì nhiều. Hắn quen sử dụng Unix phiên bản AT&T, nên hắn không phải người ở Berkeley này. Có lẽ đó là một học sinh cấp ba. Rất đa nghi, không bao giờ mất cảnh giác, nhưng lại kiên trì và không được sáng tạo cho lắm.
Hắn có biết tiếng Anh không?
Có lần hắn gửi email cho quản lý hệ thống của chúng tôi và nói: Xin chào.
Sau đó, hắn không sử dụng tài khoản đó nữa._
Teejay, vẫn im lặng cho đến lúc này, hỏi: Hắn có ghi lại những phiên truy cập của mình không?
Tôi không dám chắc, nhưng có lẽ hắn cũng giữ một cuốn sổ ghi chép. Ít nhất thì hắn cũng có trí nhớ tốt.
Ông Lớn gật đầu và hỏi: Hắn quét những từ khóa nào?
Hắn tìm kiếm những từ như password
(mật khẩu), nuclear
(hạt nhân), SDI
và Norad
. Hắn chọn các mật khẩu kì lạ như lblhack
, hedges
, jaeger
, hunter
và benson
. Những tài khoản hắn đánh cắp là Goran, Sventek, Whitberg và Mark không nói lên được gì nhiều về hắn vì tất cả đều là tên của những người làm việc ở phòng thí nghiệm này.
Mắt Teejay đột nhiên sáng lên. Anh chuyển cho Greg một mẩu giấy. Greg chuyển lại cho Ông Lớn, ông ta gật đầu và hỏi: Kể cho tôi nghe hắn làm gì ở Anniston?
Tôi không có bản in ở đó, tôi nói. Hắn đã xâm nhập vào hệ thống của họ được vài tháng, có khi tới một năm rồi. Bây giờ, vì biết họ đã phát hiện ra, nên hắn chỉ truy cập ít phút thôi.
Ông Lớn có vẻ sốt ruột, ra ý rằng cuộc họp này chuẩn bị kết thúc. Greg hỏi thêm một câu: Hắn tấn công những máy nào?
Máy của chúng tôi, tất nhiên, và các máy trong căn cứ Lục quân ở Anniston. Hắn định đột nhập vào hệ thống của Bãi thử Tên lửa White Sands và một xưởng tàu Hải quân ở Maryland, hình như tên là Dockmaster thì phải.
Chết tiệt! Cả Greg và Teejay cùng la lên một lúc. Ông Lớn nhìn họ với vẻ giễu cợt.
Greg hỏi: Làm sao anh biết hắn xâm nhập vào Dockmaster?
Cùng khoảng thời gian hắn làm rối tung hệ thống kế toán của chúng tôi, Dockmaster báo tin cho chúng tôi rằng có người vừa tìm cách xâm nhập vào đó. Tôi vẫn chưa hiểu có chuyện gì mà họ quan tâm thế.
Hắn có thành công không?
_Tôi nghĩ là không. Mà Dockmaster là gì vậy? Chẳng phải đó là một xưởng tàu Hải quân hay sao? Họ thì thầm với nhau, rồi Ông Lớn gật đầu. Greg giải thích: Dockmaster không phải xưởng tàu Hải quân. Đó là một đơn vị do Cơ quan An Ninh Quốc Gia (NSA) điều hành.
Một gã hacker định xâm nhập vào NSA? Thật kì quặc. Anh chàng này muốn tiếp cận cả CIA, NSA, căn cứ tên lửa Lục quân và trụ sở của Cơ quan Phòng không Bắc Mỹ. tôi biết chút ít về NSA. Đó là những điệp viên mật chuyên nghe lén các chương trình phát thanh ở hải ngoại. Họ phóng vệ tinh để nghe trộm những cuộc điện đàm của Xô – viết. Tôi còn nghe người ta đồn đại (nhưng tôi không tin) rằng họ ghi lại mọi cuộc điện thoại và điện tín ở nước ngoài.
Greg giải thích từ quan điểm của mình. NSA chủ yếu thu thập và phân tích các tín hiệu từ nước ngoài. Tuy nhiên, họ có một đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ thông tin thuộc về nước Mỹ.
Phải rồi, tôi nói, ví dụ như là tạo ra các mật mã mà các vị cho rằng thế lực thù địch không thể phá giải nổi. Dennis lườm sang tôi, thì thầm nhắc, Lịch sự.
Đúng, Greg nói, đơn vị này phụ trách an ninh máy tính. Họ vận hành máy Dockmaster.
Nghe giống như vị thần hai mặt Janus, tôi nói. Một mặt tìm cách phá hoại mật mã của nước ngoài, một mặt lại nghĩ ra những mật mã không ai phá được. Lúc nào cũng ở thế giằng co.
Có phần na ná với tổ chức của chúng tôi, Greg vừa nói vừa lo lắng đưa mắt nhìn quanh. Người ta đồn đại rằng chúng tôi ưa dùng những mánh khóe bẩn thỉu, trong khi thực chất chúng tôi là một tổ chức tin tức, và công việc chủ yếu chỉ là thu thập và phân tích thông tin. Nhưng cứ thử nói như thế ở các trường đại học mà xem.
Greg đảo mắt một vòng. Anh đã có thời lê la ở các trường để chiêu mộ người rồi. Thật khó lý giải, nhưng anh chàng điệp viên này có vẻ là người biết điều. Không hề kiêu ngạo, mà lại rất nhạy cảm và cảnh giác. Nếu chúng tôi phải mò mẫm trong bóng tối để tìm kiếm gã hacker kia, có lẽ tôi sẽ an tâm hơn khi có anh ta đứng ra phụ trách.
Nếu vậy thì tại sao tôi lại tiếp cận được máy tính của NSA trong khi máy tính của tôi không bí mật và rõ ràng là có độ an ninh kém?
Nếu tôi có thể tiếp cận NSA, vậy thì họ cũng có thể tiếp cận tôi.
Dockmaster là máy tính không bí mật duy nhất của NSA, Greg nói. Nó thuộc nhóm an ninh máy tính của họ, vốn thực ra là công khai.
Ông Lớn chậm rãi lên tiếng. Chúng tôi không làm được gì nhiều trong vụ này. Tôi nghĩ vẫn chưa có bằng chứng cho thấy sự can thiệp của gián điệp nước ngoài. Các điệp viên đang thực hiện nhiệm vụ không gửi tin nhắn đến kẻ thù của mình.
Vậy thì vụ việc này thuộc trách nhiệm của ai? Tôi hỏi.
FBI. Tôi xin lỗi, nhưng đây không thuộc thẩm quyền của chúng tôi. Sự can hệ của chúng tôi chỉ nằm ở việc bị lộ ra bốn cái tên, nhưng thực ra các tên này đều đã nằm ở miền công cộng rồi.
Trên đường ra ngoài, tôi chỉ cho Greg và Teejay xem các máy tính Vax. Khi đứng giữa những hàng ổ đĩa, Greg nói: Đây có lẽ là một trong những vấn đề hacker nghiêm trọng nhất mà tôi từng biết đến. Tuy sếp tôi đã nói thế, nhưng có gì anh cứ cập nhật tình hình cho tôi nhé? Tôi quyết định tin tưởng anh chàng này. Chắc chắc rồi. Anh có muốn lấy một bản sao sổ ghi chép của tôi không?
Có. Hãy gửi tôi bất cứ thứ gì. Ngay cả khi cơ quan tôi không thể làm gì, chúng tôi cũng cần phải cảnh giác về loại hình đe dọa này.
Tại sao? Điệp viên cũng có máy tính à?
Greg nhìn Teejay và phá lên cười. Có nhiều đến độ đếm không xuể ấy chứ. Cơ quan tôi chỗ nào chẳng có máy tính.
CIA dùng máy tính làm gì vậy? Các anh có thể lật đổ chính phủ nước ngoài bằng phần mềm được không? Tôi buột miệng hỏi; Dennis không ở đây để nhắc tôi phải giữ lịch sự.
Đừng nghĩ xấu về chúng tôi nữa, hãy coi chúng tôi là những người đi thu thập thông tin. Bản thân thông tin là vô giá trị nếu chúng không được đặt trong sự so sánh với nhau, phân tích và tổng kết. Chỉ riêng việc đó cũng đã tốn rất nhiều công sức xử lý văn bản rồi.
Đó là những công việc của máy tính cá nhân.
Không đâu, nếu muốn làm cho đúng thì không phải thế đâu. Chúng tôi muốn tránh một Trân Châu Cảng tiếp theo, và như thế có nghĩa là phải cung cấp thông tin đến đúng người một cách nhanh chóng, nghĩa là phải sử dụng đến các mạng lưới và máy tính. Để phân tích và dự đoán hành động của chính phủ nước ngoài, chúng tôi sử dụng các mô hình dựa trên máy tính. Các siêu máy tính. Ngày nay, tất cả mọi thứ, từ dự báo kinh tế đến xử lý hình ảnh, đều đòi hỏi sức mạnh xử lý lớn.
Ấy vậy mà tôi lại chưa bao giờ nghĩ CIA cần đến những cỗ máy tính lớn.
Làm sao các anh bảo đảm được an ninh cho hệ thống của mình?
Cách ly nghiêm ngặt. Không có đường dây kết nối với bên ngoài.
Các điệp viên CIA có thể đọc được tệp tin nhau không?
Greg cười to nhưng Teejay thì không. Không. Trong thế giới của chúng tôi, mọi người đều được phân vùng rõ ràng. Vì thế, giải dụ như có người phản bội, mức độ thiệt hại sẽ bị hạn chế.
Nhưng các anh làm gì để ngăn mọi người đọc tệp tin của nhau?
Chúng tôi sử dụng các hệ điều hành tin cậy. Các máy tính đều có những bức tường dày ngăn cách dữ liệu của từng cá nhân. Nếu muốn đọc tệp tin của người khác, anh phải xin phép. Teejay có thể kể cho anh nghe một số câu chuyện kinh dị đấy.
Teejay liếc nhìn Greg. Anh khích lệ, Cứ nói đi, Teejay. Chuyện đã được công khai rồi mà.
Hai năm trước, một nhà thầu của chúng tôi xây dựng một trạm điều phối máy đầu cuối trung tâm, Teejay nói. Chúng tôi cần phải liên kết vài ngàn thiết bị đầu cuối với một số máy tính.
Ồ, giống như trạm điều phối ở phòng thí nghiệm của tôi.
Để hình dung rõ hơn về trạm của chúng tôi, anh hãy nhân trạm điều phối của anh lên 50 lần.
Teejay nói tiếp: _Các nhân viên của nhà thầu này cũng được phân vùng bí mật như nhân viên chính thức của chúng tôi.
Lúc đó, một thư ký của chúng tôi đi nghỉ mát trong một tháng. Khi trở về và đăng nhập vào máy tính, cô thấy tài khoản của mình mới được sử dụng một tuần trước đó. Anh biết đấy, mỗi lần anh đăng nhập, máy tính sẽ hiển thị thời gian phiên đăng nhập gần nhất của anh.
Chúng tôi bắt tay vào lùng sục xung quanh. Tên khốn làm nhiệm vụ kết nối máy đã thòng dây nghe lén từ phòng máy tính của chúng tôi. Hắn lấy cắp các mật khẩu và dữ liệu, sau đó xâm nhập vào các ổ đĩa chứa mật khẩu.
Họ khỏi cần giải thích, vì tôi đã biết việc theo dõi luồng dữ liệu ở trạm điều phối LBL là dễ dàng như thế nào rồi. Các anh có khử hắn không? Tôi hỏi, trong đầu mường tượng về một pha hành động nửa đêm với súng giảm thanh.
Teejay nhìn tôi một cách kỳ lạ. Nghiêm túc đi nào. Phương châm trong thế giới của chúng tôi là Chúng ta tin vào Chúa, với tất cả những người còn lại thì chúng ta dùng máy phát hiện nói dối.
Greg kết thúc câu chuyện. Chúng tôi cắm máy phát hiện nói dối vào hắn trong một tuần, sau đó FBI đưa hắn ra tòa. Còn lâu nữa hắn mới được thấy ánh sáng mặt trời.
Trên đường ra ngoài phòng thí nghiệm, tôi hỏi Teejay: Có vẻ CIA sẽ không hỗ trợ tôi nhiều, phải không?
Nếu cấp trên không nghĩ chuyện này là nghiêm trọng, thì chúng tôi cũng không thể làm được gì nhiều. Ed Manning có quyền ra quyết định.
Hả? Tôi tưởng Ed Manning là lập trình viên chứ?
Không. Ông ấy là Giám đốc Công nghệ Thông tin. Khi anh gọi cho ông ấy, tức là đã tìm đúng đầu não rồi đấy.
Một giám đốc biết rõ đường đi lối lại trong các mạng lưới ư? Chà, đây quả là một tổ chức hiếm gặp. Hèn gì họ có thể cử một lúc cả bốn người tới đây.
Đã có một Ông Lớn to hơn nữa cắm chốt ở trụ sở rồi.
Như vậy, sau khi báo cáo là ở đây không có biến cố gì, các anh sẽ dừng theo đuổi vụ này?
Vâng, chúng tôi không thể làm được gì nhiều, Greg nói. Đây là lãnh địa của FBI.
Liệu các anh có thể tác động và yêu cầu họ điều tra không?
Tôi sẽ thử, nhưng đừng hy vọng nhiều quá. FBI thích truy bắt bọn cướp ngân hàng và đám bắt cóc người. Họ có nhiều mối lo khác hơn là tội phạm máy tính.
Tôi diễn giải ý lại của anh thì có nghĩa là: Hãy dừng cuộc theo dõi và im miệng lại.
Không hẳn vậy. Các anh đang theo dõi một cuộc tấn công quy mô rộng vào các mạng lưới của chúng tôi. Có kẻ đang tìm cách tiếp cận vào trung tâm hệ thống thông tin của chúng tôi. Bấy lâu nay chúng tôi vẫn đinh ninh rằng sẽ chỉ có những cuộc tấn công nhỏ lẻ, chứ tôi chưa từng biết đến vụ việc nào có quy mô lớn thế này. Những kết nối tinh vi và phức tạp, cuộc truy lùng tận nơi những mục tiêu nhạy cảm… tất cả đều cho thấy rằng đây là một kẻ thù đang quyết tâm xâm nhập vào hệ thống máy tính của chúng tôi. Nếu chặn cửa chỗ các anh, hắn sẽ tìm một con đường khác để vào.
Như vậy ý anh là: Cứ để ngỏ cửa và tiếp tục theo dõi dù rằng FBI ngó lơ chúng tôi.
Greg nhìn sang Teejay. Tôi không thể chống đối cấp trên của mình. Nhưng nếu cuộc điều tra của các anh có ý nghĩa quan trọng, rốt cuộc FBI sẽ phải tỉnh ngủ thôi. Từ giờ đến lúc đó, hãy cứ tiếp tục nhé. Tôi kinh ngạc – những anh chàng này đã nhìn ra được sự nghiêm trọng của vấn đề nhưng lại không thể làm gì được. Hay họ chỉ nói vậy thôi? Nếu vậy thì quả là những lời động viên quý giá từ CIA.
Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.